thảo luận phân tích kĩ năng lắng nghe và liên hệ thực tiễn bản thân

16 1.4K 0
thảo luận phân tích kĩ năng lắng nghe và liên hệ thực tiễn bản thân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. ĐẶT VẤN ĐỀ Để đạt được mục đích của việc giao tiếp chúng ta cần biết rất nhiều kĩ năng. Một trong những kĩ năng ấy là kĩ năng lắng nghe. Kĩ năng lắng nghe tồn tại rất nhiều trong khía cạnh trong đời sống riêng tư và công việc hằng ngày. Vấn đề là bạn hiểu như thế nào về kĩ năng lắng nghe và vận dụng nó trong cuộc sống của mình như thế nào. Để hiểu hơn về kĩ năng lắng nghe em sẽ phân tích kĩ năng lắng nghe và liên hệ thực tiễn bản thân B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. PHÂN TÍCH KĨ NĂNG LẮNG NGHE 1. Khái niệm lắng nghe Lắng nghe là một kĩ năng quan trọng trong giao tiếp. Để tìm hiểu hơn về kĩ năng lắng nghe trước tiên ta phải hiểu lắng nghe là gì? Lắng nghe là hoạt động tâm lý tích cực có sự tham gia của ý thức đòi hỏi người nghe chú ý, tập trung cao độ, tiếp nhận thông tin và hiểu được ý nghĩa của thông tin. 2. Vai trò của việc lắng nghe Trong giao tiếp thì việc lắng nghe đem lại nhiều lợi ích thiết thực. Lắng nghe đóng vai trò quan quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn không chỉ đối với người nghe mà còn cả đối với người nói như: Thứ nhất lắng nghe sẽ thỏa mãn nhu cầu của người nói: trong giao tiếp ai cũng muốn mình được tôn trọng. Khi chúng ta chú ý lắng nghe người đối thoại là chúng ta đã thỏa mãn nhu cầu đó của họ. Sẽ rất khó chịu nếu bạn nói mà không có người nghe. Vì vậy việc chú ý lắng nghe cũng giúp tạo được ấn tượng tốt với người đối thoại. Chẳng hạn: Trong một tiết học nếu cso một bạn rất chăm chú nghe cô giảng bài và tích cực nghi chép , phát biêu ý kiến thì cô giáo sẽ án tượng với bạn này, có thể là nhớ mặt hay nhớ tên bạn. Thứ hai Lắng nghe giúp cho người nghe thu thập được nhiều thông tin và nhận ra ẩn ý của người nói không thể hiện bằng lời. Người ta chỉ thích nói với những ai biết lắng nghe. Do đó việc chú ý lắng nghe không những giúp nghe hiểu và nắm bắt được thông tin mà người nói đưa ra mà còn kích thích người nói nói nhiều hơn và cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin hơn trong giao tiếp. Thứ ba Lắng nghe sẽ hạn chế được những sai lầm trong giao tiếp: Khi chú ý lắng nghe người đối thoại nói, người nghe cũng như người hành nghề luật sẽ hiểu được thông tin họ đưa ra, cái họ muốn đồng thời người nghe cũng có thời gian cân nhắc xem nên đối đáp thế nào cho hợp lý. Như vậy sẽ tránh được những sai lầm (hiểu sai thông tin, khôn đúng ý của người nói) do hấp tấp , vội vàng . Thứ tư là Lắng nghe giúp giải quyết được nhiều vấn đề. Có nhiều vấn đề, nhiều mâu thuẫn không giải quyết được chỉ vì các bên không chịu lắng nghe để hiểu nhau. Trong giao tiếp người nghe cần phải nghe bằng thái độ tôn trọng, biết lắng nghe nhau mỗi bên sẽ hiểu hơn về vụ việc cần giải quyết , xác định được nguyên nhân gây vụ việc và từ đó có thể cùng đưa ra giải pháp Thứ năm Lắng nghe sẽ tạo được không khí biết lắng nghe nhau trong giao tiếp: Khi người đối thoại nói, bạn ý lắng nghe