1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bồi dưỡng sinh 8 (2010-2011)

16 404 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

CÂU HỎI CHƯƠNG IX: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN B. GIÁC QUAN Câu 1: Thế nào là cận thị, nguyên nhân gây bệnh và cách khắc phục? (Cận thị là do đâu? Làm thế nào để nhìn rõ?) Câu 2: Thế nào là viễn thị, nguyên nhân gây bệnh và cách khắc phục? (Tại sao người già thường phải đeo kính lão?) Câu 3: Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tầu xe bị sóc nhiều? Câu 4: Trình bày hiểu biết của em về bệnh đau mắt hột, nêu rõ hậu quả của bệnh và cách phòng tránh? Câu 5: Quá trình thu nhận kích thích của sóng âm diễn ra như thế nào giúp người ta nghe được? Câu 6: Vì sao ta có thể xác định được âm thanh phát ra từ bên phải hay bên trái? Em cần làm gì để giữ vệ sinh tai? Câu 7: So sánh phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện? Câu 8: Nêu rõ ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống các động vật và con người? Câu 9: Hãy trình bày quá trình hình thành một phản xạ có điều kiện (tùy chọn) và nêu rõ những điều kiện để sự hình thành có kết quả? Câu 10: Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống con người? Câu 11: Nêu rõ ý nghĩa sinh học của giấc ngủ? Muốn đảm bảo giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì? Câu 12: Trong vệ sinh hệ thần kinh cần quan tâm tới những vấn đề gì? vì sao như vậy? HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CHƯƠNG IX Câu 1: * Cận thị là tật của mắt mà người bị cận thị chỉ có khả năng nhìn gần. * Nguyên nhân: Có thể do bẩm sinh hoặc do những thói quen không đúng trong sinh hoạt hàng ngày + Do bẩm sinh: do cầu mắt dài + Thói quen hàng ngày: học tập, đọc sách trong điều kiện thiếu ánh sáng, không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường làm cho thể thủy tinh luôn phồng, lâu ngày mất khả năng giãn. Do đó làm ảnh của vật rơi vào phía trước màng lưới, vì vậy muốn nhìn rõ vật cần phải đưa vật lại gần mắt để ảnh của vật rơi vào đúng màng lưới. * Cách khắc phục: + Đeo kính cận (kính phân kì – kính mắt lõm) để làm giảm độ hội tụ, làm cho ảnh lùi về đúng màng lưới. + Phẫu thuật giác mạc làm giảm độ cong bề mặt giác mạc Câu 2: * Viễn thị là tật của mắt mà người bị viễn thị chỉ có khả năng nhìn xa * Nguyên nhân: + Do bẩm sinh có cầu mắt ngắn + Ở người già thể thủy tinh bị lão hóa, nên không có khả năng đàn hồi không phồng lên được. Trong những trường hợp trên nếu để vật ở khoảng cách như người bình thường để quan sát thì ảnh của vật thường rơi vào phía sau màng lưới. Vì vậy muốn nhìn rõ vật thì cần phải đưa vật ra xa sao cho ảnh của vật rơi vào đúng màng lưới. * Cách khắc phục: + Phải đeo kính viễn (kính mắt lồi – kính hội tụ) nhằm kéo ảnh của vật từ phía sau về đúng màng lưới. + Phẫu thuật giác mạc làm tăng độ cong bề mặt giác mạc. Câu 3: Không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng hoặc trên tàu xe bị sóc nhiều vì khi thiếu ánh sáng để nhìn rõ chữ cần phải đưa sách lại gần mắt, lâu ngày sẽ mắc tật cận thị. Khi đi tàu xe và khoảng cách giữa mắt và sách luôn thay đổi làm cho mắt phải điều tiết nhiều, chóng mỏi. Câu 4: Bệnh