đề cương chi tiết học phần lý thuyết xếp hàng

4 477 5
đề cương chi tiết học phần lý thuyết xếp hàng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần: Lý thuyết xếp hàng. - Mã số học phần : CT126. - Số tín chỉ học phần : 2 tín chỉ - Số tiết học phần : 20 giờ lý thuyết, 10 giờ bài tập và 30 giờ tự học. 2. Đơn vị phụ trách học phần: - Bộ môn : Khoa học máy tính. - Khoa: Công nghệ thông tin & Truyền thông. 3. Điều kiện tiên quyết: không. 4. Mục tiêu của học phần: Mô hình hóa các hệ thống có hàng chờ trên cơ sở Xích Markov ở chế độ dừng, từ đó có thể nghiên cứu các tình huống thực tế và phát triển các giải pháp đánh giá hệ thống tin học với mô hình Mạng các hàng chờ. 4.1. Kiến thức: 4.1.1. Xích Markov và các phương pháp dự báo ngắn hạn. 4.1.2. Trạng thái dừng của các quá trình ngẫu nhiên, trong đó trường hợp đặc biệt đối với Xích Markov. 4.1.3. Ký pháp Kendall như mô hình hóa một hệ thống hàng chờ tổng quát ở chế độ dừng và các hệ thống hàng chờ đã được nghiên cứu hoàn chỉnh, gồm: M/M/s, M/G/1 và M/G/1 có ưu tiên. 4.1.4. Ứng dụng các mô hình M/M/s, M/G/1 và M/G/1 có ưu tiên như là các giải pháp nghiên cứu quy hoạch hệ thống có hàng chờ. 4.1.5. Mạng các hàng chờ và mô hình hóa các hệ thống trực tuyến cùng các phép tính cơ bản để đánh giá hiệu nă ng. 4.2. Kỹ năng: 4.2.1. Mô hình hóa dịch vụ làm phát sinh hàng chờ dưới dạng hệ thống xếp hàng và tính toán các tham số đánh giá dịch vụ. 4.2.2. Mô hình hóa mạng tin học trực tuyến với nhiều dịch vụ kết nối dưới dạng Mạng các hàng chờ và tính toán các tham số đánh giá hiệu năng của mạng. 4.3. Thái độ: 4.3.1. Nhìn nhận một cách khoa học các hiện tượng lộn xộn trong một hệ thống để có thể tìm giải pháp phân tích và đánh giá khách quan. 5. Mô tả tóm tắt nội dung học phần: Học phần gồm 3 phần cơ bản: Xích Markov, L ý thuyết xếp hàng và Mạng các hàng chờ. Phần Xích Markov giới thiệu cho người học các kiến thức cơ bản của Xích Markov, trạng thái dừng của nó và ứng dụng cho dự báo ngắn hạn cũng như dài hạn. Phần Lý thuyết xếp hàng nói về mô hình hóa một hệ thống có hàng chờ tổ ng quát theo ký pháp Kendall, sau đó đưa ra các phép tính tham số hoàn chỉnh đối với các mô hình cơ bản: M/M/s, M/G/1 và M/G/1 có ưu tiên. Phương pháp mô hình hóa này có thể là giải pháp tốt để Quy hoạch một hệ thống xếp hàng có sự lộn xộn xảy ra. Phần Mạng các hàng chờ mô hình hóa hệ thống tin học có nhiều dịch vụ kết nối với nhau và từ đó đưa ra các giải pháp đánh giá hiệu năng của hệ thống này. 6. Cấu trúc nội dung học phần: 6.1. Lý thuyết Nội dung Số giờ Mục tiêu Chương 1. Xích Markov. 4.1.1;4.1.2. 1.1. Biến ngẫu nhiên và phân phối xác suất. 2 1.2. Khái niệm Xích Markov. 1.3. Hệ thức Chapman-Kolmogorov và dự báo ngắn hạn. 2 1.4. Phân phối dừng và dự báo dài hạn. 2 1.5. Phương pháp Đồ thị cân bằng. 1.6. Bài tập tình huống 2 Chương 2. Lý thuyết xếp hàng. 4.1.3; 4.1.4; 4.2.1;4.3 2.1. Ký pháp Kendall. 2 2.2. Mô hình M/M/1 2.3. Mô hình M/M/2 và M/M/s. 2 2.4. Mô hình M/G/1 và G/G/1 2 2.5. Mô hình M/G/1 có ưu tiên 2 2.6. Bài tập tình huống 4 Chương 3. Mạng các hàng chờ. 4.1.4; 4.2.2;4.3 3.1. Khái niệm cơ bản. 2 3.2. Các ví dụ mô hình hóa. 2 3.3. Phân tích tình huống dịch vụ trực tuyến. 2 3.4. Bài tập tình huống. 4 6.2. Thực hành: không. Nội dung Số giờ Mục tiêu 7. Phương pháp giảng dạy: - Nêu tình huống và đặt câu hỏi tìm hiểu kiến thức của sinh viên trước khi học bài mới. - Giải thích tình huống theo kiến thức mới. - Kiểm tra ngẫu nhiên về kiến thức mới tiếp thu của sinh viên. 8. Nhiệm vụ của sinh viên: Sinh viên phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Tham dự tối thiểu 60% số tiết học lý thuyết. - Tham gia tối thiểu 80% giờ bài tập. - Tham dự kiểm tra giữa học kỳ. - Tham dự thi kết thúc học phần. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên: 9.1. Cách đánh giá Sinh viên được đánh giá tích lũy học phần như sau: TT Điểm thành phần Quy định Trọng số Mục tiêu 1 Điểm chuyên cần Số tiết tham dự học/tổng số tiết lý thuyết >= 60% Điều kiện tham gia Kiểm tra giữa kỳ và Thi hết môn. 4.3 2 Điểm kiểm tra giữa kỳ - Thi viết (45 phút). 30% 4.1.1;4.1.2; 4.1.3 3 Điểm thi kết thúc học phần - Thi viết (90 phút) - Tham dự tối thiểu 60% giờ lý thuyết và 80% giờ thực hành - Bắt buộc dự thi 70% 4.1, 4.2 và 4.3. 9.2. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá thành phần của học phần nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định về công tác học vụ của Trường. 10. Tài liệu học tập: Thông tin về tài liệu Số đăng ký cá biệt [1] Lê Quyết Thắng và Phạm Nguyên Khang, 2013, Giáo trình Lý thuyết xếp hàng và Ứng dụng đánh giá hệ thống, NXB Đại học Cần thơ. [2] Bose Sanjey K., 2002, An Introduction to Queueing System, Springer. [3] Edward D. Lazowska, John Zahorjan, G.Scott Graham, Kenneth C. Sevcik, 1984, Quantitative System Performance. Computing System Analysis Using Queueing Network Models, Prentice Hall, Inc. 11. Hướng dẫn sinh viên tự học: Tuần Nội dung Lý thuyết (tiết) Thực hành (tiết) Nhiệm vụ của sinh viên 1-4 Chương 1. Xích Markov. 8 -Nghiên cứu trước: 1.1. Biến ngẫu nhiên và phân phối xác suất. 1.2. Khái niệm Xích Markov. 1.3. Hệ thức Chapman-Kolmogorov và dự báo ngắn hạn. 1.4. Phân phối dừng và dự báo dài hạn. 1.5. Phương pháp Đồ thị cân bằng. 1.6. Bài tập tình huống. + Biến ngẫu nhiên và phân phối xác suất. Tài liệu [1]: + Khái niệm xích Markov và các phép tính. +Tra cứu Internet: các khái niệm cơ bản về biến ngẫu nhiên, phân phối xác suất, Xích Markov và các ví dụ tình huống và tính toán. + Làm lại các ví dụ minh họa l ý thuyết. 5-10 Chương 2. Lý thuyết xếp hàng. 2.1. Ký pháp Kendall. 2.2. Mô hình M/M/1. 2.3. Mô hình M/M/2 và M/M/s. 2.4. Mô hình M/G/1 và G/G/1. 2.5. Mô hình M/G/1 có ưu tiên. 2.6. Bài tập tình huống. 12 -Nghiên cứu trước: +Tài liệu [1]: - Xích Markov. - Ký pháp Kendall. - Các mô hình M/M/1, M/M/2 và tổng quát hóa. - Mô hình M/G/1. - Phân tích tính ưu tiên và mô hình M/G/1 có ưu tiên. +Tham khảo tài liệu [2] về các +Tham khảo Internet các ví dụ về mô hình M/M/s và các phép tính tham số. + Tham khảo Internet các ví dụ mô hình M/G/1 và M/G/1 có ưu tiên. + Làm lại các ví dụ minh họa lý thuyết. 11-15 Chương 3. Mạng các hàng chờ. 3.1. Khái niệm cơ bản. 3.2. Các ví dụ mô hình hóa. 3.3. Phân tích tình huống dịch vụ trực tuyến. 3.4. Bài tập tình huống. 10 -Nghiên cứu trước: +Tài liệu [1]: - Mô hình M/M/1, M/G/1 và M/G/1 có ưu tiên. - Khái niệm cơ bản Mạng các hàng chờ. - Các tình huống đ ư ợ c mô hình hóa dưới dạng Mạng các hàng chờ. + Tham khảo tài liệu [3] các tình huống mô hình hóa dưới dạng Mạng các hàng chờ. +Tra cứu Internet các tình huống mô hình hóa Mạng các hàng chờ. Cần Thơ, ngày tháng 3 năm 2014 TL. HIỆU TRƯỞNG TRƯỞNG KHOA/GIÁM ĐỐC VIỆN/ GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM TRƯỞNG BỘ MÔN . HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần: Lý thuyết xếp hàng. - Mã số học phần : CT126. - Số tín chỉ học phần. Số tín chỉ học phần : 2 tín chỉ - Số tiết học phần : 20 giờ lý thuyết, 10 giờ bài tập và 30 giờ tự học. 2. Đơn vị phụ trách học phần: - Bộ môn : Khoa học máy tính. - Khoa: Công nghệ thông. thiểu 60% số tiết học lý thuyết. - Tham gia tối thiểu 80% giờ bài tập. - Tham dự kiểm tra giữa học kỳ. - Tham dự thi kết thúc học phần. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Đánh

Ngày đăng: 26/06/2015, 21:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan