1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

skkn Cong tác GD BVMT V

3 158 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 35 KB

Nội dung

CÔNG TÁC GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CẤP TIỂU HỌC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY I/ Những vấn đề chung: Như chúng ta đã biết: Khi xã hội phát triển thì nhu cầu của cuộc sống ngày càng nẩy sinh, đi đôi với sự phát triển ấy thì nạn ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, ảnh hưởng to lớn đến chất lượng môi trường sống của chúng ta đối với toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì vậy, trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vấn đề bảo vệ môi trường là nhiệm vụ hết sức bức xúc, cho nên: “Công tác bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tất cả các cấp, các ngành; là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. “Lấy phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo kết hợp với xử lí ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên: kết hợp phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”. II/ Những vấn đề cụ thể : * GDMT là quá trình liên tục giúp cho cá nhân có được những nhận thức về môi trường mà họ đang sống, các kiến thức, các giá trị, kĩ năng, kinh nghiệm cũng như hiểu rõ họ có thể làm gì- với tư cách cá nhân hay tập thể- để giải quyết các vấn đề về môi trường hiện nay và trong tương lai. * GDMT trong trường phổ thông (chương trình xanh hóa nhà trường) là một phần của GDMT. Tuy nhiên, GDMT không phải là chương trình chỉ giành cho học sinh phổ thông hay sinh viên các trường cao đẳng, dạy nghề và đại học mà dành cho toàn bộ công chúng theo các mục tiêu cụ thể sau: * Làm cho con người hiểu biết và có trách nhiệm về các vấn đề môi trường, có đủ kiến thức, kĩ năng, động cơ và trách nhiệm trong các việc làm của cá nhân hay tập thể nhằm giải quyết các vấn đề môi trường hiện nay cũng như ngăn chặn các vấn đề sẽ nảy sinh trong tương lai. * Một cách ngắn gọn hơn, mục tiêu của GDMT là đào tạo các công dân có kiến thức và ý thức về các vấn đề môi trường. * Xem xét môi trường trong tổng thể của nó: môi trường tự nhiên và nhân tạo, môi trường xã hội và công nghệ (kinh tế, chính trị, lịch sử văn hóa, đạo đức, thẩm mĩ). * Là một quá trình liên tục suốt cuộc đời, bắt đầu từ cấp học mầm non và tiếp tục thông qua những giai đoạn chính thức và không chính thức. *Mang tính liên thông giữa các môn học trong mọi cách đặt vấn đề, lập ra nội dung cụ thể của từng môn học nhằm đạt đến một triển vọng hài hòa. Để thực hiện tốt công tác giáo dục BVMT trong trường tiểu học cần phải thực hiện : Mục tiêu GD BVMT: Làm cho học sinh bước đầu biết và hiểu : - Các thành phần môi trường: đất, nước, không khí, ánh sáng, động vật, thực vật và quan hệ giữa chúng. - Mối quan hệ giữa con người và các thành phần môi trường. - Ô nhiễm môi trường. - Biện pháp BVMT xung quanh (nhà ở, trường, lớp học, thôn xóm, bản làng, phố phường…). Học sinh bước đầu có khả năng : - Tham gia các hoạt động BVMT phù hợp với lứa tuổi (trồng, chăm sóc cây: làm cho môi trường xanh-sạch-đẹp). - Sống hòa hợp, gần gũi, thân thiện với tự nhiên. - Sống tiết kiệm, ngăn nắp, vệ sinh, chia sẻ, hợp tác. - Yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước. - Thân thiện với môi trường. - Quan tâm đến môi trường chung quanh. Nội dung GD BVMT: Giáo dục BVMT được lồng ghép, tích hợp trong các môn học như: Mĩ Thuật, TN-XH, Đạo Đức… và đưa vào nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp với khối lượng kiến thức phù hợp : - Môi trường xung quanh học sinh. - Khái niệm về ô nhiễm môi trường. - Ý thức về BVMT. - Kĩ năng về BVMT trong cuộc sống và hoạt động. - Hình thành, phát triển và rèn luyện hành vi, thói quen, thái độ trong BVMT. Các phương pháp GD BVMT : - Giúp học sinh trong việc xác định các vấn đề môi trường phù hợp với từng lứa tuổi và đó cũng là những vấn đề để học sinh có thể giải quyết. - Tổ chức các hoạt động học tập phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề. - Lựa chọn,khuyến khích các hoạt động học tập mang trách nhiệm cải thiện chất lượng môi trường. - Tổ chức các hoạt động xoay quanh chủ đề Ngày Môi trường Thế giới; tuần lễ nước sạch ở Việt Nam vào tháng 5 hàng năm. - Tổ chức cho học sinh tham gia và tìm hiểu những kinh nghiệm trực tiếp về môi trường địa phương của các em. - Mỗi giáo viên đều là một nhà môi trường trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Sự thành thạo phương pháp lấy người học làm trung tâm. Các hình thức GD BVMT : - Giáo dục về môi trường : Hình thành ở học sinh những kiến thức, hiểu biết và kĩ năng cơ bản, sẽ hữu ích khi các em cần tiếp xúcvới các vấn đề môi trường… - Giáo dục vì môi trường: Hình thành khả năng suy nghĩ, nghe, nói, đọc, viết có phán xét. Nhân tố này hỗ trợ cho quá trình hình thành hành vi tốt, thái độ đúng đối với môi trường… - Giáo dục trong môi trường : Đề cao các cơ hội giúp học sinh gặt hái những kinh nghiệm hoặc được giáo dục trực tiếp trong môi trường (gần gũi như ở trường học, địa phương hoặc ở những địa bàn khác xa hơn. Kích thích người học hứng thú và có óc sáng tạo. Đối với người dạy: môi trường là một nguồn tư liệu và công cụ sư phạm vô tận. Các mức độ tích hợp GD BVMT : Tích hợp lồng ghép giáo dục BVMT vào các môn cấp Tiểu học có 3 mức độ : -Mức độ toàn phần: Khi mục tiêu, nội dung của bài phù hợp hoàn toàn với mục tiêu,nội dung của giáo dục BVMT. - Mức độ bộ phận : Khi chỉ có một bộ phận bài học có mục tiêu, nội dung phù hợp với giáo dục môi trường. - Mức độ liên hệ : Khi mục tiêu, nội dung của bài có điều kiện liên hệ một cách logic nội dung với giáo dục môi trường. * Kết luận : Giáo dục BVMT có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống con người và sinh vật , đòi hỏi mọi tầng lớp, mọi giới, mọi ngành phải có ý thức, kiến thức về môi trường để cùng nhau bảo vệ môi sinh “vì tương lai cuộc sống, vì sức khỏe mọi người”. *********************************************** . triển v rèn luyện hành vi, thói quen, thái độ trong BVMT. Các phương pháp GD BVMT : - Giúp học sinh trong việc xác định các v n đề môi trường phù hợp v i từng lứa tuổi v đó cũng là những v n. người học hứng thú v có óc sáng tạo. Đối v i người dạy: môi trường là một nguồn tư liệu v công cụ sư phạm v tận. Các mức độ tích hợp GD BVMT : Tích hợp lồng ghép giáo dục BVMT v o các môn cấp. BVMT trong trường tiểu học cần phải thực hiện : Mục tiêu GD BVMT: Làm cho học sinh bước đầu biết v hiểu : - Các thành phần môi trường: đất, nước, không khí, ánh sáng, động v t, thực v t v

Ngày đăng: 01/07/2015, 03:00

w