1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

“Điều tra tình hình sâu bệnh hại các giống lúa và so sánh năng suất giữa các giống lúa với giống đối chứng tại vườn khoa Nông học thuộc trường đại học Nông Lâm Huế”

14 1,8K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 117,5 KB

Nội dung

Cây lúa ( Oryzae sativa L.) thuộc họ hòa thảo (Gramineae) là cây lương thực quan trọng trên thế giới nói chung và đối với các nước nông nghiệp như Việt Nam nói riêng. Trong những năm gần đây vấn đề sản xuất lúa gạo đã đạt được những thành tựu to lớn, sản lượng thóc của nước ta đạt 2324 triệu tấnnăm. Không những thế cây lúa còn thể hiện tầm quan trọng của mình với trên 40% dân số thế giới sống phụ thuộc vào lúa gạo. Sản lượng lúa gạo chủ yếu tập trung ở các nước châu Á với mức tiêu thụ hàng năm khoảng 180200 kgngười. Chính vì vậy việc sản xuất lúa gạo ảnh hưởng rất quan trọng đối với tình hình an ninh lương thực trên thế giới, trong đó có Việt Nam một nước có nền nông nghiệp lúa nước lâu đời và đang góp một phần lớn vào sản xuất lúa của thế giới. Cùng với việc áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất thì tình hình diễn biến sâu bệnh hại trên cây lúa cũng rất phức tap. Như việc sử dụng những loại thuốc hóa học một cách bữa bãi, không đúng khoa học đã làm cho dịch bệnh trở nên quen thuốc, việc đưa vào sản xuất những giống mới kháng sâu bệnh đã làm xuất hiện những nòi, chủng mới có tính độc hại hơn…và nhiều vấn đề khác đã làm cho nền nông nghiệp đứng trước những khó khăn và thử thách mới. Ngoài ra, trong quá trình tổ chức sản xuất lại, thâm canh tăng năng suất lúa trên đồng ruộng đã xảy ra những biến động lớn về kỹ thuật trồng lúa, cơ cấu cây trồng, mùa vụ. Những biến động trên đãlàm xáo trộn hệ sinh thái đồng ruộng, tạo điều kiện tốt cho sự phát sinh phát triển của sâu bệnh hại mà trước kia ít gặp hoặc chưa gặp. Những năm vừa qua nước ta đã chứng kiến những trận dịch đã làm cho tình hình an ninh lương thực trong nước bấp bênh một cách nghiêm trọng như bệnh vàn lùn lùn xoắn lá, rầy nâu, bọ xít hại lúa… Xuất phát từ tình hình đó mà chúng tôi thực hiện đề tài: “Điều tra tình hình sâu bệnh hại các giống lúa và so sánh năng suất giữa các giống lúa với giống đối chứng tại vườn khoa Nông học thuộc trường đại học Nông Lâm Huế”

Trang 1

PHẦN 1

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề:

Cây lúa ( Oryzae sativa L.) thuộc họ hòa thảo (Gramineae) là cây

lương thực quan trọng trên thế giới nói chung và đối với các nước nông nghiệp như Việt Nam nói riêng Trong những năm gần đây vấn đề sản xuất lúa gạo đã đạt được những thành tựu to lớn, sản lượng thóc của nước ta đạt 23-24 triệu tấn/năm Không những thế cây lúa còn thể hiện tầm quan trọng của mình với trên 40% dân số thế giới sống phụ thuộc vào lúa gạo Sản lượng lúa gạo chủ yếu tập trung ở các nước châu Á với mức tiêu thụ hàng năm khoảng 180-200 kg/người Chính vì vậy việc sản xuất lúa gạo ảnh hưởng rất quan trọng đối với tình hình an ninh lương thực trên thế giới, trong đó có Việt Nam - một nước có nền nông nghiệp lúa nước lâu đời và đang góp một phần lớn vào sản xuất lúa của thế giới