thì đến khi bạn lên tiếng họ cũng sẽ lắng nghe bạn nghĩa là tạo không khí tôn trọng, biết lắng nghe nhau trong giao tiếp. 3. Các yếu tố cản trở việc lắng nghe có hiệu quả Lắng nghe có vai trò quan trọng trong giao tiếp nghề luật nhưng trên thực tế vẫn còn tình trạng không đạt được mục đích lắng nghe của mình . Điều đó là do: vẫn còn nhiều yếu tố cản trở việc lắng nghe đó là: a. Yếu tố chủ quan cản trở việc lắng nghe a. Tốc độ tư duy Tốc độ tư duy của con người cao hơn nhiều so với tốc độ nói. Vì vậy, khi nghe chúng ta thường có dư thời gian và chúng ta thường dùng thời gian dư thừa đó để suy nghĩ một vấn đề khác, nghĩa là tư tưởng của chúng ta bị phân tán cho nên khi trình bày chúng ta cần đi thẳng vào vấn đề ,trình bày ngắn gọn nhưng đầy đủ, chính xác b. Thái độ của nghe Khi lắng nghe người nghe thường thiếu kiên nhẫn, dễ chán nản hay là có hiện tượng cả hai cùng nói, tranh nhau nói…. Như vậy thái độ trên của người nghe làm cho việc lắng nghe sẽ không đạt hiệu quả c. Tâm sinh lý của người nghe Lắng nghe là một quá trình nhận thức. Quá trình lắng nghe và kết quả của nó không những phụ thuộc vào thông tin và người phát ra thông tin đó mà cả đặc điểm tâm sinh lý của người nghe, đặc biệt là những thành kiến định kiến ở họ. Khi họ có thành kiến, định kiến về người đối thoại hoặc vấn đề mà người đối thoại trình bày thì chúng ảnh hưởng xấu đến thái độ và kết quả lắng nghe. d. Thói quen xấu khi lắng nghe Khi lắng nghe người khác, chúng at thường mắc pahir những thói quen xấu như lười suy nghĩ, cắt ngang lời người nói, giả vờ chú ý…. Những thói quen này làm giảm hiệu quả lắng nghe b. Yếu tố khách quan cản trở việc lắng nghe a. Môi trường Mội trường có ảnh hưởng lớn đến quá trình lắng nghe. Giả xử trong một môi trường ồn ào, nhiều tranh ảnh thú vị… sẽ làm giảm sự chú ý lắng nghe của người nghe b. Sự phức tạp của vấn đề Trước một vấn đề phức tạp, đặc biệt là vấn đề ít liên quan đến chúng ta thường có xu hướng chọn con đường dễ nhất đó là bỏ ra ngoài tai không chú ý lắng nghe nữa c. Ngoài ra các yếu tố như uy tín, ngôn ngữ , giọng điệu, cử chỉ hành động, của người nói cũng ảnh hưởng đến quá trình nghe. Chẳng hạn người miền bắc nghe người miền nam nói sẽ có một số từ không nghe được…. 4. Các mức độ lắng nghe Khi nghe người khác tùy theo mức độ tình huống mà chúng ta thể hiện một trong các mức độ sau: - Lờ đi, không nghe thấy gì cả: tức là bỏ ngoài tai mọi lời nói của người nói. - Giả vờ nghe: Trong trường hợp này người nghe đang suy nghĩ về vấn đề khác nhưng lại tỏ vẻ chú ý người nghe đối thoại để an ủi họ đồng thời che dấu việc mình chẳng nghe gì cả - Nghe có chọn lọc : Tức là chỉ nghe những phần mà mình quan tâm. Cách nghe này có hiệu quả cao bởi vì người nghe không theo dõi liên tục nên không nắm được đầy đủ chính xác những thông tin mà nguwoif đối thoại đưa ra - Nghe chăm chú: tập trung mọi sự chú ý vào lời đối thoại và cố gắng hiểu họ - Nghe thấu cảm là mức độ cao nhất của lắng nghe. Trong trường hợp này người nghe không những chú ý lắng nghe mà còn đặt mình vào vị trí của người nói để hiểu người nói nghĩ gì. Nghĩa là chúng