Từ điển học tiếng Anh

Một phần của tài liệu từ vựng tiếng việt (Trang 31)

Trong phần này chúng tôi sẽ khảo sát một số cuốn từ điển giải thích tiếng Anh để thấy được các khuynh hướng của từ điển học hệ thống đã được phản ánh vào trong việc biên soạn từ điển thế nào. Cụ thể là chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát chủ yếu trên hai cuốn từ điển đại diện cho hai kiểu loại từ điển hiện nay: từ điển giải thích đơn ngữ dành cho người bản ngữ được đánh giá cao là cuốn Oxford English Dictionary(1) (OED) và từ điển

đơn ngữ dành cho người học tiếng Anh như một ngoại ngữ là cuốn Oxford Advanced

Learner's Dictionary of Current English (OALD). Tuy nhiên, trong khi trình bày về từng cuốn từ điển chúng tôi cũng đưa thêm dẫn chứng trong một số từ điển cùng loại khác(2).

Tư liệu dùng để viết phần này chủ yếu được chúng tôi tham khảo qua bản OED3 trực tuyến. Bản OED trực tuyến là phiên bản hợp nhất giữa OED2 và OED3. Cấu trúc vi mô và cấu trúc vĩ mô (vốn do A. H. Murray, chủ biên OED1, thiết kế) của OED3 trực tuyến cũng giống như trong các ấn phẩm từ điển ít nhiều được giữ lại theo hình thức của từ điển học truyền thống, nhưng cấu trúc vi mô rất phong phú. Lợi dụng ưu thế của công nghệ thông tin,người dùng nếu muốn vẫn có thể cho ẩn hoặc cho hiện các chức năng phát âm, đánh vần, từ nguyên,trích dẫn để màn hình thoáng hơn. Một chức năng tuỳ chọn bổ sung là biểu đồ thời gian (datechart) biểu diễn sự phân bố ngữ cảnh trích dẫn dưới dạng biểu đồ để độc giả có thể nhận ra ngay thời gian tư liệu được trích dẫn.

OED bao chứa đầy đủ từ ngữ của tất cả các nước nói tiếng Anh, từ Bắc Mĩ tới Nam Phi, từ Australia và New Zealand tới vùng Caribbe. Từ điển cũng trình bày rõ ràng sự phân tích từ nguyên học cũng như các biến thể phát âm được ghi theo bảng phiên âm quốc tế (IPA). Các từ điển tiếng Anh hiện hành chỉ có các nghĩa hiện tại được trình bày, và trong hầu hết các từ điển đó các nghĩa thông dụng được miêu tả đầu tiên. Trong khi đó, do là một cuốn từ điển mang tính tích hợp, OED trình bày nhóm nghĩa được ghi nhËntheo trật tự thời gian dựa vào ngữ liệu dẫn chứng. Chẳng hạn nghĩa của các dẫn liệu sớm hơn sẽ được trình bày trước, và các nghĩa mới xuất hiện sau này sẽ được trình bày ở phía sau của mục từ. Đối với mục từ phức tạp thì quá trình phát triển được trình bày theo cấu trúc có nhiều nhánh khác nhau.

Thông tin cho mỗi mục từ ở OED được xử lí rất kĩ càng. Ngoài các thông tin thường gặp trong cấu trúc vi mô của các cuốn từ điển thông thường, chúng tôi thấy OED3 còn có một số thông tin đặc biệt như từ nguyên, thời gian xuất hiện, ngữ cảnh trích dẫn, phần

phụ chú,… Do lượng thông tin lớn như vậy nên phần giải thích của mỗi mục từ thường có dung lượng từ vài trang A4 đến vài chục trang A4. Dưới đây chúng tôi trích dẫn phần từ nguyên(3) của mục từ water:

[Com. Teut.: OE. wæter neut. corresponds to OFris. watar, watir, weter, etc., OS. watar (MLG., LG., Du. water) (...)[1]

