1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tình hình quản lí tài sản và vốn tại Công ty TNHH THOÁT NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU.doc

63 780 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 481,5 KB

Nội dung

tình hình quản lí tài sản và vốn tại Công ty TNHH THOÁT NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp cần có một lượng vốn nhất định Trong cơ chế bao cấp, vốn của các doanh nghiệp quốc doanh do Nhà nước cấp phát nên các hoạt động của doanh nghiệp luôn ỷ lại vào nguồn vốn trên Khi chuyển sang cơ chế thị trường vốn cấp phát của Nhà nước đối với các doanh nghiệp quốc doanh giảm mạnh Sự vận động khách quan của quá trình sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định được lượng vốn tiền tệ cần thiết và đồng thời tạo nguồn vốn cho phù hợp với sự vận động của sản xuất kinh doanh Vì vậy việc quản lý và sử dụng vốn đạt hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm vốn, giảm bớt khả năng công tác huy động các nguồn vốn và tăng tích lũy cho doanh nghiệp Lúc đó có thể đảm bảo được nhu cầu tái sản xuất mà còn hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Hiện nay nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, hoạt động của các doanh nghiệp diễn ra sôi nổi và cạnh tranh gay gắt lẫn nhau để đứng vững trên thị trường Vì vậy các doanh nghiệp phải quản lý vốn và tài sản hết sức chặt chẽ, nó giữ vai trò quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Mặt khác, công tác quản lí và dử dụng tài sản và vốn nhằm hạ thấp chi phí cho doanh nghiệp Thêm vào đó việc nâng cao trình độ khoa học công nghệ sản xuất là vấn đề quan trọng để đạt lợi nhuận tối đa và đồng thời làm tốt nhiệm vụ đối với Nhà nước.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý tài sản và vốn đối với sự phát triển của doanh nghiệp, kết hợp giữa kiến thức lý luận được tiếp thu ở nhà trường và tài liệu tham khảo thực tế, cũng với sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình

của các anh chị trong phòng kế toán của công ty, đề tài “tình hình quản lí tàisản và vốn tại Công ty TNHHTHOÁT NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

Trang 2

TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU” được chọn với mục đích tìm hiểu thêm về vấn đề quản lí và sử dụng vốn tại doanh nghiệp và từ đó đề xuất các giải pháp có

thể nhằm nâng cao chất lượng sử dụng và quản lý vốn tại công ty

Mục tiêu đề tài

Trong quản lý, các nhà quản trị phải thường xuyên tiến hành việc phân tích, đánh giá tình hình sử dụng vốn Dựa vào các hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả để tìm ra những nguyên nhân, rút ra các bài học kinh nghiệm và có các biện pháp kịp thời nhằm bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Do đó, mục tiêu của việc quản lý vốn nhằm:

- Đảm bảo sử dụng vốn một cách hợp lý và tiết kiệm.

- Hạ thấp chi phí sản xuất, tiết kiệm chi phí bảo quản đồng thời thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và thanh toán các khoản công nợ một cách kịp thời nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu tài liệu: tài liệu nội bộ tại công ty TNHH Thoát nước và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Quan sát trực tiếp, đánh giá tổng hợp, so sánh hoạt động quản lý và sử dụng vốn của công ty.

Trang 3

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Lý luận chung về TSCĐ và vốn cố định của doanh nghiệp.1.1.1 TSCĐ và vốn cố định của doanh nghiệp

1.1.1.1.TSCĐ của doanh nghiệp

Tư liệu lao động là một trong những yếu tố vật chất không thể thiếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Tuy nhiên, các tư liệu lao động dùng cho hoạt động của doanh nghiệp cũng có nhiều loại Để phục vụ cho yêu cầu quản lý, các tư liệu lao động thường được phân chia thành hai loại là TSCĐ và công cụ, dụng cụ nhỏ Trong đó những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài (tối thiểu từ 1 năm trở lên) được gọi là các TSCĐ, các tư liệu lao động còn lại được gọi là công cụ, dụng cụ nhỏ Mức giá trị tối thiểu của TSCĐ được quy định riêng tùy theo điều kiện ở mỗi nước và trong từng thời kì.

Các TSCĐ của doanh nghiệp có thể là những tài sản hữu hình như máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải,… Hay là những tài sản vô hình được thể hiện ở giá trị các nguồn lực đã đều tư phục vụ cho nhiều chu kỳ sản xuất như chi phí mua các sáng chế hoặc giá trị các thương hiệu doanh nghiệp và lợi thế thương mại,…

Như vậy, TSCĐ của doanh nghiệp là những tư liệu lao động có giá trị lớn, có thời gian sử dụng lâu dài cho các hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời thỏa mãn các tiêu chuẩn quy định của TSCĐ Ơû Việt Nam, các TSCĐ ngoài tiêu chuẩn định lượng về giá trị và thời gian sử dụng còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn định tính như khả năng chắc chắn thu được lợi ích trong việc sử dụng tài sản trong tương lai; sự tin cậy của nguyên giá tài sản được xác định.

Trang 4

Đặc điểm cơ bản của các TSCĐ là có thể tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Trong quá trình đó, hình thái vật chất và tính năng sử dụng ban đầu của TSCĐ không thay đổi Tuy nhiên, giá trị của nó bị hao mòn dần cùng với việc chuyển dịch từng phần giá trị vào giá trị sản phẩm sản xuất ra Sau thời gian dài, TSCĐ mới cần thay thế, đổi mới khi các TSCĐ đã khấu hao hết hoặc xét thấy sử dụng không còn hiệu quả Số tiền khấu hao TSCĐ lũy kế lại hình thành quỹ khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp.

1.1.1.2 Phân loại TSCĐ của doanh nghiệp.

TSCĐ của doanh nghiệp có nhiều loại, thông thường được phân loại theo các tiêu thức chủ yếu sau:

- Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.

- Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng: TSCĐ dùng cho hoạt động kinh doanh; TSCĐ dùng cho phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng; TSCĐ bảo quản, cất trữ hộ Nhà nước.

- Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế: nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc thiết bị; phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; thiết bị dụng cụ quản lý; vườn cây lâu năm, súc vật làm việc để tạo ra sản phẩm.

- Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng: TSCĐ đang sử dụng cho hoạt động kinh doanh và hoạt động khác; TSCĐ chưa sử dụng; TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lý.

1.1.1.3.Vốn cố định của doanh nghiệp.

Để có được các TSCĐ sử dụng trong kinh doanh các doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng vốn tiền tệ nhất định Số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng hình thành TSCĐ gọi là vốn cố định của doanh nghiệp Quy mô TSCĐ dùng cho hoạt động của các doanh nghiệp lớn hay nhỏ sẽ quyết định đến quy mô vốn cố định của các doanh nghiệp

Trang 5

Các đặc điểm của TSCĐ có ảnh hưởng rất lớn đến đặc điểm chu chuyển cũng như phương thức quản lý và sử dụng vốn cố định của các doanh nghiệp Do TSCĐ được sử dụng nhiều năm, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên vốn cố định cũng có thời gian chu chuyển dài Trong mỗi chu kì sản xuất kinh doanh, vốn cố định chỉ chuyển dịch từng phần giá trị vào giá trị sản phẩm và được thu hồi toàn bộ khi TSCĐ hết thời gian Phần giá trị vốn cố định chuyển dịch vào giá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn của TSCĐ cấu thành chi phí khấu hao TSCĐ Phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa dịch chuyển phản ánh phần giá trị của TSCĐ cần tiếp tục khấu hao theo thời gian sử dụng của tài sản Khi hết thời gian sử dụng, toàn bộ giá trị vốn cố định được thu hồi và vốn cố định đã hoàn thành một vòng chu chuyển.

Vốn cố định là bộ phận quan trọng cấu thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp Việc quản lý vốn cố định, bảo toàn và phát triển vốn cố định của doanh nghiệp phải gắn liền với việc quản lý, sử dụng TSCĐ có hiệu quả mà một trong các nội dung quan trọng là việc lựa chọn phương pháp khấu TSCĐ của doanh nghiệp.

1.1.2.Hao mòn và khấu hao TSCĐ 1.1.2.1 Hao mòn TSCĐ

Trong quá trình sử dụng, TSCĐ luôn bị hao mòn cả về giá trị và giá trị sử dụng Hao mòn thường được chia thành hai loại là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình

- Hao mòn hữu hình là sự giảm sút về giá trị sử dụng và theo đó là giá trị của TSCĐ theo thời gian sử dụng và cường độ sử dụng của tài sản

- Hao mòn vô hình chính là sự sụt giảm thuần túy của giá trị của TSCĐ (mất giá) do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ.

Về mặt kinh tế, hao mòn TSCĐ dù xảy ra dưới hình thức nào cũng là sự tổn thất giá trị TSCĐ của doanh nghiệp Vì thế trong quá trình sử dụng doanh nghiệp

Trang 6

cần có biện pháp để hạn chế, giảm thiểu các tổn thất do hao mòn TSCĐ Đồng thời, khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng hoặc xét thấy việc sử dụng TSCĐ không còn hiệu quả thì cần mạnh dạn thay thế, đổi mới TSCĐ để nâng cao hiểu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.

Hệ số hao mòn TSCĐ = TổngSốnguyênkhấuhao giálũyTSCĐkế

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn TSCĐ, qua đó gián tiếp phản ánh năng lực còn lại của TSCĐ và vốn cố định ở tại thời điểm đánh giá Hệ số này càng gần 1 chứng tỏ TSCĐ gần thời điểm hết hạn sử dụng, vốn cố định đã gần thu hồi hết.

1.1.2.2 Khấu hao TSCĐ

Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ có hệ thống giá trị phải thu hồi của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ đó Khấu hao TSCĐ là một yếu tố chi phí cấu thành giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Tuy nhiên, khác với các loại chi phí khác, khấu hao là khoản chi phí thu hồi vốn đầu tư ứng trước hình thành TSCĐ, vì thế không tạo nên dòng tiền mặt trong kỳ Số tiền khấu hao thu hồi được tích lũy lại hình thành quỹ khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp Quỹ này dùng để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng TSCĐ của doanh nghiệp khi hết thời hạn sử dụng Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp có quyền chủ động sử dụng số tiền khấu hao thu hồi một cách linh hoạt, hiệu quả nhưng phải đảm bảo hoàn trả đúng hạn nguồn vốn này khi kinh doanh có nhu cầu tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng TSCĐ của doanh nghiệp.

Về nguyên tắc mức khấu hao TSCĐ phải phù hợp với mức độ hao mòn của TSCĐ của doanh nghiệp trong quá trình sử dụng Điều này không chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp bảo toàn vốn cố định; đáp ứng yêu cầu đổi mới, thay thế hoặc nâng cấp TSCĐ của doanh nghiệp; đánh giá đúng chi phí và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trang 7

Để khấu hao TSCĐ, các doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp với doanh nghiệp mình Thông thường có các phương pháp khấu hao cơ bản sau:

a Phương pháp khấu hao theo đường thẳng

Đặc điểm của phương pháp này là mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao TSCĐ được tính bình quân theo thời hạn sử dụng TSCĐ Mức khấu hao và tỷ lệ khấu

hao được xác định theo công thức:

Mức khấu hao = NguyênThời giá gianTSCĐsửdụngphảiTSCĐkhấuhao

Và: Tỷ lệ khấu hao = Nguyên giáMứcTSCĐkhấuphảihaokhấuhao *100% Tỷ lệ khấu hao =Thời giansử1dụngTSCĐ *100%

Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng Đối với TSCĐ hình thành do mua sắm, nguyên giá bao gồm giá mua thực tế phải trả, chi phi vận chuyển, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ và lãi tiền vay đầu tư TSCĐ, thuế không được hoàn trả Đối với TSCĐ doanh nghiệp tự xây dựng hoặc TSCĐ vô hình, nguyên giá là tổng giá trị thực tế mà doanh nghiệp đã chi để xây dựng TSCĐ hoặc đã đầu tư vào TSCĐ vô hình đó.

