BÁO CÁO THAM LUẬN MÔN TOÁN Sử dụng phƯơng pháp đánh giá trong tiết dạy GV đánh giá học sinh, học sinh đánh giá học sinh học sinh tự đánh giá. I. Đặt vấn đề Như chúng ta đã biết nghề dạy học là nghề cao quý nhất hay còn gọi là nghề “trồng người”. Nghề dạy học không chỉ giáo dục học sinh hình thành nhân cách, lối sống, đạo đức, và ý thức trách nhiệm của bản thân với gia đình – xã hội để trở thành 1 con người tốt, có ích mà nghề dạy học còn truyền tải tới học sinh những kiến thức của nhân loại thông qua các môn học, tiết học nói chung và đặc biệt là môn Toán nói riêng. Vậy để biết quá trình truyền đạt kiến thức đó trong 1 tiết học của người giáo viên đến với học sinh được học sinh tiếp thu, vận dụng đến đâu thì phải qua 1 khâu rất quan trọng đó là kiểm tra – đánh giá học sinh. Ở đây không chỉ giáo viên đánh giá học sinh mà còn có học sinh đánh giá học sinh, học sinh tự đánh giá Trong những năm qua thực hiện dự án phát triển giáo dục của Bộ giáo dục đào tạo ngành giáo dục thực sự đã và đang trải qua những bước chuyển mới trong nhận thức và hành động: Đổi mới trong nội dung SGK, đổi mới trong cách dạy, đổi mới cách học, cách đánh giá và trong năm học 2010 – 2011 này nhằm phát huy khả năng đánh giá và tự đánh giá của học sinh, đồng thời khắc phục những mặt còn hạn chế trong cách đánh giá của giáo viên mà từ trước tới nay phần lớn chúng ta còn lúng túng, vận dụng còn cứng nhắc chưa sát với tình hình thực tế . Trước tình hình đó với tinh thần chủ động, tích cực PGD Uông Bí đã triển khai kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trong toàn thị xã qua các đợt tập huấn trong hè và trong năm học do PGD và SGD tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp đánh giá học sinh trong 1 tiết học môn Toán theo chuẩn KTKN II. Thực trạng của vấn đề. Đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông ở nước ta đang trở thành vấn đề được xã hội và toàn ngành Giáo dục quan tâm. Đánh giá tốt sẽ giúp cho việc ra các quyết định đúng đắn, phù hợp với yêu cầu phát triển, với thực tiễn giáo dục đất nước. Giúp điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện từ các chủ trương lớn đến các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục. Trên lớp giáo viên vẫn thường xuyên thực hiện việc đánh giá học sinh trong tiết dạy, tuy nhiên vẫn còn biểu hiện theo hướng áp đặt và độc quyền, thiên về đánh giá định lượng hơn là đánh giá định tính, mặc dù đã có sự đổi mới phương pháp đánh giá học sinh trong tất cả các tiết học nói chung và môn Toán nói riêng nhưng vẫn chưa đi vào thực chất và chưa có chiều sâu, chưa triệt để. Mỗi trường, mỗi lớp, mỗi giáo viên có sự đánh giá học sinh của mình theo cách khác nhau chưa có sự thống nhất, cơ sở rõ ràng, học sinh không có cơ hội được đánh giá và tự đánh giá bản thân do đó việc truyền đạt kiến thức của giáo viên tới học sinh được học sinh tiếp thu 1 cách thụ động, không phát huy được khả năng sáng tạo của học sinh trong từng tiết học. Một số giáo viên vẫn coi mục tiêu giờ dạy trên lớp là “dạy hết những gì trong SGK viết”, dập khuôn cứng nhắc các bước mà SGK, SGV gợi ý thực hiện Ví dụ: Trong 1 tiết học môn toán nhiều giáo viên trong quá trình kiểm tra bài cũ khi đưa ra câu hỏi hay bài tập nếu đúng thì giáo viên thừa nhận và nhận xét cho điểm luôn. Trong trường hợp bài tập làm sai hay chưa đầy đủ, logic thì giáo viên tự hướng dẫn học sinh sửa và trực tiếp bổ sung mà không thông qua nhận xét, đánh giá của các bạn trong lớp từ đó dẫn đến việc học sinh thụ động trong cách làm bài. Còn trong quá trình giảng bài mới khi đặt câu hỏi để học sinh đứng tại chỗ trả lời nếu đúng giáo viên chốt lại vấn đề, nếu sai (hoặc chưa đúng ý của giáo viên) thì cho học sinh ngồi xuống gọi học sinh khác trả lời dẫn đến việc học sinh trả lời sai không hiểu mình sai ở đâu trong khi giáo viên cũng không chỉ ra cái được và chưa được của học sinh để học sinh biết và tự đánh giá bản thân. Trong 1 trường có những lớp lượng học sinh khá giỏi nhiều hơn, học sinh tiếp thu kiến thức nhanh hơn, nâng cao hơn do đó việc đánh giá học sinh cũng có sự khác nhau. Hoặc trường Lý Tự Trọng trong 1 lớp học sinh là con em hộ nghèo (dân tộc) chiếm tỉ lệ cao, gia đình chưa thật sự quan tâm nên nhận thức về học tập của các em còn hạn chế. Vì vậy công tác đánh giá các em vẫn hoàn toàn dự trên cơ sở động viên là chính. Ngoài ra hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp vẫn còn tồn tại trong các khối lớp nên gây khó khăn rất nhiều cho giáo viên trong khâu đánh giá học sinh và kích thích học sinh đánh giá lẫn nhau Nhưng năm nay với chủ trương đổi mới phương pháp đánh giá học sinh theo hướng tích cực, chuẩn KTKN, đồng thời có sử dụng và ứng dụng CNTT trong việc trình bày và soạn giáo án nên giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học, khi đánh giá nên kết hợp hài hoà giữa đánh giá định lượng và đánh giá định tính. Liên quan với điều này, giáo viên không chỉ tự mình đánh giá học sinh mà cần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau trong các tiết học qua các hoạt động phổ biến: hoạt động cá nhân, hoạt động hợp tác theo nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của tiết học III. Cơ sở lý luận Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy. Trong cuốn tài liệu hướng dẫn dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn KTKN môn Toán cấp THCS do BGD và ĐT ban hành tháng 7 năm 2010 và cuốn hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN môn Toán THCS ban hành năm 2010 đã nêu rõ: + Chuẩn KTKN vừa là căn cứ, vừa là mục tiêu của giảng dạy, học tập, kiểm tra đánh giá + Bám sát chuẩn KTKN chú trọng rèn luyện tính tư duy, năng lực tự học, tự đánh giá cho học sinh, lôi cuốn và khuyến khích học sinh tham gia vào quá trình đánh giá. + Tăng cường sử dụng CNTT trong quá trình dạy học hoặc ứng dụng CNTT để tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập 1 cách hợp lí, hiệu quả với các hình thức đa dạng, phong phú sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tham gia đánh giá lẫn nhau góp phần nâng cao chất lượng dạy học + Đánh giá của giáo viên hay của các thành viên trong lớp kịp thời có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của học sinh, giúp học sinh sửa chữa thiếu sót từ đó hoàn thiện kiến thức cho bản thân Từ những tình hình thực tế hiện nay và sự chỉ đạo của PGD cụm chúng tôi đưa ra 1 số các giải pháp sau: IV. Một số giải pháp cần thiết Để đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức kĩ năng thì trước hết giáo viên và học sinh phải tiến hành dạy và học theo chuẩn KTKN: + Về phía giáo viên: - Khi soạn bài phải bám sát tài liệu chuẩn KTKN , hệ thống câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá phải đảm bảo đạt được mức độ tối thiểu của chuẩn KTKN thể hiện rõ ở các cấp độ khác nhau: Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng - Chủ động sử dụng SGK, thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT 1 cách hiệu quả, hài hoà hạn chế tối đa sự trùng lặp kiến thức, việc khai thác sâu kiến thức, kĩ năng phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh - Việc đổi mới phương pháp đánh giá của giáo viên đối với học sinh , hay học sinh đánh giá học sinh, học sinh tự đánh giá phải được tiến hành từ từ, từng bước qua các tiết học, và phải trải qua 1 thời gian dài chứ chúng ta không thể đòi hỏi khi vận dụng phải có kết quả tốt ngay trong các giờ lên lớp - Trong khi dạy người giáo viên cần phải nắm bắt được từng đối tượng học sinh để từ đó đưa ra các hướng đánh giá khác nhau. Ví dụ: Đối với các câu hỏi dành cho học sinh yếu thì nên để học sinh nhận xét đánh giá, còn những câu hỏi khó thì nên để học sinh tự trao đổi và đánh giá theo nhóm (không cần phải bổ sung, nâng cao đối với học sinh yếu kém), cuối cùng là sự khẳng định và đánh giá của giáo viên. Đối với những vấn đề trọng tâm, giáo viên không nên trình bày lý thuyết nhiều làm cho học sinh khó tiếp thu mà truyền thụ cần ngắn gọn, tinh giản nhưng phải đảm bảo đầy đủ, chính xác cô đọng lại kiến thức trọng tâm tiết học để giúp học sinh nắm được kiến thức dễ dàng từ đó có cở sở tự đánh giá bản thân. Ví dụ: Ở mức độ Nhận biết và Thông hiểu ( Trình bày trên Powerpoint) Sau khi có học sinh trả lời thì phải có sự nhận xét - đánh