Cùng với việc áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất thì tình hình diễn biến sâu bệnh hại trên cây lúa cũng rất phức tap Như việc sử dụng những loại thuốc hóa học một cách bữa bãi, không đúng khoa học đã làm cho dịch bệnh trở nên quen thuốc, việc đưa vào sản xuất những giống mới kháng sâu bệnh đã làm xuất hiện những nòi, chủng mới có tính độc hại hơn…và nhiều vấn đề khác đã làm cho nền nông nghiệp đứng trước những khó khăn và thử thách mới Ngoài ra, trong quá trình tổ chức sản xuất lại, thâm canh tăng năng suất lúa trên đồng ruộng đã xảy ra những biến động lớn

về kỹ thuật trồng lúa, cơ cấu cây trồng, mùa vụ Những biến động trên đãlàm xáo trộn hệ sinh thái đồng ruộng, tạo điều kiện tốt cho sự phát sinh phát triển của sâu bệnh hại mà trước kia ít gặp hoặc chưa gặp Những năm vừa qua nước ta đã chứng kiến những trận dịch đã làm cho tình hình an ninh lương

Trang 2

thực trong nước bấp bênh một cách nghiêm trọng như bệnh vàn lùn lùn xoắn

lá, rầy nâu, bọ xít hại lúa…

Xuất phát từ tình hình đó mà chúng tôi thực hiện đề tài: “Điều tra tình

hình sâu bệnh hại các giống lúa và so sánh năng suất giữa các giống lúa với giống đối chứng tại vườn khoa Nông học thuộc trường đại học Nông Lâm Huế”

1.2 Mục đích của đề tài:

Đánh giá tình hình sâu bệnh hại trên các giống lúa tại vườn khoa Nông học thuộc đại học Nông Lâm Huế

Tìm ra các giống lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt để áp dụng vào suất đem lại hiệu quả kinh tế cao

1.3 Yêu cầu của đề tài:

Nắm vững tình hình thời tiết tại thành phố Huế

Nắm vững quy trình và cách bố trí thí nghiệm cho phù hợp

Nắm vững thành phần sâu bệnh hại và thiên địch trên các giống lúa được nghiên cứu

Nắm vững khả năng kháng của các giống lúa được nghiên cứu

Trang 3

PHẦN 2

2.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới:

Trên thế giới, hiện nay thì cây lúa đã có mặt hầu hết các châu lục nhưng do điều kiện thâm canh ở mỗi nước, mỗi vùng khác nhau nên có sự chênh lệch về diện tích năng suất và sản lượng Diện tích tập trung chủ yếu ở châu Á, chiếm 90% diện tích đất trồng lúa trên thế giới Tuy nhiên, vùng này tập trung ở các nước đang phát triển, dân số đông, điều kiện canh tác còn lạc hậu nên năng suất vẫn thấp hơn các nước khác

Hiện nay, trên thế giới có hơn 6 tỷ người và sẽ đạt tới 8 tỷ người vào năm 2030 Trong khi đó diện tích đất canh tác bị thu hẹp dần do bị chuyển đổi sang các mục đích khác Vì thế, việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp

là rất khó khăn Do vậy, hàng loạt các nước có chủ trương phát triển sản xuất lúa gạo theo hướng thâm canh tăng năng suất và tăng vụ

+ Về diện tích: Châu Á có diện tích gieo trồng lớn nhất, chiếm 90% diện tích gieo trồng của cả thế giới, tiếp đến là Châu Mỹ Latinh Châu ÚC

có diện tích gieo trồng nhỏ nhất, chiếm 0.09% diện tích gieo trồng cả thế giới

+ Về năng suất: Tuy diện tích gieo trồng nhỏ nhất nhưng ngược lại Châu ÚC đạt năng suất cao nhất thế giới, đạt 101 tạ/ha năm 1998, tiếp đến là Bắc Mỹ với năng suất đạt được là 66 tạ/ha Châu Á tuy có diện tích lớn nhất nhưng năng suất lại thấp chỉ lớn hơn năng suất trung bình chung của thế giới khoảng 1 tạ/ha

