1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận thực hiện tính nhân dân trên báo chí nói chung và báo chí việt nam nói riêng

29 1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 150,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 1) Tính cấp thiết của đề tài 2 2) Mục đích nghiên cứu 3 3) Phạm vi nghiên cứu đề tài 3 4) Phương pháp nghiên cứu 4 5) Kết cấu tiểu luận 4 NỘI DUNG 5 I/ KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA NGUYÊN TẮC TÍNH NHÂN DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ 5 1) Khái niệm 5 2) Vai trò 7 II/ VIỆC THỰC HIỆN TÍNH NHÂN DÂN TRÊN BÁO CHÍ NÓI CHUNG VÀ BÁO CHÍ VIỆT NAM NÓI RIÊNG 8 1) Tính nhân dân của báo chí biểu hiện ở chỗ, nó phản ánh và đánh giá các hiện tượng và sự kiện của đời sống từ lập trường của nhân dân, đại diện và bảo vệ cho quyền lợi của nhân dân, đề cao và trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh của nhân dân vì sự tiến bộ của xã hội 9 2) Biểu hiện thứ hai của tính nhân dân trong hoạt động báo chí là sự tham gia tích cực và thường xuyên của đông đảo nhân dân vào các hoạt động báo chí 15 III/ NHỮNG HẠN CHẾ TRONG VIỆC THỰC HIỆN TÍNH NHÂN DÂN CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM 20 1) Báo chí thông tin không chính xác, sai sự thật gây ra hiểu lầm hoặc nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến tư tưởng của quần chúng, gây tổn hại đến đời sống vật chất và tinh thầnn của nhân dân 21 2) Trên một số bài báo, tác giả còn sử dụng nghệ thuật biểu hiện không phù hợp với trình độ nhận thức của công chúng 22 3) Tư duy đổi mới báo chí còn hạn chế, lúng túng, nội dung, hình thức thông tin còn kém phong phú, sinh động, thiếu tính sắc bén, tính hấp dẫn, lượng phát hành không lớn, sự tác động chi phối thông tin đến công chúng không mạnh mẽ, do đó hiệu quả tuyên truyền không cao 23 IV/ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC TÍNH NHÂN DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ 23 1) Đẩy mạnh công tác hướng dẫn - tổ chức quần chúng tham gia làm chủ mặt báo để phản ánh tiếng nói của quần chúng một cách đúng đắn và tích cực hơn 24 2) Các cơ quan báo chí cần tổ chức mạng lưới cộng tác viên, thông tin viên rộng rãi. 25 3) Đẩy mạnh công tác điều tra xã hội, nghiên cứu tâm lý, tìm hiểu nguyện vọng của quần chúng 25 KẾT LUẬN 27 1 MỞ ĐẦU 1) Tính cấp thiết của đề tài. Trong tiến trình lịch sử của nhân loại, báo chí là một hiện tượng xã hội, ra đời do nhu cầu thông tin – giao tiếp, giải trí và nhận thức của con người. Từ khi ra đời, báo chí đã nhanh chóng trở thành một trong những lĩnh vực xung kích bởi khả năng phản ánh hiện thực của nó. Từ khi xuất hiện đến nay, báo chí luôn năng động trong việc phản ánh hiện thực đa dạng, sinh động và luôn vận động phát triển. Báo chí là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mọi người, mọi dân tộc. Ở Việt Nam, báo chí cũng như một lực lượng vật chất được sản sinh từ công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, trưởng thành theo từng bước tiến lịch sử hào hùng của Đảng và nhân dân ta. Từ thời kỳ đấu tranh chống thực dân, đế quốc đến thống nhất nước nhà và xây dựng chế độ mới cho đến nay, những năm đầu của thế kỷ XXI, đất nước ta đang đứng trước bao vận hội mới đang chuyển mình mạnh mẽ, vượt qua những khó khăn để vươn lên phát triển. Báo chí đã, đang và sẽ ngày càng tỏ rõ bản chất cách mạng, tính chiến đấu cao độ nhằm thể hiện cho được ý Đảng, lòng dân, vun đắp cho một xã hội luôn vươn tới công bằng, dân chủ, giàu mạnh hơn. Báo chí của chúng ta là báo chí của Đảng, lại sống giữa lòng quần chúng, có truyền thống yêu nước, yêu tự do dân chủ, có năng lực sáng tạo và đầy tài năng. Báo chí phải lấy mục tiêu phục vụ cho lợi ích của Đảng làm nhiệm vụ hàng đầu. Đông thời lương tâm và trách nhiệm mỗi nhà báo phải là sự tận tụy phục vụ cho công chúng. Sức sống và hiệu quả của mỗi tờ báo được đánh giá đầy đủ và công tâm nhất là ở giữa lòng công chúng. Điều đó thể hiện nguyên tắc tính nhân dân của báo chí, đồng thời biểu hiện một chức năng quan trọng trong một yeue cầu tự thân thuộc về bản chất của nền báo chí vô sản. Tuy nhiên, nguyên tắc này 2 không phải là là một vấn đề chung chung, khô khan, xơ cứng, giống nhau trong tất cả các giai đoạn phát triển của báo chí. Tính nhân dân là nguyên tắc quan trọng làm nên sự thành công của mỗi tờ báo, vì công chúng sẽ không đoc, thậm chí không thể chấp nhận một tờ báo nếu như tờ báo đó không đề cập đến họ, không bảo vệ quyền lợi cho họ. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu về nguyên tắc tính nhân dân của hoạt động báo chí là một vấn đề quan trọng, không chỉ đối với các cơ quan báo chí mà còn đối với công chúng độc giả, khán – thính giả của báo chí. 2) Mục đích nghiên cứu. Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề tính nhân dân của báo chí phát triển phong phú, sinh động, song cũng nổi cộm lên nhiều vấn đề đáng quan tâm. Mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm thẩm định và mở rộng nhận thức về tính nhân dân của báo chí vô sản, đặc biệt trong cơ chế thị trường. Qua đó có thể đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tác động của báo chí vào đời sống xã hội, cũng như phương hướng hoạt động nghiệp vụ của mỗi nhà báo, mỗi tòa soạn của cơ quan báo chí. Do vậy, khi nghiên cứu đề tài này, người làm tiểu luận tự đặt ra cho mình nhiệm vụ khảo sát thực tiễn báo chí trong điều kiện hiện nay, tính nhân dân có gì mới, có gì khác trước? Đặc biệt những biểu hiện của tính nhân dân trong thực tiễn đời sống. Từ đó làm cơ sở trau dồi thêm kỹ năng nghề nghiệp, hoạt động báo chí nhuần nhuyễn, thông suốt, sáng tạo hơn. 3) Phạm vi nghiên cứu đề tài. Vấn đề “Nguyên tắc tính nhân dân trong hoạt động báo chí” là một đề tài lớn, sinh động, hấp dẫn sog cũng không ít khó khăn, phức tạp. Với trình độ nhận thức của bản thân, người làm tiểu luận xin đề cập, lý giải vấn đề này trên phạm 3 vi giới hạn, đi sâu vào tình hình thực hiện nguyên tắc tính nhân dân của báo chí Việt Nam, trên một số khía cạnh mà bản thân đã cố gắng tìm hiểu. 4) Phương pháp nghiên cứu. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế cùng với trình độ nhận thức của sinh viên năm thứ nhất, người làm tiểu luận áp dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu văn bản, phân tích tài liệu kết hợp với việc khảo sát thực tế trên một số tờ báo in, Báo mạng điện tử và các chương trình phát thanh – truyền hình. Việc nghiên cứu dựa trên nền tảng, nguyên lý của học thuyết Mác – Lênin và xuất phát từ quan điểm coi quần chúng nhân dân là động lực của mọi cuộc cách mạng báo chí dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặt lợi ích của Đảng và mọi tầng lớp nhân dân trên hết trong sự nghiệp đổi mới báo chí hiện nay. 5) Kết cấu tiểu luận. Tiểu luận có kết cấu gồm các phần chính như sau: Mở đầu. Nội dung. I – Khái niệm, vai trò của nguyên tắc tính nhân dân trong hoạt động báo chí. II – Việc thực hiện tính nhân dân trên báo chí nói chung và báo chí Việt Nam nói riêng. III – Một số biện pháp chính để cơ quan báo chí vận dụng đúng đắn nguyên tắc tính nhân dân trong việc phản ánh tiếng nói của quần chúng trên báo chí. Kết luận. 4 NỘI DUNG I/ KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA NGUYÊN TẮC TÍNH NHÂN DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ. 1) Khái niệm. Để hiểu được khái niệm nguyên tắc tính nhân dân trong hoạt động báo chí, trước hết chúng ta phải hiểu thế nào là nguyên tắc và thế nào là nguyên tắc báo chí. Những tri thức về nguyên tắc có ý nghĩa quan trọng về phương diện lý luận cũng như thực tiễn. Đó là cơ sở để nghiên cứu các mối quan hệ giữa các vấn đề, sự kiện, hiện tượng, quá trình, đồng thời còn xác định thái độ, quan điểm, cách thức, phương pháp hành động để đạt hiệu quả. “Nguyên tắc (tiếng Latinh: Principium – chỉ sự bắt đầu nền tảng, cơ sở) là điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong mọi việc làm. Nguyên tắc là cơ sở đầu tiên, tư tưởng chỉ đạo quy tắc chủ yếu để hành động”. [1] Khái niệm nguyên tắc được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau như kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học… Mỗi một lĩnh vực đề có một nguyên tắc riêng của mình. Và “Nguyên tắc hoạt động của báo chí là các quy tắc, chuẩn mực chung của mọi hoạt động của báo chí giúp báo chí thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Nguyên tắc báo chí chính là cơ sở phương pháp luận của hoạt động báo chí”. [2] Nguyên tắc hoạt động báo chí là sự thể hiện khuynh hướng quan điểm, chính kiến của một Đảng, một giai cấp, đồng thời nó còn xác định thái độ, trách nhiệm, sự hiểu biết, cách đánh giá của nhà báo đối với hoạt động thực tiễn. Nguyên tắc 1 Cơ sở lý luận báo chí và truyền thông, tr.95, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2005 2 Cơ sở lý luận báo chí, tr.154, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội,2005 5 còn là đòi hỏi nhà báo đáp ứng chuẩn xác cách xử sự, ứng phó và hành động của mình. Báo chí còn được coi là các phương tiện thông tin đại chúng. Thuật ngữ “đại chúng” dù không đầy đủ nhưng đã phần nào nói lên tính nhân dân và bản chất dân chủ của hoạt động báo chí. Trước hết, từ “đại chúng” trong thuật ngữ “phương tiện truyền thông đại chúng” có những nội dung sau: Đối tượng tác động của thông tin là xã hội rộng rãi bao gồm các tầng lớp, các nhóm xã hội khác nhau. Những nhu cầu thông tin của nhân dân được ưu tiên đảm bảo và là thớc đo trình độ năng lực của hoạt động thông tin báo chí. Mục đích của thông tin là nhằm hình thành đời sống tinh thần lành mạnh của xã hội, qua đó tác động vào việc giải quyết các nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước. Đảm bảo sự phổ biến rộng rãi, dễ hiểu, giúp cho đại đa số các thành viên trong xã hội có khả năng tiếp cận và thu nhận thông tin. Có sự tham gia rộng rãi của quần chúng nhân