1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề tài đổi mới môn Hóa- Xuân Mai

4 132 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 53,5 KB

Nội dung

PHÒNG GD THÀNHPHỐ BẾNTRE CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS VĨNH PHÚC Độc lập- Tự do –Hạnh phúc TỔ HÓA  0  ĐỀ TÀI ĐỔI MỚI Năm học 2010-2011 Tên Đề tài: “ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LẬP PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC” I. THỰC TRẠNG: Để thực hiện tốt mục tiêu và chương trình đổi mới SGK của bậc THCS đòi hỏi GV phải thay đổi phương pháp dạy học .Đó là phương pháp dạy học tích cực , thông qua phương pháp nầy HS sẽ tự mình chiếm lĩnh kiến thức và được rèn một số kĩ năng cơ bản như :phân tích , so sánh , tổng hợp , khái quát và qua đó HS sẽ có kĩ năng vận dụng kíên thức đã học vảo thực tế hoặc giải được các bài tập một cách chủ động và sáng tạo hơn ……Để đạt được điều nầy ngay từ đầu HS phải nắm vững những nội dung , kiến thức trọng tâm cơ bản nhất định .Một trong những kiến thức quan trọng phục vụ xuyên suốt chương trình THCS đó là “ Phương trình hóa học” Qua quá trình dạy học , tôi nhận thấy HS còn nhiều khó khăn ,lúng túng khi lập PTHH như không xác định được chất tham gia , chất sản phẩm ;lập sai công thức hóa học ; không chọn hệ số để cân bằng PTHH….từ đó việc giải bài tập cơ bản tính theo PTHH không đạt. Nếu HS không được rèn luyện kĩ năng lập PTHH thì : -GV gặp nhiều khó khăn : .GV khó hòan thành các tiết dạy tính theo PTHH,tính chất hóa học ,các bài luyện tập có liên quan đến PTHH. .GV phải giảng lại phần kiến thức lập PTHH rồi mới nghiên cứu kiến thức mới , như vậy phải tốn rất nhiều thời gian và không còn thời gian cho việc nghiên cứu kiến thức mới và vận dụng. .Không giải quyết được các bài tập liên quan đến PTHH. - HS sẽ vướn phải một số nhược điểm sau : .HS không hiểu được cách viết PTHH nên học thuộc lòng vừa mất nhiều thời gian mà không hiệu quả vì PTHH rất khó thuộc và HS không còn thời gian cho việc học tập ,nghiên cứu những kiến thức khác . .HS chán nản , không có niềm tin và không yêu thích bộ môn .HS không thể vận dụng và giải các bài tập có liên quan đến PTHH .Không phát triển được tư duy của HS Từ những lí do trên , tôi quyết định chọn và nghiên cứu đề tài “ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LẬP PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC” II.BIỆN PHÁP : GV sử dụng các cân và các mô hình nguyên tử oxi và hidro Bước 1:Củng cố , khắc sâu lại cách lập CTHH -GV cung cấp cho HS phương trình chữ .HS phải xác định được chất tham gia , chất sản phẩm -GV cho HS dùng mô hình để biểu diễn phân tử khí hidro , khí oxi ,phân tử nước và giải thích tại sao phải biểu diễn như thế . Qua đó GV đã củng cố lại cách lập CTHH của đơn chất và hợp chất Bước 2 : Rèn kĩ năng lập PTHH dưới hình thức học mà chơi , chơi mà học Ở bước nầy Gv sẽ sử dụng giáo án điện tử và thiết lập các hiệu ứng để học sinh thấy từng bước rỏ ràng và cụ thể hơn GV giới thiệu cân và 3 hình vẽ đồng thời đặt câu hỏi để kích thích tư duy của HS Vd :-Xác định các chất trong phản ứng đặt trên hai đĩa cân - Có nhận xét gì qua 3 hình vẽ trong SGK - Nêu ý nghĩa của từng hình - Ở hình 1 : Vì sao cân không thăng bằng ?Muốn cân thăng bằng phải làm sao ? - GV làm một động tác để mô hình một nguyên tử oxi lên bên đĩa cân nhẹ - cho HS nhận xét - GV nhấn mạnh lại lỗi nầy do một số HS thường mắc phải ( HS thường cân bằng bằng cách thêm chỉ số 2 vào sau CTHH của H 2 O là H 2 O 2 Tương tự đối với hình 2 , hình 3 Bước 3 :Hệ thống ,củng cố lại kĩ năng lập PTHH GV đặt câu hỏi để cả nhóm cùng thảo luận và bàn bạc -Những điểm nào cần lưu ý để viết được sơ đồ phản ứng hóa học -Sơ đồ phản ứng hóa học khác phương trình hóa học như thế nào? -Các bước thành lập PTHH Bước 4: Để rèn luyện tốt kĩ năng này , GV phải tổ chức cho HS tham gia nhiều trò chơi có lồng giải nhiều bài tập trong các họat động của tiết học như : Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới ,nghiên cứu kiến thức mới , bài tập về nhà ……….Các dạng bài tập phải đa dạng ,không bị trùng lặp gây nhàm chán cho HS VD 1 : PTHH nào sau đây viết đúng ? A. NaO + H 2 O → Na(OH ) 2 B. Na 2 O + H 2 O → Na(OH ) 2 C. 2NaO + H 2 O → NaOH D. Na 2 O + H 2 O → 2NaOH VD 2 : Hòan thành các PTHH sau : 1. Zn +…………… → ZnO 2. Fe + ……… → Fe Cl 2 +……… 3 ………….+ Fe 2 O 3 → Fe +…………. Các bài tập nầy vừa tạo cảm giác mới lạ , vừa củng cố nhiều kĩ năng cân bằng , kiểm tra CTHH theo quy tắc hóa trị đồng thời phát triển được tư duy của HS III.HIỆU QUẢ: 1/Với học sinh • Về hứng thú học tập : -Điều tra đối với học sinh lớp 8/1 của trường đang dạy ,tôi nhận thấy tính tích cực và sự hứng thú học tập của học sinh ( đặc biệt là ở những học sinh trung bình ,yếu ) đã tăng lên rõ rệt trong tiết luyện tập khi đưa sơ đồ với giáo án điện tử vào -Với câu hỏi điều tra như sau : +Hứng thú học tập của em như thế nào khi được với “ Sơ đồ …” trong tiết luyện tập ? Rất thích Thích Bình thường Không thích 85% 10% 5% 0% • Về chất lượng học tập : Tôi đã thực hiện được 2 tiết dạy ở hai lớp 8 với trình độ học sinh tương đương nhau trong hai năm liên tiếp: +Bài Phương trình hóa học Ở lớp 8 năm học 2010-2011 ,tôi sử dụng “Sơ đồ …”và giáo án điện tử để giảng dạy hai bài trên Ở lớp 8 năm học 2009-2010 tôi chỉ sử dụng tranh vẽ để giảng dạy Sau tiết dạy phiếu khảo sát chất lượng cho kết quả như sau : Dùng Sơ đồ Không dùng sơ đồ Giỏi 20% 15% Khá 25% 21% T bình 38% 50% Yếu 5% 10% Kém 2% 4% 2/Với Giáo viên : Dạy học làm việc với “Sơ đồ ”giúp Giáo viên đạt kết quả tốt hơn vì : -Hoạt động của Giáo viên nhanh ,hiệu quả hơn -Tận dụng được thời gian trong các hoạt động trên lớp -Khai thác tốt tính tích cực ,tự chủ ,sáng tạo của học sinh . -Thực hiện kiểm tra bài cũ và củng cố bài tập dễ dàng hơn III.KẾT LUẬN Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy ngày càng cao , việc rèn cho HS có được một phương pháp học tập tích cưc là rất cần thiết do đó việc sử dụng đề tài trên là một phương pháp học tập phù hợp với chương trình đổi mới , kích thích tính năng động , sáng tạo , phát triển tư duy của HS Như vậy để đạt được mục tiêu và kế hoạch đề ra như trên GV cần phối hợp tất cả các giải pháp trên tùy lúc, tùy điều kiện cụ thể như : - GV phải giúp HS tự thành lập được các bước cơ bản khi lập PTHH - GV cần phải lưu ý , phân tích cho HS thấy những sai sót thường hay mắc phải khi lập PTHH - HS có được những cách chọn hệ số như thế nào để đạt kết quả cao - GV phải tổ chức cho HS giải nhiều bài tập trong các hoạt động của tiết học ,bài tập cần đa dạng - GV cũng cần phải khéo léo tổ chức tiết học sao cho thật sinh động , tạo được hứng thú cho HS ,từ đó các em có niềm tin và yêu thích bộ môn hơn Cuối cùng việc vận dụng và phát huy tốt đề tài nầy sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục HS trong hướng tới HẾT Thành Phố , ngày 16 tháng 2 năm 2011 Người viết Trần thị Xuân Mai . 0  ĐỀ TÀI ĐỔI MỚI Năm học 2010-2011 Tên Đề tài: “ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LẬP PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC” I. THỰC TRẠNG: Để thực hiện tốt mục tiêu và chương trình đổi mới. dụng đề tài trên là một phương pháp học tập phù hợp với chương trình đổi mới , kích thích tính năng động , sáng tạo , phát triển tư duy của HS Như vậy để đạt được mục tiêu và kế hoạch đề ra. yêu thích bộ môn .HS không thể vận dụng và giải các bài tập có liên quan đến PTHH .Không phát triển được tư duy của HS Từ những lí do trên , tôi quyết định chọn và nghiên cứu đề tài “ RÈN LUYỆN

Ngày đăng: 28/06/2015, 10:00

w