ta đi sâu vào nội tâm của họ lắng nghe không chi bằng tai mà bằng cả trái tim, lắng nghe cả những thông tin được nói thành lời và những thông tin không được nói thành lời. 5. Chu trình lắng nghe Lắng nghe không phải là bản năng mà là nghệ thuật, kĩ năng cần phải rèn luyện lâu dài. Lắng nghe chính là hùng biện nhất song lại ít người biết được điều đó . Trong giao tiếp với nhau chúng ta thường tranh nhau thể hiện mà thật ít người tranh nhau để lắng nghe. Để có một kĩ năng lắng nghe tốt bạn cần tuân thủ các bước sau đây của chu trình lắng nghe : Tập trung: Yếu tố đầu tiên để lắng nghe hiệu quả là tập trung lắng nghe. Tập trung có nghĩa là trong một thời điểm chỉ làm một việc. Nhiều người giao tiếp không thành công vì trong khi lắng nghe người khác truyền tải thông điệp thì để các công việc khác xen vào. Kết quả là thông điệp được truyền tải từ người nói đến người nghe không có chung một cách hiểu như nhau. Tập trung lắng nghe cũng là biểu hiện tôn trọng người nói, giúp người nói có thêm sự tin tưởng để giao tiếp một cách cởi mở hơn Tham dự: Tham dự trong lắng nghe được biểu hiện bằng sự chú ý của đôi mắt, những cái gật đầu của người nghe. Về ngôn từ là những từ đệm như: dạ, vâng ạ, thế ạ, thật không? Tuy nhiên cũng Không nên ngắt lời người nói khi họ chưa trình bày hết không vọi vàng tranh cãi hay phản bác lại người nói Hiểu: Nhiều cuộc giao tiếp diễn ra trong bối cảnh ông nói gà, bà nói vịt vì không hiểu được thông điệp của giao tiếp.Để hiểu được thông điệp của người gửi, yêu cầu của người nghe phải xác định lại thông điệp bằng cách trình bày lại nội dung của người nói theo cách hiểu của mình hoặc bằng cách đặt câu hỏi để xác nhận như: Tôi hiểu như thế này có đúng không ? Hoặc ý anh là thế này…? Ghi nhớ: Cái gì cũng chép cũng ghi, không biết thì hỏi tự ti làm gì là nguyên tắc cơ bản của giao tiếp. Để ghi nhớ thông điệp của quá trình giao tiếp bạn không thể nhớ hết tất cả những gì mà người nói truyền tải. Bạn phải biết chọn lọc những thông điệp chính mà người nói muốn truyền tải. Cách tốt nhất để bạn không quên đi những thông tin cơ bản của một cuộc giao tiếp là trước mỗi cuộc giao tiếp bạn nên chuẩn bị cho mình một cuốn sổ và một cây bút. Đó là những công cụ quan trọng nhất giúp bạn ghi nhớ những thông tin quan trọng của một cuộc giao tiếp. 6. Kĩ năng lắng nghe có hiệu quả Trong giao tiếp nghề luật thì kĩ năng lắng nghe là một kĩ năng rất quan trọng. Vì chỉ có lắng nghe thì họ mới có thông tin để giải quyết vấn đề, tìm ra phương án giải quyết đúng pháp luật nhất , bảo vệ được quyền và lợi ích của nhà nước, xã hội và của công dân. Để lắng nghe có hiệu quả những người nghe phải nghe ở mức độ nghe chăm chú và thấu cảm. Muốn làm được điều đó cần chú ý rèn luyện các kĩ năng sau đây: - Tạo không khí bình đẳng cởi mở Để tạo không khí bình đẳng cởi mở cần chú ý đến khoảng cách giữa nghe và người nói, vị trí , tư thế, cử chỉ của người nghe và người nói. +) Khi lắng nghe người nghe phải xác định mục đích của việc lắng nghe, tạo môi trường bầu không khí lắng nghe hiệu quả và có nhu cầu thực sự mong muốn lắng nghe +) Khoảng cách