Mục tiêu:Hiểu được nguồn gốc hình thành kế toán và tính tất yếu của nó; Tiếp cận kế toán một cách đầy đủ và có hệ thống từ các góc độ khác nhau, hiểu được những đặc trưng của kế toán
Trang 1NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
TS NGUYỄN VŨ VIỆT
Trang 2Tên môn học: Nguyên lý kế toán
Vị trí: Môn học cơ sở ngành kế toán
Thời lượng chuẩn: 75 tiết
Giáo trình nguyên lý kế toán 2009
Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình nguyên lý kế toán hoặc lý thuyết hạch toán
kế toán… các trường đại học khối kinh tế
- Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế, chuẩn mực và
chế độ kế toán Việt Nam.
Trang 3Mục tiêu:Trang bị kiến thức lý luận cơ bản về kế toán
- Hiểu được bản chất, đặc trưng của kế toán, các khái
niệm, nguyên tắc kế toán cơ bản, các yếu tố cơ bản của Báo cáo tài chính.
- Hiểu bản chất và vận dụng cơ bản các phương pháp kế
toán trong doanh nghiệp.
- Hiểu và có kiến thức cơ bản về hệ thống pháp lý kế
toán, hệ thống pháp lý của kế toán Việt nam
- Hiểu và nắm được nội dung cơ bản tổ chức công tác kế
toán
Trang 4Nội dung môn học
Chương 1: Tổng quan chung về kế toán
Chương 2: Các yếu tố cơ bản của Báo cáo tài chính
Chương 3: Các phương pháp kế toán
Chương 4: Hệ thống pháp lý kế toán
Chương 5: Sổ và hình thức kế toán
Chương 6: Tổ chức công tác kế toán
Trang 5Phương pháp nghiên cứu môn học:
- SV Xuất phát từ các tình huống thực tiễn
- SV Nghiên cứu tài liệu
- SV Thảo luận nhóm
- Giảng viên tổng kết
- SV Giải quyết các bài tập tình huống
- Vận dụng lý thuyết để đánh giá, định hướng thực tiễn
Trang 6TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN
Trang 7Mục tiêu:
Hiểu được nguồn gốc hình thành kế toán và tính tất yếu của nó;
Tiếp cận kế toán một cách đầy đủ và có hệ thống từ các góc
độ khác nhau, hiểu được những đặc trưng của kế toán và đưa ra được định nghĩa về kế toán một cách độc lập;
Nắm được các khái niệm và nguyên tắc cơ bản của khoa học kế toán;
Nhận diện nhu cầu thông tin kế toán của các đối tượng sử dụng và các yêu cầu đối với thông tin kế toán
Trang 91.1.1 Sự hình thành kế toán
Sự cần thiết của việc hạch toán trong hoạt động của con người Hạch toán ra đời là hệ quả tất yếu của nhu cầu thông tin phục vụ quản lý.
Hạch toán ra đời, tồn tại, phát triển gắn với nền sản xuất
xã hội loài người.
Nội dung của hạch toán: Quan sát, đo lường, Tính toán, ghi chép
Trang 101.1.1 Sự hình thành kế toán
Sự cần thiết của hạch toán trong hoạt động của con người.
- Để sinh tồn và phát triển, con người luôn phải tiến hành HĐSX để tạo ra các giá trị sử dụng thỏa mãn nhu cầu.
- Ngay từ khi các hoạt động sản xuất còn giản đơn, sơ khai con người đã ý thức được: những giá trị sử dụng được làm
ra là có giới hạn, trong khi nhu cầu tiêu dùng ngày một gia tăng.
Trang 111.1.1 Sự hình thành kế toán
Sự cần thiết của hạch toán trong hoạt động của con người.
- Xuất phát từ thực tế đó, con người bắt đầu tìm cách tiết kiệm (tối thiểu hóa) lượng yếu tố đầu vào và gia tăng (tối
đa hóa) lượng yếu tố đầu ra,
- Muốn vậy phải tìm các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tái sản xuất mà trước hết là hiệu quả kinh tế.