đau mắt hột: - Nguyên nhân: do một loại virut gây nên, thường có trong dử mắt. - Triệu trứng, tác hại: mặt trong mi mắt có nhiều hạt nổi cộm lên gây khó chịu, khi hột vỡ ra làm thành sẹo, co kéo lớp trong mí mắt làm cho lông mi quặp vào trong (lông quặm), cọ sát làm đục màng giác dẫn tới mù lòa. - Đường lây truyền: do dùng chung đồ vệ sinh cá nhân với người bệnh như dùng chung khăn mặt, chậu rửa hoặc tắm ở nơi nước ao tù bẩn. - Biện pháp phòng ngừa: không tắm ở nơi nước ao tù bẩn, không dùng chung khăn, chậu rửa với người bị bệnh. Khi thấy mắt bị ngứa không được dụi tay bẩn vào mắt. Phải rửa mắt bằng nước ấm có pha muối loãng và nhỏ thuốc mắt theo chỉ định của bác sĩ. Câu 5: Quá trình thu nhận kích thích của sóng âm: Sóng âm từ nguồn âm phát ra được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai vào làm rung màng nhĩ, rồi truyền qua chuỗi xương tai vào làm rung màng cửa bầu và làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng, tác động lên cơ quan Coocti. Sự chuyển động ngoại dịch được dễ dàng là nhờ có màng cửa tròn. Tùy theo sóng âm có tần số cao hay thấp, mạnh hay yếu sẽ làm cho các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan Coocti ở vùng này hay vùng khác trên màng cơ sở được hưng phấn, truyền về vùng phân tích thính giác ở trung ương thần kinh cho ta nhận biết về các âm thanh đó. Câu 6: Ta có thể xác định được âm thanh phát ra từ bên phải hay bên trái là nhờ nghe bằng hai tai: Nếu ở bên phải thì sóng âm truyền đến tai phải trước tai trái (và ngược lại) * Giữ vệ sinh tai: Tránh dùng các vật nhọn để lấy ráy tai vì có thể làm tổn thương hoặc thủng màng nhĩ - Giữ vệ sinh để tránh viêm họng, vì viêm họng có thể qua vòi nhĩ làm viêm khoang tai giữa. - Tránh nơi có tiếng ồn hoặc tiếng động mạnh tác động thường xuyên, vì sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, dẫn tới làm giảm tính đàn hồi của màng nhĩ nên nghe sẽ không rõ, thậm chí nếu tiếng động quá mạnh có thể làm rách màng nhĩ và tổn thương các tế bào thụ cảm thính giác gây điếc. - Cần có các biện pháp làm giảm tiếng ồn. Câu 7: So sánh phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện Đặc điểm so sánh Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện Định nghĩa Là phản xạ trả lời các kích thích trực tiếp tương ứng (kích thích không điều kiện) Là phản xạ trả lời các kích thích bất kì (kích thích có điều kiện – đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần) Tính chất - Trả lời các kích thích không điều kiện - Hình thành do bẩm sinh - Bền vững - Có tính di truyền, mang tính chất chủng loại - Số lượng hạn chế - Cung phản xạ đơn giản - Trả lời các kích thích bất kì (các kích thích có điều kiện) - Hình thành do học tập, rèn luyện. - Dễ mất đi khi không được củng cố - Có tính chất cá thể, không di truyền - Số lượng không hạn định - Cung phản xạ phức tạp, hình thành đường liên hệ tạm thời - Trung ương nằm trong trụ não và tủy sống - Trung ương thần kinh chủ yếu nằm trong vỏ não Ví dụ - Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra - Qua ngã tư đèn đỏ thì dừng lại Câu 8: ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống các động vật và con