1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN HS CA BIET

18 322 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 138 KB

Nội dung

Trường Tiểu học Giáo viên thực hiện: I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Đặt vấn đề: Giáo dục đạo đức học sinh là một mặt giáo dục cần phải đặc biệt coi trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước đang dược đẩy mạnh, đất nước đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển cùng với các nước trên thế giới. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh có dạy: “ Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức Cách mạng đó là cái gốc rất quan trọng”. Trong công cuộc đổi mới hiện nay khi yếu tố con người được coi trọng thì tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần và đạo đức của con người cần được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực. Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh là đòi hỏi thường xuyên của công tác giáo dục, đồng thời cũng là đòi hỏi cấp thiết của việc nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay. Đặc biệt là khi nền kinh tế thị trường đang cuốn hút mạnh mẽ, mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi vào công việc làm giàu cho dân cho nước. Chính vì thế việc đào tạo, giáo dục học sinh Tiểu học phát triển toàn diện hết sức quan trọng trong ngành giáo dục hiện nay. Một trong những yếu tố hình thành con người mới phát triển toàn diện là phẩm chất đạo đức. Điều đáng quan tâm hơn là hiện nay việc giáo dục đạo đức cho học sinh cũng còn những mặt hạn chế nên thực tế vẫn còn hiện tượng học sinh chưa ngoan, học sinh cá biệt. Nếu không có biện pháp giáo dục đúng đắn, kịp thời thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự đào tạo thế hệ tương lai kế thừa sự nghiệp đất nước từ đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Để những hành vi đạo đức chưa tốt không còn tồn tại trong nhà trường và xã hội thì việc giáo dục đạo đức phải được đặc biệt coi trọng và thực hiện một cách thường xuyên, chặt chẽ để hình thành nhân cách cho học sinh. Vậy làm thế nào để cho học sinh của mình trở thành những đứa con ngoan, trò giỏi, là con người có ích cho xã hội. Xuất phát từ những vấn đề trên làm tôi trăn trở và suy nghĩ. Cùng với vốn kinh nghiệm của bản thân, tình hình thực tế của lớp, của trường, của địa phương nên tôi đi sâu nghiên cứu đề tài: “ Giáo dục học sinh cá biệt” và ngay từ những ngày đầu của năm học tôi luôn luôn chú trọng giáo dục đạo đức cho học sinh. Làm theo lời dạy của Bác: “ Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” 2. Mục đích đề tài: Tôi chọn đề tài này nhằm mục đích tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em có biểu hiện biếng nhác trong học tập và có thái độ chưa ngoan trong việc hình thành nhân cách bản thân. Từ đó tôi đề ra biện pháp, kế hoạch giáo dục kịp thời, đúng đắn, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, trình độ học tập, hoàn cảnh gia đình cụ thể, xác hợp với từng đối tượng học sinh nhằm hạn chế đến mức tối đa những hành vi đạo đức chưa ngoan của học sinh Tiểu học, cụ thể là học sinh lớp Năm góp phần nâng cao chất Một vài biện pháp giáo dục học sinh cá biệt. 1 Trường Tiểu học Giáo viên thực hiện: lượng giáo dục, quán triệt mục tiêu của Đảng và Nhà nước. Quyết tâm cao nhất 100% học sinh có hạnh kiểm thực hiện đầy đủ. 3. Lịch sử đề tài: Qua nhiều năm làm công tác giảng dạy, bản thân nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức học sinh, làm thế nào để các em trở thành học sinh phát triển toàn diện. Đồng thời các em