1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn báo chi đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng Việt Nam

13 2,1K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 21,16 KB

Nội dung

Yêu cầu tiểu luận Căn cứ vào các bài viết, bài nói và các tài liệu khác của CT Hồ Chí Minh về báo chí, anh – chị hãy trình bày và làm rõ nhận thức của mình về những tư tưởng, quan điểm của Người về vai trò, chức năng, nhiệm vụ, tầm quan trọng của báo chí trong đời sống nói chung và trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc ta nói riêng NỘI DUNG Với hơn 50 năm hoạt động sáng tạo không ngừng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại di sản báo chí vô cùng to lớn và phong phú, trong đó thể hiện sinh động những quan điểm, tư tưởng của Người về cách mạng, về thời đại, về nhân dân, về kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh, quốc phòng và các lĩnh vực của đời sống xã hội. Di sản đó cũng thể hiện bản lĩnh tuyệt vời của một nhân cách lớn, nhà báo cách mạng lớn. Đó chính là “tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng Việt Nam”. Chủ tịch Hồ chí Minh luôn coi báo chí và những người làm báo là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng, là vũ khí sắc bén trong công cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc và xây dựng cuộc sống mới cho nhân dân. Và cuộc đời hoạt động của Người không tách rời hoạt động báo chí. Báo chí là kênh thông tin quan trọng phản ánh tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân; phát hiện và phản ánh những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, giúp các cơ quan lãnh đạo nắm bắt và giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc trong xã hội. Muốn vậy, báo chí cách mạng phải bảo đảm giữ vững và phát huy các nguyên tắc của báo chí. Nguyên tắc hàng đầu của báo chí cách mạng là tính Đảng Cộng sản, nghĩa là mọi hoạt động của báo chí đều phục vụ cho sự nghiệp của Đảng và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Việc này được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra như một vấn đề cốt tử và vẫn đang là một đề tài quan trọng bậc nhất của sự nghiệp đổi mới báo chí vì sự nghiệp công nghiêp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính trong điều kiện nền kinh tế thị trường và thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí càng cần thiết hơn bao giờ hết. Chất lượng thông tin phải gắn liền với chất lượng chính trị - tư tưởng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Bác Hồ nói: “ phải có lập trường chính trị vững chắc, chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được. Cho nên các báo chí của ta đều phải có đường lối chính trị đúng”. Nguyên tắc bảo đảm tính nhân dân, đại chúng và vai trò của báo chí trong đời sống cộng đồng. Nói một cách hình tượng về vai trò của nhân dân, Bác nói: “Từng giọt nước nhỏ thấm vào lòng đất, chảy về một hướng mới thành suối, thành sông. Biết bao nhiêu giọt nước nhỏ hợp lại mới thành biển cả. Một pho tượng hay một lâu đài cũng phải có cái nền vững chắc mới đứng vững được. Nhưng người ta nhìn thấy pho tượng và lâu đài mà không chú ý đến cái nền. Như thế là chỉ thấy ngọn mà quên mất gốc!”. Làm báo không thể không bảo đảm tính nhân dân, phổ thông, đại chúng. Hồ Chủ tịch dạy người làm báo phải: 1) Phải học cách nói của quần chúng, chớ nói như cách giảng sách; 2) Phải luôn luôn dùng những lời lẽ, những thí dụ đơn giản, thiết thực và dễ hiểu; 3) Khi viết, khi nói, phải luôn luôn làm thế nào cho ai cũng hiểu được. Làm sao cho quần chúng đều hiểu, đều tin, đều quyết tâm theo lời kêu gọi của mình. Bao giờ cũng phải tự hỏi: “ta viết cho ai xem, nói cho ai nghe?”; 4) Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết; 5) Trước khi nói, phải nghĩ cho chín, phải sắp đặt cẩn thận”. Nội dung tư tưởng về báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm những quan điểm toàn diện và sâu sắc của Người về: Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của báo chí trong sự nghiệp cách mạng; Về các tính chất cơ bản của báo chí mà chúng ta thường nói đến như tính chính trị, tính tư tưởng, tính chiến đấu, tính Đảng, tính nhân dân (hay tính quần chúng), tính chân thật và tính khoa học…; Về nghĩa vụ và trách nhiệm của người làm