Trang 4

+ Về sản lượng: Với diện tích lớn nhất nên Châu Á có sản lượng lúa cao nhất, chiếm 91.6% sản lượng của toàn thế giới, tiếp đến là Châu Mỹ Latinh Thấp nhất là Châu Âu và Châu ÚC

Riêng đối với các nước Châu Á thì các chuyên gia viện nghiên cứu IRI dự đoán vào năm 2025 thế giới sẽ cần 765 triệu tấn lúa và các nước như Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam… sẽ là những trọng điểm lương thực của toàn thế giới Như vậy trong tương lai nguồn lương thực của thế giới là từ Châu Á cung cấp

Bảng 1: Tình hình sản xuất lúa ở các nước Châu Á năm 2008

Tên nước Diện tích

(1000ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (1000 tấn)

Nguồn FAO: 2008

2.1 Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam:

Việt Nam là nước có truyền thống trồng lúa nước.Nền văn minh lúa nước có trên 4000 năm lịch sử Việt Nam nằm trong vùng địa lý - được xem như là khởi nguyên của cây lúa, chạy dài từ chân núi Hi Mã Lạp đến bờ biển Đông nước ta, nằm trên kinh tuyến 15 và giữa vĩ độ 80B- 230B, được chia thành 7 vùng sinh thái nông nghiệp Lúa gạo là nguồn thức ăn cơ bản của dân tộc Việt Nam Cây lúa có thể sinh sống và thích nghi trong nhiều điều kiện khác nhau: lúa can, lúa nước với nhiều điều kiện đất đai khác nhau : đất

có thành phần cơ giới nặng, nhẹ, phù sa…., chịu được nóng, lạnh, khô hạn ở

Trang 5

các vĩ độ khác nhau mà không phải bất cứ loại cây lương thực nào cũng có những tính trạng đa dạng như vậy Lúa gạo cung cấp nguồn lương thực cơ bản, tạo việc làm cho hàng triệu người, đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội khắp đất nước

Bảng 2: Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam giai đoạn 1990- 2004

Năm Diện tích

(triệu ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (triệu tấn)

Xuất khẩu gạo (tấn)

Niên giám thống kê 2004

Bảng 3: Diện tích gieo trồng lúa trong cả nước giai đoạn 2005-2008

(Đơn vị: nghìn ha)

Đồng Bằng Sông Hồng 1.186,1 1.171,2 1.158,1 1.153,2 Trung du và miền núi phía

Bắc

661,2 661,0 671,9 669,4

Bắc Trung Bộ và Duyên hải

miền Trung

1.144,5 1.206,9 1.188,7 1.213,2

Đồng Bằng Sông Cửu Long 3.826,3 3.773,9 3.683,1 3.858,9

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê 2009

Qua bảng trên, trong giai đoạn 2005- 2008, diện tích gieo trồng lúa ở

ĐB Sông Cửu Long là cao nhất đạt 3.858,9 nghìn ha và thấp nhất là vùng Tây Nguyên chỉ có 211,7 nghìn ha

Trang 6

Về năng suất: Trong giai đoạn 2005-2008 tuy có nhiều biến động nhưng nhìn chung năng suất của cả nước đều tăng Năm 2008, cả nước đạt 52.2 tạ/ha, trong đó ĐB Sông Hồng đạt năng suất cao nhất 58,8 tạ/ha, Đông Nam Bộ đạt năng suất thấp nhất 42,5 tạ/ ha thấp hơn nhiều so với năng suất trung bình chung của cả nước

Bảng 4: Năng suất cả nước giai đoạn 2005 - 2008

(Đơn vị: tạ/ha)

Trung du và miền núi phía Bắc 43,3 43.9 43,0 43,3 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền

Trung

46,7 49,3 48,5 50,5

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê 2009

Về sản lượng: Nhìn chung sản lượng lúa cảu cả nước và các vùng đều tăng Năm 2008, cả nước đạt 38.725,1 nghìn tấn.ĐB Sông Cửu Long đạt cao nhất 20.681,6 nghìn tấn và Tây Nguyên đạt thấp nhất 938,4 nghìn tấn