người: Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi của các động vật và sự hình thành các thói quen, các tập quán tốt đối với con người. Câu 9: Quá trình hình thành một phản xạ có điều kiện (tùy chọn) và nêu rõ những điều kiện để sự hình thành có kết quả: Ví dụ: Nhìn thấy trái me chua thì tiết nước bọt. * Quá trình hình thành: Lúc đầu khi chư được ăn me thì khi trông thấy trái me sẽ không có phản ứng thèm muốn, không tiết nước bọt. - Sau khi được ăn trái me thì trung khu điều tiết sự tiết nước bọt ở trụ não bị hưng phấn sẽ làm cho nước bọt tiết ra (phản xạ không điều kiện), đồng thời trung khu ăn uống ở vỏ não cũng bị hưng phấn. - Khi nhìn thấy trái me thì trung khu thị giác bị hưng phấn, đó là phản xạ không điều kiện. Như vậy, vừa nhìn thấy trái me, vừa ăn trái me thì trung khu ăn uống và trung khu thị giác đều bị kích thích và từ đó sẽ có sự khuếch tán các hưng phấn đó trong não. - Nhiều lần kết hợp như vậy, vừa nhìn thấy trái me vừa cho ăn thì sẽ thành lập được phản xạ có điều kiện tiết nước bọt khi nhìn thấy trái me. - Như vậy tiết nước bọt đã xảy ra với việc nhìn thấy trái me. Đó là một phản xạ có điều kiện. * Điều kiện để sự hình thành phản xạ có điều kiện có hiệu quả: - Phải có sự kết hợp giữa một kích thích bất kì (KTCĐK) với kích thích của một phản xạ không điều kiện muốn thành lập và KTCĐK phải tác động trước so với kích thích của PXKĐK - Quá trình kết hợp đó phải được lặp đi lặp lại nhiều lần và phải thường xuyên được củng cố. Câu 10: Vai trò của tiếng nói và chữ viết trong đời sống con người: - Tiếng nói và chữ viết là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao, vì tiếng nói và chữ viết có thể giúp con người mô tả các sự vật, trình bày lại các hiện tượng mà không cần có mặt của sự vật cũng làm cho người nghe, người đọc tưởng tượng ra sự vật đó. VD: Khi ta nghe nói đến “quả me”, ta có thể hình dung ra hình dạng của quả me tươi, tới vị chua hấp dẫn của nó nếu đã từng nhìn thấy và đã có lần ăn Nói cách khác, tiếng nói và chữ viết cũng là tín hiệu thứ hai giúp chúng ta có thể thành lập được các phản xạ có điều kiện cấp cao. - Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau. + Nhờ có tiếng nói và chữ viết mà con người trên khắp thế giới có thể giao lưu với nhau. + Cũng nhờ tiếng nói và chữ viết con người có thể trao đổi với nhau những kinh nghiệm trong cuộc sống, trong lao động sản xuất và truyền đạt các kinh nghiệm cho các thế hệ sau, dân tộc này truyền cho dân tộc khác. Và cứ thế kinh nghiệm ngày càng được tích lũy và trở thành một kho tàng quý báu cho nhân loại, giúp cho nhân loại xây dựng được xã hội văn minh. Câu 11: * Ý nghĩa sinh học của giấc ngủ: Ngủ là một đòi hỏi sinh lí của cơ thể, nếu mất ngủ kéo dài thì người sẽ mệt mỏi, thần kinh suy nhược. - Trong quá trình ngủ vỏ não bị ức chế, tất cả các cơ quan trong cơ thể đều giảm hoạt động (vd cơ dãn ra, trương lực của các cơ hạ thấp, tim đập chậm, huyết áp giảm, bài tiết giảm, nhiệt độ giảm - Nhu cầu ngủ của người lớn mỗi ngày từ 7 đến 8 giờ, trẻ sơ sinh cần ngủ 20 giờ một ngày, trẻ em càng lớn thì nhu cầu ngủ càng giảm dần. Như vậy giấc ngủ có liên hệ với sự xuất hiện quá trình ức chế trong vỏ não. Hưng phấn và ức chế là hai mặt