dân vào công việc của các cơ quan báo chí, tạo điều kiện cho các thành viên của xã hội có thể tham gia việc giải quyết các nhiệm vụ chung, các công việc xã hội. [3] “Khái niệm tính nhân dân của báo chí thể hiện mối liên hệ giữa báo chí và đông đảo mọi tầng lớp nhân dân, nhất là nhân dân lao động, người sáng tạo chân chính của lịch sử”. [4] Báo chí từ lúc ra đời đã được thừa nhận có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của xã hội loài người. Là phương tiện truyền thông đại chúng, vốn tự thân báo chí phải hướng tới nhu cầu nhận thức của người đọc, lấy thực tiễn đời sống xã hội, nhân dân làm đối tượng phản ánh của mình. 3 Cơ sở lý luận báo chí và truyền thông, tr.117, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2005 4 Cơ sở lý luận báo chí, tr.168, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội,2005 6 Tuy nhiên về nguyên tắc tính nhân dân – hiểu theo nghĩa rộng và đúng đắn nhất – chỉ thực sự có ở nền báo chi vô sản. Mác – Ăngghen, người đã khai sinh học thuyết chủ nghĩa cộng sản nổi tiếng cũng là người đặt nền móng đầu tiên cho nền báo chí vô sản, trao cho báo chí vô sản một sức mạnh mới là sự chuyển hóa báo chí thành công cụ đấu tranh cho lợi ích của giai cấp vô sản. Xác định đặc điểm chủ yếu của báo chí vô sản khác với báo chí tư sản là ở chỗ, báo chí vô sản kế thừa nguyên tắc tính nhân dân từ giai đoạn cách mạng dân chủ. 2) Vai trò. Sức mạnh của báo chí cách mạng là ở chỗ nó là người phát ngôn của đông đảo công chúng, có nhiệm vụ bảo vệ lợi ích nhân dân. Vậy nguyên tắc tính nhân dân của báo chí vô sản xác định rõ nhiệm vụ của báo chí vừa phục vụ cho lợi ích của Đảng, vừa phục vụ cho lợi ích của nhân dân. Báo chí là diễn đàn chính trị rộng rãi và dân chủ của mọi tầng lớp nhân dân. Chúng ta đều biết rằng, một tờ báo nếu có đầy đủ các tính chất: tính công khai, tính nhân đạo, tính dân tộc mà thiếu đi tính nhân dân thì liệu nó còn được gọi là phương tiện thông tin đại chúng theo đúng nghĩa của nó? Và liệu tờ báo đó có thể tồn tại lâu dài? Nói như vậy, người làm tiểu luận không có ý phủ nhận vai trò cảu các tính công khai, tính nhân đạo, tính dân tộc… mà tác giả chỉ muốn khẳng định và nhấn mạnh vai trò quan trọng của tính nhân dân – một trong những yêu cầu hàng đầu đối với báo chí, trở thành nguyên tắc hoạt động của báo chí. Đảng ta cũng đã xác định được tầm quan trọng của tính nhân dân đối với báo chí. Đảng ta luôn vận dụng đúng đăn đường lối chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh thực tiễn xã hội Việt Nam trong lãnh đạo công tác báo chí, dù bất kỳ giai đoạn nào cũng luôn nhấn mạnh nhiệm vụ của mỗi tờ báo phải chú trọng tuyên truyền đến tận quần chúng những chủ trương, đường lối, chính sách của 7 Đảng, đồng thời phản ánh chân thật mọi ý kiến, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Nhân ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/06/1987, đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã viết: “Tờ báo, theo tôi, không phải chỉ là “diễn đàn của Đảng, chính phủ và của một số cán bộ viết báo” mà còn phải là “diễn đàn của mọi tầng lớp nhân dân”. Phải làm sao có những mục để chính ngay dân hoặc người Đảng viên, cán bộ gần dân, hiểu dân viết ra những ý, những bài thể hiện được ý của dân, để hoặc là đề bạt nguyện vọng