Trang 121.1.1 Sự hình thành kế toán
Sự cần thiết của hạch toán trong hoạt động của con người.
- Thúc đẩy con người thực hiện quá trình quản lý đối với các hoạt động sản xuất
- Quá trình quản lý tất yếu làm nảy sinh nhu cầu được cung cấp một hệ thống thông tin, trong đó ít nhất phải có thông tin định lượng về đối tượng quản lý và các sự kiện ảnh hưởng đến chúng
Trang 131.1.1 Sự hình thành kế toán
Sự cần thiết của hạch toán trong hoạt động của con người.
Các thông tin định lượng của quá khứ về đối tượng quản lý kinh tế được thu nhận, xử lý và cung cấp bởi các hoạt động quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép của con người đối với các đối tượng đó và tập hợp các hoạt động này được gọi là hạch toán:
Trang 15- Hạch toán nghiệp vụ kĩ thuật là loại hạch toán thu nhận, xử lý
và cung cấp một cách trực tiếp và đơn giản thông tin có tính tức thời về từng hoạt động kinh tế kỹ thuật cụ thể.
- Tùy vào tính chất của đối tượng phản ánh mà hạch toán nghiệp
vụ kỹ thuật sử dụng thước đo phù hợp
- Thông tin cung cấp thường kịp thời nhưng phân tán, rời rạc, thiếu tính tổng hợp và hệ thống ( hạch toán nghiệp vụ kỹ thuật chưa đủ tiêu chuẩn để trở thành một khoa học như các loại hạch toán khác.)
Trang 16- Hạch toán thống kê thu nhận, xử lý và cung cấp một cách hệ thống thông tin có tính quy luật về các hoạt động kinh tế xã hội
số lớn gắn với phạm vi thời gian và địa điểm cụ thể trong từng
kỳ thống kê
- Tùy vào tính chất của đối tượng phản ánh mà thống kê sử dụng thước đo phù hợp
- Với nền tảng lý luận độc lập và hệ thống phương pháp riêng (chỉ
số, điều tra thống kê, phân tổ thống kê…) cung cấp được những thông tin khách quan mang tính hệ thống và quy luật về các đối tượng quản lý, thống kê đã trở thành một khoa học.
Trang 17- Hạch toán kế toán thu nhận, xử lý và cung cấp một cách
hệ thống các thông tin có tính thường xuyên và liên tục
về các hoạt động kinh tế tài chính của một đơn vị cụ thể trong phạm vi thời gian nhất định như: tình trạng tài chính, tình hình và kết quả hoạt động, khả năng tạo tiền
và tình hình sử dụng tiền của một doanh nghiệp, một tổ chức… trong từng kỳ kế toán
Trang 18- Hạch toán kế toán:
- Đối tượng phản ánh là hoạt động kinh tế tài chính nên thước đo tiền tệ là chủ yếu và bắt buộc của kế toán, bên cạnh đó kế toán có thể sử dụng các thước đo khác tùy vào tính chất của đối tượng quản lý và nhu cầu thông tin
- Với nền tảng lý luận độc lập và hệ thống phương pháp riêng (chứng từ kế toán, tính giá, tài khoản kế toán, tổng hợp cân đối kế toán) cung cấp được những thông tin khách quan mang tính hệ thống và bản chất về các đối tượng quản lý, kế toán đã trở thành một khoa học trong hệ thống các khoa học kinh tế xã hội
Trang 191.1.1 Sự hình thành kế toán
Kết luận về sự hình thành kế toán
- Kế toán ra đời có nguồn gốc từ hạch toán khi hạch toán có
sự phân hóa thành các loại hình khác nhau
- Kế toán ra đời gắn với thời kì sản xuất hàng hóa của loài người với điều kiện tiên quyết là sự xuất hiện của chữ viết,
số học sơ cấp và tiền tệ.
- Kế toán hình thành và phát triển xuất phát từ nhu cầu thông tin phục vụ quản lý kinh tế ở các đơn vị.
Trang 201.1.2.1 Tiếp cận kế toán từ góc độ một công cụ quản lý kinh tế
Hệ thống các công cụ quản lý kinh tế từ góc độ quản lý vĩ
mô và vi mô.
Vai trò kiểm tra, kiểm soát và cung cấp thông tin của kế toán
Kế toán chịu sự tác động của chủ thể và khách thể quản lý
- Khách thể quản lý: Đối tượng của kế toán
- Chủ thể quản lý: Chủ thể quản lý vĩ mô và vi mô
Trang 211.1.2.1 Tiếp cận kế toán từ góc độ một công cụ quản lý kinh tế.
Tác động của khách thể quản lý đến kế toán
- Đặc điểm khách thể quản lý kinh tế?
- Tính khách quan của kế toán
- Tính động và sự phát triển không ngừng của kế toán
Trang 221.1.2.1 Tiếp cận kế toán từ góc độ một công cụ quản lý kinh tế.
Tác động của chủ thể quản lý vĩ mô đến kế toán
- Chủ thể quản lý vĩ mô?
- Mục tiêu của chủ thể quản lý vĩ mô?
- Khung pháp lý của kế toán có tính chủ quan theo mục tiêu quản lý vĩ mô, phù hợp với các công cụ quản lý vĩ mô khác như: Thuế, tài chính, tiền tệ…
Trang 231.1.2.1 Tiếp cận kế toán từ góc độ một công cụ quản lý kinh tế.
Tác động của chủ thể quản lý vi mô đến kế toán
- Chủ thể quản lý vi mô?
- Mục tiêu của chủ thể quản lý vi mô?
- Thiết lập hệ thống kế toán tại các đơn vị
- Vận dụng khung pháp lý theo mục đích của họ
Trang 241.1.2.1 Tiếp cận kế toán từ góc độ một nghề chuyên môn
Kế toán phát triển thành một nghề
- Do sự phát triển quy mô hoạt động
- Do sự phân công lao động trong xã hội
Các yếu tố tạo nên nghề kế toán chuyên nghiệp
- Lao động hành nghề kế toán: các kế toán viên (có chuyên môn, cấp bậc nghề nghiệp được thừa nhận)
+ Hành nghề phụ thuộc
+ Hành nghề độc lập
Trang 251.1.2.1 Tiếp cận kế toán từ góc độ một nghề chuyên môn
Các yếu tố tạo nên nghề kế toán chuyên nghiệp
- Đối tượng của lao động kế toán: Thông tin ban đầu về các hoạt động kinh tế của đơn vị
- Sản phẩm: Thông tin đầu ra về các hoạt động kinh tế tài chính được trình bày trong các báo cáo kế toán
Trang 261.1.2.1 Tiếp cận kế toán từ góc độ một nghề chuyên môn
Các yếu tố tạo nên nghề kế toán chuyên nghiệp
- Tư liệu lao động của kế toán: Sổ sách kế toán, văn phòng làm việc, máy móc thiết bị phục vụ thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin kế toán, các công cụ dụng cụ lao động…
- Chi phí và lợi ích kế toán: Chi phí kế toán là những khoản chi phí cần thiết phải trả cho sức lao động kế toán và tư liệu lao động kế toán… để thực hiện các công việc kế toán Lợi ích kế toán là những lợi ích thu được của các bên sử dụng thông tin do kế toán cung cấp.
Trang 271.1.2.1 Tiếp cận kế toán từ góc độ một nghề chuyên môn
Các yếu tố tạo nên nghề kế toán chuyên nghiệp
Quy trình kế toán
Giải thích quy trình (Xem giáo trình)
Thu nhận thông tin
Cung cấp thông tin
Xử lý thông tin
Trang 281.1.2.3 Tiếp cận kế toán dưới góc độ một khoa học
Lịch sử phát triển kế toán cho thấy kế toán chưa phải là một khoa học ngay từ những ngày đầu khi nó hình thành
Mặc dù ra đời cùng với sản xuất hàng hóa, song đến thời kỳ chủ nghĩa tư bản khi kế toán kép xuất hiện thì kế toán mới có được tiền đề quan trọng đầu tiên để trở thành khoa học
Trang 291.1.2.3 Tiếp cận kế toán dưới góc độ một khoa học
Trải qua quá trình nhận thức bền bỉ đúc kết từ thực tiễn kế toán sinh động và biến đổi không ngừng trong nhiều thế kỷ, những tri thức lý luận về kế toán dần dần được hệ thống hóa và phát triển đến mức cao hơn, thỏa mãn các tiêu chuẩn định tính (tính khách quan, tính hệ thống, tính quy luật) và có đầy đủ những biểu hiện bên ngoài của một môn khoa học (có đối tượng và phương pháp nghiên cứu độc lập, có nền tảng lý luận đủ để dẫn dắt thực tiễn).