giữa người nghe và người đối thoại không quá xa hoặc quá gần +) Tư thế ngang tầm, đối diện: Cùng đứng hoặc cùng ngồi, hướng vào nhau, ngồi ngang tầm nhau ( tránh người ngồi nghế cao người ngồi nghề thấp), không khoanh tay hoặc đút tay vào túi quần vì những điệu bộ, cử chỉ này biểu hiện sự khép kín, không muốn tham gia - Bộc lộ sự quan tâm Cũng qua tư thế, điệu bộ cử chỉ, ánh mắt người hành nghề luật thể hiện sự quan tâm của mình đến người đối thoại và lời nói của họ +) Khi nghe người nghe phải có tư thế hướng về phía người nói, dướn mình về phía người nói +) Người nghe phải Tập trung chú ý để hiểu được thông tin về sự việc +) Phải ghi chép lại toàn bộ thông tin sự việc, ghi chép lại những bình luận của người đối thoại về sự việc. Có câu “Trí nhớ đậm không bằng nét mực mờ”. Chính vì vậy khi lắng nghe việc ghi chép là vô cùng cần thiết +) Khi nghe người nghe phải biết đánh gia thông tin để xác định tình tiết nào là cơ bản, tình tiết nào là phụ từ đó xác định tính có căn cứ của thông tin. + ) Khi lắng nghe phải có sự tiếp xúc bằng mắt, mắt nhìn người nói một cách nhẹ nhàng, nhưng không tập trung vào một điểm nào đó mà nhìn bao quát + ) Khi lắng nghe cần có các động tác đáp ứng như : gật đầu, động tác của tay. Cần tránh những động tác biểu lộ sự không chú ý của người nghe như bẻ tay, dung ngòn tay mân mê một vật gì đó - Gợi mở vấn đề và khuyến khích người nói [...]... biết lắng nghe Là một sinh viên việc tiếp thu cũng như tích lũy kiến thức là hết sức quan trọng và để làm được như vậy trước tiên chúng ta phải biết lắng nghe Biết lắng nghe – điều này có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể làm được vì lắng nghe là một hoạt động thường nhật hằng ngày, cho nên chỉ có một số ít người quan tâm tới việc phát triển kỹ năng lắng nghe của mình Bản thân em cũng chưa thực. .. đến nghe thầy cô giảng, tư thế ngồi nghe thầy( cô) giảng nhiều khi cũng chưa đúng ví dụ như nằm ra bàn - Em thường chỉ nghe mà chưa lắng nghe Sinh viên ai cũng vậy, thường chỉ nghe mà không lắng nghe Trong khi nghe và lắng nghe lại ở hai mức hoàn toàn khác nhau Cụ thể: Nghe là hoạt động vô thức của con người, chúng ta nghe bài giảng mà không nhất thiết phải hiểu bài thầy cô đang giảng Còn khi lắng nghe. .. nghe có thể diễn đạt lại nội dung đó theo cách hiểu của bản thân mình Ví dụ như” “ theo tôi ý anh là …có phải không? Việc phản ánh lại của người nghe vừa cho người đối thoại biết bán đã hiểu họ như thế nào, có cần giải thích, bổ sung gì không, vừa cho họ thấy họ đã được chú ý lắng nghe II LIÊN HỆ THỰC TIỄN BẢN THÂN Lắng nghe là một trong những kĩ năng ứng xử quan trọng trong giao tiếp hằng ngày Có câu... nghe Tuy nhiên việc lắng nghe của em chưa thực sự đạt hiệu quả cao nhất Ví dụ: - Em chưa có sự chuẩn bị lắng nghe Để việc lắng nghe có hiệu quả tốt nhất thì một sinh viên như em cần phải có bước chuẩn bị lắng nghe chẳng hạn : trước khi lắng nghe xác định được mục đích của việc nghe, có nhu cầu thực sự mong muốn lắng nghe Tuy nhiên nhiều khi em đến trường nghe thầy cô giảng bài gần như là một nghĩa... cực hơn là chỉ chăm chăm nghe để tìm lỗi sai