Thời gian sử dụng TSCĐ được xác định trên cơ sở tuổi thọ về kĩ thuật, tuổi thọ kinh tế của TSCĐ và dự tính cho suốt thời gian hoạt động của tài sản Đây là công việc khá phức tạp, thường phải xem xét đầy đủ các yếu tố về mặt kĩ thuật – công nghệ chế tạo và tính kinh tế trong việc sử dụng TSCĐ nhằm hạn chế các ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình.

Trang 8

Phương pháp khấu hao theo đường thẳng có ưu điểm là tính toán đơn giản, chi phí khấu hao được phân bổ vào giá thành ổn định; cho phép dự kiến trước thời hạn thu hồi vốn đầu tư vào TSCĐ Tuy nhiên phương pháp này không thật phù hợp với các loại TSCĐ có thời gian hoạt động không đều giữa các thời kỳ (hoạt động thời vụ), thu hồi vốn chậm chịu ảnh hưởng bất lợi giữa hao mòn vô hình.

b Phương pháp khấu hao khấu hao nhanh

Thực chất của khấu hao nhanh là đẩy nhanh việc thu hồi vốn trong những năm đầu sử dụng TSCĐ Khấu hao nhanh có thể thực hiện theo hai phương pháp là khấu hao theo số dư giảm dần và khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng.

+ Khấu hao theo số dư giảm dần: Theo phương thức này mức khấu hao hàng năm được xác định bằng cách lấy giá trị còn lại của TSCĐ phải tính khấu hao nhân với tỷ lệ khấu hao bình quân.

Công thức tính toán như sau:

MKH = NGCi * TKHTrong đó:

MKH : Mức khấu hao hàng năm TSCĐ

NGCi : Giá trị còn lại của TSCĐ ở đầu năm thứ i TKH : Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm của TSCĐ i : Thứ tự năm sử dụng TSCĐ (i = 1  n)

Tỷ lệ khấu hao hằng năm bằng cách lấy tỷ lệ khấu hao bình quân nhân với hệ số điều chỉnh khấu hao nhanh Theo kinh nghiệm thực tế của các nước, hệ số điều chỉnh thường xác định là:

- 1,5 nếu TSCĐ có thời hạn sử dụng từ 3 - 4 năm - 2 nếu TSCĐ có thời hạn sử dụng từ 4 - 5 năm - 2,5 nếu TSCĐ có thời hạn sử dụng từ 6 năm trở lên.

Trang 9

Cần thấy rằng khi tính khấu hao theo phương pháp số dư, do ảnh hưởng của yếu tố kĩ thuật tính toán nên đến hết năm cuối vẫn còn lại một phần giá trị TSCĐ chưa được thu hồi Để khắc phục tình trạng này, trong những năm cuối người ta thường chuyển sang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi

+ Khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng (khấu hao theo tổng số).

Theo phương pháp này , mức khấu hao hàng năm được xác định bằng

nguyên giá TSCĐ nhân với tỷ lệ khấu hao của từng năm tính khấu hao Côngthức tính như sau:

MKH = NGKH * TKH

Trong đó:

MKH : Mức khấu hao hàng năm TSCĐ

NGKH : Nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao.

TKHi : Tỷ lệ khấu hao giảm dần của năm cần tính khấu hao.

Tỷ lệ khấu hao giảm dần của năm cần tính khấu hao được tính theo hai cách: - Cách 1: Lấy số năm sử dụng còn lại của TSCĐ cho đến khi hết thời hạn sử dụng chia cho tổng số thứ tự năm sử dụng.

- Cách 2: Aùp dụng công thức.

TKHi = 2(TT(T t1)1)

Trong đó: TKHi : Tỷ lệ khấu hao giảm dần của năm cần tính khấu hao T : Thời hạn sử dụng TSCĐ.

t : Thời điểm (năm) cần tính khấu hao

Phương pháp khấu hao nhanh có ưu điểm cơ bản là giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư, hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình, tạo hiệu ứng lá chắn thuế cho doanh nghiệp do làm giảm thuế thu nhập doanh

Trang 10

nghiệp phải nộp Tuy nhiên khấu hao nhanh cũng làm tăng chi phí kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp Việc tính toán khấu hao cũng phức tạp hơn và trong một mức độ nhất định chi phí khấu hao cũng không hoàn toàn phù hợp với mức độ hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng.

c Phương pháp khấu hao khấu hao theo sản lượng.

Theo phương pháp này mức khấu hao hàng năm được xác định bằng cách lấy sản lượng dự kiến sản xuất hàng năm nhân với định mức trích khấu hao cho

một đơn vị sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành Công thức tính như

MKH = QSP * MKHđvTrong đó: MKH : Mức khấu hao hàng năm TSCĐ

QSP : Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm MKHđv : Mức khấu hao đơn vị sản phẩm

Mức khấu hao đơn vị sản phẩm được tính bằng cách lấy nguyên giá TSCĐ phải khấu hao chia cho tổng sản lượng dự tính sản xuất trong cả đời hoạt độngcủa TSCĐ Trường hợp tính khấu hao theo sản lượng tháng thì lấy sản lượng sản xuất trong tháng nhân với mức khấu hao mức bình quân cho 1 đơn vị sản phẩm.

Phương pháp khấu hao theo sản lượng thích hợp với những TSCĐ có mức độ hoạt động không đồng đều giữa các thời kì Do khấu hao được tính theo khối lượng sản phẩm hoặc công việc thực tế thực hiện nên phản ánh chính xác hơn mức độ hao mòn TSCĐ vào giá trị sản phẩm Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi việc ghi chép khối lượng công việc, sản phẩm do TSCĐ thực hiện phải chu đáo.