Bảng 5: Sản lượng lúa cả nước giai đoạn 2005 - 2008

(Đơn vị: Nghìn tấn)

Đồng Bằng Sông Hồng 6.398,4 6.725,2 6.500,7 6.776,0 Trung du và miền núi phía 2.864,6 2.904,1 2.891,9 2.895,9

Trang 7

Bắc Trung Bộ và Duyên hải

Đồng Bằng Sông Cửu Long 19.298,5 18.229,2 18.678,9 20.681,6

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê 2009

2.2 Tình hình nghiên cứu sâu bệnh hại và thiên địch trên cây lúa ở Việt Nam:

Theo tổ chức lương thực và nông nghiệp trên thế giới (FAO) thiệt hại chiếm 15-30% tổng số sản lượng trên thế giới, ở nhiều quốc gia thì tỷ lệ thiệt hại này lên đến 50% Đặc biệt, lúa và ngũ cốc hàng năm trên thế giới bị thiệt hại do sâu bệnh hại đến 100 triệu tấn và tác hại của nó đối với ngành nông nghiệp là rất nghiêm trọng

2.2.1 Về sâu hại:

Theo PGS Nguyễn Công Thuật ở phía Bắc qua điều tra cơ bản (1967 – 1968), đã phái hiện có 88 loài sâu hại lúa, ở miền Nam ( 1977 – 1979) đã phát hiện được 78 loài, trong đó có 6 loài sâu hại chủ yếu như: Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân lúa bướm 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ, bọ xít dài, sâu năn và 15 loài gây hại thứ yếu

Theo kỹ sư Nguyễn Văn Hạ, Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung qua điều tra sâu bệnh hại lúa ở miền Trung từ năm 1984-1988 đã xác định được 6 loài gây hại chính đó là: Sâu đục thân lúa bướm 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ, sâu phao, rầy nâu, rầy lưng trắng, bọ xít dài, sâu năn

Theo Th.s Lê Văn Hai qua nghiên cứu điều tra sâu hại lúa vùng đầm phá tại Thừa Thiên Huế đã xác định được 6 loài sâu hại chính đó là: Sâu

Trang 8

cuốn lá nhỏ, sâu cuốn lá lớn, sâu năn, bọ xít dài, châu chấu lúa, bọ xít xanh, trong đó sâu cuốn lá nhỏ, bọ xít lúa và sâu năn là phổ biến nhất

Ở Việt Nam cuối năm 1977 có khoảng 10 vạn ha lúa chủ yếu ở đồng bằng sông Cửư Long bị rầy nâu phá hại trong đó có hàng ngàn ha bị mất trắng Từ cuối năm 1977 và nhất là trong vụ hè thu năm 1978 hàng ngàn ha lúa ở nhiều tỉnh đồng bằng Nam Bộ bị bệnh lùn xoăn lá, một số đã phải phá bỏ

Trong những năm gần đây rầy nâu xuất hiện và phá hại với những mức độ khác nhau lúc thì rải rác, lúc thì xảy ra từng đợt dịch lớn, gần đây những năm 1990 – 1991; năm 2004 -2005 ở đồng bằng sông Cửu Long hay năm 1993 – 1994 ở đồng bằng sông Hồng và khu IV cũ cũng gây thiệt hại đáng kể đến năng suất lúa

2.2.2 Về bệnh hại:

Ở Việt Nam đã ghi nhận trên 40 bệnh hại lúa, trong đó 6 bệnh chủ yếu là: bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá lúa, bệnh vàng lá lúa, bệnh lép đen hạt lúa, bệnh vàng lùn xoắn lá lúa.Các bệnh hại do nấm gây ra là chủ yếu và chiếm trên 80% số bệnh hại Dịch bệnh ở những năm gần đây xảy ra

ở các tỉnh Duyên hải Miền Trung, Đông Bắc, Trung du Bắc Bộ, đáng chú ý nhất là vụ xuân 1992-1993 tại Phú Yên, Quảng Nam, thiệt hại lên đến 72 tỷ VNĐ Cuối năm 1977 có khoảng 10 vạn ha lúa chủ yếu ở đồng bằng sông Cửư Long bị rầy nâu phá hại trong đó có hàng ngàn ha bị mất trắng Từ cuối năm 1977 và nhất là trong vụ hè thu năm 1978 hàng ngàn ha lúa ở nhiều tỉnh đồng bằng Nam Bộ bị bệnh vàng lùn xoăn lá, một số đã phải phá bỏ

Trong những năm gần đây rầy nâu xuất hiện và phá hại với những mức độ khác nhau lúc thì rải rác, lúc thì xảy ra từng đợt dịch lớn, gần đây những năm 1990 – 1991; năm 2004 -2005 ở đồng bằng sông Cửu Long hay năm 1993 – 1994 ở đồng bằng sông Hồng và khu IV cũ cũng gây thiệt hại đáng kể đến năng suất lúa

2.2.3 Về thiên địch:

Trang 9

Ở Việt Nam thành phần thiên địch trên đồng ruộng lúa phát hiện khoảng 415 loài thuộc 14 bộ, 58 họ, 241 giống của các lớp côn trùng, nhện, nấm và côn trùng Bộ cánh màng có số lượng lớn nhất: 165 loài (chiếm 39,7%) tổng số loài thiên địch); thứ 2 là bộ cánh cứng: 95 loài (22,8%), thứ

3 là bộ cánh nữa 70 loài (16,8%), đứng thứ 4 là loại bộ nhện lớn: 49 loài (11,8%) Còn các bộ khác, mỗi bộ chỉ ghi nhận một hoặc hai loài trên ruộng lúa

2.3 Cơ sở lý luận và thực tiễn:

2.3.1 Cơ sở lý luận:

Với sự biến động rất phức tạp của sâu bệnh hại trên cây lúa thì việc đưa ra các biện pháp phòng trừ là hết sức cấp thiết Vậy biện pháp nào là hiệu quả nhât ? Khi sâu bệnh phá hại thì người ta nghĩ trước tiên là phải dùng thuốc hóa học, nhưng khi sử dụng thuốc hóa học có đem lại hiệu quả chưa hay chỉ làm gia tăng dịch bệnh trên các đồng ruộng bằng cách chúng thay đổi các biotype mới để thích nghi với điều kiện sống Hiện nay, việc

sử dụng các giống kháng là cách phòng trừ hiệu quả: giảm giá thành sản xuất và không gây ô nhiễm môi trường.Tuy nhiên, nếu dùng giống kháng đơn gen có thể vô hiệu trong thời gian ngắn do sâu bệnh có khả năng chọn lọc cao làm tăng khả năng bẻ gãy tính kháng với sự xuất hiện của nhiều nòi mới, biotype mới Do đó, hiện nay có xu hướng sử dụng giống kháng đa gen, giống chống chịu ngang Việc sử dụng giống kháng được đặt ra nhưng việc sử dụng giống kháng phải chú ý đến cách sử dụng chúng có hiệu quả nhằm đảm bảo sự bền vững môi trường cũng như sản xuất và giảm áp lực chọn lọc đối với sâu bệnh Vì vậy, việc sử dụng giống kháng mà không nhiễm nặng các loại dịch hại nguy hiểm là một biện pháp an toàn và hiệu quả nhất

2.3.2 Cơ sở thực tiễn:

Trang 10

Lý thuyết là như vậy nhưng thực tiễn thì không theo như vậy.Tuy vậy, việc tìm ra các giống có khả năng kháng bệnh trên cây lúa cần phải được thường xuyên và khẩn trương để hạn chế sâu bệnh hại trên lúa

Giống kháng rầy lần đầu tiên được IRRI tiến hành lai vào năm 1968 là IR26, sau đó đã nhanh chóng được đưa vào sử dụng rộng rải và phổ biến ở châu Á những năm sau đó Sau 3 năm sản xuất, giống IR26 đã không kháng nỗi Biotipe2 đối với rầy nâu ở Indonexia, Việt Nam, Philippin Cuộc đua giữa sâu hại và nhà chọn giống vẫn tiếp tục Giống lúa ir36 được đưa vào thay thế giống IR26 vào năm 1976 vì chống được Biotipe2 năm 1982 Biotipe3 lại xuất hiện và gây hại trên giống lúa ir36 tại Mindanas Tiếp đó là giống IR56 được tìm ra và thay thế IR36 để chống rầy nâu Biotipe3… Những Biotipe mới có thể sống và phát triển trên giống chống Vì vậy để tìm

ra các giống kháng vẫn phải luôn tiếp tục

PHẦN 3.