của người nói để phản bác lại Thái độ lắng nghe như vậy sẽ không đạt được hiệu quả của việc lắng nghe C KẾT THÚC VẤN ĐỀ Qua đây ta thấy được tầm quan trọng của việc lắng nghe trong học tập cũng như trong giao tiếp hằng ngày Đồng thời cũng thấy được bản thân mình còn mắc những sai lầm gì khi lắng nghe Để sửa chữa và có cách lắng nghe hiệu quả nhất ... vẫn chưa đạt được hiệu quả của việc lắng nghe Điều đó là do - Em thường lười lắng nghe Trong giao tiếp hằng ngày em thường thích nói hơn thích nghe Em thường khuynh hướng nhàm chán những chủ đề khô khan, không chú ý lắng nghe nếu người nói trình bày dở, thiếu sự tập trung khi nghe người khác nói (suy nghĩ lan man, lo ra) - Nhiều lúc thiếu tích cực khi lắng nghe Khi nghe người khác nói một vấn đề mà mình... phát triển kĩ năng lắng nghe của mình Cụ thể: 1 Trong học tập Đối với một sinh viên, học tập tốt là việc quan trọng nhất Tuy nhiên để học tập tốt thì cần rất nhiều yếu tố, nhiều sự cố gắng một trong những yếu tố ấy là phải biết lắng nghe Khi đến trường nhiệm vụ của em là phải tiếp thu kiến thức mà bạn bè, thầy cô giảng dạy Muốn có được kiến thức em biết mình phải lắng nghe Tuy nhiên việc lắng nghe của... đang giảng Còn khi lắng nghe hệ thần kinh sẽ nhận thông tin, phân tích, xử lý thông tin và lưu những gì chúng chúng ta nghe được thành dạng dễ hiểu và dễ sử dụng Tức là chúng ta nghe bài gắn liền với việc hiểu bài Tuy nhiên rất ít sinh viên làm được như vậy, sinh viên chúng ta thường chỉ nghe bài mà không quan tâm đến việc mình có hiểu bài hay không? - Thiếu sự tập trung lắng nghe Khi đến lớp gặp rất nhiều... không có sự tập trung, chú ý nghe giảng Hơn nữa sinh viên vẫn chưa thể gạt bỏ hết những việc không liên quan đến việc học để nghe giảng mà thường mang tâm trạng hay những chuyện ngoài lề đến lớp, trong lớp thường nói chuyện riêng chưa tập trung vào việc nghe giảng hay ghi chép Vì vậy việc lắng nghe không đạt hiệu quả - Ít có sự tham dự để khuyến khích thầy cô nói Khi lắng nghe việc tham dự hay khuyến... của người nói +) Chú ý lắng nghe và phản hồi một cách thích hợp bằng lời và cả điệu bộ, cử chỉ +) Thỉnh thoảng đặt câu hỏi: “ rồi sau đó ra sao” “ chắc lúc đó anh giân lắm”… việc đưa ra những câu hỏi ấy vừa giúp người nghe hiểu vấn đề, vừa chúng tỏ nười nghe rất quan tâm đến câu chuyện của người nói - Phản ảnh lại Sau khi nghe người đối thoại trình bày một vấn đề nào đó người nghe có thể diễn đạt lại . như thế nào về kĩ năng lắng nghe và vận dụng nó trong cuộc sống của mình như thế nào. Để hiểu hơn về kĩ năng lắng nghe em sẽ phân tích kĩ năng lắng nghe và liên hệ thực tiễn bản thân B. GIẢI QUYẾT. ĐỀ I. PHÂN TÍCH KĨ NĂNG LẮNG NGHE 1. Khái niệm lắng nghe Lắng nghe là một kĩ năng quan trọng trong giao tiếp. Để tìm hiểu hơn về kĩ năng lắng nghe trước tiên ta phải hiểu lắng nghe là gì? Lắng nghe. lắng nghe. II. LIÊN HỆ THỰC TIỄN BẢN THÂN Lắng nghe là một trong những kĩ năng ứng xử quan trọng trong giao tiếp hằng ngày. Có câu “Ba tuổi đủ để học nói nhưng cả đời không đủ để biết lắng nghe .

Ngày đăng: 27/06/2015, 10:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan