1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

từ vựng tiếng việt

35 722 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 320,5 KB

Nội dung

Nếu không vậy thì làm sao người ta có thể chấp nhận được nhữngtiếng, những câu như sau: “Trời đất khen sao khéo khéo phòm” của Hồ Xuân Hương?Nói tóm lại, trong Việt ngữ học hiện nay, nếu

Trang 1

Từ trong tiếng Việt

1 Đơn vị cấu tạo

Đơn vị cơ sở để cấu tạo từ tiếng Việt là các tiếng, cái mà ngữ âm học vẫn gọi là các

âm tiết

Mặc dù nguyên tắc phổ biến là các từ được cấu tạo từ các hình vị, nhưng hình vị trongcác ngôn ngữ khác nhau có thể không như nhau

1.1 Tiếng của tiếng Việt có giá trị tương đương như hình vị trong các ngôn ngữ khác,

và người ta cũng gọi chúng là các hình tiết (morphemesyllable) – âm tiết có giá trị hình

thái học

- Về hình thức, nó trùng với âm đoạn phát âm tự nhiên được gọi là âm tiết (syllable)

- Về nội dung, nó là đơn vị nhỏ nhất có nội dung được thể hiện Chí ít nó cũng có giá trịhình thái học (cấu tạo từ) Sự có mặt hay không có mặt của một tiếng trong một "chuỗilời nói ra" nào đó, bao giờ cũng đem đến tác động nhất định về mặt này hay mặt khác Vídụ:

đỏ – đo đỏ – đỏ đắn – đỏ rực – đỏ khé – đỏ sẫm vịt – chân vịt – chân con vịt

1.2 Xét về ý nghĩa, về giá trị ngữ pháp, về năng lực tham gia cấu tạo từ không phải

tiếng (hình tiết) nào cũng như nhau

Trước hết có thể thấy ở bình diện nội dung:

a Có những tiếng tự nó mang ý nghĩa, được quy chiếu vào một đối tượng, một khái niệm

như: cây, trời, cỏ, nước, sơn, hoả, thuỷ, ái

b Có những tiếng tự thân nó không quy chiếu được vào một đối tượng, một khái niệm,

nhưng có sự hiện diện của nó trong cấu trúc từ hay khong, sẽ làm cho tình hình rất khácnhau Đó là chưa kể không ít trường hợp đã tìm ra nghĩa của chúng trong quá khứ lịch sửcủa tiếng Việt Chúng, nhiều khi là kết quả của hiện tượng hao mòn ngữ nghĩa

(desemantic) đến mức tối đa như vẫn thường gặp Ví dụ: (dai) nhách; (xanh) lè; (áo) xống; (tre) pheo; (cỏ) rả; (đường) sá; (e) lệ; (trong) vắt; (nắng) nôi;

c Có những tiếng tương tự như loại b vừa nêu, nhưng chúng lại xuất hiện trong những

từ mà tất cả các tiếng tham gia tạo từ đều như thế cả (đều không quy chiếu vào một khái

niệm, một đối tượng, nếu tách rời nhau) Ví dụ: mồ – hôi – bồ – hòn – mì – chính – a –

pa – tít Các từ ở đây có thể thuộc nguồn gốc Việt như: mồ hôi, bồ hòn nhưng cũng có thể thuộc nguồn gốc ngoại lai như: mì chính, a-pa-tít

Sự tranh luận về giá trị và ý nghĩa của tiếng, thực sự chỉ tập trung ở những tiếng thuộc

loại b và c., nhất là loại c Tuy nhiên, tư cách và giá trị tương đương với hình vị trong

tiếng Việt vẫn có thể chứng minh được (mặc dù chưa thực sự có sức thuyết phục tuyệtđối cho tất cả mọi trường hợp) qua các hiện tượng tách rời, lặp, chen thành tố, rút gọn

Ví dụ:

v.v

Mặt khác, cũng cần thấy rằng các tiếng thuộc loại c này không chiếm số lượng nhiều

trong tiếng Việt; và đa số trong số đó lại thuộc nguồn gốc ngoại lai Chúng thuộc phạm vi

Trang 2

ở vùng biên chứ không phải ở vùng tâm của tiếng Việt Hơn nữa, mặt dù chưa có nhữngchứng cứ đầy đủ về mặt tâm lí ngôn ngữ học, nhưng chúng ta cũng phải lưu ý đến mộtđiều là: trong ứng xử ngôn ngữ, dường như người Việt luôn luôn có tâm lí chờ đợi ở mỗitiếng (bất kể tiếng đó như thế nào) một phần nghĩa nào đấy; hoặc sẵn sàng cấp cho nómột nghĩa nào đấy Nếu không vậy thì làm sao người ta có thể chấp nhận được nhữngtiếng, những câu như sau: “Trời đất khen sao khéo khéo phòm” của Hồ Xuân Hương?

Nói tóm lại, trong Việt ngữ học hiện nay, nếu lấy tiêu chí “có chỉ ra, có quy chiếu vào

đối tượng nào, khái niệm nào hay không” thì người ta vẫn quen phân loại và gọi các tiếng

thuộc loại a kể trên là loại tiếng có nghĩa; còn các tiếng thuộc loại b và c là tiếng vô

nghĩa

1.3 Về năng lực hoạt động ngữ pháp, có thể căn cứ vào tiêu chí: “có khả năng hoạt

động tự do hay không” để chia các tiếng thành hai loại:

x – Loại tiếng tự do: Có thể hoạt động tự do trong lời nói với tư cách từ Thật ra thì chúng

là những tiếng mà tự thân một mình đã đủ khả năng tạo thành từ Chẳng hạn: làng, xã,

y – Loại tiếng không tự do: Loại này gồm hai nhóm:

+ Những tiếng không tự do nhưng tự thân chúng có mang nghĩa: thuỷ, hoả, hàn, trường,

2 Phương thức cấu tạo

Từ tiếng Việt được cấu tạo hoặc là bằng các dùng một tiếng, hoặc là tổ hợp các tiếnglại theo lối nào đó

2.1 Phương thức dùng một tiếng làm một từ sẽ cho ta các từ đơn (còn gọi là từ đơn

tiết) Vậy từ đơn ở đây được hiểu là những từ cấu tạo bằng một tiếng

Ví dụ: tôi, bác, người, nhà, cây, hoa, trâu, ngựa

vì, nếu, đã, đang, à, ư, nhỉ, nhé

2.2 Phương thức tổ hợp (ghép) các tiếng lại, mà giữa các tiếng (thành tố cấu tạo) đó

có quan hệ về nghĩa với nhau, sẽ cho ta những từ gọi là từ ghép Dựa vào tính chất củamối quan hệ về nghĩa giữa các thành tố cấu tạo, có thể phân loại từ ghép tiếng Việt nhưsau:

Từ ghép đẳng lập Đây là những từ mà các thành tố cấu tạo có quan hệ bình đẳng với

nhau về nghĩa Ở đây, có thể lưu ý tới hai khả năng

Thứ nhất, các thành tố cấu tạo trong từ đều rõ nghĩa Khi dùng mỗi thành tố như vậy đểcấu tạo từ đơn thì nghĩa của từ đơn và nghĩa của các thành tố này không trùng nhau

So sánh: ăn ≠ ăn ở ≠ ăn nói ≠ ở ≠ nói Thứ hai, một thành tố rõ nghĩa tổ hợp với thành tố không rõ nghĩa Trong hầu hết cáctrường hợp, những yếu tố không rõ nghĩa này vốn rõ nghĩa nhưng bị bào mòn dần đi ởcác mức độ khác nhau Bằng con đường tìm tòi từ nguyên và lịch sử, người ta thường xác

Trang 3

định được nghĩa của chúng Ví dụ: chợ búa, bếp núc, đường sá, tre pheo, cỏ rả, sầu muộn, chó má, gà qué, cá mú, xe cộ, áo xống

Từ ghép đẳng lập biểu thị ý nghĩa khái quát và tổng hợp Đây là một trong những điểmlàm cho nó khác với từ ghép chính phụ

Từ ghép chính phụ Những từ ghép mà có thành tố cấu tạo này phụ thuộc vào thành tố

cấu tạo kia, đều được gọi là từ ghép chính phụ Thành tố phụ có vai trò phân loại, chuyên

biệt hoá và sắc thái hoá cho thành tố chính Ví dụ: tàu hoả, đường sắt, sân bay, hàng

không, nông sản, cà chua, máy cái, dưa hấu, cỏ gà xấu bụng, tốt mã, lão hoá xanh lè,

đỏ rực, ngay đơ, thằng tắp, sưng vù

2.3 Phương thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hoà phối ngữ âm cho ta các từ láy (còn

gọi là từ lấp láy, từ láy âm)

Từ láy tiếng Việt có độ dài tối thiểu là hai tiếng, tối đa là bốn tiếng và còn có loại batiếng Tuy nhiên, loại đầu tiên là loại tiêu biểu nhất cho từ láy và phương thức láy củatiếng Việt

Một từ sẽ được coi là từ láy khi các yếu tố cấu tạo nên chúng có thành phần ngữ âmđược lặp lại; nhưng vừa có lặp (còn gọi là điệp) vừa có biến đổi (còn gọi là đối) Ví dụ:

đỏ đắn: điệp ở âm đầu, đối ở phần vần Vì thế, nếu chỉ có điệp mà không có đối (chẳng

hạn như: người người, nhà nhà, ngành ngành thì ta có dạng láy của từ chứ không phải

là từ láy Kết hợp tiêu chí về số lượng tiếng với cách láy, có thể phân loại từ láy như sau:

Từ láy gồm hai tiếng (cũng gọi là từ láy đôi) có các dạng cấu tạo sau:

Láy hoàn toàn Gọi là láy hoàn toàn nhưng thực ra bộ mặt ngữ âm của hai thành tố

(hai tiếng) không hoàn toàn trùng khít nhau, chỉ có điều là phần đối của chúng rất nhỏkhiến người ta vẫn nhận ra được hình dạng của yếu tố gốc trong yếu tố được gọi là yếu tốláy Có thể chia các từ láy hoàn toàn thành ba lớp nhỏ hơn:

a Lớp những từ láy hoàn toàn, chỉ đối nhau ở trọng âm (một trong hai yếu tố được nói

nhấn mạnh hoặc kéo dài) Ví dụ: cào cào, ba ba, rề rề, lăm lăm, khăng khăng, kìn kìn, lù

lù, lâng lâng, đùng đùng, hây hây, gườm gườm, đăm đăm

b Lớp từ láy hoàn toàn đối nhau ở thanh điệu Nguyên tắc đối thanh điệu ở đây là: thanh

bằng đối với thanh trắc trong mỗi nhóm cùng âm vực; và bằng đứng trước, trắc đứng sau

Ngang (1) Hỏi (4) Sắc (5)Huyền (2) Ngã (3) Nặng (6)

Ví dụ: đo đỏ, ra rả, hây hẩy, hau háu, hơ hớ, ngay ngáy, phơi phới, sừng sững, chồm chỗm, vành vạnh, lừng lững, hơn hớn, càu cạu, thoang thoảng Tuy nhiên, ở đây vẫn còn một số ngoại lệ như: cỏn con, dửng dưng, mảy may, cuống cuồng

c Lớp từ láy hoàn toàn, đối ở phần vần nhờ sự chuyển đổi âm cuối theo quy luật dị hoá:

m – p ng – c

n – t nh – ch

Ví dụ: ăm ắp, chiêm chiếp, cầm cập, lôm lốp, hèm hẹp chan chát, khin khít, sồn sột, thon thót, ngùn ngụt khang khác, vằng vặc, rừng rực, phưng phức, phăng phắc

Trang 4

anh ách, chênh chếch, đành đạch, phành phạch, rinh rích

Thanh điệu của các yếu tố trong mỗi từ vẫn tuân theo quy luật của lớp b

Láy bộ phận Những từ láy nào chỉ có điệp ở phần âm đầu, hoặc điệp ở phần vần thì

được gọi là láy bộ phận Căn cứ vào đó, có thể chia từ láy bộ phận thành hai lớp

a Lớp từ láy (điệp) âm đầu, đối ở phần vần Ví dụ như:bập bềnh, cò kè, ho he, thơ thẩn,

đẹp đẽ, làm lụng, ngơ ngác, say sưa, xoắn xuýt, vồ vập, hấp háy

Trong lớp này, có những từ xét về mặt lịch sử vốn không phải là từ láy, nhưng vì quan hệ

về nghĩa giữa các yếu tố của chúng mất dần đi, làm cho quan hệ ngữ âm ngẫu nhiên giữacác yếu tố đó nổi lên hàng đầu, và hiện giờ người Việt nhất loạt coi chúng là từ láy Ví

dụ: chùa chiền, tuổi tác, giữ gìn, sân sướng Nghĩa của những từ như vậy được tổ chức theo kiểu của các từ tre pheo, chó má, đường sá, xe cộ, áo xống

Trong khi xét sự đối vần ở đây, cũng cần lưu ý tới hiện tượng đối ứng ở âm chính Hiệntượng này không phải là quy luật toàn thể, nhưng đều đặn ở một số nhóm từ

u đối với i: cũ kĩ, hú hí, xù xì, tủm tỉm, mũm mĩm

ô – ê: ngô nghê, xồ xề, hổn hển, thỗn thện

o – e: ho he, vo ve, khò khè, võ vẽ, nhỏ nhẻ

i – a: hỉ hả, rỉ rả, xí xoá, hí hoáy

u – ă: tung tăng, hung hăng, vùng vằng, thủng thẳng

u – ơ: ngu ngơ, rù rờ, khù khờ, cũn cỡn

ô – a: bỗ bã, hốc hác, mộc mạc, ngột ngạt

ê – a: nghê nga, khề khà, rề rà, xuề xoà, hể hả

b Lớp từ láy (điệp) phần vần, đối ở âm đầu Ví dụ như: bâng khuâng, bơ vơ, lừng chừng,

lù đù, lã chã, càu nhàu, lỗ mỗ, thao láo, hấp tấp, tủn mủn, lụp xụp, lảng vảng, lúng túng,

Gần nửa số lượng từ láy vần có âm đầu của tiếng thứ nhất là âm /l-/ và phần lớn chúng cóchứa một tiếng còn rõ nghĩa Tuy vậy, vẫn có không ít từ mà cả hai tiếng đều không rõ

nghĩa, ví dụ: bải hoải, hấp tấp, lập cập, bầy hầy, thình lình, liểng xiểng, xớ rớ, lấc cấc

Từ láy ba và bốn tiếng được cấu tạo thông qua cơ chế cấu tạo từ láy hai tiếng Tuy

vậy, từ láy ba tiếng dựa trên cơ chế láy hoàn toàn, còn từ láy bốn lại dựa trên cơ chế láy

bộ phận là chủ yếu Ví dụ: khít khìn khịt, sát sàn sạt, dửng dừng dưng, trơ trờ trờ đủng

đà đủng đỉnh, lếch tha lếch thếch, linh tinh lang tang, vội vội vàng vàng

Trên thực tế, số lượng từ láy ba tiếng và bốn tiếng không nhiều Mặt khác, có thể coichúng chỉ là hệ quả, là bước "tiếp theo" trên cơ chế láy của từ láy hai tiếng mà thôi Từ

láy ba là láy toàn bộ kèm theo sự biến thanh và biến vần (ví dụ: nhũn – nhũn nhùn nhùn; xốp – xốp xồm xộp ) Nhiều khi ta gặp những "cặp bài trùng" giữa từ láy hai tiếng và ba tiếng như: sát sạt – sát sàn sạt; trụi lủi – trụi thui lủi; nhũn nhùn – nhũn nhùn nhùn; khét

lẹt – khét lèn lẹt Từ láy bốn tiếng thì tình hình cấu tạo có đa tạp hơn Có thể là:

- "Nhân đôi" từ láy hai tiếng nhưng biến vần của tiếng thứ hai thành e, a, ơ, à cho phù

hợp, hài hoà về âm vực giữa các vần, các thanh:

vớ vẩn → vớ va vớ vẩn

lề mề → lề mà lề mề

Trang 5

- "Nhân đôi" từ láy hai tiếng nhưng biến đổi sao cho hai tiếng đầu có thanh điệu thuộc âm

vực cao, hai tiếng sau mang thanh điệu âm vực thấp: bồi hồi – bổi hổi bồi hồi

- "Nhân đôi" từng tiếng của từ láy hai tiếng:

hùng hổ → hùng hùng hổ hổvội vàng → vội vội vàng vàng

- Thực hiện cách thứ ba vừa nêu, nhưng biến âm đầu của tiếng thứ nhất và thứ ba thành/l-/:

nhồm nhoàm → lồm nhồm loàm nhoàm

Ngoài ra, còn có một số từ khác không cấu tạo theo các cách nêu trên; hoặc từ một từ

gốc có thể cấu tạo hai từ láy bốn tiếng chứ không phải chỉ có một Chẳng hạn: bù lu bù

loa; bông lông ba la hoặc bắng nhắng – bắng nha bắng nhắng; bắng nhắng bặng bặng nhặng

Sự biểu đạt ý nghĩa của từ láy rất phức tạp và rất thú vị, nhất là ở nhiều nhóm từ cùng

có khuôn cấu tạo lại có thể có những điểm giống nhau nào đó về nghĩa Điều này cầnđược khảo sát riêng tỉ mỉ hơn

2.4 Từ các kiểu từ đã trình bày trên đây, tiếng Việt còn có một lớp từ mà người bản

ngữ hiện nay không thấy giữa các thành tố cấu tạo (các tiếng) của chúng có quan hệ gì về

ngữ âm hoặc ngữ nghĩa Vì vậy, từ góc độ phân loại, cần tách chúng ra và gọi là các từ

ngẫu hợp với ngụ ý: các tiếng tổ hợp với nhau ở đây một cách ngẫu nhiên Lớp từ này có

Ví dụ: mâu thuẫn, hi sinh, trường hợp, kinh tế, kinh tế, câu lạc bộ, mì chính, tài xế, vằn

3 Biến thể của từ

Trong hoạt động của mình, một số từ tiếng Việt có thể có biến động về cấu trúc Tuynhiên, cần nói rằng đó không phải là những biến dạng theo nguyên tắc hình thái học nhưcác dạng thức khác nhau của từ trong ngôn ngữ biến hình Ở đây chúng thường chỉ được

coi là dạng lâm thời biến động hoặc dạng "lời nói" của từ Có nghĩa rằng, những biến

động ấy không đều đặn, không thường xuyên ở tất cả mọi từ Chúng chỉ lâm thời xảy ra ởmột số từ trong một số trường hợp sử dụng mà thôi Đại thể có những dạng biến độngnhư sau:

3.1 Biến một từ có cấu trúc lớn, phức tạp hơn sang cấu trúc nhỏ, đơn giản hơn Thực

chất đây là sự rút gọn một từ dài thành từ ngắn hơn Ví dụ:

Trang 6

(ông) cử nhân → (ông) cử

Xu hướng biến đổi này không có tính bắt buộc, không đều đặn ở mọi từ, và nhiều khichỉ vì lí do tiết kiệm trong ngôn ngữ Không phải ngày nay tiếng Việt mới có hiện tượngrút gọn như vậy, mà những cặp từ song song tồn tại giữa một bên là từ đa tiết với một bên

là từ đơn tiết chứng tỏ rằng hiện tượng này đã có từ lâu Chẳng hạn:

3.2 Lâm thời phá vỡ cấu trúc của từ, phân bố lại yếu tố tạo từ với những yếu tố khác

ngoài từ chen vào Ví dụ:

danh lợi

Sự biến đổi theo kiểu này rất đa dạng, nhằm nhiều mục đích Cũng có khi người nói,với dụng ý ít nhiều mang tính chơi chữ, đã phá vỡ cấu trúc từ để dùng yếu tố tạo từ với tưcách như một từ Ví dụ:

tìm hiểu → tìm mà không hiểuđánh đổ → đánh mãi mà không đổ

Từ trái nghĩa

1 Vốn là một hiện tượng không hoàn toàn đơn giản, các quan niệm về từ trái nghĩa đã

được đưa ra cũng không hoàn toàn đồng nhất với nhau Tuy vậy, nét chung được đề cậptrong tất cả các quan niệm là: sự đối lập về nghĩa

Quan niệm thường thấy và được đa số chấp nhận, được phát biểu như sau:

Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ tương liên.Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về logic

Ví dụ: cao và thấp trong câu dưới đây là hai từ trái nghĩa:

Bây giờ chồng thấp vợ caoNhư đôi đũa lệch so sao cho bằng

Trang 7

2 Quan niệm nêu trên, suy ra rằng: Những từ có vẻ đối lập nghịch nhau về nghĩa

nhưng không nằm trong thế quan hệ tương liên thì nó không phải là hiện tượng trái nghĩa

Chẳng hạn, trong các câu: nhà này tuy bé mà xinh; cô ấy đẹp nhưng lười, thì bé – xinh,

đẹp – lười có vẻ đối nghịch nhau, nhưng chúng không phải là những hiện tượng trái

nghĩa, vì không nằm trong quan hệ tương liên Ngược lại, hai từ cao và thấp lại là trái

nghĩa, vì chúng nằm trong quan hệ tương liên

Những từ được cấu tạo bằng phụ tố, tạo ra những cặp từ có nghĩa ngược nhau (ví dụ

như care – careless trong tiếng Anh) đều là những từ trái nghĩa cùng gốc Chúng là kết

quả của hiện tượng phái sinh trong từ vựng Từ vựng học, trong trường hợp cần thiết, cóthể đề cập tới hiện tượng này, nhưng mục tiêu nghiên cứu cơ bản của nó vẫn phải lànhững từ trái nghĩa khác gốc, tồn tại với tư cách của một kiểu tổ chức trong từ vựng, như:

cao – thấp, ngắn – dài, dại – khôn, xấu – đẹp,

3 Trong các nhóm từ trái nghĩa, không có từ trung tâm như trong nhóm đồng nghĩa.

Mỗi từ ở đây có thể được hình dung như là nằm ở vị trí của một âm bản hay dương bảncủa nhau vậy Từ này là một tấm gương phản chiếu của từ kia, và ngược lại

Ví dụ:

- “buồn”: Có tâm trạng tiêu cực, không thích thú của người đang gặp đau thương hoặc

gặp việc không ưng ý

- “vui”: Có tâm trạng tích cực, thích thú của người đang gặp việc mình thích hoặc

điều gì đó được như ý

Vì thế, trong mỗi nhóm từ trái nghĩa sẽ chỉ gồm hai từ, và thường được gọi là một cặptrái nghĩa Trong mỗi cặp như vậy, hai từ thường có quan hệ đẳng cấu nghĩa với nhau.Đặc điểm này chẳng những làm cho dung lượng nghĩa của chúng tương đương nhau màkéo theo cấu trúc hình thức của chúng cũng thường tương đương hoặc gần tương đươngnhau So sánh:

+ nặng – nhẹ; nặng nề – nhẹ nhàng; buồn bã – vui vẻ;

+ high – low; fat – thin; long – short;