đói lập trong hoạt động thần kinh, nhờ đó mà đảm bảo sự cân bằng trong mọi hoạt động của hệ thần kinh. Bản chất của giấc ngủ là một quá trình ức chế và sự ức chế được lan truyền khắp vỏ não để bảo vệ, phục hồi khả năng hoạt động của hệ thần kinh sau một ngày học tập và lao động. * Điều kiện để đảm bảo giấc ngủ tốt: - Giấc ngủ tốt là giấc ngủ phải sâu và thời gian ngủ vừa phải - Điều kiện để đảm bảo một giấc ngủ tốt: Muốn có giấc ngủ tốt, ngủ sâu cần tạo một phản xạ chuẩn bị cho giấc ngủ, tạo một động hình (Ví dụ rửa mặt, đánh răng trước khi đi ngủ, ngủ đúng giờ và hít thở sâu để đi vào giấc ngủ ) đồng thời tránh những yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ như ăn no trước khi ngủ, dùng các chất kích thích như chè đặc, cà phê, thuốc lá Đảm bảo không khí yên tĩnh, giường chiếu, chăn màn phải sạch sẽ và thích hợp cho từng mùa, chỗ ngủ phải thuận lợi, tránh những nơi có tiếng ồn, không để đèn sáng và tránh mọi kích thích có ảnh hưởng đến sức khỏe (tránh đặt tay lên ngực, tránh gối quá cao ) Câu 12: Trong vệ sinh hệ thần kinh ngoài việc đảm bảo giấc ngủ tốt để phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh còn phải xen kẽ học tập, lao động và nghỉ ngơi hợp lí để tránh gây căng thẳng và mệt mỏi cho hệ thần kinh. Ngoài ra cần phải tránh lạm dụng các chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh như rượu, chè, thuốc lá, cà phê gây hại cho hệ thần kinh. Một số chất còn gây nghiện như ma túy, cần xa, hêrôin đặc biệt nguy hiểm đối với hệ thần kinh. * Giải thích: Vì cơ thể là một khối thống nhất, mọi sự hoạt động của cơ thể đều chịu sự chi phối của hệ thần kinh. Sức khỏe của con người phụ thuộc vào trạng thái của hệ thần kinh. Nếu hệ thần kinh bị suy yếu thì tuổi thọ của con người giảm đi. Nếu hoạt động của vỏ não bị rối loạn thì sẽ gây nhiều bệnh tật cho con người, làm cho cơ thể mất khả năng làm việc và có thể bị chết. Vì vậy giữ gìn và bảo vệ hệ thần kinh là điều hết sức cần thiết. - Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hàng ngày hợp lí sẽ tạo ra hàng loạt phản xạ có điều kiện làm thành thói quen, nề nếp và thần kinh khỏe mạnh, sống thoải mái, dễ chịu. Thời gian làm việc hàng ngày tùy thuộc vào tính chất công việc, lứa tuổi, giới tính. Thời gian nghỉ ngơi bao gồm cả thời gian ăn uống, tắm giặt, giải trí, hoạt động thể thao Ngủ chính là thời gian nghỉ ngơi hoàn toàn. Thời gian nghỉ ngơi không phải chỉ ngủ mà không hoạt động gì cả vì trong sự nghỉ ngơi tích cực cơ thể vẫn hoạt động. Ngược lại cũng không nên sử dụng thời gian nghỉ ngơi để hoạt động như chơi thể thao hoặc đọc sách - Lao động, nghỉ ngơi cũng như mọi sinh hoạt khác nên tuân theo một chế đọ hợp lí, một nề nếp nhất định, sẽ tạo ra niềm vui lành mạnh trong cuộc sống. - Các chất kích thích bao gồm: rượu, chè, thuốc lá, cà phê thường là những chất kích thích đối với hệ thần kinh, gây khó ngủ. Nếu lạm dụng có thể làm cho hoạt động của vỏ não bị rối loạn, ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ thể, thường làm giảm trí nhớ, khả năng làm việc của trí óc giảm. Thuốc lá còn chứa nicôtin là một chất độc mạnh, có thể gây ung thư. Các chất ma túy là những chất gây nghiện, đặc biệt nguy