của nhân dân với Đảng, Nhà nước, hoặc là lên án những việc làm sai trái của cán bộ, Đảng viên, nhân viên Nhà nước, hay của ngay một số dân với mục đích khuyên răn nhau làm điều phải…”. (Báo Nhân dân, số ra ngày 24/06/1987) Hiểu rõ vai trò quan trọng của tính nhân dân trong hoạt động báo chí, ta càng nhận rõ tính cấp thiết của đề tài nguyên cứu tính nhân dân, và càng xác định rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc làm thế nào để phát huy tính nhân dân trong báo chí. II/ VIỆC THỰC HIỆN TÍNH NHÂN DÂN TRÊN BÁO CHÍ NÓI CHUNG VÀ BÁO CHÍ VIỆT NAM NÓI RIÊNG. Sự ra đời và mục đích hoạt động của báo chí bắt đầu từ nhu cầu thông tin, giao tiếp của con người. Phát triển lên, báo chí bắt đầu từ nhu cầu thông tin và phản ánh toàn diện đời sống xã hội. Không một đề tài báo chí nào, không một nguồn thông tin nào lại không bắt nguồn từ hoạt động của con người. Nhân dân đông đảo quần còn là người thưởng thức, tiêu thụ các sản phẩm báo chí. Tính nhân dân thể hiện từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của hoạt động báo chí. 8 1) Tính nhân dân của báo chí biểu hiện ở chỗ, nó phản ánh và đánh giá các hiện tượng và sự kiện của đời sống từ lập trường của nhân dân, đại diện và bảo vệ cho quyền lợi của nhân dân, đề cao và trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh của nhân dân vì sự tiến bộ của xã hội. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy đội ngũ những người làm báo rằng: “Mỗi chữ viết, mỗi lời nói phải thể hiện một tư tưởng, một ước ao của nhân dân”. Và chính bản thân Người – vị lãnh tụ đồng thời là người thày kiệt xuất của báo chí cách mạng Việt Nam cũng đã thực hiện đúng nguyên tắc đó. Trước khi sáng lập Báo Thanh niên, Người đã viết trên những tờ báo lớn của Paris và Moscow. Người viết nhiều thể loại như: xã luận, bình luận, điều tra, luận chiến, truyện, ký và vẽ cả biếm họa… Các bài báo của Người chỉ nhằm chống Chủ nghĩa thực dân và đòi độc lập, tự do cho nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước thuộc địa. Sau khi khai sinh nền báo chí cách mạng ngay trên Tổ quốc mình, với sự từng trải trong nghề báo, Người gửi đến những người làm báo Việt Nam biết bao lời căn dặn bình dị mà sâu lắng: Phải xác định “Viết cho ai xem? Viết để làm gì? Vì ai mà viết?”, “Không biết rõ, hiểu rõ, chứ nói, chớ viết. Khi không có gì cần nói, không có gì cần viết chớ nói, chứ viết càn”, “Viết để nêu những cái hay, cái tốt của dân ta, của bộ đội ta, của cán bộ ta, của bạn ta. Đồng thời để phê bình những khuyết điểm của chúng ta, của cán bộ, của nhân dân, của bộ đội. Không nên chỉ viết cái tốt mà giấu cái xấu. Nhưng phê bình phải đúng đắn. Nêu cái hay, cái tốt thì phải có chừng mực, chớ phóng đại”. “Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng”. Khi Người nhận định “Viết cho ai xem? Vì ai mà viết?”, thì tức là Người đã hướng đối tượng phục vụ vào công chúng của báo chí. 9 Các Mác cũng nhận định, để báo chí đi sâu vào quần chúng một cách thiết thực thì một yêu cầu đặt ra là “Báo chí sống trong nhân dân và trung thực chia sẻ với nhân dân niềm hy vọng và sự lo lắng của họ, tình yêu và lòng căm thù của họ, niềm vui và nỗi buồn của họ”. “Trong hy vọng và lo lắng có điều gì báo chí nghe được ở cuộc sống, báo chí sẽ lớn tiếng loan tin cho mọi người