Nói rằng hai từ trái nghĩa nhau tương đương với nhau về dung lượng nghĩa thì khôngphải chúng nhất thiết phải có số lượng nghĩa bằng nhau Điều quan trọng là cái nghĩa làmcho hai từ đi vào quan hệ trái nghĩa, phải có dung lượng tương đương nhau Bởi vậy,cũng như hiện tượng đồng nghĩa, ở đây, một từ đa nghĩa có thể tham gia vào nhiều cặptrái nghĩa khác nhau Điều này cũng ngụ ý rằng một từ nào đó, có quan hệ trái nghĩa vớinhiều từ trong nhóm đồng nghĩa Ví dụ:

+ mềm – cứng; mềm – rắn (mềm nắn rắn buông);

+ già – trẻ; già – non (già giái non hột)

4 Việc xác định các cặp trái nghĩa có nhiều phức tạp nên không thể dựa hẳn vào một

tiêu chí nào đó Thông thường, người ta hay dựa vào những tiêu chí sau đây:

4.1 Nếu hai từ là trái nghĩa thì chúng cùng có khả năng kết hợp với một từ khác bất kì

nào đó mà quy tắc ngôn ngữ cho phép Suy rộng ra là chúng phải cùng có khả năng xuấthiện trong một ngữ cảnh:

Ví dụ: người khôn – người dại; bóng tròn – bóng méo; no bụng đói con mắt; dốt đặc

hơn hay chữ lỏng;

Trang 8

Nếu hai từ là trái nghĩa thì chúng phải đảm bảo mối quan hệ liên tưởng đối lập nhaumột cách thường xuyên và mạnh; bởi vì mỗi từ trong cặp trái nghĩa như là tấm gươngphản chiếu của từ kia Ở đây, để giảm bớt đến mức tối đa tính chủ quan của cái gọi làquan hệ liên tưởng, ta có thể thực hiện thêm hai thủ tục kiểm tra:

4.1.1 Phân tích nghĩa của hai từ đó xem chúng có đẳng cấu với nhau không.

4.1.2 Trường hợp nhiều liên tưởng và cũng bảo đảm tính đẳng cấu về nghĩa thì cặp

liên tưởng nào nhanh nhất, mạnh nhất, có tần số xuất hiện cao nhất, sẽ được gọi là trungtâm, đứng đầu trong chuỗi các cặp trái nghĩa

Ví dụ:

cứng – mềm: Chân cứng đá mềm

cứng – dẻo: Thép cứng thay cho thép dẻo

cứng – nhũn: Khi quả xanh, vỏ cứng; khi chín, vỏ nhũn

Trong ba cặp liên tưởng này, cặp “cứng – mềm”phải đứng ở vị trí trung tâm, vị trí

hàng đầu

4.3 Đối với từ trái nghĩa tiếng Việt, ngoài những tiêu chí nêu trên, còn có thể quan sát

và phát hiện chúng qua những biểu hiện bổ sung như sau:

- Về mặt hình thức, hai từ trái nghĩa trong cặp thường có độ dài bằng nhau về sốlượng âm tiết, rất ít khi lệch nhau;

- Nếu cùng là từ đơn tiết thì hai từ trong cặp trái nghĩa lại thường đi đôi với nhau, tạo

thành những kết hợp như: dài ngắn, trẻ già, sớm muộn, đầu cuối, ngược xuôi, lớn bé,

biểu thị nghĩa khái quát tổng hợp, bao gồm hết các đối tượng “từ A đến Z” trong mộtphạm trù của đời sống và thế giới

- Trừ vài ba cặp từ như: hồng hào – xanh xao, nhã nhặn – tục tằn, còn nếu hai từ A

và B là trái nghĩa thì:

+ Hoặc là cả hai cùng không có cấu tạo từ láy;

+ Hoặc là một bên có, một bên không;

+ Hoặc cả hai bên cùng có âm tiết láy sẽ không cùng khuôn vần

Ví dụ: ra – vào, trong – ngoài, lên – xuống, mừng – lo, mừng – lo lắng; lành – rách;

lành lặn – rách rưới,

5 Nghiên cứu các từ trái nghĩa không thể bỏ qua trường hợp những từ vốn không trái

nghĩa với nhau, nhưng trong một số ngữ cảnh chúng lại được dùng với tư cách những cặp

trái nghĩa, chẳng hạn: đầu voi đuôi chuột, mặt sứa gan lim, miệng hùm gan sứa,

Những từ như thế, người ta vẫn quen gọi là trái nghĩa ngữ cảnh, tức là chúng chỉ nằmtrong thế đối sánh trái nghĩa tại một vài ngữ cảnh nào đó, chứ không phải là một quan hệngữ nghĩa trong tổ chức ngữ nghĩa của từ vựng Cơ sở hình thành mối quan hệ trái nghĩangữ cảnh chính là ở các nghĩa ẩn dụ, hoán dụ, những biểu trưng, của từ, nảy sinh trongtừng ngữ cảnh cụ thể đó Ví dụ:

Chồng người xe, ngựa người yêu Chồng tôi áo rách tôi chiều tôi thương

Trang 9

Tình hình trên đây dẫn đến một hệ quả là: Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ đã có vôcùng nhiều trường hợp thiết lập và dùng trái nghĩa ngữ cảnh Có thể gọi chúng là những

từ đối nghĩa Tính chất đối nghĩa này thể hiện rõ rệt nhất trong những lối nói muốn làmnổi bật sự đối lập giữa hai vế, hai mặt, hai đối tượng, nào đó, mà người Việt rất hay

dùng Ví dụ: “Gò với núi cũng kể là cao, bể với ao cũng kể là trũng”; “Đói lòng ăn nắm

lá sung, chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng”; “Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết”;

“Sổng cục đất mất cục vàng”

Từ đồng nghĩa

1 Đã có không ít quan niệm được nêu lên cho hiện tượng này với những dị biệt ít

nhiều Nhìn chung, có hai hướng quan niệm chính: một là dựa vào đối tượng được gọitên, hai là dựa vào khái niệm do từ biểu thị

Thực ra, từ đồng nghĩa không phải là những từ trùng nhau hoàn toàn về nghĩa Chúngnhất định có những dị biệt nào đó bên cạnh sự tương đồng (mặc dù phát hiện sự dị biệt đókhông phải lúc nào cũng dễ dàng) Chính sự dị biệt đó lại là lí do tồn tại và làm nênnhững giá trị khác nhau giữa các từ trong một nhóm từ đồng nghĩa Rõ ràng tính đồngnghĩa có những mức độ khác nhau, và ta có thể nêu quan niệm như sau:

Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh và

có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách, nào đó,hoặc đồng thời cả hai

Ví dụ:

- start, commence, begin (trong tiếng Anh)

- cố, gắng, cố gắng (trong tiếng Việt)

là những nhóm từ đồng nghĩa

2 Những từ đồng nghĩa với nhau tập hợp thành một nhóm gọi là nhóm đồng nghĩa.

Trong các ví dụ vừa nêu, ta có các nhóm đồng nghĩa của từng ngôn ngữ tương ứng

2.1 Những từ đồng nghĩa với nhau không nhất thiết phải tương đương với nhau về số

lượng nghĩa, tức là các từ trong một nhóm đồng nghĩa không nhất thiết phải có dunglượng nghĩa bằng nhau: Từ này có thể có một hoặc hai nghĩa, nhưng từ kia có thể có tớidăm bảy nghĩa Thông thường, các từ chỉ đồng nghĩa ở một nghĩa nào đó Chính vì thếnên một từ đa nghĩa có thể tham gia vào nhiều nhóm đồng nghĩa khác nhau: Ở nhóm này

nó tham gia với nghĩa này, ở nhóm khác nó tham gia với nghĩa khác

Ví dụ: Từ “coi” trong tiếng Việt là một từ đa nghĩa Tuỳ theo từng nghĩa được nêu lên

để tập hợp các từ, mà “coi” có thể tham gia vào các nhóm như:

+ coi – xem: coi hát – xem hát

+ coi – giữ: coi nhà – giữ nhà

2.2 Trong mỗi nhóm từ đồng nghĩa thường có một từ mang nghĩa chung, được dùng

phổ biến và trung hoà về mặt phong cách, được lấy làm cơ sở để tập hợp và so sánh, phântích các từ khác Từ đó gọi là từ trung tâm của nhóm

Ví dụ trong nhóm từ “yếu, yếu đuối, yếu ớt” của tiếng Việt, từ “yếu” được gọi là từtrung tâm

Trang 10

Tuy nhiên, việc xác định từ trung tâm của nhóm không phải lúc nào cũng dễ và đốivới nhóm nào cũng làm được Nhiều khi ta không thể xác định một cách dứt khoát đượctheo những tiêu chí vừa nêu trên, mà phải dựa vào những tiêu chí phụ như: tần số xuấthiện cao (hay được sử dụng) hoặc khả năng kết hợp rộng.