hiểm cần tuyệt đối không sử dụng. CÂU HỎI CHƯƠNG X: NỘI TIẾT Câu 1: Hãy so sánh sự giống và khác nhau của tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết? Câu 2: Hãy cho biết hoocmôn có vai trò và tính chất như thế nào, từ đó xác định tầm quan trọng của hệ nội tiết? Câu 3: Tuyến yên có những loại hoocmôn nào? Chúng có tác dụng gì? Tại sao nói tuyến yên là tuyến nội tiết quan trọng nhất? Câu 4: Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu iốt? Câu 5: Tại sao nói tuyến tụy là tuyến pha? Hãy trình bày chức năng của các hoocmôn tuyến tụy? Câu 6: Hãy trình bày quá trình điều hòa lượng đường trong máu đảm bảo giữ glucôzơ luôn ở mức ổn định nhờ các hoocmôn của tuyến tụy . Câu 7: Hãy trình bày cấu tạo của tuyến trên thận và vai trò của các hoocmôn tuyến trên thận? Câu 8: Tại sao nói tuyến sinh dục là tuyến pha? Trình bày các chức năng của tinh hoàn và buồng trứng? Câu 9: Nguyên nhân dẫn tới những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và nữ là gì? Trong những biến đổi đó, biến đổi nào là quan trọng cần lưu ý? Câu 10: Hãy trình bày sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết khi đường huyết giảm? HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CHƯƠNG X: NỘI TIẾT Câu 1: So sánh tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết: - Giống nhau: Các tế bào tuyến đều tạo ra sản phẩm tiết. - Khác nhau: Tuyến nội tiết Tuyến ngoại tiết - Sản phẩm tiết là các hoocmôn, có vai trò tham gia điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể. - Sản phẩm của tuyến ngấm thẳng vào máu và theo đường máu đi tới các tế bào hoặc cơ quan đích. - Sản phẩm tiết là các chất dịch có bản chất là các loại enzim góp phần xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. - Sản phẩm tiết của tuyến tập trung vào ống dẫn để đưa ra ngoài. Câu 2: * Vai trò của hoocmôn: + Duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể. + Điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể diễn ra bình thường. * Tính chất của hoocmôn: + Tính đặc hiệu: Tuy theo máu đi khắp cơ thể nhưng mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng tới 1 hoặc một số cơ quan xác định và thực hiện một số chức năng nhất định. VD: Insulin có tác dụng biến đổi glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ, do vậy có tác dụng làm giảm đường huyết. + Hoocmôn có hoạt tính sinh học cao: chỉ với 1 lượng rất nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt. VD: Chỉ cần vài phần nghìn miligam ađrênalin đã làm tăng đường huyết, gây tăng nhịp tim. + Hoocmôn không mang tính đặc trưng cho loài: VD có thể dùng insulin của bò thay cho insulin của người để chữa bệnh tiểu đường cho người. => Tầm quan trọng của hệ nội tiết: Hệ nội tiết cùng với hệ thần kinh góp phần quan trọng trong việc điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể, đặc biệt là quá trình trao đổi chất, quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào, làm cho quá trình chuyển hóa trong các cơ quan diễn ra bình thường, đảm bảo được tính ổn định của môi trường trong cơ thể. Câu 3: Các hoocmôn tuyến yên và tác dụng của chúng (Bảng 56.1 SGK- tr176) * Tuyến yên là tuyến nội tiết quan trọng nhất trong