Trang 301.1.2.3 Tiếp cận kế toán dưới góc độ một khoa học
Lý thuyết của khoa học kế toán
- Xuất phát từ thực tiễn được tổng kết
- Xuất hiện nhiều lý thuết khác nhau
- Lý thuyết kế toán chi phối tới các phương pháp cụ thể của kế toán.
Trang 311.1.2.3 Tiếp cận kế toán dưới góc độ một khoa học
Đối tượng của khoa học kế toán
- Đối tượng chung của kế toán: tài sản, sự vận động của tài sản hoặc tài sản và các hoạt động kinh tế, tài chính
- Đối tượng của kế toán phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động, nhu cầu thông tin kinh tế, tài chính.
Trang 321.1.2.3 Tiếp cận kế toán dưới góc độ một khoa học
Phương pháp kế toán
- Phương pháp chứng từ
- Phương pháp tính giá
- Phương pháp tài khoản
- Phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán
Trang 331.1.2.3 Tiếp cận kế toán dưới góc độ một khoa học
Các khái niệm khoa học của kế toán
- Tạo nền tảng cơ sở cho các lý thuyết về kế toán
- Chi phối với việc hình thành các nguyên tắc
- Là cơ sở để vận dụng các phương pháp kế toán
Các nguyên tắc kế toán cơ bản
- Mô tả các quy tắc chi phối tới việc vận dụng các phương pháp kế toán
Trang 341.1.2.4 Các định nghĩa về kế toán
Một số định nghĩa theo các cách tiếp cận về kế toán:
Các đặc trưng của kế toán
- Kế toán là quá trình thu nhập, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính
- Thông tin kế toán là thông tin tiền tệ về các hoạt động kinh
tế tài chính diễn ra ở đơn vị
- Thông tin kế toán được cung cấp cho các đối tượng sử dụng để họ ra các quyết định kinh tế liên quan
Trang 351.1.3 Quá trình phát triển kế toán hiện đại
Sự ra đời của cách ghi kép
Vận dụng khái niệm kì kế toán
Sự ra đời của kế toán quản trị
Kế toán hợp nhất kinh doanh
Sự hình thành các chuẩn mực kế toán và hòa hợp chuẩn mực kế toán
Trang 361.1.4.1 Kế toán tài chính và kế toán quản trị
Căn cứ phân biệt: Phạm vi, mục đích cung cấp thông tin
kế toán
Cơ sở cho quá trình phân biệt:
- Sự phát triển của kinh tế thị trường
- Đa dạng nhu cầu thông tin kế toán
- Sự hình thành công ty cổ phần và thị trường chứng khoán…
Trang 371.1.4.1 Kế toán tài chính và kế toán quản trị
Kế toán tài chính
Kế toán tài chính là loại hình kế toán liên quan chủ yếu đến việc cung cấp thông tin kế toán cho những đối tượng bên ngoài đơn vị kế toán nhằm trợ giúp họ trong việc ra các quyết định liên quan đến tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và dòng tiền của đơn vị kế toán .