có thể tiếp tục học tốt ở những lớp tiếp theo và mai sau góp phần xây dựng đất nước. Chính vì thế tôi đã tiến hành giáo dục đạo đức học sinh cá biệt ở lớp Năm của mình. 4. Phạm vi đề tài: - Đề tài là những biện pháp giúp cho học sinh chưa ngoan rèn luyện, phấn đấu và giáo dục học sinh cá biệt trong lớp phát triển toàn diện. - Thời gian thực hiện từ đầu năm học đến ngày 30 tháng 04 năm 2011. - Tại lớp: 5/2. Trường Tiểu học Long Khê - Sĩ số: 32/11. II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM: 1. Thực trạng đề tài: Đất nước ta hiện nay đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Mọi người đều như xoáy vào guồng quay của cơ chế thị trường, tất cả đều gấp gáp, bận rộn bởi cơm, áo, gạo, tiền. Nhưng yếu tố được xem là quan trọng bậc nhất trong mỗi gia đình là việc hình thành nhân cách và giáo dục đạo đức cho con cái của mình đã bị các bậc phụ huynh xao lãng, và quên đi vai trò và trách nhiệm đối với con cái. Chúng ta đã biết các em học sinh ở vùng nông thôn cuộc sống đã gặp rất nhiều khó khăn, mặt khác điều kiện giao tiếp với môi trường bên ngoài còn rất ít. Ở gia đình các em gặp thiếu thốn đủ thứ. Chính vì thế đa số phụ huynh quanh năm suốt tháng lo chuyện kinh tế gia đình mà không có thời gian quan tâm đến việc giáo dục đạo đức, chăm lo cho con cái Có một số gia đình không đủ điều kiện mua sắm đồ dùng học tập, quần áo đầy đủ cho các em. Chính vì lẽ đó làm cho các em mặc cảm với bạn bè, thầy cô nên các em tỏ ra chán nản, ham chơi Cũng có nhiều bậc phụ huynh cứ đinh ninh rằng mình đã làm tròn bổn phận đối với con cái như mua sắm đầy đủ các món đồ đắc tiền, con cái muốn gì được nấy, mà thiếu đi sự quan tâm đến các em thì cũng dễ dẫn đến các em sẽ hư hỏng. Bên cạnh đó điều đau lòng hơn là thiếu sự quan tâm của cha mẹ, mà cha, mẹ mãi lo công việc làm ăn, chạy theo sự cuốn hút của đồng tiền, họ đâu biết rằng trẻ em đang rất cần bầu không khí đầm ấm, hạnh phúc của gia đình, rất cần sự chăm sóc, quan tâm. Từ những nguyên nhân trên dẫn đến trẻ em ngày càng bị sa sút về mặt đạo đức. Cụ thể là tình hình đạo đức của học sinh lớp Năm Trường Tiểu học Long Khê năm học 2010-2011 đang là vấn đề cần được quan tâm. Khi được phân công chủ nhiệm lớp 5/2 ngoài việc ôn kiến thức cũ, tôi bắt tay ngay vào làm công tác chủ nhiệm. Nắm lại kết quả học tập năm trước, kiểm tra sĩ số, bầu chọn ban cán sự tạm thời cho lớp, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng học sinh. Tình hình lớp nói chung tạm ổn, tất cả các em đều là bạn học chung lớp bốn Một vài biện pháp giáo dục học sinh cá biệt. 2 Trường Tiểu học Giáo viên thực hiện: nên rất thân quen, hòa đồng. Thái độ học tập tương đối tốt, ngoan, có lễ phép và ổn định nề nếp ngay từ đầu năm học. Duy nhất chỉ có một trường hợp rơi vào em Trần Khánh Đăng. Suốt tháng đầu em luôn làm tôi khó chịu. Em đến lớp với thái độ có vẻ biệt lập, muốn làm gì tùy thích không hòa nhập với bạn bè chung quanh. Em luôn không thuộc bài, không làm bài ở nhà, thường xuyên không đem đủ dụng cụ học tập, nhất là sách vở. Áo quần em xốc xếch trông rất dơ bẩn, trong giờ chơi toàn chơi các trò chơi nguy hiểm: chạy nhảy trên bàn ghế, tuột cầu thang, đánh lộn với các bạn, chọc ghẹo các bạn khác đang chơi Với tính cách của em Đăng làm tôi rất lo lắng. Từ đó tôi có kế hoạch tìm hiểu nguyên nhân từ đâu làm em trở thành một học sinh như thế. 2. Nội dung cần giải quyết: Mỗi con người tồn tại và phát triển trong xã hội luôn phải chịu sự chi phối, tác động của ba yếu tố: nhà trường, gia đình và xã hội. Là học sinh Tiểu học các em đang trong giai đoạn phát triển, hiếu động, dễ bắt chước. Nếu gia đình, nhà trường và xã hội không có sự phối hợp chặt chẽ, sâu sát để giáo dục các em thì không thể phát hiện, uốn nắn, giáo dục kịp thời những học sinh ham chơi, xao lãng việc học, nhiễm thói xấu và có hành vi đạo đức kém. Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến các em trở thành học sinh cá biệt. a/ Nhà trường: Giáo dục cho học sinh phát triển toàn diện là trách nhiệm của ngành nói chung và của mỗi nhà trường, mỗi giáo viên nói riêng. Quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh là mối quan hệ tế nhị, nhạy cảm và vô cùng phức tạp. Mối quan hệ này không phải qua một buổi học hay một tuần học mà phải trải qua một năm học, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và nó phụ thuộc vào nghệ thuật sư phạm, cách ứng xử của người giáo viên của mỗi nhà trường đối với học sinh. - Nhưng nhìn chung về phía nhà trường chỉ có những quy định chung chung, chưa có biện pháp giáo dục đạo đức cụ thể, sâu sát với từng đối tượng học sinh. - Công tác Đội còn hạn chế, chưa thực sự đủ sức thu hút, lôi cuốn học sinh vào sân chơi bổ ích, những hình thức vui chơi tập thể chưa thực sự có tác dụng giáo dục đạo đức cho các em. - Giáo viên chủ nhiệm phần lớn dành thời gian cho công việc truyền thụ kiến thức, chưa thực sự quan tâm nhiều về vấn đề rèn luyện, sửa chữa những hành vi đạo đức chưa tốt cho học sinh. b/ Gia đình: Đa số gia đình phụ huynh sống bằng nghề nông. Riêng gia đình em Đăng sống bằng nghề làm thuê. Cha mẹ em suốt ngày rong ruổi ngoài đồng làm mướn để kiếm tiền nuôi sống gia đình. Họ ít chú ý đến việc học hành của con cái. Bản thân họ lại học vấn thấp. Họ không nhận thấy được vai trò trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục con cái. Họ cho rằng: con học giỏi hay dở, tốt hay xấu là trách nhiệm của thầy cô trong nhà trường. Họ đâu hiểu chính gia đình là nơi em tiếp xúc nhiều nhất trong sinh hoạt hàng ngày từ: ăn, ở, vui chơi Những hành vi ,cử chỉ, lời nói của từng Một vài biện pháp giáo dục học sinh cá biệt. 3 Trường Tiểu học Giáo viên thực hiện: thành viên trong gia đình và những người xung quanh đều để em bắt chước. Xuất phát từ gia đình không nề nếp, thiếu sự quan tâm dạy dỗ, sự kèm cặp, nhắc nhở học hành, em Đăng trở nên lười biếng, không nghe lời thầy cô, có thái độ không tốt đối với bạn bè. c/ Môi trường xã hội: Môi trường xã hội bên ngoài có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành nhân cách của con người. Cũng như được sống trong môi trường lành mạnh, văn minh Tất nhiên mỗi cá nhân phải tự phấn đấu để hoàn thiện chính mình và ngược lại. Riêng gia đình em Đăng rất nghèo, cuộc sống không ổn định, không nề nếp. Hơn nữa, nhà em gần các tụ điểm ăn chơi, thường xuyên xảy ra các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, đá gà,cá độ Chung quanh em có nhiều học sinh bỏ học. Các hình thức ăn chơi đã dần dần tiếp cận, tiêm nhiễm với em. Đầu tiên là em đánh bài ăn chơi, sau là ăn tiền. Em ít được tiếp xúc với những trò chơi giải trí lành mạnh, không có nhiều điều kiện gặp gỡ, giao lưu với bạn bè chăm ngoan, học giỏi. Mặt khác bản thân em chưa có ý thức về mức độ nguy hiểm của những trò chơi, chưa biết chọn bạn mà chơi. Cứ ngày một ngày hai dần dần những trò chơi không lành mạnh ấy đã nhiễm vào đầu óc còn non nớt của em. Từ đó, đến trường em không còn thích thú học tập nữa. Các trò chơi với bạn bè trong lớp trở nên nhạt nhẽo, lời thầy cô nhắc nhở đối với em là một điều phiền toái và em trở thành một học sinh sống tách biệt với các bạn trong lớp. 3. Biện pháp giải quyết: Là giáo viên ngoài việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, còn có trách nhiệm giáo dục đạo đức cho các em. Tôi bắt đầu kế hoạch của mình đối với em Đăng. Qua bốn tuần đầu tôi gần như bất lực và thất bại trước thái độ học tập thiếu nghiêm túc của em. Em đến lớp với một, hai quyển vở nhàu nát, khi được gọi kiểm tra bài cũ thì em bảo không thuộc, gọi làm bài tập thì hầu như em không làm được, giờ chơi em chỉ chơi những trò chơi nguy hiểm, ngoài ra em còn thường xuyên nghỉ học với rất nhiều lý do không chính đáng. Sau đó tôi thường xuyên gần gũi với em hơn trong các giờ ra chơi, khuyên nhủ em những việc nào xấu thì không nên làm và chỉ ra những gương tốt của các bạn để em noi theo. Trong giờ học tôi thường xuyên gọi em lên bảng làm bài tập, gọi em phát biểu ý kiến xây dựng bài với mức độ tăng dần từ dễ đến khó. Em trả lời không được tôi không la rầy, khiển trách mà chỉ động viên em cố gắng trong những lần sau. Một việc làm thường xuyên không thể thiếu được là kiểm tra tập hằng ngày theo từng môn học. Điều tôi nhận thấy thay đổi sớm nhất ở em là chữ viết, tuy chưa đẹp lắm nhưng em đã biết viết ngay hàng thẳng lối và dùng thước kẻ sau những môn học và sau ngày học, điều mà tôi không hề thấy ở em ngay đầu năm học. Đến tuần đầu của tháng thứ hai, lớp chính thức bầu ban cán sự lớp. Chức vụ lớp trưởng, lớp phó do các bạn học sinh giỏi, khá đảm nhận. Còn đến các tổ trưởng, tổ phó tôi gợi ý bầu em làm tổ trưởng tổ bốn. Bất ngờ có nhiều ánh mắt dồn về phía em, rồi những cánh tay giơ lên ra hiệu tán thành. Tuy nhiên còn vài ý kiến nhỏ Một vài biện pháp giáo dục học sinh cá biệt. 4 Trường Tiểu học Giáo viên thực hiện: không đồng tình. Tôi nhìn thấy nơi em nét mặt rạng rỡ, ẩn chứa sự vui mừng và niềm phấn khởi. Để thay đổi tính cách một con người quả là việc làm không dễ và phải mất nhiều thời gian không phải ngày một, ngày hai mà em Đăng chuyển biến được. Hai, ba tuần đầu, em chưa hoàn thành nhiệm vụ của một học sinh. Chính bản thân em không thuộc bài, không làm bài đầy đủ làm ảnh hưởng đến phong trào thi đua của tổ, của lớp. Khi tôi đến thăm gia đình em, qua đôi lời tiếp chuyện mẹ em cho biết:“ Vì công việc quá bề bộn nên không có thời gian quan tâm đến việc học hành của em Đăng.” Vì sự nhận thức của phụ huynh chưa đúng đắn nên họ chưa thực sự mở ra một tương lai tươi sáng cho con mình. Tôi thật sự thất vọng nhưng vẫn cố gắng phân tích. Tôi nghĩ rằng sống trong xã hội không ngừng phát triển như hiện nay, mỗi cá nhân chúng ta phải biết tự vươn lên, rèn luyện để hoàn thiện chính mình. Những bậc phụ huynh phải biết nhìn xa trông rộng để từ đó mở lối đi cho con mình, hướng con mình đến một tương lai tươi sáng hơn nhằm góp phần đào tạo những mầm non cho đất nước. Cụ thể là vẫn có nhiều tấm gương nghèo hiếu học, vẫn có những bậc cha mẹ làm việc vất vả để nuôi con vào Đại học. Trường hợp em Đăng mới là học sinh Tiểu học, các khoản chi phí còn rất ít và ít ra những người làm cha, làm mẹ như chúng ta cần phải tạo cho con mình chỗ dựa vững chắc về tinh thần, làm nền tảng để con tự nhận thấy và tự xây dựng tiếp những bậc thang còn lại của đời mình. Bên cạnh sự giáo dục của giáo viên chủ nhiệm, công tác đội có tác động không kém phần quan trọng. Cũng nhờ công tác đội giúp em vui chơi hòa nhập cùng tập thể. Những bài hát vui tươi, hồn nhiên trong nhũng lần sinh hoạt đội, những chuyến tham quan ngoại khóa, những cái nắm tay thành vòng tròn làm cho các em xích lại gần nhau hơn. Cụ thể em Đăng đã xóa dần mặc cảm và rút ngắn khoản cách đối với bạn bè. Giáo viên chủ nhiệm luôn luôn thay đổi, bổ sung các biện pháp giáo dục kịp thời thông qua tình hình cụ thể của lớp mình và sự đóng góp, đúc kết kinh nghiệm của tổ, khối của bạn bè đồng nghiệp. Trong những kỳ họp chuyên môn của tổ khối luôn có thời gian ngắn để báo cáo xem xét tình hình hạnh kiểm của lớp mình và đề ra biện pháp thực thi. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là học tập theo nhóm, đôi bạn học tập gần nhà. Từng tổ được phân công theo khả năng giỏi, khá, trung bình, yếu. Mỗi nhóm có từ 4 đến 5 học sinh. Em giỏi có nhiệm vụ giúp đỡ, hướng dẫn, giảng giải cho những em học trung bình, yếu. Từng nhóm báo cáo kết quả vào tiết sinh hoạt cuối tuần. Vì thế chất lượng học tập ngày càng đi lên, các em thi đua học tốt và em Đăng đã từng bước tiến bộ rõ rệt. Bên cạnh đó còn có phong trào thi đua vở sạch chữ đẹp. Tiết sinh hoạt hàng tuần là lúc để các em thi tài với nhau. Mỗi tổ chọn ra một bạn đại diện thi đua. Các bạn trong tổ lần lượt được dự thi và rồi cũng đến lượt em Đăng, kết quả em chỉ đạt trung bình nhưng đó là cả quá trình tự phấn đấu đối với em làm các bạn trong tổ rất vui và hài lòng. Một vài biện pháp giáo dục học sinh cá biệt. 5 Trường Tiểu học Giáo viên thực hiện: Nhà trường, gia đình và xã hội phải có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau, tạo nên một vòng khép kín. Đó cũng là điều kiện tất yếu góp phần giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Vì thế để góp phần vào việc giáo dục học sinh cá biệt, giữa gia đình và nhà trường cần có thông tin hai chiều thông qua các cuộc họp phụ huynh theo học kì. Trong các cuộc họp, giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ báo cáo tình hình cụ thể về kết quả học tập lẫn đạo đức của từng học sinh, đặc biệt là những em học kém, chưa ngoan giáo viên phải trực tiếp trao đổi riêng với các bậc phụ huynh để được tiếp nhận ý kiến phản hồi từ phía gia đình học sinh. Ngoài ra còn bầu chọn chi hội trưởng, chi hội phó cùng nhau bàn bạc, trao đổi ý kiến, kết quả là giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh có sự cảm thông, thống nhất cùng nhau đề ra những biện pháp hữu hiệu để giáo dục các em ngày một tốt hơn. Tuy nhiên đối với em Đăng, giữa gia đình và giáo viên cần có mối quan hệ thường xuyên hơn để giáo viên kịp thời thông báo những tiến triển hay những mặt còn hạn chế của em đến gia đình. Sau nhiều lần tiếp xúc với bản thân em và gia đình em, báo cáo cụ thể về hạnh kiểm và kết quả học tập của em một cách nhẹ nhàng, gần gũi và tế nhị. Cuối cùng cha mẹ em cũng đã nhận ra những sai sót của mình. Một lời cảm ơn đầy hứa hẹn và quyết tâm đã trở thành nguồn động lực rất lớn giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ, giúp em Đăng trở thành học sinh chăm ngoan. 4. Kết quả chuyển biến đối tượng: Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa ngoan, tôi đã áp dụng nhiều biện pháp cụ thể trong suốt quá trình giáo dục em, luôn có sự kiểm nghiệm đánh giá bổ sung các biện pháp thiết thực nhằm hạn chế đến mức tối thiểu hành vi đạo đức chưa ngoan của học sinh Tiểu học. Riêng em có chuyển biến rất rõ rệt. Em nhận ra những sai lầm của mình và hiểu được thế nào là hành vi, cử chỉ tốt cần học và những điều xấu cần tránh. Em có nhiều tiến bộ trong học tập như: chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài học, học bài và làm bài đầy đủ. Những bài chưa hiểu, em mạnh dạn hỏi lại thầy cô và bạn bè xung quanh. Kết quả khả quan nhất là kết quả đạo đức của em, từ một học sinh chưa ngoan hay nói tục, chửi thề, chọc ghẹo các bạn trong lớp. Giờ đây em có ý thức về hành vi của mình. Biết vâng dạ khi thầy cô gọi, nói chuyện hoà nhã, lịch sự với bạn bè trong lớp, đi học đúng giờ, thực hiện nghiêm túc nội qui của trường, của lớp và em còn biết chào hỏi người lớn tuổi khi ra đường. Kết quả cuối năm học em đạt học lực loại khá, hạnh kiểm thực hiện đầy đủ. III. Kết luận: Ngày nay, trước những thành tựu to lớn của khoa học kĩ thuật, đòi hỏi phải có những con người phát triển toàn diện. Sự phát triển không cân sức giữa khoa học và đạo đức là nỗi lo cho những con người làm công tác giáo dục nói riêng và cho toàn cộng đồng nói chung. Muốn vậy ta cần giáo dục đạo đức cho học sinh ngay từ bậc Tiểu học. Để việc giáo dục đạo đức các em đạt hiệu quả tốt, đòi hỏi lương tâm và trách nhiệm của mỗi giáo viên chủ nhiệm với tính sáng tạo, chủ động, nhiệt tâm trong quá trình truyền thụ kiến thức và hình thành nhân cách cho học sinh, những Một vài biện pháp giáo dục học sinh cá biệt. 6 Trường Tiểu học Giáo viên thực hiện: công dân mới, công dân chân chính của tương lai được thể hiện ngay từ bậc Tiểu học. 1. Tóm lược giải pháp: Đội ngũ thầy cô giáo, nhà trường, gia đình và xã hội cần tạo cho các em môi trường sống lành mạnh, bổ ích để hình thành và phát triển nhân cách. Ba yếu tố trên phải có sự thống nhất, phối hợp chặt chẽ trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau. Qua các biện pháp tôi thực hiện để giúp học sinh cá biệt tiến bộ, tôi nhận thấy muốn đạt kết quả tốt phải lần lượt làm các công việc sau : - Nâng cao nhận thức của phụ huynh về việc học tập và giáo dục đạo đức của con cái . - Tìm hiểu nguyên nhân khiến các em trở thành học sinh cá biệt. - Lựa chọn các phương pháp giáo dục thích hợp để các em hoà nhập cùng với các bạn . - Kết hợp chặt chẽ các mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội để kịp thời trao đổi, bàn bạc tìm hướng giải quyết tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho các em. - Phải tạo sự đoàn kết, yêu thương giúp đỡ của học sinh trong lớp thông qua các phong trào, tạo cho các em động cơ thích thú học tập. Trong việc uốn nắn các em, giáo viên chủ nhiệm phải luôn giữ thái độ bình tĩnh, không nóng vội, không dùng lời lẽ nặng nề với các em, gần gũi với các em, xem học sinh là con em của mình, chia sẻ vui buồn, lắng nghe ý kiến của các em để từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp. - Trong suốt quá trình thực hiện biện pháp giáo dục, người giáo viên phải biết kìm chế, kiên nhẫn, không đòi hỏi nhiều ở các em. Đây là những điều kiện quan trọng cần thiết dẫn đến sự thành công mỹ mãn. 2. Phạm vi đối tượng áp dụng : Với những biện pháp tôi trình bày và đã thực hiện trong năm học 2010-2011, nó có thể áp dụng trong các khối lớp của bậc Tiểu học. Nếu thực hiện như thế thì sẽ góp phần làm hạn chế những hành vi đạo đức chưa ngoan của học sinh. Người viết Một vài biện pháp giáo dục học sinh cá biệt. 7 Trường Tiểu học Giáo viên thực hiện: I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI a. Cơ sở lý luận: Cùng với sự phát triển của các môn khoa học khác, môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng ngày càng khẳng đònh được vò trí, nhiệm vụ của nó một cách rõ ràng, cụ thể và đầy đủ. Việc dạy Tập làm văn ở Tiểu học góp phần rèn luyện cho học sinh sử dụng đúng tiếng mẹ đẻ, mở rộng vốn sống, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mỹ, hình thành nhân cách cho học sinh. Ở lớp Năm thể loại văn miêu tả chiếm 65% thời lượng trong toàn bộ chương trình Tập làm văn . Văn miêu tả được chia thành các kiểu bài khác nhau căn cứ vào đối tượng miêu tả. Kiểu bài tả cảnh được học sau