cơ thể vì đây là một tuyến quan trọng, tiết hoocmôn kích thích của hầu hết các tuyến nội tiết khác trong cơ thể. Đồng thời tiết ra các hoocmôn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, trao đổi glucôzơ, các chất khoáng, trao đổi nước và co thắt các cơ trơn ở tử cung. Câu 4: Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu iốt: Tiêu chí Bệnh bướu cổ Bệnh Bazơđô Nguyên nhân Thiếu iốt Do tuyến giáp hoạt động mạnh Cơ chế Khi thiếu iốt chất tirôxin không được tiết ra nên tuyến yên sẽ tiết ra nhiều hoocmôn thúc đẩy tuyến giáp hoạt động gây phì đại tuyến làm thành bướu cổ Khi tuyến giáp hoạt động mạnh sẽ tiết ra nhiều hoocmôn làm tăng quá trình trao đổi chất, tăng tiêu dùng ôxi, tăng nhịp tim Ảnh hưởng Gây bướu cổ - Ở trẻ em: chậm lớn, trí não kém phát triển. - Ở người lớn: hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ giảm. Người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh, cổ hình thành bướu, mắt lồi Câu 5: Tuyến tụy là tuyến pha vì vừa thực hiện chức năng ngoại tiết (tiết dịch tụy theo ống dẫn đổ vào tá tràng giúp cho sự biến đổi thức ăn trong ruột non). Ngoài ra tuyến tụy còn có chức năng nội tiết do các tế bào đảo tụy tiết ra các hoocmôn insulin và glucagôn giúp điều hòa lượng đường trong máu. * Chức năng của các hoocmôn tuyến tụy: - Hoocmôn Insulin có tác dụng chuyển glucôzơ dư thừa thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ. Do vậy làm giảm đường huyết khi lượng đường trong máu tăng lên. - Hoocmôn Glucagôn có tác dụng ngược lại với Insulin, biến glicôgen dự trữ thành glucôzơ, do vậy làm tăng đường huyết khi lượng đường trong máu giảm. Câu 6: Quá trình điều hòa lượng đường trong máu đảm bảo giữ glucôzơ luôn ở mức ổn định nhờ các hoocmôn của tuyến tụy. - Tỉ lệ đường huyết thường chiếm khoảng 0,12% trong máu. - Khi lượng đường trong máu tăng (thường sau bữa ăn) sẽ kích thích các tế bào ß của đảo tụy tiết Insulin để biến đổi glucôzơ dư thừa thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ. - Ngược lại sau các hoạt động mạnh hoặc bị đói kéo dài thì lượng đường trong máu bị hạ thấp sẽ kích thích các tế bào  của đảo tụy tiết glucagôn gây nên sự chuyển hóa glicôgen dự trữ trong gan và cơ thành glucôzơ, nhờ đó mà lượng đường glucôzơ trong máu luôn được giữ ổn định. Câu 7: Cấu tạo của tuyến trên thận: Gồm một đôi nằm ở trên 2 quả thận. Mỗi tuyến gồm 2 phần, phần vỏ và phần tủy. * Vai trò của các hoocmôn tuyến trên thận: - Phần vỏ tiết ra các hoocmôn thúc đẩy sự biến đổi prôtêin và lipit thành gluxit, điều hòa quá trình biến đổi Na và K. Ngoài ra còn làm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. - Phần tủy tiết ra 2 loại hoocmôn ađrênalin và norađrênalin. Các hoocmôn này có tác dụng điều hòa trao đổi chất, đặc biệt là trao đổi gluxit, làm tăng đường huyết, gây tăng nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, giãn phế quản và góp phần cùng glucagôn điều chỉnh lượng đường huyết khi bị hạ đường huyết. Câu 8: Tuyến sinh dục gồm tinh hoàn (ở nam) và buồng trứng (ở nữ) là tuyến pha vì vừa thực hiện chức năng ngoại tiết (sản sinh ra các tế bào sinh dục: tinh trùng và trứng) vừa thực hiện chức năng nội tiết (tiết ra các hoocmôn sinh