Trang 11

Tóm lại, mỗi phương pháp khấu hao có ưu và nhược điểm riêng Hiện tại các

doanh nghiệp được phép lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp với doanh nghiêp mình Doanh nghiệp có thể thực hiện khấu hao nhanh để sớm thu hồi vốn song mức khấu hao tối thiểu không được thấp hơn mức khấu hao do Bộ tài chính quy định đối với từng loại TSCĐ.

1.1.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ và vốn cố định

Để đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ và vốn cố định người ta thường sử dụng các chỉ tiêu cơ bản sau:

1.1.3.1 Hiệu suất sử dụng TSCĐ.

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ sử dụng trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Nguyên giá TSCĐ bình quân được tính theo phương

pháp bình quân số học giữa cuối kỳ và đầu kỳ Công thức tính như sau:

Hiệu suất sử dụng TSCĐ = NguyênDoanh giáTSCĐthuthuầnbìnhquân

1.1.3.2 Hiệu suất sử dụng vốn cố định:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần Vốn cố định sử dụng trong kỳ là phần còn lại của nguyên giá TSCĐ Vốn cố định bình quân được tính theo phương pháp bình quân số học

giữa cuối kì và đầu kì Công thức được tính như sau:

Hiệu suất sử dụng VCĐ = VốnDoanhcốđịnhthubìnhthuầnquân

1.1.3.3 Hàm lượng vốn cố định.

Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện được một đồng doanh thu thuần cần có bao nhiêu đồng vốn cố định Hàm lượng vốn cố định càng thấp càng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao và ngược lại.

Hàm lượng VCĐ = VốnDoanhcốđịnhthubìnhthuầnquân

1.1.3.4 Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định.

Trang 12

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định sử dụng có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (hoặc sau) thuế Tỷ suất lợi nhuận VCĐ càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCĐ càng lớn và ngược lại.

Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = LợiVốnnhuậncốđịnhtrướcbình(sau)quânthuế

1.2 Lý luận chung về tài sản lưu động và vốn lưu động của doanh nghiệp.1.2.1 Tài sản lưu động và vốn lưu động.

1.2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động.

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài TSCĐ còn cần có các TSLĐ Số vốn tiền tệ ứng trước để mua sắm, hình thành TSLĐ thường xuyên, cần thiết của doanh nghiệp được gọi là vốn lưu động.

TSLĐ của doanh nghiệp thường được chia thành hai loại: TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông.

- TSLĐ sản xuất bao gồm các loại như : nguyên vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế dự trữ sản xuất và các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm đang trong quá trình sản xuất.

- TSLĐ lưu thông gồm các loại tài sản nằm trong quá trình lưu thông như: thành phẩm chờ tiêu thụ, vốn trong thanh toán, vốn bằng tiền…

Trong quá trình kinh doanh, TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn vận động, luân chuyển, đổi chỗ lẫn nhau để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được liên tục.

Sự hình thành TSLĐ đòi hỏi phải có lượng vốn lưu động để mua sắm, hình thành nên các TSLĐ đó Do TSLĐ có thời hạn sử dụng ngắn nên vốn lưu động cũng luân chuyển nhanh, hình thái biểu hiện của nó cũng luôn thay đổi theo các giai đoạn của quá trình sản xuất Từ vốn tiền tệ ban đầu trở thành vốn dự trữ vật tư hàng hóa, vốn sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm và cuối cùng trở lại hình thái vốn bằng tiền Kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh, giá trị

Trang 13

của vốn lưu động được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được bù đắp lại khi doanh nghiệp thu được tiền bán hàng hóa, dịch vụ Quá trình này diễn ra thường xuyên, liên tục và được lặp lại sau mỗi chu kì sản xuất kinh doanh, tạo thành vòng tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động

Vậy, vốn lưu động là nguồn vốn huy động để tài trợ cho tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.

1.2.1.2 Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp.

Để quản lý tốt vốn lưu động cần phải tiến hành phân loại vốn lưu động Thông thường có các cách phân loại chủ yếu sau:

- Phân loại theo vai trò của vốn lưu động: theo tiêu thức này VLĐ được chia thành:

+ Vốn lưu động trong giai đoạn dự trữ: vốn nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng, công cụ, dụng cụ nhỏ.

+ Vốn lưu động trong giai đoạn sản xuất :sản phẩm dở dang, bán thành phẩm

+ Vốn lưu động trong giai đoạn lưu thông : vốn thành phẩm, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, vốn đầu tư ngắn hạn

Cách phân loại này cho thấy vai trò của từng loại VLĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó lựa chọn, bố trí cơ cấu vốn hợp lý trong từng giai đoạn, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện nhịp nhàng và liên tục.

- Phân loại theo hình thái biểu hiện: theo tiêu thức này vốn lưu động được chia thành:

+ Vốn vật tư, hàng hóa :vốn hàng tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm, bán thành phẩm,….

+ Vốn bằng tiền: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu….

Trang 14

+ Vốn về chi phí trả trước: là những khoản chi phí lớn hơn thực tế đđã phát sinh và có liên quan đến nhiều chu kì kinh doanh nên được phân bổ vào giá thành sản phẩm như: chi phí sữa chữa lớn TSCĐ, chi phí thuê tài sản, chi phí cải tiến kỹ thuật,…

Cách phân loại này giúp cho việc đánh giá mức dự trữ tồn kho và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

1.2.1.3 Xác định nhu cầu VLĐa Các nhân tố ảnh hưởng VLĐ

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục và được lặp lại theo chu kỳ kinh doanh Trong mỗi giai đoạn của chu kì kinh doanh đều phát sinh nhu cầu vốn lưu động Đó là số vốn tiền tệ cần thiết để hình thành lượng dự trữ hàng tồn kho và bù đắp chênh lệch khoản phải thu, phải trả

giữa doanh nghiệp và khách hàng Công thức được tính như sau:

Nhu cầu VLĐ = Mức dự trữ hàng tồn kho + Khoản phải thu – Khoản phải trả.