Trang 381.1.4.1 Kế toán tài chính và kế toán quản trị
Kế toán quản trị
Là loại hình kế toán liên quan đến việc cung cấp thông tin tài chính và những thông tin khác cho nhà quản lý khác nhau trong một đơn vị kế toán nhằm trợ giúp cho những nhà quản lý, điều hành thực hiện việc lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, kiểm soát và ra các quyết định liên quan
Kế toán quản trị được sử dụng như là một công cụ trong quản lý ở tất cả các đơn vị kế toán
Trang 391.1.4.1 Kế toán tài chính và kế toán quản trị
Phân biệt KTTC – KTQT (Xem giáo trình)
- Về đối tượng, mục đích sử dụng thông tin kế toán
- Đặc điểm thông tin kế toán
- Tính pháp lý của kế toán
- Báo cáo kế toán
Trang 401.1.4.1 Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết
Căn cứ vào mức độ cụ thể, chi tiết của thông tin phản ánh
về các đối tượng kế toán
Kế toán tổng hợp
• Kế toán tổng hợp là loại kế toán thực hiện việc thu nhận, xử lý, cung
cấp thông tin về các đối tượng kế toán cụ thể dưới dạng tổng hợp và biểu hiện dưới hình thái tiền tệ.
• Kế toán tổng hợp thực hiện việc xử lý thông tin trên các tài khoản
kế toán tổng hợp và cung cấp thông tin thỏa mãn nhu cầu chung của các đối tượng thông qua hệ thống báo cáo kế toán tổng hợp
Trang 411.1.4.1 Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết
Kế toán Chi tiết
• Kế toán chi tiết là loại kế toán thực hiện việc thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin về các đối tượng kế toán cụ thể dưới dạng chi tiết hơn và biểu hiện dưới các hình thái tiền tệ, hiện vật và lao động
• Kế toán chi tiết thực hiện việc xử lý thông tin trên các tài khoản kế toán chi tiết và cung cấp thông tin thỏa mãn nhu cầu quản lý chi tiết của đơn vị kế toán thông qua hệ thống báo cáo
kế toán chi tiết
Trang 421.1.4.3 Kế toán đơn, kế toán kép
1.1.4.4 Kế toán doanh nghiệp, kế toán công
Trang 431.2 Các khái niệm và nguyên tắc cơ bản của khoa học kế toán
1.2.1 Các khái niệm cơ bản của khoa học kế toán
Sinh viên phải nắm được:
- Cơ sở hình thành khái niệm
- Nội dung khái niệm
- Hệ quả của việc vận dụng khái niệm
Trang 441.2.1 Các khái niệm cơ bản của khoa học kế toán
1.2.1.1 Khái niệm đơn vị kế toán
Trang 451.2.1 Các khái niệm cơ bản của khoa học kế toán
1.2.1.1 Khái niệm đơn vị kế toán
Nội dung:
* Khi nói đến đơn vị kế toán, cần có sự phân biệt giữa thực thể pháp lý và thực thể kế toán
- Thực thể pháp lý có thể đồng nhất với đơn vị kế toán
- Trong một thực thể pháp lý có thể tồn tại nhiều đơn vị kế toán khác nhau
- Trong một đơn vị kế toán có thể tồn tại nhiều thực thể pháp lý
* Ngoài ra, cần có sự tách biệt đơn vị kế toán với các bên liên quan khác như: người lao động, nhà quản lý, chủ sở hữu…
Trang 461.2.1 Các khái niệm cơ bản của khoa học kế toán
1.2.1.1 Khái niệm đơn vị kế toán
Hệ quả
các đơn vị trong việc ghi nhận những sự kiện và giao dịch có cùng bản chất trong hoàn cảnh tương tự, từ đó làm nảy sinh tính thiếu nhất quán và khó so sánh
xu hướng kéo dài sự tồn tại của đơn vị kế toán với giả định rằng đơn vị sẽ hoạt động liên tục nếu không có những chứng cớ rõ ràng về sự chấm dứt tồn tại của đơn vị đó
Trang 471.2.1 Các khái niệm cơ bản của khoa học kế toán
1.2.1.1 Khái niệm thước đo tiền tệ
Cơ sở:
- Đơn vị đo lường chủ yếu của kế toán là tiền tệ
- Có nhiều loại tiền tệ khác nhau trong lưu thông
- Tiền tệ hiện nay là tiền dấu hiệu
Nội dung
Đồng tiền được kế toán sử dụng trong đo lường, ghi chép và lập báo cáo kế toán là đồng tiền kế toán