dục có tác dụng đối với sự xuất hiện những đặc điểm giới tính, cũng như thúc đẩy quá trình sinh sản. * Chức năng của tinh hoàn và buồng trứng: Tinh hoàn Buồng trứng - Sản xuất tinh trùng - Sản xuất trứng - Tiết hoocmôn sinh dục nam là testôsterôn - Tiết ra hoocmôn sinh dục nữ là ơstrôgen Câu 9: Nguyên nhân dẫn tới những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và nữ: Bước vào tuổi dậy thì, dưới tác dụng của các hoocmôn do tuyến yên tiết ra là cho tinh hoàn và buồng trứng ngoài sản sinh tinh trùng và trứng còn thực hiện chức năng của các tuyến nội tiết. Các tế bào kẽ trong tinh hoàn tiết hoocmôn sinh dục nam (testôsterôn), các tế bào nang trứng tiết hoocmôn sinh dục nữ (ơstrôgen). Các hoocmôn này gây ra những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì, trong đó quan trọng nhất là những dấu hiệu chứng tỏ đã có khả năng sinh sản (xuất tinh lần đầu ở nam và hành kinh lần đầu ở nữ) Câu 10: Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết khi đường huyết giảm: Sự phối hợp hoạt động của các tế bào  và ß trong tuyến tụy giữ vai trò quan trọng cho lượng đường trong máu luôn được ổn định. Khi lượng đường trong máu giảm (sau các hoạt động mạnh hoặc đói kéo dài) không chỉ các tế bào  của đảo tụy hoạt động tiết glucagôn mà còn có sự phối hợp hoạt động của cả 2 tuyến trên thận. Tuyến này tiết cooctizôn để góp phần vào sự chuyển hóa lipit và prôtêin thành glucôzơ làm tăng đường huyết. [...]... thực tế có người mẹ sinh được hai hoặc ba người con trong một lần sinh: Hiện tượng một lần sinh mà người mẹ sinh được 2 hoặc 3 thì gọi là sinh đôi hoặc sinh ba trong những trường hợp này những đứa trẻ đó được gọi là trẻ đồng sinh - Trường hợp đồng sinh có thể là đồng sinh cùng trứng (con sinh ra cùng giới) hoặc đồng sinh khác trứng (con sinh ra có thể cùng giới hoặc khác giới) - Đồng sinh cùng trứng... tế con người thường chỉ sinh được 1 con trong một lần sinh? Câu 6: Hãy giải thích tại sao trong thực tế có người mẹ sinh được hai hoặc ba người con trong một lần sinh? Câu 7: Sức khỏe của người mẹ ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển của thai? Để thai phát triển tốt và con sinh ra khỏe mạnh, phát triển bình thường thì người mẹ cần làm và nên tránh những điều gì? Câu 8: Hiện tượng kinh nguyệt... ( 28 – 30 ngày) Đây là hiện tượng sinh lí bình thường, đánh dấu tuổi dậy thì chính thức ở con gái, tuổi đã có khả năng sinh con Câu 9: Những ảnh hưởng của việc có thai sớm ở tuổi vị thành niên: - Những nguy cơ xảy ra khi có thai ở tuổi vị thành niên: + Dễ xảy thai hoặc đẻ non do tử cung chưa phát triển đầy đủ để mang thai đến đủ tháng và khi sinh thường bị sót nhau, băng huyết, nhiễm khuẩn + Con sinh. .. nữ thường là 1: 1 (nếu không có sự can thiệp có chủ ý của con người) Câu 3: Nêu cấu tạo cơ quan sinh dục nữ và cho biết chức năng của các bộ phận cấu tạo nên cơ quan đó: STT Cấu tạo Chức năng 1 Buồng trứng Nơi sản sinh ra trứng (mỗi tháng có 1 trứng chín và rụng theo chu kì 28 – 30 ngày) và các hoocmôn sinh dục nữ (ơstrôgen và prôgestêrôn) 2 Ống dẫn trứng Đầu ống dẫn trứng nơi tiếp giáp với buồng trứng...CÂU HỎI CHƯƠNG XI: SINH SẢN Câu 1: Trình bày các bộ phận của cơ quan sinh dục