khi học sinh học tả đồ vật, tả con vật. Vì tả cảnh là chủ đề khó so với các em. Khi làm bài văn tả cảnh, đòi hỏi các em phải biết quan sát, phải có sự tinh tế, biết chọn lọc để tả đối tượng một cách sinh động, có tâm hồn và có cảm xúc. Tập làm văn có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn kỹ năng nghe, nói, viết. Nhưng học sinh còn lúng túng không biết lắng nghe những gì? Nói gì? Và viết gì? Đối với văn tả cảnh các em còn bỡ ngỡ chưa có kinh nghiệm. Đối với cả giáo viên và học sinh đều chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của các tiết học hướng dẫn học sinh quan sát, lập dàn ý và viết đoạn văn nên chất lượng học tập phân môn này còn rất nhiều hạn chế. Vì thế cần có biện pháp giúp học sinh quan sát, lập dàn ý và viết đoạn văn nhất là đối với kiểu bài tả cảnh. b. Cơ sở thực tiễn: Năm học 1010 – 2011 lặng lẽ trôi qua hết 3 tuần đầu mà người giáo viên chưa biết vì sao học sinh lười học văn, rất sợ viết đoạn văn , lập dàn ý một bài văn? Qua thực tế các giờ lên lớp dạy Tập làm văn tôi nhận thấy các em chưa chuẩn bò bài tốt, viết một đoạn văn rất “cực khổ”, đối với các đoạn văn tả cảnh, các em kể nhiều hơn tả, liệt kê là chủ yếu, chưa biết chọn lọc các chi tiết hay, sinh động. Viết văn thì không thành câu, viết câu thiếu thành phần, sai nhiều lỗi chính tả lại không biết sử dụng dấu câu, viết các câu văn tối nghóa, nghèo vốn từ. Các em chưa tiếp cận với vẻ đẹp của con người và thiên nhiên đất nước. Chính vì thế, bài văn các em chưa bộc lộ cảm xúc cá nhân, chỉ miêu tả qua loa, sơ sài, một cách máy móc bên ngoài của cảnh, còn cái ẩn chứa bên trong là tâm trạng vui, buồn,… của sự vật thì các em không thể hiện được. Từ thực tế trên, bản thân học hỏi và tìm tòi một vài biện pháp giúp học sinh quan sát, lập dàn ý và viết hoàn chỉnh, sinh động một đoạn văn tả cảnh. Một vài biện pháp giáo dục học sinh cá biệt. 8 Trường Tiểu học Giáo viên thực hiện: 2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI: Tích cực hóa hoạt động của học sinh, nâng cao hiệu quả việc dạy học sinh làm văn nhất là văn tả cảnh là vấn đề rất quan trọng và hết sức cần thiết nhằm vận dụng các hiểu biết và kỹ năng về Tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện, cung cấp góp phần hoàn thiện kỹ năng làm tốt bài văn tả cảnh đồng thời vun đắp tình yêu tiếng Việt, biết giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp tiếng nói dân tộc, hình thành nhân cách con người Việt Nam. Giúp các em có được khả năng viết bài văn sinh động, xúc tích, giàu hình ảnh, biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả, biết sử dụng các giác quan khi quan sát miêu tả, biết phát hiện lỗi viết sai của mình và của bạn đồng thời chữa được các lỗi đó. Từ đó hình thành, rèn luyện và bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng đúng đắn trong việc học phân môn Tập làm văn. 3. LỊCH SỬ ĐỀ TÀI: Có lẽ đề tài này được rất nhiều đồng nghiệp nghiên cứu và tìm tòi. Riêng bản thân tôi muốn rèn luyện và hình thành ở các em kỹ năng phân tích đề, quan sát ,lập dàn ý và viết đoạn văn tả cảnh góp phần vào việc hoàn chỉnh một bài văn miêu tả. 4. PHẠM VI ĐỀ TÀI: Đề tài gồm các biện pháp thực hiện giúp cho học sinh khối lớp Bốn và khối Năm học và thực hành viết một đoạn văn tả cảnh hoàn chỉnh. Một vài biện pháp giáo dục học sinh cá biệt. 9 Trường Tiểu học Giáo viên thực hiện: II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM 1. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI: Việc dạy và học văn tả cảnh ở lớp Năm bên cạnh những ưu điểm mang lại một số kết quả nhất đònh vẫn còn khá nhiều hạn chế. Hạn chế lớn nhất, dễ thấy nhất là bệnh công thức, máy móc thiếu đi tính chân thật trong cả cách dạy và cách học biểu hiện như sau: - Vay mượn ý của người khác thường là những bài văn mẩu, học sinh thường học thuộc để chép vào bài làm của mình. Các em không cần phải quan sát, không cần có cảm xúc riêng đối với đối tượng được miêu tả, thậm chí có khi các em chưa hiểu mình viết những gì? Đoạn văn, bài văn có nội dung, ý nghóa gì? - Khi miêu tả các em còn hời hợt, chung chung không có sắc thái riêng biệt nào của đối tượng được tả. Bài văn mờ nhạt do các em chưa biết cách quan sát, chưa biết tưởng tượng cũng như hồi tưởng kinh nghiệm sống của bản thân. - Về phía giáo viên: để đối phó với việc học sinh làm bài kém, để đảm bảo chất lượng khi kiểm tra, giáo viên cho học sinh học thuộc bài văn mẩu để khi đề bài tương tự cứ thế chép ra. Dẫn đến tình trạng cả thầy và trò đều lệ thuộc vào văn mẩu. Qua khảo sát chất lượng 32 học sinh lớp chủ nhiệm năm học 1010 – 2011, kết quả như sau: + Số bài học sinh biết lập dàn ý và viết được đoạn văn: 3 + Số bài học sinh lập được dàn ý nhưng chưa viết được đoạn văn: 7 + Số bài học sinh chưa biết lập dàn ý, chưa viết được đoạn văn: 22 Như vậy tỉ lệ học sinh chưa biết lập dàn ý và viết đoạn văn khá cao. Hầu như các em chỉ biết khi làm văn là viết cho xong và nộp bài. Nguyên nhân do đâu? Một phần cũng bởi giáo viên chưa chuẩn bò chu đáo khi hướng dẫn các em làm bài còn học sinh chưa biết quan sát đối tượng miêu tả còn đại khái lướt qua nên không tìm được ý, nghèo ý, bài làm không sáng tạo, không biết ghi chép những gì mà mình quan sát được một cách rõ ràng, thiếu sự tưởng tượng, ít cảm xúc, vốn ngôn ngữ còn quá ít. Từ những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng tới chất lượng giờ học, không gây hứng thú học tập cho học sinh. Chính vì thế làm sao để giúp các em biết cách quan sát, lập dàn ý để có thể viết tốt một đoạn văn là nền tảng tiến tới hoàn thành tốt một bài văn? Một vài biện pháp giáo dục học sinh cá biệt. 10 [...]... để các em hiểu và vận dụng vào bài viết Kết hợp hài hòa các yếu tố xây dựng nội dung, diễn đạt có nghệ thuật và bộc lộ cảm xúc làm cho đoạn văn có hình ảnh, sinh động, giàu cảm xúc và kết quả bài làm cao hơn Giáo viên cấn bồi dưỡng cách làm văn qua phân môn của Tiếng Việt như: + Tập đọc: hướng dẫn các em về cách dùng từ ngữ, hình ảnh hay, phân tích tâm trạng cảm xúc của nhân vật qua các bài tập đọc... viên với vai trò tổ chức hoạt động của học sinh phải có cách hướng dẫn các em xác đònh chính xác, cụ thể yêu cầu của bài, giúp học sinh chủ động tìm kiếm thông tin để làm bài Muốn làm bài văn đạt kết quả cao thì giáo viên phải có các bước hướng dẫn cụ thể, rõ ràng thông qua hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời Từ đó học sinh cảm thấy không ngại, không sợ học tiết tập làm văn vì các em đã nắm được các trình . tuệ cùng với sức mạnh tinh thần và đạo đức của con người cần được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực. Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh là đòi hỏi. góp phần nâng cao chất Một vài biện pháp giáo dục học sinh cá biệt. 1 Trường Tiểu học Giáo viên thực hiện: lượng giáo dục, quán triệt mục tiêu của Đảng và Nhà nước. Quyết tâm cao nhất 100%. đòi hỏi thường xuyên của công tác giáo dục, đồng thời cũng là đòi hỏi cấp thiết của việc nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay. Đặc biệt là khi nền kinh tế thị trường đang cuốn hút mạnh mẽ,

Ngày đăng: 01/07/2015, 13:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w