đều biết, báo chí tuyên bố sự phán xét của mình đối với những tin tức đó – một cách gay gắt, hăng say, phiếm diện như những tình cảm và tư tưởng bị xúc động thầm bảo nó vào lúc đó. Điều sai lầm hôm nay nằm trong các sự kiện mà nó đưa tin, hoặc trong những lời nhận xét mà nó nêu lên, thì ngày mai sẽ được bản thân nó bác bỏ. Báo chí thể hiện trong bản thân nó cái chính sách “độc đáo”, với ý nghĩa chan chính của từ này, chính sách mà trong những trường hợp khác kẻ thù của báo chí rất yêu thích”. [5] Như mối quan hệ gắn bó hữu cơ, báo chí đã đặt quần chúng bạn đọc trở thành đối tượng phục vụ chính yếu thì quần chúng càng đến gần với báo chí hơn. Từ những nhu cầu thiết yếu được thông tin về thời sự - chính trị - kinh tế - xã hội trên mặt báo, làn sóng phát thanh, truyền hình đã mở rộng thêm thời lượng, chuyên mục phục vụ đời sống hàng ngày của nhân dân lao động. Từ một tờ Thanh Niên tin trên giấy nến cách đây hơn 80 năm, ngày nay báo chí Việt Nam đã có hơn 172 tờ báo, 448 tạp chí, 67 đài phát thanh, truyền hình, 88 tờ báo điện tử và gần 14000 nhà báo có thẻ hành nghề. Đất nước ta đã có tất cả các loại hình báo chí (báo viết, báo phát thanh, truyền hình và Báo mạng điện tử). Một số tờ báo cho xuất bản cùng lúc nhiều loại sản phẩm khác nhau như nhật báo, tuần báo, nguyệt san, đặc san, chuyên san, Báo mạng điện tử… Đài tiếng nói Việt Nam có 6 hệ chương trình, 452 chương trình, thời lượng phát sóng 172 giờ trong 5 Các Mác và Ăngghen toàn tập, tập 9, tr.237, NXB Sự thật, Hà Nội, 1986 10 [...]... của báo chí Trên thực tế, báo chí Việt Nam đã cơ bản thực hiện tốt nguyên tắc tính nhân dân trên cả ba biểu hiện của nó Tuy nhiên trong một số trường hợp vẫn còn những hạn chế do những nguyên nhân khách quan và chủ quan Hiện nay các cơ 28 quan báo chí Việt Nam vẫn đang tích cực đề ra các biện pháp nhằm tăng cường tính nhân dân trên báo chí để báo chí thực sự trở thành báo chí “của dân, do dân, vì dân ... III/ NHỮNG HẠN CHẾ TRONG VIỆC THỰC HIỆN TÍNH NHÂN DÂN CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM Nhìn chung, báo chí Việt Nam thực hiện tương đối tốt nguyên tắc tính nhân dân thể hiện qua việc báo chí viết về các sự kiện của đời sống xã hội, nhìn nhận và đánh giá mọi vấn đề dưới góc nhìn của quần chúng; sự tham gia của quần chúng vào báo chí; và việc sử dụng ngôn ngữ có tính đại chúng trên báo chí Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn... bộ” là vật cản của nói thẳng, nói thật, đang bị dư luận lên án Tính nhân dân có quan hệ khăng khít với tính công khai trên báo vì lẽ đó Công khai phải được coi là một điều kiện nhất thiết của quá trình dân chủ hóa xã hội và xử lý đúng đắn tính nhân dân trên mặt báo Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn báo chí phải công khai nói cho dân biết cả những mặt tốt, mặt xấu, khó khăn để dân hiểu và dân tin Đảng Đó cũng... tầng lớp nhân dân trong xã hội Vì vậy giữa tính Đảng và tính nhân dân trong nguyên tắc hoạt động của báo chí có mối quan hệ gắn bó hữu cơ, không thể tách rời 2) Biểu hiện thứ hai của tính nhân dân trong hoạt động báo chí là sự tham gia tích cực và thường xuyên của đông đảo nhân dân vào các hoạt động báo chí Lênin từng nói: “Cơ quan báo sẽ sinh động, đầy sinh lực khi nào cứ 5 nhà văn lãnh đạo và thường... chúng Nhân