giá đúng (sai) của các thành viên trong lớp và cuối cùng là sự nhận xét khẳng định lại kiến thức của giáo viên. Ngoài ra trong tiết học giáo viên cần sử dụng CNTT thay cho bảng phụ để tiện cho việc kiểm tra – đánh giá học sinh hoặc tạo điều kiện cho học sinh đánh giá tự đánh giá lẫn nhau khắc sâu kiến thức. Ví dụ: ( Trình bày trên Powerpoint) Khai thác triệt để các sai lầm, thiết sót của học sinh trong quá trình giảng bài nhất là các tiết luyện tập: hướng dẫn, phân tích giúp học sinh phát hiện sai lầm và hướng giải quyết để khắc phục dù những sai lầm hạn chế nhỏ nhất tạo mọi điều kiện để giúp học sinh tự đánh giá và đánh giá bạn mình trong quá trình học tập và rèn luyện. Trong những tiết học có các bài tập khó đòi hỏi có sự gắn kết, trao đổi giữa các thành viên thì người giáo viên với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài cần tổ chức cho học sinh tham gia thảo luận hợp tác nhóm để cùng nhau khám phá kiến thức, giải bài tập có hiệu quả trong 1 thời gian nhất định. Kết thúc hoạt động nhóm giáo viên phải yêu cầu đại diện các nhóm trình bày lời giải của nhóm mình lên bảng chính hoặc bảng phụ. Khi đó giáo viên đưa ra đáp án chuẩn lên màn hình rồi gọi đại diện các nhóm khác dựa vào đáp án chuẩn để nhận xét đánh giá lẫn nhau và tự cho điểm Ví dụ: ( Trình bày trên Powerpoint) Giáo viên phải tích cực trong sinh hoạt nhóm bộ môn thảo luận bàn về những vấn đề đánh giá học sinh theo chuẩn KTKN để tìm giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán. Cần tích cực, mạnh dạn đổi mới phương pháp đánh giá vì mỗi lần thay đổi là một lần GV đã tạo ra “cái mới”, nhờ thế việc đánh giá sẽ tránh được sự đơn điệu, nhàm chán. Giờ học sẽ sinh động, hấp dẫn, HS hứng thú và có nhiều cơ hội hoạt động tích cực hơn. Ngoài ra giáo viên phải nhiệt tình, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, kiên nhẫn trong giảng dạy, từng bước giúp học sinh khắc phục những sai sót, chỉ ra cái được và cái chưa được để học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau tạo sự phấn khởi và niềm tin trong học Toán + Về phía học sinh: Học sinh phải chăm chỉ học tập, có động cơ, mục đích học tập và ý thức phấn đấutrong lớp tích cực lắng nghe thầy cô giảng bài và đóng góp xây dựng bài, phải có sự nhận xét - đánh giá câu trả lời của các bạn và lắng nghe khẳng định của giáo viên để từ đó khắc sâu kiến thức của bài hơn. Sau mỗi tiết dạy chữa bài tập học sinh phải tự giải hoàn chỉnh các bài tập qua quá trình đánh giá của giáo viên cũng như của các bạn trong lớp xem đó như kết quả tiếp thu của mình, từng bước nâng cao trình độ năng lực của bản thân. Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm các nhân theo hướng tích cực, thường xuyên thảo luận, tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thầy vàcho bạn Tích cực sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập thực hành vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, giải quyết các tình hướng và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn V. Phần kết luận Trên đây là bản tham luận của cụm chúng tôi mạnh dạn đưa ra trao đổi với các đồng nghiệp rất mong nhận được ý kiến tham khảo, đóng góp của các đồng chí giáo viên trong toàn thị xã để bản tham luận được hoàn chỉnh thực hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra tạo động lực đổi mới phương pháp đánh giá, góp phần nâng cao chất lượng đánh giá học sinh trong 1 tiết học môn Toán theo đúng tinh thần chỉ đạo của PGD đề ra. . CÁO THAM LUẬN MÔN TOÁN Sử dụng phƯơng pháp đánh giá trong tiết dạy GV đánh giá học sinh, học sinh đánh giá học sinh học sinh tự đánh giá. I. Đặt vấn đề Như chúng ta đã biết nghề dạy học là nghề. dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn KTKN môn Toán cấp THCS do BGD và ĐT ban hành tháng 7 năm 2 010 và cuốn hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN môn Toán THCS ban hành năm 2 010 đã nêu rõ: + Chuẩn KTKN. đổi mới cách học, cách đánh giá và trong năm học 2 010 – 2 011 này nhằm phát huy khả năng đánh giá và tự đánh giá của học sinh, đồng thời khắc phục những mặt còn hạn chế trong cách đánh giá của giáo viên