Trong quản lí VLĐ cần xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên, cần thiết phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp Đó là số vốn lưu động cần thiết, tối thiểu để đảm bảo cho hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường và liên tục

- Nếu dưới mức sản xuất này kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị ngừng trệ, gián đoạn.

- Nếu trên mức cần thiết lại gây nên ứ đọng vốn, sử dụng vốn lãng phí và kém hiệu quả.

Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp không cố định và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lư động của doanh nghiệp là:

Trang 15

- Đặc điểm, tính chất của ngành nghề kinh doanh (chu kì kinh doanh, quy mô kinh doanh, tính chất thời vụ, kỹ thuật công nghệ sản xuất…)

- Yếu tố mua sắm, dự trữ vật tư, tiêu thụ sản phẩm (khoảng cách giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp và nhà tiêu thụ, biến động giá cả thị trường, phương tiện vận tải…).

- Các chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, tín dụng thương mại, tổ chức công tác thanh toán tiền bán hàng…

Việc xác định đúng đắn các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp cho doanh nghiệp có biện pháp quản lí, sử dụng có hiệu quả vốn lưu động.

b.Vai trò xác định nhu cầu vốn lưu động

Xác định nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp đóng các vai trò chủ yếu như sau:

- Đảm bảo đủ lượng vốn lưu động, tránh tình trạng thiếu hoặc thừa vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo quá trình sản xuất của doanh nghiệp tiếp diễn liên tục.

- Hình thành các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp nhanh và ổn định.

- Đảm bảo việc sử dụng vốn lưu động hiệu quả và tiết kiệm, là cơ sở để đánh giá hiệu quả quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.

c Nguyên tắc xác định nhu cầu vốn lưu động

Khi xác định nhu cầu vốn lưu động, doanh nghiệp cần quan tâm đến các nguyên tắc sau:

- Nhu cầu vốn lưu động phải xuất phát từ nhu cầu sản xuất, đảm bảo đủ vốn lưu động cho sản xuất vì nhu cầu vốn lưu động phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại mỗi thời kỳ xác định.

Trang 16

- Thực hiện tiết kiệm vốn lưu động, giảm lượng vốn lưu động dư thừa, đảm bảo sử dụng lượng vốn lưu động ở mức tối ưu cho sản xuất kinh doanh bằng cách thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, thời gian luân chuyển của vốn lưu động và các giai đoạn luân chuyển của vốn lưu động để có biện pháp tiết kiệm vốn lưu động cho doanh nghiệp.

- Xác định nhu cầu vốn lưu động phải dựa trên các kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch sản xuất, kế hoạch chi phí, kế hoạch thu mua nguyên vật liệu Các kế hoạch này liên quan đến lượng thu chi tiền mặt, ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp

- Xác định nhu cầu vốn lưu động phải quan tâm đến việc thu thập thông tin từ các phòng ban, có sự phối hợp và đóng góp ý kiến của các phòng ban chức năng Vì kế hoạch hoạt động của các phòng ban chức năng có ảnh hưởng đến lượng thu chi tiền mặt trong suốt quá trình luân chuyển của vốn lưu động, từ khâu cung ứng nguyên vật liệu cho đến khâu tiêu thụ

d Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động.

Nhu cầu vốn lưu động phụ thuộc vào: - Quy mô của doanh nghiệp

- Loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Nguồn tín dụng sẵn có

Vì vậy, doanh nghiệp cần dựa vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh để chọn phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động cho phù hợp Trong ngắn hạn, doanh nghiệp có thể áp dụng một số phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động đơn giản sau:

- Phương pháp phần trăm theo doanh thu - Phương pháp hồi qui đơn biến

- Phương pháp dựa vào chu kỳ vận động của vốn lưu động.

1.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Trang 17

Để đánh giá sử dụng hiệu quả vốn lưu động thường dùng các chỉ tiêu sau:

1.2.2.1 Số vòng quay của vốn lưu động.

Chỉ tiêu này phản ánh vốn lưu động luân chuyển được bao nhiêu lần trong kỳ hay một đồng vốn lưu động thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ Số vòng quay càng lớn thì càng tốt chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động

có hiệu quả Công thức được tính như sau:

Số vòng quay của VLĐ = DoanhVLĐbìnhthuquânthuần

1.2.2.2 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động.

Tỷ suất sinh lời của VLĐ = LợiVLĐnhuậnbìnhsauquânthuế

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một trăm đồng vốn lưu động đem đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp trong kỳ Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng hiệu quả vốn lưu động có hiệu quả, khả năng sinh lời của vốn lưu động cao và ngược lại

1.2.2.3 Hàm lượng vốn lưu động.

Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thì cần đầu tư bao nhiêu

đồng vốn lưu động Công thức được tính như sau:

Hàm lượng VLĐ = DoanhVLĐbìnhthuquânthuần

Mức đảm nhiệm của vốn lưu động càng thấp càng tốt, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động có hiệu quả.

1.2.3 Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động 1.2.3.1 Khái niệm.

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động phản ánh mức độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được phản ánh qua chỉ tiêu số lần luân chuyển vốn lưu động hay số vòng quay vốn lưu động.

1.2.3.2 Các chỉ tiêu tốc độ luân chuyển của vốn lưu động

Trang 18

- Số lần luân chuyển của vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quayvốn lưu động trong một thời kì nhất định, thông thường là một năm Công thức

được tính như sau:

Số lần luân chuyển VLĐ = TổngmứcVLĐluânbìnhchuyểnquânVLĐ(Trong đó: Tổng mức luân chuyển = Doanh thu thuần )

- Kỳ luân chuyển vốn lưu động:

Kỳ luân chuyển VLĐ = sốlầnSốluânngàychuyểntrongkỳVLĐ

Thời gian theo lịch của kỳ hoạt động tính theo ngày ( tháng: 30 ngày, quý: 90 ngày và năm: 360 ngày ).

