Từ trước những năm 1980, nghề nuôi cá tra xuất hiện tại ÐBSCL với quy mô nhỏ, được coi là hoạt động phụ trong lúc nông nhàn
Trang 1Báo cáo thực tập tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Hà Minh
Chương 2 NGÀNH NUÔI CÁ TRA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG
2.1 LỊCH SỬ NGÀNH NUÔI CÁ TRA
Từ trước những năm 1980, nghề nuôi cá tra xuất hiện tại ÐBSCL với quy mô nhỏ, được coi là hoạt động phụ trong lúc nông nhàn Cá Tra được nuôi trong các ao gia đình, chủ yếu dựa vào nguồn giống sẵn có trong tự nhiên Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm thì hiện nay ngành nuôi trồng cá Tra đã trở thành một ngành nuôi trồng quan trọng, đóng góp nhiều vào tình hình phát triển kinh tế của ÐBSCL nói riêng và của Việt Nam nói chung
Ban đầu cá Tra được các hộ gia đình nuôi tại gia, trong các ao hầm Chất lượng thịt cá lúc này không được tốt cho lắm (thịt cá có màu vàng) nên không thể xuất khẩu ra thị trường thế giới (đòi hỏi thịt trắng) Sản phẩm cá Tra được tiêu thụ trong nhà (hình thức tự cung tự cấp), tại địa phương… Theo Cacot (1999), sản phẩm cá Tra hàng năm của ÐBSCL lúc bấy giờ ước tính đạt khoảng 20,000 tấn/năm, hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của thị trường nội địa
Có nhiều hình thức nuôi cá Tra, bao gồm:
- Hình thức truyền thống: nuôi các ao hầm trong gia đình, tiêu thụ trong nhà, địa phương;
- Phát triển nuôi trong bè (Giảm dần từ 2004 và hiện nay hầu không còn nữa);
- Nuôi đăng quầng (Giảm dần từ năm 2004);
- Nuôi trong các ao thâm canh với quy mô lớn (Phát triển từ 2004 đến nay)
2.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH NUÔI CÁ TRA TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Trong những năm qua, thủy sản liên tục là ngành kinh tế mũi nhọn có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao - đứng hàng thứ ba (sau dầu khí và dệt may) - của Việt Nam Trong đó, nuôi trồng thủy sản (NTTS) là thế mạnh phát triển kinh tế ở đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) Năm 2006 diện tích nuôi trồng ở vùng này đạt hơn 750 nghìn ha với sản lượng hơn 1 triệu tấn, chiếm hơn 70% số sản lượng nuôi trồng và hơn 60% trong 3,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu của cả ngành Năm 2007, chỉ tính riêng đối tượng cá tra với diện tích nuôi hơn 5.600 ha đã đạt sản lượng gần 1 triệu tấn (kế họach sản lượng của năm 2010) với kim ngạch xuất khẩu 1,2 tỉ USD trong tổng số 3,75 tỉ của tòan ngành thủy sản (Hồng, 2008)
Vào những năm 1999, thị trường xuất khẩu cá Tra – Basa chính thức khởi động Trong những năm đầu, sản lượng cá Tra của Việt Nam được xuất sang các nước rất hạn chế Một trong những nguyên nhân được xét đến là quy trình nuôi trồng, chế biến sản phẩm cá Tra – Basa của chúng ta vẫn chưa đạt được các yêu cầu về tiêu chuẩn vệ sinh – an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu Tuy nhiên, hiện nay tình hình đã thay đổi rất nhiều Sản phẩm cá Tra – Basa của Việt Nam đã hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của thị trường xuất khẩu vì (1) chất lượng thịt ngon, trắng và (2) giá cả hợp lý so với nhiều loại cá thịt trắng khác
Những số liệu thống kê của RIA2 (2008) sau đây cho thấy sự tăng trưởng và phát triển của ngành nuôi trồng, chế biến cá Tra tại ĐBSCL Trong vòng 10 năm, từ năm 1997 đến năm 2007:
2-1