nam và chức năng của chúng? Câu 2: Trình bày cấu tạo tinh trùng ở người Sinh con trai hay con gái ở người là do người bố hay người mẹ quyết định? Tại sao? Câu 3: Nêu cấu tạo cơ quan sinh dục nữ và cho biết chức năng của các bộ phận cấu tạo nên cơ quan đó? Câu 4:... Trẻ đồng sinh cùng trứng giống nhau hoàn toàn vì có cùng kiểu gen Có trường hợp phôi không tách nhau hoàn toàn mà tiếp tục phát triển sẽ cho ra đời những đứa trẻ song sinh dinh nhau nhiều hay ít - Đồng sinh khác trứng: Nếu trường hợp có 2 trứng cùng rụng một lúc và cùng được thụ tinh ở một thời điểm, thì mõi trứng sẽ phát triển thành một thai riêng biệt Trong trường hợp này những đứa trẻ sinh ra tuy... HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CHƯƠNG XI: SINH SẢN Câu 1: Các bộ phận của cơ quan sinh dục nam và chức năng của chúng: STT Cơ quan Chức năng 1 Tinh hoàn Nơi sản xuất tinh trùng và tiết hoocmôn sinh dục nam (testosterôn) 2 Mào tinh hoàn Nơi tinh trùng tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cấu tạo 3 Bìu Chứa tinh hoàn, nằm ngoài cơ thể để đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho quá trình sinh tinh trùng (33-34oC) 4 Ống... khi cho con bú, người mẹ cần ăn đủ chất và đủ lượng, tránh kiêng khem quá mức để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho thai phát triển tốt, không bị suy dinh dưỡng Người mẹ không được dùng các loại chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá vì đây là những chất kích thích có ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi Câu 8: Hiện tượng kinh nguyệt là hiện tượng trứng không được thụ tinh thì sau 14 ngày (kể từ khi trứng... tử cung 3 Tử cung Là nơi trứng đã thụ tinh phát triển thành thai và nuôi dưỡng thai 4 Âm đạo Nơi tiếp nhận tinh trùng và đường ra của trẻ khi ra đời 5 Các tuyến sinh Tiết dịch nhờn để bôi trơn âm đạo dục phụ (tuyến tiền đình) Câu 4: Trình bày cấu tạo tế bào trứng và quá trình hình thành của tế bào trứng: - Tế bào trứng là tế bào sinh dục nữ, có nguồn gốc từ buồng trứng, được hình thành qua quá trình... thường dẫn tới vô sinh vì bị dính tử cung, tắc vòi trứng, chửa ngoài dạ con + Thành tử cung rất mỏng nên việc nạo thai khó thực hiện, dễ vỡ tử cung + Thai thường không phát triển bình thường và gây ra dị tật bẩm sinh - Ảnh hưởng của việc mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên: + Phải bỏ học nên ảnh hưởng đến sự nghiệp và tiền đồ sau này + Có thể dẫn tới tử vong ở cả mẹ và trẻ sơ sinh * Biện pháp . là trẻ đồng sinh. - Trường hợp đồng sinh có thể là đồng sinh cùng trứng (con sinh ra cùng giới) hoặc đồng sinh khác trứng (con sinh ra có thể cùng giới hoặc khác giới). - Đồng sinh cùng trứng. sao trong thực tế có người mẹ sinh được hai hoặc ba người con trong một lần sinh: Hiện tượng một lần sinh mà người mẹ sinh được 2 hoặc 3 thì gọi là sinh đôi hoặc sinh ba trong những trường hợp. khi bị hạ đường huyết. Câu 8: Tuyến sinh dục gồm tinh hoàn (ở nam) và buồng trứng (ở nữ) là tuyến pha vì vừa thực hiện chức năng ngoại tiết (sản sinh ra các tế bào sinh dục: tinh trùng và trứng)

Ngày đăng: 30/06/2015, 17:00

Xem thêm: Bồi dưỡng sinh 8 (2010-2011)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w