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi một vòng quay của vốn lưu động trong kỳ kinh doanh cần hết bao nhiêu ngày Kỳ luân chuyển này càng ngắn chứng tỏ vốn lưu động luân chuyển càng nhanh, hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.

- Mức tiết kiệm vốn lưu động: là số VLĐ tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ Nhờ tăng tốc độ luân chuyển VLĐ nên có thể rút ra khỏi luân chuyển một số VLĐ để dùng cho hoạt động khác.

Mức tiết kiệm = mức luân chuyển vốn 1 ngày * số ngày rút ngắn kì luân chuyển

Trang 19

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÍ VỐN VÀ TÀI SẢN TẠI CÔNG TYTHOÁT NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY THOÁT NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊTỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.

Công ty Thoát nước và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được thành lập năm 2003 là một việc làm cấp thiết lúc bấy giờ vì hiện trạng hạ tầng của hệ thống thoát nước đô thị quá xuống cấp, chưa hoàn chỉnh, ngập úng thường xuyên xảy ra Hệ thống thoát nước cũ nát, thiếu thốn, không đủ khả năng thoát nước mưa và nước thải Trong khi đó hoạt động thoát nước đô thị lại do hai đầu mối quản lí là Ban Quản lý dự án thoát nước và Môi trường tỉnh và các Công ty Công trình đô thị, dẫn đến tình trạng bất cập trong điều hành quản lý, có lĩnh vực chồng chéo, có lĩnh vực đùn đẩy nhau,… Việc đầu tư cho hệ thống thoát nước luôn chắp vá, giải quyết ngập úng kiểu “cháy đâu chữa đó”, chưa xong chỗ này đã lại phát sinh chỗ khác Với tốc độ đô thị hóa cực nhanh tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nếu không nâng tầm của hoạt động thoát nước, thì chính hệ thống này sẽ làm vỡ kết cấu đô thị tương lai “thủy phá thổ”

Ngày 18/06/2003 theo Quyết định số 588/4QĐ-UB của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, công ty Thoát nước và Phát triển Đô thị tỉnh ra đời với nhiều chức năng khác nhau trong đó có nhiệm vụ vận hành khai thác, duy tu, bảo dưỡng và đầu tư xây dựng các công trình thu gom, xử lý, thoát nước đô thị – những chức năng mang theo niềm hy vọng của chính quyền và nhân dân trong tỉnh.

Nằm trong kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn chủ sở hữu Nhà nước của Thủ tướng Chính phủ, ngày 23/07/2008 Uûy Ban Nhân Dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành quyết định 2465/QĐ-UBND chuyển đổi công ty Thoát

Trang 20

nước đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thành Công ty TNHH một thành viênThoát nước & Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Công ty TNHH Thoát nước & Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BUSADCO) do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp ngày 11 tháng 8 năm 2008 với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4904000382 Công ty là một pháp nhân kinh tế hạch toán độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật Hoạt động theo điều lệ của công ty và luật doanh nghiệp Công ty TNHH một thành viên Thoát nước & Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kế thừa toàn bộ các quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của công ty thoát nước đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được chuyển đổi Sự kiện chuyển đổi này là một “cột mốc lịch sử “đánh dấu một chặng đường phát triển mới của BUSADCO, tạo cho BUSADCO nhiều cơ hội phát triển tốt đẹp hơn nữa nhưng cũng không ít thách thức cam go phía trước phải vượt qua.

Tên gọi trụ sở chính:

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THOÁT NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂNĐÔ THỊ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU.

BARIA VUNGTAU URBAN SEWERAGE AND DEVELOPMENT ONE NUMBER LIMITED COMPANY.

Tên giao dịch : Công ty Thoát nước và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Tên viết tắt : BUSADCO

Địa chỉ : số 6, đường 3/2, phường 8, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Điện thoại : 064.3853125 Fax: 064.3511385

Email : busadco@hcm.vnn.vn Website: www.busadco.com.vn Chủ sở hữu : UỶ BAN NHÂN DÂN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Trang 21

2.1.2 Chức năng ngành nghề kinh doanh

Được thành lập từ ngày 18/06/2003 nhưng đến ngày 1/09/2003, công ty mới chính thức đi vào hoạt động với các chức năng chính, gồm:

2.1.2.1 Hoạt động công ích

- Làm chủ đầu tư, xây dựng các công trình thoát nước và xử lý nước thải, chất thải rắn và các công trình khác từ nguồn vốn ngân sách do UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giao.

- Quản lý các nguồn vốn ODA do UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giao để đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải và vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh.

- Quản lí khai thác sử dụng hệ thống các hồ điều hòa, điều tiết kênh, mương đê bao, các cống ngăn thủy triều phục vụ yêu cầu thoát nước đô thị.

- Duy tu, duy trì, bảo vệ, vận hành hệ thống thoát nước tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Kiểm soát các nguồn xả từ các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ quan đơn vị đầu nối vào hệ thông thoát nước đô thị.

- Quy hoạch và quản lý đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa, thoát nước thải theo đúng quy hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.1.2.2 Nhận thầu thi công xây lắp

- Các loại công trình chuyên ngành cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường - Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, công trình điện dưới 35KV.

- Các công trình nạo vét sông, hồ, bến cảng.

Trang 22

- Các công trình nông lâm thủy.

- Các công trình cầu, đường giao thông vận tải - Các công trình hoa viên.

2.1.2.3 Đầu tư và phát triển.

- Hệ thống xử lý nước thải, các chất rắn - Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.

- Kinh doanh: bất động sản, du lịch, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, phát triển nhà ở, chứng khoán.

- Sản xuất: vật liệu xây dựng, các loại thiết bị, phụ kiện ngành nước và vệ sinh môi trường.

- Sản xuất và phân phối nước sạch đô thị, nông thôn - Khai thác tài nguyên đất, nước, cát, đá.

2.1.2.4 Dịch vụ

- Tư vấn, điều tra, khảo sát địa hình, địa chất, khí tượng thủy văn, nước thải, chất thải Lập dự án đầu tư xây dựng Đánh giá tác động môi trường Kiểm định chất lượng công trình Quản lí dự án các công trình xây dựng Thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công các công trình xây dựng Thẩm tra dự toán Thẩm tra thiết kế Lập hồ sơ mời thầu Giám sát thi công các công trình xây dựng Kiểm toán công trình Đánh giá công trình Đào tạo công nhân kỹ thuật chuyên ngành nước và vệ sinh môi trường Thí nghiệm vật liệu xây dựng, thiết bị phụ tùng ngành nước và vệ sinh môi trường.

- Đấu nối hệ thống thoát nước cục bộ vào hệ thống thoát nước chung.

- Bao tiêu tron gói hệ thống cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường cho các tổ chức và hộ gia đình có nhu cầu trong và ngoài tỉnh.

- Dịch vụ đấu nối thoát nước, nạo vét cống rãnh thoát nước và vận chuyển, xử lý nước thải và hút hầm vệ sinh.

Trang 23

2.1.2.5 Nghiên cứu khoa học

- Nghiên cứu ứng dụng các công trình khoa học, công nghệ bảo vệ môi trường.

- Cung cấp hoặc chuyển giao công nghệ các sản phẩm khoa học

- Hợp tác đào tạo công nhân kỹ thuật chuyên ngành nước và vệ sinh môi trường; thí nghiệm vật liệu xây dựng, thiết bị phụ tùng ngành nước và vệ sinh môi trường; kiểm định chất lượng các công trình khoa học.

2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn2.1.3.1 Thuận lợi

- BUSADCO đã nhận được rất nhiều sự động viên, khích lệ của các cấp lãnh đạo và nhân dân và sự cổ vũ của giới truyền thông.

- Là một doanh nghiệp nhà nước có uy tín, BUSADCO được sự ưu đãi trong chính sách vay vốn của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Nhờ mối quan hệ hợp tác uy tín với các công ty khác nên công ty đã có được những ưu đãi trong thanh toán Đây là một lợi thế rất lớn góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty không những ở thị trường trong nước mà còn ở thị trường nước ngoài - BUSADCO đã thực sự ổn định về mặt tổ chức, có được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban và sự đoàn kết của tập thể cán bộ công nhân viên.

2.1.3.2 Khó khăn

Chỉ mới đi vào hoạt đông chưa đến 7 năm nên BUSADCO là một công ty Nhà nước hoạt động công ích non trẻ nhất trên địa bàn tỉnh.

2.1.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty

1 Chủ tịch kiêm Tổng gám đốc công ty 2 Kiểm soát viên

3 Phó tổng giám đốc 4 Kế toán trưởng

Trang 24

5 Các phòng: văn phòng, kinh tế, tài chính kế toán, kỹ thuật 6 Xí nghiệp thoát nước thành phố Vũng Tàu

7 Xí nghiệp thoát nước thị xã Bà Rịa và các huyện 8 Các công ty con gồm:

- Công ty xây lắp.

- Công ty đầu tư phát triển - Công ty dịch vụ

- Công ty nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ

Trang 25

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty

Chức

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chánh)

* Chức năng các phòng ban:

- Tổng giám đốc: là đại diện pháp nhân của công ty, là người chịu trách nhiệm chung về hoạt động kinh doanh của công ty, trực tiếp chỉ đạo và phân công cho các phó tổng giám đốc, trưởng đơn vị.

- Phó tổng giám đốc: chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh và tham mưu cho tổng giám đốc.

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

XÍ NGHIỆP THOÁT NƯỚC TP VŨNG TÀU

PHÒNG KỸ THUẬT CHỦ TỊCH KIÊM KIỂM SOÁT VIÊN

TỔNG GIÁM ĐỐC

DỤNG KHOA HỌC CN XÍ NGHIỆP THOÁT NƯỚC TX BÀ RỊA & CÁC HUYỆN CHỦ SỞ HỮU

Trang 26

- Văn phòng: Có chức năng tham mưu giúp giám đốc về công tác tổ chức bộ máy quản lý, sản xuất kinh doanh của công ty, công tác tuyển dụng lao động, thực hiện chế độ lao động, công tác khen thưởng cho cán bộ công nhân viên quản lý sử dụng con dấu, văn thư đi, đến, lưu trữ công văn giấy tờ hồ sơ, tổ chức phục vụ đời sống ăn ở, điện nước, sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên, đón tiếp khách giao dịch của công ty.

- Phòng tài chính kế hoạch: chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ hoạt động liên quan đến chức năng, nhiệm vụ như tổ chức hạch toán tài chính, theo dõi giám sát, lập kế hoạch tài chính và kiểm soát ngân quỹ,

- Phòng kinh tế kế hoạch: lập ra những kế hoạch kinh doanh phù hợp với thực trạng công ty, và những kế hoạch giúp công ty phát triển tốt hơn trong tương lai Tham gia công tác lập kế hoạch thi công theo dõi đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh từng tháng, quý, năm của công ty Giải quyết các mặt làm giá đấu thầu và hồ sơ dự thầu, lập trình kế hoạch, khảo giá mua vật tư thiết bị Mở rộng công tác tiếp thị tìm việc làm, xây dựng chiến lược phát triển ủa công ty và các đơn vị thành viên.

- Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm trước giám đốc, tham mưu cho giám đốc về công tác về kỹ thuật Quan hệ với chủ đầu tư và các bên A-B giải quyết các thủ tục ban đầu (Lập kế hoạch thi công) giải quyết các mặt làm giá đấu thầu và hồ sơ dự thầu thiết kế và lập biện pháp tổ chức thi công, giám sát kỹ thuật thi công, nghiệm thu khối lượng sản phẩm, thanh quyết toán thu hồi vốn và bàn giao công trình, giải quyết hồ sơ thiết kế và duyệt các dự trù vật tư thiết bị, theo dõi tiến độ thi công, đảm bảo chất lượng công trình.