báo với tư cách là chiến sĩ trên mặt trận báo chí cách mạng; Về đạo đức báo chí và phong cách làm báo, viết báo v.v… Trong thư gửi lớp báo chí Huỳnh Thúc Kháng (tháng 5-1949) Hồ Chủ tịch viết: “Nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền, cổ động, huấn luyện, giáo dục và tổ chức dân chúng để đưa dân chúng đến mục đích chung”. Đó chính là sự phát triển cụ thể hơn quan điểm của Lênin về 3 chức năng của báo chí là: Tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể và tổ chức tập thể. Nói cách khác, theo Bác Hồ, nhiệm vụ của báo chí chính là tác động vào nhận thức xã hội nhằm thay đổi nhận thức theo hướng tích cực để đưa quần chúng vào hoạt động thực tiễn cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định nhiệm vụ của báo chí cách mạng trên cơ sở hiểu rõ vai trò vô cùng to lớn của báo chí cách mạng trong đời sống xã hội. Trong bài xã luận báo Việt Nam Độc lập năm 1941, Bác viết: Tây cốt làm cho ta ngu hèn. Báo Việt Nam Độc lập “cốt làm cho dân ta biết, biết các việc, biết đoàn kết, đặng đánh Tây, đánh Nhật, làm cho Việt Nam độc lập, bình đẳng, tự do”. Vai trò, vị trí của báo chí cách mạng trước khi cách mạng thành công là hết sức to lớn và sau cách mạng đã thành công thì lại càng có ý nghĩa to lớn hơn. Đó là điều tất cả chúng ta có thể nhận thức được qua hoạt động báo chí và qua những lời dạy bảo ân cần của Bác Hồ về báo chí cách mạng. Trong điện mừng Hội Nhà báo Á - Phi 1969, Người khẳng định: “Đối với những người viết báo chúng ta, cái bút là vũ khí sắc bén - bài báo là tờ hịch cách mạng để động viên quần chúng đoàn kết đấu tranh, chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, chống chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ, vì độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội và hòa bình thế giới”. Nói chuyện tại Đại hội lần thứ II Hội Nhà báo Việt Nam tháng 4-1959, Bác Hồ chỉ rõ: Báo chí của ta không phải để cho một số ít người xem, mà là để phục vụ nhân dân, để tuyên truyền, giải thích đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ, cho nên phải có tính chất quần chúng và tinh thần chiến đấu”. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tính chiến đấu của báo chí cách mạng thể hiện một cách đầy đủ nhất, cô đọng nhất, sâu sắc nhất, giản dị nhất và cũng dễ hiểu nhất trong bốn nội dung sau: Một là, báo chí là một mặt trận; Hai là, cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng; Ba là, cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của người làm báo; Bốn là, bài báo là tờ hịch cách mạng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng còn thể hiện rất rõ trong quan điểm của Người về cách làm báo và viết báo. Về cách làm báo, viết báo, Bác luôn đặt ra những câu hỏi cụ thể: Viết để làm gì, viết cho ai xem, viết cái gì và viết như thế nào? Đây thực chất là Người bàn đến những vấn để cốt lõi nhất của phương pháp sáng tạo tác phẩm của nhà báo. Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng ngôn ngữ tối ưu nhằm bảo đảm tính hiệu quả của thông tin. Người luôn đòi hỏi phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và bảo vệ, phát triển tiếng nói của dân tộc. Bác dạy các nhà báo về cách viết rất cụ thể, tỉ mỉ, thiết thực. Bác còn hướng dẫn chu đáo “viết rồi phải thế nào”? - Tức là kiểm tra sau khi viết. Bác căn dặn: “viết rồi thì phải đọc đi đọc lại. Đọc đi đọc lại 4, 5 lần đã đủ chưa? Chưa đủ. Đọc đi đọc lại, sửa đi sửa lại”. Viết cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn. Đó là lời dạy của Bác Hồ với nhà báo, nhà văn khi viết về người tốt việc tốt, các gương chiến sĩ anh dũng, tại buổi lễ bế mạc Đại hội liên hoan anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc lần III, tháng 5-1962. Thực hiện lời dạy của Người, hơn 85 năm qua, báo chí cách mạng nước ta đã thể hiện là công cụ sắc bén của Đảng và Nhà nước trong công tác tuyên truyền, giáo dục, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa sự nghiệp cách mạng nước ta không ngừng tiến lên và giành được những thành tựu to lớn. Lớp lớp đội ngũ nhà báo Việt Nam luôn trung thành với lý tưởng của Đảng, kiên định vững vàng trong những biến động của lịch sử; có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp giành độc lập dân tộc, đấu tranh thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Không ngừng ra sức phấn đấu rèn luyện “trí sáng, tâm trong, bút sắc”, thực hiện sứ mệnh cao quý của người cầm bút, sáng tạo nhiều tác phẩm báo chí có chất lượng cao hơn. Vấn đề đặt ra cho nhà báo cách mạng là sự ý thức tự giác đầy đủ vai trò trách nhiệm của mình trên cơ sở nhận thức rõ ràng về bản chất chế độ, bản chất nền báo chí cách mạng. Chỉ có một niềm tin vững chắc trên cơ sở đó mới giúp các nhà báo hành nghề một cách tự do. Mà tự do theo Bác Hồ thì cũng chính là quyền phục tùng chân lý. Và chân lý là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân Ra sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân tức là phục tùng chân lý. Chân lý đó là rất cụ thể. Phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân là một yêu cầu rất rõ ràng, một điều kiện nhân văn không thể chối cãi để đạt đến tự do. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, lãnh đạo báo chí, do đó, báo chí đã phát triển khá nhanh về số lượng, [...]... cơ sở gốc rễ để mỗi nhà báo tự vượt lên trên những tính toán vụ lợi, cống hiến toàn tâm, toàn lực cho sự nghiệp cách mạng Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng, mỗi nhà báo cần nắm vững, thấm nhuần tư tưởng báo chí cách mạng của Người, vận dụng sáng tạo vào hoạt động tác nghiệp của mình Trong điều kiện hiện nay, để xứng đáng là chi n sỹ xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng,... dân, những người làm báo phải xây dựng lập trường chính trị vững vàng, không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ, kỹ năng làm báo, giữ vững sự trong sáng của đạo đức nghề nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng là tài sản tinh thần to lớn và quan trọng của báo chí cách mạng Việt Nam, là cơ sở phương pháp luận cho hoạt động báo chí nước ta trong suốt tiến trình cách mạng Việc học tập,... hoạt động của mỗi cơ quan báo chí gắn liền với những ưu khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo của từng tổ chức Đảng Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cũng chính là quán triệt ý thức trách nhiệm chính trị xã hội của báo chí Làm báo thực chất là làm chính trị Ý thức nghề nghiệp của người làm báo trước hết là ý thức chính trị Đó là ý thức về một lập trường chính trị cách mạng, là thái độ bảo vệ... phương pháp luận cho hoạt động báo chí nước ta trong suốt tiến trình cách mạng Việc học tập, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng trong điều kiện hiện nay là một nhân tố quan trọng hàng đầu bảo đảm cho sự phát triển vững vàng, tích cực của nền báo chí cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới ... cả nước có hơn 706 cơ quan báo chí in; 528 tạp chí; trên 500 đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện, 05 báo điện tử lớn, hàng chục trang báo điện tử là cánh tay nối dài của báo in, hàng trăm trang thông tin điện tử, hàng ngàn website, với hơn 17.000 người làm báo chuyên nghiệp được cấp thẻ nhà báo Phần lớn các cơ quan báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích và định hướng chính trị, hoàn thành tốt... lớn các cơ quan báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích và định hướng chính trị, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Bên cạnh đó, báo chí có bước phát triển về số lượng, trình độ, tham gia ngày càng tích cực vào quá trình truyền thông Các cơ quan báo chí từng bước nâng cao về chất lượng; đã thực hiện tốt chức năng là công cụ tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, là diễn đàn của nhân dân, có những đóng góp . nhân cách lớn, nhà báo cách mạng lớn. Đó chính là tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng Việt Nam . Chủ tịch Hồ chí Minh luôn coi báo chí và những người làm báo là một bộ phận của sự nghiệp cách. học…; Về nghĩa vụ và trách nhiệm của người làm báo với tư cách là chi n sĩ trên mặt trận báo chí cách mạng; Về đạo đức báo chí và phong cách làm báo, viết báo v.v… Trong thư gửi lớp báo chí Huỳnh. tiễn cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định nhiệm vụ của báo chí cách mạng trên cơ sở hiểu rõ vai trò vô cùng to lớn của báo chí cách mạng trong đời sống xã hội. Trong bài xã luận báo Việt Nam

Ngày đăng: 30/06/2015, 08:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w