dân có thể tham gia vào báo chí trong tư cách là cộng tác viên cung cấp thông tin, trực tiép làm ra các sản phẩm báo chí hoặc trong tư cách là công chúng, đóng góp ý kiến phê bình, kiến nghị về tất cả các hoạt động của đời sống xã hội nói chung và báo chí nói riêng Sự tham gia này khiến cho báo chí thực sự trở thành một diễn đàn dân chủ, thu hút được tiếng nói của đông đảo nhân dân Báo chí. .. tiếng nói của công chúng Chính điều này đã góp phần nâng cao tính nhân dân của báo chí, giúp báo chí đến gần hơn với quần chúng Nhân dân có thể tham gia vào báo chí với tư cách là công chúng (độc giả, khán - thính giả ) đóng góp ý kiến phê bình, kiến nghị về tất cả các hoạt động của đời sống xã hội cũng như riêng với các hoạt động báo chí Ở Việt Nam, việc phản ánh tiếng nói của công chúng trên báo được... khắc” nói về việc ngăn chặn vi phạm đo lường chất lượng xăng dầu (Báo “Đời sống và pháp luật”, 01/01/2009), “Chủ động phát hiện và tố cáo vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm” (Báo “Sức khỏe và đời sống”, 01/01/2009) Có thể nói thời lượng các bài báo phản ánh các vấn đề của đời sống xã hội ngày càng cao Đây là thành công đầu tiên trong việc thực hiện nguyên tắc tính nhân dân của báo chí Việt Nam Báo chí Việt. .. của Việt Nam Đặc biệt tiếp tục mở rộng hoạt động phát thanh - truyền hình, các loại hình báo chí để phục vụ đồng bào Việt Nam ở nước ngoài, đảm bảo cho mọi tầng lớp nhân dân được tiếp cận thông tin đầy đủ Có như vậy báo chí mới thực sự trở thành diễn đàn tin cậy của nhân dân 27 KẾT LUẬN Có thể nói, nguyên tắc tính nhân dân của hoạt động báo chí là một vấn đề rộng lớn Với phạm vi một bài tiểu luận, ... Việt Nam chống tiêu cực như thế nào? Một biểu hiện không thể thiếu của tính nhân dân đó là việc chống tiêu cực trên báo chí Báo chí chống tiêu cực để góp phần xây dựng một xã hội Việt nam 14 trong sạch, lành mạnh, xã hội “do dân, vì dân Báo chí Việt Nam đã tích cực tham gia đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, quan liêu, phát hiện những việc làm trái với pháp luật, đi ngược lại lợi ích của nhân dân Báo. .. phương châm “do dân, vì dân Dĩ nhiên, không ngoại lệ, báo chí cũng lấy nguyên tắc tính nhân dân làm chuẩn mực cho mọi hoạt động Trên báo chí, ta tthấy xuất hiện hàng loạt các bài báo phản ánh các mặt của đời sống nhân dân, những bức xúc, những kiến nghị của nhân dân, những bài báo viết về những vụ việc làm ảnh hưởng đến nhân dân Ví dụ: Trên báo “Tuổi trẻ thủ đô” số ra ngày 27/10/2008 có bài báo mang tên . NHÂN DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ 5 1) Khái niệm 5 2) Vai trò 7 II/ VIỆC THỰC HIỆN TÍNH NHÂN DÂN TRÊN BÁO CHÍ NÓI CHUNG VÀ BÁO CHÍ VIỆT NAM NÓI RIÊNG 8 1) Tính nhân dân của báo chí biểu hiện. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG VIỆC THỰC HIỆN TÍNH NHÂN DÂN CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM. Nhìn chung, báo chí Việt Nam thực hiện tương đối tốt nguyên tắc tính nhân dân thể hiện qua việc báo chí viết về các sự kiện. thực hiện nguyên tắc tính nhân dân của báo chí Việt Nam. Báo chí Việt Nam chống tiêu cực như thế nào? Một biểu hiện không thể thiếu của tính nhân dân đó là việc chống tiêu cực trên báo chí. Báo

Ngày đăng: 29/06/2015, 17:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w