- Xí nghiệp thoát nước thành phố Vũng Tàu: có trách nhiệm lắp đặt hệ thống thoát nước trong nội thành.

Trang 27

- Xí nghiệp thoát nước thị xã Bà Rịa và các huyện: có trách nhiệm lắp đặt hệ thống thoát nước ở thị xã và các huyện trong địa bàn tỉnh, tránh để xảy ra tình trạng ngập lụt khi có mưa hoặc triều cường.

2.2 Thực trạng tình hình quản lí vốn và tài sản tại công ty TNHH Thoátnước và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2007, 2008 và 2009Bảng 2.1: Bảng phân tích biến động kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị tiền tệ: VND gộp bán hàngvà cung cấp

Trang 28

-Lợi nhuận sauthuế thu nhậpdoanh nghiệp

2.969.294.860 3.949.140.8627.859.997.334979.846.0023.910.856.472

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh có thể thấy tình hình tăng giảm của các chỉ tiêu đạt mức khá cao và đang có chiều hướng tăng trưởng tốt Hầu như tất cả các chỉ tiêu đều tăng trong đó chi phí cũng tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí thấp hơn tốc độ tăng doanh thu Cụ thể như:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008 tăng 38.777.758.318 VND, tương ứng tăng 35,44% so với năm 2007, năm 2009 tăng 52.748.320.167 (VND) so với năm 2008, tương ứng với mức tỷ lệ tăng là 73,5% Doanh thu thuần tăng một phần là do các khoản giảm trừ của công ty trong năm 2009 giảm xuống rất nhiều so với năm 2008 (giảm 79.181.181 VND).

Trang 29

- Giá vốn hàng bán qua các năm đều tăng, cụ thể là trong năm 2008 tăng 12.361.850.369 VND, tương ứng tăng 31,91%; năm 2009 tăng 37.528.452.324 (VND) so với năm 2008, đạt mức tỷ lệ 73,4% Doanh thu tăng và giá vốn hàng bán tăng là điều hợp lý.

- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 cũng tăng cao 15.219.867.843 (VND) so với năm 2008, tương ứng với mức tỉ lệ là 73.6% Điều này là do doanh thu trong kỳ tăng cao.

- Trong năm 2009 doanh thu hoạt động tài chính của công ty tăng 348.757.979 (VND) so với năm 2008, tương ứng đạt mức tỷ lệ 191% Nguồn doanh thu này của công ty chủ yếu là do lãi tiền gửi trong kì.

- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2009 tăng 3.436.207.046 (VND), tương ứng đạt mức tỷ lệ tăng 62,6% Lợi nhuận thuần có giảm 11% so với lợi nhuân gộp, tương ứng giảm 26.965.084.183 (VND) Điều này là do chi phí quản lí doanh nghiệp năm 2009 tăng 12.187.106.315 (VND), tương ứng đạt mức tỷ lệ là 79,6% so với năm 2008 Lợi nhuận thuần tăng là biểu hiện tốt, công ty cần phát huy Đồng thời cũng cần tìm biện pháp để hạn chế việc tăng chi phí quản lí doanh nghiệp.

- Lợi nhuận sau thuế của công ty năm sau cao hơn năm trước, cụ thể là năm 2008 tăng 979.846.002 VND, tương ứng tăng 33% so với năm 2007; năm 2009 tăng 99%, tương ứng tăng 3.910.856.472VND so với năm 2008 Điều này cho thấy hiệu quả trong kinh doanh của công ty là khá tốt.

Để thấy rõ hơn về tình trạng tăng giảm của tài sản và nguồn vốn như thế nào ta phân tích bảng cân đối kế toán qua các năm 2007, 2008, 2009

Trang 30

Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán

Đơn vị tiền tệ: VND

Ngày đăng: 21/09/2012, 17:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty - tình hình quản lí tài sản và vốn tại Công ty TNHH THOÁT NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU.doc
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty (Trang 25)
Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán - tình hình quản lí tài sản và vốn tại Công ty TNHH THOÁT NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU.doc
Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán (Trang 30)
Bảng 2.3: Phân tích hệ số hao mòn TSCĐ hữu hình - tình hình quản lí tài sản và vốn tại Công ty TNHH THOÁT NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU.doc
Bảng 2.3 Phân tích hệ số hao mòn TSCĐ hữu hình (Trang 36)
Bảng 2.4: Bảng phân tích hệ số hao mòn TSCĐ vô hình - tình hình quản lí tài sản và vốn tại Công ty TNHH THOÁT NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU.doc
Bảng 2.4 Bảng phân tích hệ số hao mòn TSCĐ vô hình (Trang 37)
Bảng 2.5: Bảng phân tích TSCĐ hữu hình tăng - tình hình quản lí tài sản và vốn tại Công ty TNHH THOÁT NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU.doc
Bảng 2.5 Bảng phân tích TSCĐ hữu hình tăng (Trang 38)
Bảng 2.8: Bảng tình hình tăng giảm nguồn vốn lưu động - tình hình quản lí tài sản và vốn tại Công ty TNHH THOÁT NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU.doc
Bảng 2.8 Bảng tình hình tăng giảm nguồn vốn lưu động (Trang 44)
Bảng 2.10: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá  hiệu quả sử dụng TSLĐ và - tình hình quản lí tài sản và vốn tại Công ty TNHH THOÁT NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU.doc
Bảng 2.10 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ và (Trang 52)
Bảng 3.1: Kế hoạch hoạt động của công ty trong 3 năm 2010 - 2012 - tình hình quản lí tài sản và vốn tại Công ty TNHH THOÁT NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU.doc
Bảng 3.1 Kế hoạch hoạt động của công ty trong 3 năm 2010 - 2012 (Trang 55)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w