Trang 11

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU.

3.1 Đối tượng và thời gian nghiên cứu:

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu:

- 12 giống lúa được nghiên cứu tai vườn khoa Nông học thuộc trường Đại học Nông Lâm Huế

- Một số loại sâu bệnh hại và thiên địch chính trong quá trình điều tra

3.1.2 Thời gian nghiên cứu:

Tháng 1/2011 - giữa tháng 5/2011

3.2 Nội dung nghiên cứu:

- Đánh giá thành phần, số lượng các loại sâu hại, bệnh hại thiên địch chính trên các giống lúa được nghiên cứu

- Đánh giá khả năng kháng sâu bệnh hai của các giống lúa

- Theo dõi giống nào có khả năng kháng bệnh cao, năng suất cao để

áp dụng và sản xuất đem lai hiệu quả cao nhất

3.3 Phương pháp nghiên cứu:

3.3.1 Trong phòng thí nghiệm:

Tính mật độ, tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh sau khi đã thu thập số liệu từ ngoài đồng ruộng trở về

Tỷ lệ bệnh (%) = A 100%

B

Trong đó: A- số lượng các thể bị bệnh

B- tổng số cá thể điều tra

Chỉ số bệnh (%) = ( ) 100%

a b

N T

Trong đó: a- Số cá thể bị bệnh ở mổi cấp

b- Trị số bệnh tương ứng của mổi cấp bệnh

N- Tổng số cá thể điều tra

T- Trị số cấp bệnh cao nhất trong bảng phân cấp bệnh đã dùng

3.3.2 Ngoài đồng ruộng:

Trang 12

+ Diện tích 5m2/ô.

+ Gồm 12 ô thí nghiệm, mỗi giống được trồng trong 1 ô thí nghiệm đó

* Các chỉ tiêu được theo dõi:

+ Thời gian sinh trưởng: được tính từ khi gieo đến khi chín hoàn toàn + Chiều cao cây: Mỗi giống gieo 10 cây trong 1 ô thí nghiệm, không nhắc lại, 7 ngày theo dõi 1 lần, lấy số liệu cuối cùng để đánh giá Do đó, chiều cao cây cuối cùng được đo từ mặt đất đến lá hoặc bông cao nhất

+ Các yếu tố cấu thành năng suất:

- Số bông/m2 = số khóm/m2 * số bông/khóm

- Số hạt chắc/bông

Số hạt chắc/bông

- Tỷ lệ hạt chắc(%) = * 100

Tổng số hạt bông

- Trọng lượng 1000 hạt

số bông/m2 * số hạt chắc/bông * P1000 hạt

- NSLT =

104

* Phương pháp điều tra sâu bệnh

+ Đối với sâu hại lúa: Điều tra 7 ngày 1 lần trên toàn bộ các ô thí nghiệm và đếm số sâu có trong mỗi ô

Mật độ (con/m2) = Tổng số sâu điều tra/ tổng số đơn vị điều tra

Đặc biệt đối với rệp, điều tra 10 dãnh ngẫu nhiên theo đường chéo gốc

và quy ra tính mật độ trung bình trên mỗi dảnh, sau đó tính mật độ trung

bình trên mỗi ô bằng cách: mật độ (con/m 2 ) = con/dảnh * số dảnh/m 2

+ Đối với bệnh hại lúa:

Bệnh trên thân: điều tra 10 cây ngẫu nhiên

Ngày đăng: 28/06/2015, 22:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w