Trong các từ điển khác, thông tin từ nguyên cũng được quan tâm thích đáng, mặc dù, về mặt qui mô, chúng không được lớn như OED. Dưới đây là một vài ví dụ cho thông tin từ nguyên được tích hợp trong từ điển giải thích thông dụng.

lavish late Middle English (as a noun denoting profusion): from Old French lavasse

'deluge rain', from laver 'to wash', from Latin lavare. (trong NODE)

fatigue mid 17th cent. (in the sense 'task or duty that causes weariness'): from French

fatigue (noun), fatiguer (verb), from Latin fatigare 'tire out', from ad fatim, affatim 'to satiety or surfeit, to bursing'. (trong NODE)

plankton C19: via German from Greek planktos wandering, from plazesthai to roam (trong CED) (...)[2]

Một trong những nét làm cho OED khác hẳn so với các cuốn từ điển giải thích khác, và cũng chính là đặc trưng người ta gọi nó là từ điển mang tính lịch sử, là thông tin thời gian của văn liệu dùng làm ngữ cảnh trích dẫn. Trong phần định nghĩa (cả phần thông tin giải thích phổ thông lẫn phần thông tin bách khoa) thường có biểu đồ thời gian đi kèm. Có thể thấy rõ đặc điểm này qua một vài nghĩa giải thích trích trong mục từ water trong OED.

I. The liquid of which seas, lakes, and rivers are composed, and which falls as rain and issues from springs. When pure, it is transparent, colourless (except as seen in large quantity, when it has a blue tint), tasteless, and inodorous. Popular language recognizes kinds of 'water' that have not all these negative properties; but (even apart from any scientific knowledge) it has usually been more or less clearly understood that these are really mixtures of water with other substances (...)II. 15. The substance of which the liquid 'water' is one form among several; now known to be a chemical compound of two volumes of hydrogen and one of oxygen (formula H2O); in ancient speculation regarded as one of the four, and in pre-scientific chemistry as one of the five elements of which all bodies are composed. (...)[3]

Trên đây chúng tôi đã khảo sát và trình bày những kết quả của lí thuyết từ điển học hiện đại phản ánh vào thực hành từ điển đơn ngữ dành cho người bản ngữ. Bên cạnh những cuốn từ điển như trên, chúng ta còn nên nhắc tới một loại từ điển khác là từ điển đơn ngữ dành cho người học tiếng. Đây là "một nhánh lí thú và cách tân nhất của từ điển học Anh trong vòng một phần tư thế kỉ qua và hơn nữa nó đã khởi động cho sự phát triển của từ điển đơn ngữ dành cho người học tiếng, đồng thời, tạo ra sự nở rộ của ngành công nghiệp dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ" (Jackson, 2002: 69). Có thể coi "cuộc cách mạng" này bắt đầu từ khi cuốn Advanced Learner's Dictionary của A. S. Hornby xuất bản năm 1948(4).

OALD đã đáp ứng được nhu cầu tạo mã và giải mã của phần đông người học tiếng Anh trình độ từ trung đến cao cấp. Thông tin trong cấu trúc vi mô của mục từ ngoài những thành phần thường gặp trong các từ điển đơn ngữ khác như đầu mục từ, phiên âm

khá nhiều thông tin ngôn ngữ học như nguyên tắc kết hợp (dựa theo ngữ trị của từ đầu mục), thông tin giúp độc giả tăng vốn từ và khả năng tạo sản ngôn ngữ.

Về nguyên tắc kết hợp, ví dụ như động từ give, ở trước lời giải thích nghĩa có các khuôn kết hợp có thể như ~ sth to sb / ~ sb sth (đưa cái gì cho ai/ đưa cho ai cái gì), và hàng loạt các khuôn kết cấu được đưa vào như những tiểu mục từ của từ mục give, ví dụ

give off sth (toả ra hương thơm/ ánh sáng/ hơi ấm, bốc lên mùi khó chịu),...