Chẳng hạn, trong các nhóm từ đồng nghĩa tiếng Việt như: hồi, thuở, thời; hoặc chờ,

đợi; hoặc chỗ, nơi, chốn, rất khó xác định từ nào là trung tâm.

(Vấn đề trung tâm sẽ được nhắc lại ở điểm 3 tiếp theo).

3 Tập hợp đủ các nhóm từ đồng nghĩa, phân tích cho hết được những nét giống nhau,

khác nhau giữa các từ trong mỗi nhóm, luôn luôn làm mong muốn của những ngườinghiên cứu và xử lí vấn đề từ đồng nghĩa

Có nhiều thao tác ít nhiều mang tính kĩ thuật và nguyên tắc hoặc kinh nghiệm trongkhi phân tích nhóm từ đồng nghĩa, nhưng tất cả đều nhằm vào mục đích chung của haibước cơ bản sau đây:

3.1 Lập danh sách các từ trong nhóm

Mỗi nhóm đồng nghĩa có thể nhiều hay ít tuỳ theo tiêu chí đưa ra để tập hợp nhưngphải luôn luôn dựa vào nghĩa biểu niệm của từ

3.1.1 Trước hết phải chọn một từ đưa ra làm cơ sở để tập hợp các từ Từ này thường

cũng chính là từ trung tâm của nhóm, chẳng những nó được lấy làm cơ sở để tập hợp cáctừu khác mà còn là cơ sở để so sánh, phân tích và giải thích chúng Ví dụ: Với từ “sợ”

của tiếng Việt, ta tập hợp thêm một số từ khác và lập thành nhóm đồng nghĩa: sợ – hãi –

kinh – khiếp – sợ hãi – khiếp sợ –

3.1.2 Khi lập nhóm đồng nghĩa phải luôn luôn cảnh giác với các cách diễn đạt đồng

nghĩa, với các hiện tượng chuyển nghĩa có tính chất phong cách, tu từ Đó là nhữngtrường hợp “đồng nghĩa ngữ cảnh” hoàn toàn có tính chất lâm thời và thuộc về kĩ thuậttạo lập văn bản, do phong cách học nghiên cứu Ví dụ:

- Áo nâu cùng với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

3.2 Phân tích nghĩa của từng từ trong nhóm

Ở bước này phải phát hiện những tương đồng và dị biệt giữa các từ trong nhóm vớinhau Công việc cụ thể phải làm là:

3.2.1 Cố gắng phát hiện và xác định cho được từ trung tâm của nhóm Từ trung tâm

thường là từ mang nghĩa chung nhất, dễ dùng và dễ hiểu nhất Về mặt phong cách, nómang tính chất trung hoà Chẳng hạn, trong nhóm “mồ – mả – mộ – mồ mả” thì “mộ” là

từ trung tâm, vì nó đáp ứng được các đặc điểm vừa nêu

Trong tiếng Việt, từ trung tâm có nhóm đồng nghĩa, nói chung có một số biểu hiệnhình thức như sau:

• Nếu trong nhóm có cả từ đơn tiết lẫn đa tiết thì từ trung tâm thường là từ đơn;

sinh rất ít, thì còn lại, từ nào có khả năng phái sinh lớn nhất, từ đó cũng thường là từ trung tâm

khác thì nó cũng sẽ chính là từ trung tâm trong nhóm của mình

Trang 11

nó trái nghĩa với “hiền”.

Tuy nhiên, một từ đa nghĩa có thể đồng thời tham gia vào nhiều nhóm đồng nghĩakhác nhau nên có thể ở nhóm này nó là từ trung tâm nhưng ở nhóm khác thì lại hoàn toànkhông có tư cách đó

3.2.2 Lần lượt đối chiếu các từ trong nhóm từ trung tâm và đối chiếu giữa các từ

không phải là từ trung tâm với nhau ta sẽ phát hiện những tương đồng và dị biệt về nghĩa

Sự tương đồng sẽ có ở tất cả mọi từ, còn dị biệt thì sẽ có ở từng từ trong nhóm Vì thế,khi đối chiéu, ta nên đối chiếu với từ trung tâm trước, như so sánh với một mẫu số chungvậy

Sự dị biệt giữa các từ đồng nghĩa nhiều khi rất tinh tế và khó phát hiện Thường gặpnhất là những dị biệt sau đây:

+ Dị biệt về một số sắc thái ý nghĩa bổ sung như: mức độ trừu tượng, khái quát của

khái niệm; hoặc phương thức, công cụ, chủ thể tiến hành, tiếp nhận hành động; hoặc thái

độ của người nói đối với người nghe; hoặc sự đánh giá của người nói,

Ví dụ: xét hai từ “cố” – “gắng”

Nét chung của hai từ này là: Đưa sức ra nhiều hơn bình thường để làm cho được việc

gì đó

Nét riêng (dị biệt) của “cố” so với “gắng” là ở mục đích của hành động này: làm cho

kì được, kì xong công việc mà chủ thể biết là khó khăn Ví dụ: cố làm cho xong, cố quên

những việc không vui đi, cố nhớ lại xem hôm qua đã nói gì.

Nét dị biệt của “gắng” so với “cố” là: làm cho tốt công việc mà biết là nên làm Chẳng

hạn, có thể nói: gắng lên chút nữa học cho giỏi, gắng chịu đựng khó khăn để động viên

nhau.

+ Dị biệt về phạm vi sử dụng hoặc sắc thái phong cách, thái độ bình giá của người

nói Ví dụ:

“quả” – “trái”: “quả” có phạm vi sử dụng rộng hơn “trái”

“phụ nữ” – “đàn bà”: “phụ nữ” có sắc thái trang trọng hơn “đàn bà”

mực, mặc dù hai từ “mức” và “mực” là hai từ đồng nghĩa, trong rất nhiều trường hợp

chúng thay thế được nhau

Trang 12

4 Nhận biết để tập hợp, phân tích thấu đáo các nhóm đồng nghĩa sẽ giúp cho người ta

sử dụng được chuẩn xác và tinh tế hơn, phù hợp với tâm lí và thói quen của người bảnngữ hơn Điều đó rất quan trọng đối với việc dạy và học tiếng

Phân lớp từ ngữ theo phong cách sử dụng

1 Các phong cách chức năng, các ứng xử ngôn ngữ trong những hoàn cảnh giao tiếp

khác nhau, được hình thành và nhận diện dần dần trong quá trình phát triển của ngôn ngữ

và xã hội Từ vựng học cũng phân lớp từ vựng theo tiêu chí phong cách chức năng nhưngkhông hoàn toàn là sự khảo sát, phân loại của phong cách học

2 Ngôn ngữ giap tiếp của con người tồn tại dưới hai dạng cơ bản là nói và viết Về

mặt thuật ngữ, trước đây chúng ta vẫn thường gặp các tên gọi: phong cách nói hoặc

phong cách khẩu ngữ đặt trong thế đối lập với phong cách viết hoặc phong cách sách vở.

