PHÒNG GD-ĐT TP BẾN TRE TRƯỜNG THCS VĨNH PHÚC ĐỀ TÀI ĐỔI MỚI: Tổ :Lý-Tin GV: Huỳnh Điểm Xuyết Năm học:2011 1 1.Thực trạng : Trong chương I: Điện học vật lí lớp 9 yêu cầu đối với học sinh về kiến thức là: nắm vững định luật ôm, điện trở của một dây dẫn hoàn toàn xác định và được tính bằng thương số giữa hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và cường độ dòng điện chạy qua nó. Đặc điểm của cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc nối tiếp và đoạn mạch mắc song song, mối quan hệ của điện trở của dây dẫn với chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn. Biến trở và điện trở trong kỹ thuật - ý nghĩa của các con số ghi trên thiết bị tiêu thụ điện. Viết công thức tính công suất điện và điện năng tiêu thụ điện của một đoạn mạch, xây dựng công thức Q=I 2 Rt. Phát biểu định luật Jun –Lenxơ. Về kỹ năng học sinh biết tiến hành các thí nghiệm. Kiểm tra hay thí nghiệm nghiên cứu để rút ra kiến thức, vận dụng được các công thức để giải bài tập .Giải thích được một số hiện tượng về đoản mạch và một số hiện tượng có liên quan đến định luật Jun-Lenxơ Trong quá trình giảng dạy môn vật lí, giáo viên thường sử dụng phương pháp chia nhóm để học sinh thảo luận và tìm ra kết quả cho câu hỏi và giáo viên thường kết luận đúng, sai và không hướng dẫn gì thêm. Việc giảng dạy vật lí nhất là bài tập vật lí như thế sẽ không đạt được kết quả cao, vì trong lớp có các đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém nên khả năng tư duy của các em rất khác, đối với học sinh yếu, kém hay trung bình không thể tư duy kịp và nhanh như học sinh khá, giỏi nên khi thảo luận các em chưa thể kịp hiểu ra vấn đề và nhất là khi thảo luận nhóm, giáo viên lại hạn chế thời gian hoặc xem nhóm nào được ra kết quả nhanh nhất thì thường các kết quả này là tư duy của các học sinh khá ,giỏi trong nhóm. Vì thế nếu giáo viên không chú trọng đến việc hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập vật lí thì học sinh sẽ đoán mò không nắm vững được kiến thức trong chương. Thực tế về trình độ học tập của học sinh qua khảo sát đầu năm môn vật lí ở 2 lớp 9 2 ,9 7 như sau: 2 Số lớp Số bài kiểm tra Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 9 7 9 2 2.Biện pháp: Để giúp học sinh tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, đặc biệt là giúp học sinh nắm chắc và khắc sâu kiến thức phải coi trọng cách sử dụng các bước giải bài tập. Giáo viên phải dự tính được toàn bộ kế hoạch cho việc sử dụng bài tập trong một tiết học cụ thể như sau: - Lựa chọn bài tập nêu vấn đề sử dụng trong tiết bài tập nghiên cứu kiến thức mới nhằm kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy của học sinh. - Lựa chọn bài tập cũng cố kiến thức lý thuyết, cung cấp thêm hiểu biết thực tế trong đời sống. - Lựa chọn bài tập để kiểm tra đánh giá chất lượng và kỹ năng giải bài tập của học sinh. Trong việc giải bài tập phải hướng dẫn cho học sinh biết cách phân loại bài tập vật lý.: 3.Kết quả: Sau khi áp dụng các giải pháp đã nêu tôi thấy kết quả học sinh giải bài tập khả quan hơn.Các học sinh yếu đã biết vẽ sơ đồ, biết giải thích ý nghĩa con số ghi trên các dụng cụ cũng như giải thích một số hiện tượng xảy ra ở mạch điện.Các học sinh giỏi đã tự tin hơn khi gặp một vài bài toán khó .Nhìn chung các em cảm thấy thích thú hơn khi giải một bài tập 3 • Kết quả khi kiểm tra chương I như sau: Lớp Sĩ số Giỏi Khá TBình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 9 7 9 2 4 . PHÒNG GD-ĐT TP BẾN TRE TRƯỜNG THCS VĨNH PHÚC ĐỀ TÀI ĐỔI MỚI: Tổ :Lý-Tin GV: Huỳnh Điểm Xuyết Năm học:2011 1 1.Thực trạng : Trong chương I: Điện học vật lí lớp. thể tư duy kịp và nhanh như học sinh khá, giỏi nên khi thảo luận các em chưa thể kịp hiểu ra vấn đề và nhất là khi thảo luận nhóm, giáo viên lại hạn chế thời gian hoặc xem nhóm nào được ra kết. kế hoạch cho việc sử dụng bài tập trong một tiết học cụ thể như sau: - Lựa chọn bài tập nêu vấn đề sử dụng trong tiết bài tập nghiên cứu kiến thức mới nhằm kích thích hứng thú học tập và phát