Các thông tin đa dạng giúp độc giả tăng vốn từ và khả năng tạo sản ngôn ngữ được tích hợp dưới dạng nhóm từ (word family). Chẳng hạn trong mục từ stable (vững chắc, ổn định, bền), ngoài các phần đồng nghĩa và trái nghĩa, phần nhóm từ còn đưa ra các từ có liên quan tới từ đầu mục như stable adj (≠ unstable), stability n. (≠ unstability), stabilize v.v. Hay trong mục từ statement (tuyên bố) có giải thích sự khác nhau và giống nhau giữa các từ đồng nghĩa comment (bình luận), announcement (thông cáo), remark

(bình luận, nhận xét), declaration (tuyên ngôn), observation (lời bình phẩm). Trong mục từ each (mỗi) có phần điểm ngữ pháp (grammar point) cung cấp thông tin kết cấu cú pháp của hai từ eachevery.

Có thể minh hoạ thêm cho xu hướng tích hợp thông tin trong từ điển đơn ngữ dành cho người học tiếng bằng động từ involve (gồm, bao hàm, để hết tâm trí vào (việc gì)),

tính từ involved (rắc rối, phức tạp) và danh từ involvement (sự bao gồm, dự dính dáng) trong OALD7.

in•volve(...) verb 1 if a situation, an event or an activity involves sth, that thing is an important or necessary part or result of it (...)[4]

Như đã thấy trong hai mục từ trên, thông tin về khuôn ngữ pháp, cả dạng biểu thức involve sb (in sth / in doing sth) cũng như dạng mã hoá (VP = 'khuôn động từ', U = 'không đếm được', C = đếm được); việc minh hoạ bằng nhiều ví dụ cho cách sử dụng khuôn ngữ pháp và các kiểu kết hợp từ vựng đặc trưng, chẳng hạn như involvement (in / with sth) , minh hoạ cho cụm từ cố định (như He's a very involved father (= he spends a lot of time with his children)); các định nghĩa tương đối ngắn gọn nhưng lại có nhiều ví dụ minh hoạ khi cần (chẳng hạn He spoke openly about his involvement with the actress). Nhờ có các thông tin ngữ pháp đồng bộ và toàn diện trong OALD, người học có thể tạo lập câu tiếng Anh đúng ngữ pháp và tự nhiên. Đối với danh từ, thông tin cần thiết là sự phân biệt giữa cách sử dụng của danh từ 'tính đếm được' và 'không đếm được'. Các hạn chế về mặt vị trí cú pháp của tính từ cũng được chú thích rõ ràng, chẳng hạn 'không sử dụng trước danh từ' của tính từ involved. Thông tin ngữ pháp quan trọng nhất cho việc tạo lập văn bản của người học tiếng là thông tin liên quan tới động từ. Bởi vì chúng là thành phần quan trọng trong kết hợp cú pháp. Đây chính là địa hạt được Hornby và các cộng sự của ông tập trung nhiều công sức ngay từ khi bắt đầu biên soạn từ điển dành cho người học tiếng. Vấn đề quan trọng được đặt ra là sẽ phải trình bày thông tin này thế nào. Cách trình bày thông tin này trong OALD trong các lần tái bản thực tế đã có cải tiến hơn. Chẳng hạn, so sánh mục từ propose trong OALD2 và OALD3, chúng ta sẽ thấy rằng, trong OALD2 dùng giải pháp mã hoá và minh hoạ bằng thí dụ thì trong OALD3 chúng được hỗ trợ thêm bằng công thức.

Ngoài các thông tin trình bày trên đây, một số thông tin phụ trợ khác cũng đã được một số từ điển cho người học tiếng đưa vào như: thông tin về đặc trưng văn hoá, đặt từ trong các ngữ vực khác nhau để giúp người học nắm bắt và ứng dụng nhanh hơn, các

trợ giúp học tập giải quyết các vấn đề về từ vựng và ngữ pháp trong viết thư tín hay lí lịch cá nhân, hoặc thậm chí là thông tin tần số xuất hiện của từ hay nghĩa (nhờ có sự trợ giúp của ngữ liệu máy tính), …Trong OALD7 còn có khoảng 7 nghìn từ đồng nghĩa, trái nghĩa, thí dụ: collapse (sụp đổ) SYN(5) fold up (gập lại), pack (đóng gói) SYN cram in (nhồi, nhét), coldness (sự lạnh lẽo) OPP(6) wamth (sự ấm áp), pale (nhợt nhạt) OPP dark, deep (sẫm, thắm).

