Đẩy mạnh công tác điều tra xã hội, nghiên cứu tâm lý, tìm hiểu nguyện vọng của

Một phần của tài liệu tiểu luận thực hiện tính nhân dân trên báo chí nói chung và báo chí việt nam nói riêng (Trang 25)

IV/ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC THỰC HIỆN

3)Đẩy mạnh công tác điều tra xã hội, nghiên cứu tâm lý, tìm hiểu nguyện vọng của

vọng của quần chúng.

Đây là điều kiện đầu tiên để báo chí đi gần với đời sống xã hội, phản ánh đúng những vấn đề quần chúng nhân dân đang quan tâm. Báo chí cần tích cực đưa tin những sự kiện, vụ việc tác động đến đời sống nhân dân, biết đấu tranh bài trừ cái xấu, bảo vệ cái tốt để xây dựng một xã hội trong sạch, lành mạnh. Báo chí phải nghiên cứu tâm lý, tìm hiểu nguyện vọng của quần chúng để phản ánh cho đúng, cho hay những gì nhân dân muốn, những gì nhân dân cần… Có như vậy, báo chí mới nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của quần chúng và báo chí mới thực sự trở thành báo chí của nhân dân.

Ngoài ra, theo ông Trương Tấn Sang - Nguyên Ủy viên Bộ chính trị, thường trực ban Bí thư phát biểu nhân dịp đến thăm và chúc mừng giới báo chí và Hội nhà báo Việt Nam nhân dịp kỷ niệm lần thứ 83 ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/06/1925 - 21/06/2008): để góp phần làm cho báo chi là diễn đàn tin cậy của nhân dân, cơ quan báo chí phải đầu tư thỏa đáng cho hoạt động thông tin đối ngoại. Cụ thể, tăng cường giao lưu hợp tác với các tổ chức báo chi trong khu vực

và trên thế giới, quảng bá hình ảnh đất nước, con người trong sự nghiệp đổi mới của Việt Nam. Đặc biệt tiếp tục mở rộng hoạt động phát thanh - truyền hình, các loại hình báo chí để phục vụ đồng bào Việt Nam ở nước ngoài, đảm bảo cho mọi tầng lớp nhân dân được tiếp cận thông tin đầy đủ. Có như vậy báo chí mới thực sự trở thành diễn đàn tin cậy của nhân dân.

KẾT LUẬN

Có thể nói, nguyên tắc tính nhân dân của hoạt động báo chí là một vấn đề rộng lớn. Với phạm vi một bài tiểu luận, chúng ta chưa thể tìm hiểu đầy đủ những khía cạnh của nó. Nhưng có thể khẳng định: ba biểu hiện cơ bản của nguyên tắc này là:

Báo chí phản ánh và đánh giá các sự việc, hiện tượng dưới quan điểm của nhân dân, đại diện và bảo vệ cho quyền lợi của nhân dân,đề cao và trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh của nhân dân vì sự tiến bộ xã hội. Báo chí lên án những tiêu cực trong xã hội, biểu dương người tốt, việc tốt, góp phần vào việc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Báo chí thu hút được sự tham gia của đông đảo quần chúng. Nhân dân có thể tham gia vào báo chí trong tư cách là cộng tác viên cung cấp thông tin, trực tiép làm ra các sản phẩm báo chí hoặc trong tư cách là công chúng, đóng góp ý kiến phê bình, kiến nghị về tất cả các hoạt động của đời sống xã hội nói chung và báo chí nói riêng. Sự tham gia này khiến cho báo chí thực sự trở thành một diễn đàn dân chủ, thu hút được tiếng nói của đông đảo nhân dân.

Báo chí sử dụng ngôn ngữ có tính đại chúng, nghệ thuật biểu hiện phù hợp với trình độ nhận thức, năng lực tiếp thu và nhu cầu thẩm mĩ lành mạnh của công chúng. Nhà báo phải viết sao cho giản dị, dễ hiểu mà vẫn đảm bảo được tính thẩm mĩ, tức khả năng truyền tải thông điệp trong tác phẩm báo chí tới độc giả.

Tính nhân dân là một nguyên tắc cơ bản của hoạt động báo chí. Nó có quan hệ chặt chẽ với tính Đảng, tính tự do, và tính nhân đạo của báo chí.

Trên thực tế, báo chí Việt Nam đã cơ bản thực hiện tốt nguyên tắc tính nhân dân trên cả ba biểu hiện của nó. Tuy nhiên trong một số trường hợp vẫn còn những hạn chế do những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Hiện nay các cơ

quan báo chí Việt Nam vẫn đang tích cực đề ra các biện pháp nhằm tăng cường tính nhân dân trên báo chí để báo chí thực sự trở thành báo chí “của dân, do dân, vì dân”. Để làm được việc này đòi hỏi sự tham gia, ủng hộ tích cực của quần chúng. Bên cạnh đó, bản thân mỗi nhà báo cũng cần có ý thức trong việc nâng cao tính nhân dân trên báo chí. Với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, trong thời gian tới tính nhân dân trên báo chí sẽ ngày càng phát huy vai trò của mình, phục vụ cho lợi ích của toàn Đảng, toàn dân, như lời chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “... cần nâng cao hơn nữa chất lượng của báo chí để nó làm tròn nhiệm vụ cao cả của nó... Nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 1, Các Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 9, 1986, NXB Sự thật, Hà Nội.

 2, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, 2005, Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

 3, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, 1996, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

 4, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2005, Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

 5, V.I.Lênin toàn tập, tập 9, 1986, NXB Sự thật, Hà Nội.

 6, V.I.Lênin toàn tập, tập 14, 1986, NXB Sự thật, Hà Nội.

Một phần của tài liệu tiểu luận thực hiện tính nhân dân trên báo chí nói chung và báo chí việt nam nói riêng (Trang 25)