Tuy rằng gọi tên như vậy, nhưng thực tế trong nội dung người ta muốn phân biệt giữamột bên là ngôn ngữ thông tục, “đời thường”, chưa có sự gia công, trau giồi, ít gắn vớinhững chuẩn mực nguyên tắc; còn một bên là ngôn ngữ được trau giồi, chọn lọc, gắn liềnvới những chuẩn tắc đó

Thật ra, ngay trong phong cách nói cũng có sự phân biệt giữa lời nói được chọn lọc,trau giồi (ví dụ như lời diễn giảng, thuyết trình, lời phát biểu chính thức có chuẩn bịsẵn, ) với lời nói chưa được chọn lọc kĩ và trau giồi cẩn thận (ví dụ như trong nói năngthân mật thông thường hàng ngày, thậm chí có thể chấp nhận cả tính chất thông tục trongđó) Loại thứ nhất ở đây nhích gần về phía ngôn ngữ thuộc phong cách viết hơn, còn loạithứ hai, từ bản chất của nó, được gọi đích danh là khẩu ngữ – một tên gọi mà tuy khôngnói ra một cách hiển minh, nhưng ít nhiều bên trong, người ta có ý phân biệt nó với ngônngữ nói, nói chung

Như thế, có thể nhận ra trong từ vựng ba lớp từ mang đặc điểm của ba phong cách:lớp từ khẩu ngữ, lớp từ ngữ thuộc phong cách viết, và cuối cùng là lớp từ ngữ trung tính(hoặc còn gọi: trung hoà về phong cách) có thể dùng trong mọi phong cách khác nhau

3 Lớp từ khẩu ngữ

Cái gọi là khẩu ngữ mà chúng ta xét ở đây, chỉ gồm khẩu ngữ của toàn xã hội nóichung

Có thể nhận thấy ở lớp từ khẩu ngữ của tiếng Việt một số dấu hiệu sau đây:

3.1 Về mặt cấu trúc hình thức, các từ ngữ thuộc lớp này khi đi vào hoạt động giao

tiếp, ít nhiều có thể “tự do, phóng túng” nếu điều kiện cho phép Nói cách khác, chúng cónhiều khả năng biến đổi cấu trúc vốn có của mình Ví dụ:

- Tách rời ra và chen thêm những yếu tố khác vào:

học hành – học với hành, học với chả hànhchồng con – chồng với con

- Tăng cường cac dạng láy hoặc lặp lại từ:

con gái – con gái con đứa

Trang 13

3.2 Ưa dùng những từ ngữ có sắc thái đánh giá cực đại theo chiều nào đó để cường

điệu sự đánh giá của người nói, lôi cuốn sự chú ý của người nghe Ví dụ: lo thắt ruột, chờ

đỏ mắt, đánh sặc tiết, chạy bở hơi tai, chẻ xác ra, no đòn, cứng họng, (tức) sôi máu,

(giận) tím mặt,

3.3 Chấp nhận những lối xung hô thân mật hoặc đậm màu sắc bày tỏ thái độ Bên

cạnh đó là những từ ngữ có sắc thái thông tục, thậm chí thô thiển Chẳng hạn, về xưng

hô, có thể dùng: mày, tao, cậu, tớ, mình, chúng mình, bọn mình, y, hắn, hắn ta, bọn nó,

tụi nó, thằng, thằng cha, con mẹ, mụ, con mụ, mụ ta, Về những từ đánh giá hoặc miêu

tả hành vi, có: ngu, tồi, mèng, chẳng ra chó gì, chẳng nước mẹ gì, ăn thua gì, ăn thua mẹ

gì, nước non gì, ăn vàng ăn bạc gì, biết tay, phải lòng, cực, cực kì, nghiêm, gìn,

3.4 Rất ưa dùng các quán ngữ, thành ngữ để đưa đẩy, rào đón, hoặc diễn đạt cho sinh

động Ví dụ: của đáng tội, có đời thuở nhà ai, thôi thì , thì đã đành là vậy, nó chết một

nỗi (một cái) là , đánh đùng một cái, ấm ớ hội tề, chầu rìa hút thuốc vặt, tuần chay nào cũng có nước mắt, ai biết quan đái mà hạ võng, luỵ như luỵ đò,

Thậm chí, đôi khi để tỏ thái độ thân thương, quý mến của các bậc cha chú, ông bà, đối với trẻ em, người ta còn dùng cả những lời “mắng yêu” nghe chừng rất thông tục như:

thằng chó con, con cún con, cha bố (cô, cậu),

Để minh hoạ, chúng ta hãy xét lời của hai bà già trong hai bối cảnh:

- “Gớm! Lại còn thế nữa cơ đấy Đến luỵ như luỵ đò cũng còn chẳng ăn thua nữa là lại bó buộc Có mà họ thì phế đi Bao nhiêu đời chủ nhiệm rồi, đổ lên đổ xuống mãi rồi mới đậu đến thằng bố cháu nhà tôi Nó hiền lành tốt nhịn Dân ở đây họ đáo để lắm kia Bằng lòng thì chén chú chén anh, không bằng lòng thì cứ đổ” (Nguyễn Thị Ngọc Tú –

Buổi sáng).

- “Nào, thằng chó con, bố con mày lại sắp bỏ đi cho bằng hết đây Dậy nào, dậy nào,

cha thằng bố mày, dậy đi tè rồi lại vào kềnh không có nặng, bà không bế được” (Xuân

Cang – Đêm hồng).

3.5 Sắc thái khẩu ngữ và biểu cảm của lớp từ khẩu ngữ còn thể hiện rõ ở sự hiện diện

và hoạt động của những từ thưa gửi (dạ, thưa, ), các từ ngữ cảm thán (ôi, ối, ôi trời, trời

ơi, trời đất ơi, cha mẹ ơi, ), ở các ngữ khía từ (à, ư, nhỉ, nhé)

Mặt khác, việc dùng các từ ngữ với sắc thái nghĩa mới, hoặc kèm theo những nghĩangữ cảnh, nghĩa lâm thời, khá phổ biến Bởi lẽ giản dị là: Khẩu ngữ ít nhiều “phóngtúng” về mặt chuẩn tắc

Tuy vậy, dầu thế nào đi nữa thì cũng phải khẳng định lại rằng tính thông tục của khẩungữ nói chung và từ vựng khẩu ngữ nói riêng, không phải là sự nói tục và các từ tục Nếukhông thấy sự khác biệt về bản chất này, lạm dụng các từ tục thì sẽ dẫn đến chỗ làm vẩnđục ngôn ngữ, phá mất cái gọi là thẩm mĩ ngôn ngữ, thậm chí vi phạm đạo đức trong giaotiếp

4 Lớp từ ngữ thuộc phong cách viết

4.1 Bản thân tên gọi này đã ngụ ý rằng ở đây gồm những từ ngữ chỉ chủ yếu dùng

trong sách vở, báo chí Người ta cũng thường hiểu đằng sau tên gọi này còn có một ẩn ýkhác: Đó là lớp từ ngữ có được sự chọn lọc, được trau dồi, được “văn hoá hoá” và gắn bóvới chuẩn tắc nghiêm ngặt

Trang 14

4.2 Lớp từ ngữ thuộc phong cách viết bao gồm chủ yếu những từ ngữ thường xuyênđược dùng gắn liền với nội dung của một số phong cách chức năng cụ thể như:

4.2.1 Phong cách khoa học: Gắn bó với các thuật ngữ khoa học, các từ ngữ chuyên

môn hoá: đạo hàm, ẩn số, quỹ tích, âm vị, hình vị, từ pháp, ngữ pháp, âm tố, phụ tố,