Bên cạnh đó OALD7 còn cung cấp cho người dùng xấp xỉ 2600 từ đầu mục có ý nghĩa văn hoá với những lời giải thích ngắn gọn và dễ hiểu, chẳng hạn:

• Wall Street: trung tâm thương mại và giao dịch chứng khoán ở thành phố New

York.

• Walter Mitty: người tưởng tượng cuộc sống của họ đầy những kích động và mạo

hiểm trong khi thực tế nó rất bình thường.

• Big Muddy: 1 sông Mississippi. 2. cách gọi tên Việt Nam của một số lính Mĩ bị bắt lính tới đây.

• Capricorn: 1. kí hiệu thứ 10 trong cung hoàng đạo, con Dê. 2. người sinh ra bị ảnh hưởng bởi cung này, đó là vào khoảng giữa 21 tháng 12 và 20 tháng 1.

Tóm lại, qua khảo sát một số cuốn từ điển tiếng Anh, chúng ta thấy rằng các từ điển này đã áp dụng được các thành tựu nghiên cứu của ngôn ngữ học hiện đại nói chung và từ điển học hiện đại nói riêng vào trong cấu trúc vĩ mô và vi mô của chúng. Điều đó phản ánh trong xu hướng tích hợp các thông tin liên quan đến mục từ vào cấu trúc vi mô của từ điển. Các thông tin về thuộc tính cú pháp của mục từ là đặc biệt quan trọng đối với người học tiếng. Trong các từ điển dành cho người học tiếng, các thông tin tích hợp này đã giúp người học nắm bắt, giải mã và lập mã văn bản nhanh hơn và tốt hơn.

Bên cạnh đó, không thể không kể tới vai trò quan trọng của việc thu thập tư liệu (hay cụ thể hơn là ngữ cảnh) phục vụ việc biên soạn. Phía sau mỗi cuốn từ điển nổi tiếng mà chúng tôi đã khảo sát đều hàm ẩn một (hay nhiều) cơ sở dữ liệu. Chẳng hạn, cuốn OED1, từ tập đầu tiên xuất bản năm 1884 đến tập cuối xuất bản năm 1928, bao gồm 240000 từ đầu mục và 400000 mục từ trình bày trên 15487 trang in khổ lớn được biên soạn dựa trên 5 triệu phiếu ngữ cảnh. Còn cuốn OALD được biên soạn dựa trên kho ngữ liệu British National Corpus (BNC) bao gồm hơn 100 triệu từ, cả văn nói và văn viết, của tiếng Anh hiện đại.

______________

(1) http://www.oed.com/

(2) Oxford English Dictionary (OED): được nhà từ điển học nổi tiếng James Murray biên soạn lần đầu tiên. Mục đích của ông là thiết lập được lịch sử của từ ngữ tiếng Anh bằng cách sắp xếp các đoạn trích ngữ cảnh theo trật tự thời gian. Ông đã làm việc nỗ lực và cẩn trọng để đến năm 1884 tập từ điển đầu tiên đã được xuất bản. Để có thể đẩy nhanh tiến độ công việc, ba chủ biên nữa đã lần lượt được đưa vào nhưng tập cuối cùng mãi tới năm 1928 mới được ra đời. OED2 (2nd edition) được xuất bản năm 1989 là một quyển từ điển hợp nhất giữa OED1 (mà phần lớn do Murray biên tập và xuất bản) với bốn tập Bổ sung của Burchfield (được xuất bản trong các năm từ 1972 đến 1986). OED 2 bao gồm 20 tập với tổng số 21728 trang in trên khổ 305mm x 225mm. Như vậy một số văn liệu trong OED2 có từ những năm 1884, trong khi các văn liệu khác lại mới được đưa vào

khoảng những năm 1986. Năm 1993, cuốn The new shorter Oxford English Dictionary on Historical Principles (SOED), một bản rút gọn của OED, được xuất bản lần đầu tiên. Cả hai cuốn OED và SOED đều có chung một mục đích là phản ánh quá trình xuất hiện, phát triển và mất đi của hình thái và ngữ nghĩa của từ ngữ trong kho từ vựng tiếng Anh (OED tập trung vào giai đoạn từ 1150; SOED tập trung vào giai đoạn từ 1700). OED3 được biên soạn lại toàn bộ từ OED2. Nhưng vì công việc này chỉ có thể làm từ từ nên tính cho đến tháng 12 năm 2005 người ta mới chỉ làm được trong quãng vần từ m đến

philandering. Cho nên nếu ta dùng OEDtrực tuyến để tra các từ nằm ngoài những vần trên thì kết quả sẽ là cách xử lí của OED2.

(3) Trong đó có tên các ngôn ngữ được viết tắt như: OE (Old English), OHG (Old High German), MDu (Middle Dutch), ON (Old Norse), ..

(4) Hiện nay, sau bảy lần tái bản, quyển từ điển này vẫn đang giữ danh hiệu quán quân trong dòng từ điển dành cho người học tiếng, tuy rằng nó đang phải chia sẻ thị phần với 3 cuốn từ điển khác là: (1) Longman dictionary of contemporary English. (3rd ed. ed.) (1995.). Harlow: Longman. (2) Sinclair, J. (2001.). Collins COBUILD English dictionary for advanced learners (3rd ed. ed.). London: Collins. (3) Cambridge international dictionary of English. (1995.). Cambridge ; New York: Cambridge University Press.

Oxford Advance Learners's Dictionary (OALD) đến nay đã qua 7 lần tái bản với 294 lần in.

(5) SYN: đồng nghĩa.

(6) OPP: trái nghĩa.

4. Kết luận

Từ những nhận xét trên, có thể rút ra mấy kết luận sau:

1 - Đến nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chưa có một lí thuyết từ điển học nào phủ nhận và thay thế cho Từ điển học hệ thống. Nhưng Từ điển học hệ thống đã được hoàn thiện thêm một bước dài. Nói cách khác, cùng với sự phát triển của xã hội, từ điển học cũng phát triển theo quy luật cung cầu của thị trường. Tức là theo xu hướng đa dạng

hoátích hợp thông tin nhằm phục vụ tốt nhất cho người dùng. Xu hướng này là tất

yếu và biện chứng, nó chi phối không chỉ ngành từ điển học thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

2 - Xu hướng tích hợp thông tin trong từ điển học, hay xu hướng hoà trộn thể loại từ điển nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, tiết kiệm tiền của và thời gian trong thời đại thông tin. Đây là một xu hướng của từ điển học thế giới cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI.

3 - Trong quá trình phát triển của ngành ngôn ngữ học nói chung, ngành từ điển học Việt Nam phát triển đúng hướng và cập nhật được những vấn đề mới nhất về lí luận cũng như thực tiễn [xem thêm 4,14]. Vấn đề là tích hợp thông tin đến đâu là đủ và hợp lí trong những cuốn từ điển cụ thể, và các thông tin phải đáp ứng được yêu cầu tối đa cho người dùng, cung cấp cần tìm, khắc phục tình trạng "cái có thì không cần, cái cần tìm lại không có" như người ta vẫn nói về từ điển.

Chắc chắn những tư liệu mà chúng tôi có được để khảo sát còn rất hạn chế, đặc biệt là các từ điển mới nhất hiện nay. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc./.

Một phần của tài liệu từ vựng tiếng việt (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w