4.2.2 Phong cách hành chính sự vụ: Chủ yếu gồm các từ ngữ thường dùng trong

những văn bản pháp lí, ngoại giao, hành chính: công văn, công hàm, công ước, hoà ước,

tạm ước, hiệu lực, biên bản, sao lục, tố tụng, chiểu theo, đơn phương,

4.2.3 Phong cách chính luận báo chí: Gồm những từ ngữ thường dùng trong các văn

bản chính luận, bày tỏ thái độ, quan điểm: cộng sản, vô sản, tư sản, đế quốc, thực dân,

suy thoái, vũ trang, xâm lược, chiến tranh, cánh tả, cánh hữu, cấp trên,

4.2.4 Phong cách văn học (nghệ thuật): Có thể tổng hoà các phong cách khác bằng

những thủ pháp riêng của từng thể loại và từng truyền thống văn học của mỗi dân tộc,mỗi giai đoạn

4.3 Việc cố gắng xác định những tiêu chí thuần hình thức cho lớp cho lớp từ ngữ

thuộc phong cách viết này là hết sức khó khăn, bởi vì chính bản thân nó hết sức đa dạng

và luôn luôn linh động Tuy nhiên cũng có thể thấy có một số biểu hiện tương đối rõ rệtnhư sau:

4.3.1 Không mang tính thông tục, chính vì thế mà các từ ngữ của lớp từ ngữ này và

lớp từ khẩu ngữ hầu như không đi vào địa phận của nhau

4.3.2 Chủ yếu gòm các thuật ngữ, các từ ngữ chuyên môn hoá của các lĩnh vực: văn

hoá, văn học nghệ thuật, khoa học, kĩ thuật, chính trị, quân sự, hành chính, pháp luật, triếthọc, kinh tế, Trong các từ ngữ đó, nhìn chung, cấu trúc hình thức của chúng là có tínhhệt hống và theo chuẩn mực chặt chẽ

4.3.3 Về mặt nội dung ý nghĩa, các từ ngữ ở dây nói chung mang tính khái quát, trừu

tượng haợc gợi cảm, hình tượng, tuỳ theo phạm vi riêng của mỗi phong cách chứcnăng

4.3.4 Về mặt nguồn gốc, thì phần nhiều là các từ gốc Hán và gốc Ấn Âu được du

nhập

Ở đây, vai trò của các từ Hán Việt có vị trí rất đặc biệt Nó có mặt ở khắp mọi địa hạtcủa các phong cách khác nhau và điều quan trọng là tính đa dạng, tính tĩnh tại, gắn liềnvới thế giới của những ý niệm đã đem lại cho các từ Hán Việt trong tiếng Việt cái sắc tháitrang trọng và bác học của chúng Cũng chính vì vậy mà chúng mới hoạt động một cách

tích cực trong lớp từ thuộc phong cách viết đến như thế (x Nhữ Thành Nhận xét về ngữ

nghĩa của từ Hán Việt Ngôn ngữ số 2/1977).

Trong số các bộ phận từ ngữ thuộc các phong cách chức năng cụ thể vừa kể trên,riêng bộ phận từ ngữ hay dùng trong thơ ca và văn xuôi nghệ thuật còn được gọi là từvựng thơ ca hay từ vựng văn học

Đối với truyền thống ngữ văn Việt Nam, bộ phận đó gắn liền với các từ ngữ Hán–Việt Sự phân biệt giữa văn chương bác học, văn chương của “thế giới chủ nghĩa” vớivăn chương bình dân, được thể hiện rõ rệt nhất ở đó

Đi vào các tác phẩm văn chương Việt Nam trước đây, chúng ta chủ yếu tiếp xúc với

bóng nguyệt, gương nga, bóng ác, vầng kim ô, du khách, lữ hành, giai nhân, tài tử, trầm

Trang 15

tư, li tao, đồng vọng, tịch liêu, tráng sĩ, chinh phu, những thu thảo, ngư ông, ngư phủ,

cù lao, Tràng Thành, thu phong, tiêu phòng, Cũng ở đó, ta sẽ gặp hàng loạt các điển cố,

điển tích như: Tầm Dương, Tiêu Nương, Cô Tô, Hoàng Hạc, sông thu ba, sóng khuynh

thành, lá thắm chỉ hồng, thềm hoa, lệ hoa, mành Tương, kết cỏ ngậm vành, bỉ sắc tư phong,

Hiện tượng này có lí do lịch sử và truyền thống của nó Ngày nay, từ ngữ trong thơ

ca, nghệ thuật đã có những đổi khác Giữa ngôn ngữ giao tiếp rộng rãi với ngôn ngữ “chữnghĩa” hiện nay đã không còn khoảng cách quá xa như trước nữa Bởi vì, một mặt, trình

độ văn hoá của nhân dân đã không ngừng được nâng cao lên; mặt khác, thơ ca, nghệthuật của chúng ta đã “dân hoá” rất mạnh, nó trở về gần với cuộc đời hơn nhiều so vớivăn chương thời xưa

Chẳng hạn, cũng là câu chuyện hẹn thề mong nhớ, nhưng chắc hẳn ngôn từ trong

Chinh phụ ngâm, trong Truyện Kiều, không hoàn toàn giống như lối nói ngày nay.

5 Lớp từ ngữ trung hoà về phong cách

Trừ những từ ngữ mang dấu hiệu đặc trưng của lớp từ khẩu ngữ và lớp từ vựng thuộcphong cách viết, số còn lại (chiếm phần cơ bản trong từ vựng nói chung) được gọi là lớp

từ vựng trung hoà Các từ ngữ ở đây không có những dấu hiệu riêng như dấu hiệu của hailớp từ nói trên Chúng có thể được dùng như nhau trong tất cả các phong cách chức năngkhác nhau Sự thật là, ranh giới giữa các lớp từ ở đây không phải là những đường kẻ phânminh Trừ những đơn vị từ ngữ mang đặc trưng điển hình của từng lớp, số còn lại đứng ởkhoảng giữa rộng hơn với một ranh giới có thể dễ dàng di động

Ở đây, một lần nữa, ta lại thấy tính linh động trong khả năng chuyển hoá ranh giới lớphạng của các từ ngữ

Cùng với việc phân lớp từ ngữ theo nguồn gốc, theo vai trò và phạm vi sử dụng, cách phân loại từ ngữ theo phong cách sử dụng cũng cho thấy quang cảnh sinh động củatính thống nhất trong sự đa dạng và phức tạp của từ vựng

Phân lớp từ ngữ theo phạm vi sử dụng

1 Thuật ngữ

1.1 Thuật ngữ là những từ ngữ làm tên gọi cho các khái niệm, các đối tượng được

xác định một cách chặt chẽ, chuẩn xác trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực khoa học chuyênmôn

Ví dụ: Trong sinh vật học ta có: họ, loài, giống, bộ, lớp, ngành, đột biến, di truyền,

tính trội, tính lặn, biến dị, phân bào, đơn bào, đa bào, miễn dịch, kháng thể, kháng nguyên,

Trong ngôn ngữ học ta có: âm vị, hình vị, từ vị, cú vị, nghĩa vị, ngữ pháp vị, âm tố,

âm vực, nguyên âm, phụ âm, bán nguyên âm, âm tiết, âm đệm, âm chính, âm cuối, âm đoạn, âm vực,

Như vậy, mỗi môn khoa học, kĩ thuật đều có một hệ thống thuật ngữ của mình Tuynhiên, đó không phải là những từ vựng biệt lập mà chúng là những bộ phận riêng trong từvựng của một ngôn ngữ thống nhất

Trang 16

1.2 Thuật ngữ luôn luôn biểu thị khái niệm được xác định trong một ngành khoa học

và lệ thuộc vào hệ thống khái niệm của ngành đó Trong các khoa học còn có danh pháp(danh từ khoa học) của từng ngành Danh pháp và thuật ngữ không phải là một Danhpháp chỉ là toàn bộ tên gọi cụ thể của các đối tượng được dùng trong từng ngành khoahọc mà thôi Chẳng hạn, nếu ta có một danh sách về tên các loài thực vật ở Việt Nam:

xoan, muồng, bằng lăng, lát hoa, lát vân, lim, sến, táu, dổi, dẻ, xoan đào, thì đó là danh

pháp thực vật Việt Nam

So với từ ngữ thông thường thì thuật ngữ có ngoại diên hẹp hơn nhưng nội hàm sâuhơn và được biểu thị một cách logic chặt chẽ hơn Trong thuật ngữ không bao giờ biểu thịnhững sắc thái phụ như thái độ đánh giá của người nói, xấu nghĩa hay đẹp nghĩa, khenhay chế, kính trọng hay xem thường, Từ ngữ bình thường cũng biểu thị khái niệmnhưng đó là “khái niệm đời thường” chứ không hẳn là “khái niệm khoa học”, có tínhnghiêm ngặt của nó Ví dụ: NƯỚC – “hợp chất của ô-xi và hi-đrô” khác với NƯỚC trong

nước mắt, nước dãi, nước bọt, nước tiểu, mỡ nước, nước phở, nước xốt, nước mắm, nước mưa, nước ao

1.3 Thuật ngữ có 3 đặc điểm cơ bản sau đây

1.3.1 Tính chính xác

Chính xác ở đây là chính xác và chuẩn tắc về nội dung khái niệm do nó biểu thị Nộidung đó có thay đổi hay không, thay đổi như thế nào là tuỳ theo sự phát triển, khám phácủa ngành khoa học chứ không lệ thuộc vào những biến đổi của hệ thống từ vựng, ngônngữ như các từ thông thường

1.3.2 Tính hệ thống

Mỗi thuật ngữ đều nằm trong một hệ thống nhất định và hệ thống ấy phải chặt chẽ.Trước hết là phải bảo đảm tính hệ thống về mặt nội dung trong toàn bộ hệ thống các kháiniệm của từng ngành Từ tính hệ thống về nội dung, dẫn đến tính hệ thống về hình thứcbiểu hiện Tính hệ thống về hình thức, ngược lại giúp cho người ta biểu thị được và nhận

ra được tính hệ thống trong nội dung Ví dụ: Trong Toán học ta có: đại số, hàm số, tham

số, hiệu số, thương số, tích số, tổng số, tử số, mẫu số, cơ số, căn số, hằng số, biến số, biến chính, biến bổ trợ, biến lưỡng trị, biến bù, biến phụ thuộc, biến riêng, biến độc lập, biến ngẫu nhiên,

1.3.3 Tính quốc tế

Trước hết phải là quốc tế hoá về mặt nội dung Đây là yêu cầu tất yếu và nói chungnội dung khái niệm của một ngành khoa học trong các nước là không lệch nhau Đó làbiểu hiện của sự thống nhất khoa học trên con đường nhận thức chân lí

Cái khó là quốc tế hoá về mặt hình thức Không thể đòi hỏi sự quốc tế hoá hoàn toàn

về mặt hình thức của các thuật ngữ được, vì mỗi ngôn ngữ có những thuộc tính riêng của

nó Có nên chăng là chỉ phấn đấu đạt tới tính quốc tế ở cách xây dựng cấu trúc của mỗithuật ngữ mà thôi

Tuy vậy, thực tế cho thấy nhiều ngành khoa học ở một số khu vực trên thế giới đã cónhững hệ thống thuật ngữ ít nhiều mang tính quốc tế trong khu vực đó Ví dụ: khu vựcchâu Âu với các ngôn ngữ Ấn Âu; khu vực tiểu Á, Bắc Phi với tiếng A-rập; khu vựcĐông Á và Nam Á với ảnh hưởng của tiếng Hán

Trang 17

1.4 Vấn đề xây dựng và tiêu chuẩn hoá các hệ thống thuật ngữ thuộc các ngành khoa

học ở nước ta đã được nêu ra, thực hiện và vẫn đang tiếp tục thực hiện Một số từ điểnthuật ngữ đối chiếu đã được biên soạn để phục vụ cho những ngành hữu quan và đangtiếp tục xây dựng, biên soạn thêm, hoặc bổ sung, hoàn thiện

2 Từ ngữ địa phương

2.1 Những từ thuộc một phương ngữ (tiếng địa phương) nào đó của ngôn ngữ dân tộc

và chỉ phổ biến trong phạm vi lãnh thổ địa phương đó, thì được gọi là từ địa phương.Như vậy, khái niệm từ địa phương trước hết nhằm vào những khác biệt về mặt từ

vựng chứ không phải là những khác biệt về mặt ngữ âm Sự khác biệt chẳng hạn như: lắt

lẻo – lắc lẻo, gập ghềnh – gập ghình, không phải là mục tiêu chú ý của từ vựng.

2.2 Có những con đường khác nhau đã dẫn tới sự hình thành những kiểu phương ngữ

khác nhau

2.2.1 Do sự vật được gọi tên chỉ có ở một vài địa phương nhất định nên tên gọi của

chúng trở thành từ địa phương Loại này, trong từ vựng chung của toàn dân tộc không có

từ tương ứng với chúng Ví dụ: nhút, lớ, (quả) tắt, chẻo (phương ngữ Trung Bộ), sầu

riêng, măng cụt, chôm chôm, tràm, trâm bầu, chao, (phương ngữ Nam Trung Bộ và

Nam Bộ Việt Nam)

2.2.2 Có những từ cùng gọi tên một sự vật, hiện tượng với từ trong từ vựng chung,

nhưng hai từ khác nhau hoàn toàn về mặt ngữ âm Ví dụ: ngái – xa, nỏ – không, rào –

sông, rú – núi, mô – đâu, tê – kia, rứa – thế, chộ – thấy, trốc – đầu, nhủ – bảo, xán – đập/ném, (phương ngữ Trung Bộ); má – mẹ, điệp – phượng, mè – vừng, muỗng – thìa, lượm – nhặt, mắc cỡ – xấu hổ, (phương ngữ Nam Trung Bộ và Nam Bộ).

Trường hợp này có thể có hai nguyên nhân chính Một là, cùng một sự vật nhưng mỗiđịa phương, trong quá trình phát triển cùng dân tộc, đã định danh một cách khác nhau.Dần dần, một tên gọi (một cách định danh) của một địa phương trở nên phổ biến rộng rãi,khiến cho tên gọi của địa phương kia không thể phổ biến được nữa Nó chỉ còn hoạt độngtồn tại trong phạm vi địa phương và trở thành từ địa phương Hai là, cả hai từ vốn đãcùng là từ của từ vựng chung, nhưng sau đó, vì xung đột đồng nghĩa, một từ phải rút lui

và được bảo toàn trong phạm vi địa phương rồi trở thành từ địa phương Các cặp từ: đầu

– trốc, nhủ – bảo, là như vậy.

2.2.3 Nhiều từ vốn là dạng cổ của từ tương ứng trong từ vựng chung hiện nay Dạng

cổ đó được bảo toàn trong một địa phương, còn dạng mới, dạng hậu kì của chúng thì đivào từ vựng chung Kết cục là hai dạng chỉ khác nhau ở một bộ phận ngữ âm nào đó mà

thôi Ví dụ: gấy – gái, chí – chấy, nác – nước, kha – gà, khót – gọt, cúi – gối, ví – với,

2.2.4 Kiểu từ địa phương thứ tư là những từ đồng âm với từ trong từ vựng chung Có

hai khả năng có thể dẫn tới tình hình này: Một là chúng quan hệ đồng âm thuần tuý, ngẫunhiên, hai là do trước đây, chúng vốn chỉ là một từ, nhưng một địa phương nào đó đãchuyển đổi đối tượng gọi tên của từ đi, theo những chiều hướng khác nhau; hoặc ngượclại, từ trong từ vựng chung đã chuyển đổi đi như thế Chúng ta có thể so sánh những ví dụsau đây:

Ngày đăng: 03/07/2015, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w