1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Giao trinh MD 02 kỹ thuật nhân giống

53 3,6K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 1,63 MB

Nội dung

LỜI GIỚI THIỆUCuốn giáo trình “Kỹ thuật nhân giống” cùng với bộ giáo trình nghề Trồng đào, quất cảnh được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có củanghề, đã cập nhật những

Trang 1

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG

MÃ SỐ: MĐ 02

NGHỀ: TRỒNG ĐÀO, QUẤT CẢNH

Trình độ: Sơ cấp nghề

Hà Nội, Năm 2014

Trang 2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đượcphép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và thamkhảo

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinhdoanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm

MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02

Trang 3

LỜI GIỚI THIỆU

Cuốn giáo trình “Kỹ thuật nhân giống” cùng với bộ giáo trình nghề Trồng

đào, quất cảnh được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có củanghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất đào,quất cảnh tại các địa phương trong cả nước, do đó có thể coi là cẩm nang chongười đã, đang và sẽ trồng

Cuốn giáo trình gồm 03 bài:

1) Bài 01: Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt

2) Bài 02: Nhân giống bằng phương pháp chiết cành

3) Bài 03: Nhân giống bằng phương pháp ghép

Cuốn giáo trình này chúng tôi sử dụng các tài liệu từ Viện rau quả, bộ môncây rau trường Đại học nông nghiệp Hà Nội Đồng thời chúng tôi cũng nhậnđược các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện,Trường, cơ sở sản xuất, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳngNông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ Chúng tôi xin được gửi lời cảm

ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban lãnh đạo các Viện,Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy côgiáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoànthành bộ giáo trình này

Giáo trình “Kỹ thuật nhân giống” giới thiệu khái quát về kỹ thuật tạo câygiống bằng các phương pháp khác nhau như nhân giống bằng hạt, nhân giốngbằng cành chiết và phương pháp ghép

Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúngtôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹthuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Tham gia biên soạn

1. Trần Văn Dư, Chủ biên

2 Lê Trung Hưng

3 Trần Ngọc Trường

Trang 4

MỤC LỤC

Đề mục Trang

Bài 1: Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt 8

A Nội dung 8

1 Khái niệm về vườn ươm 8

2 Lựa chọn địa điểm đặt vườn ươm giống đào, quất (tắc) 8

2.2.Yếu tố đất đai 8

2.3 Yếu tố nguồn nước 9

2.4 Nguồn cung cấp điện 9

3 Kết cấu vườn ươm cây giống đào, quất (tắc) cảnh 9

3.1 Đường đi lại trong vườn ươm 9

3.2 Luống sản xuất cây giống 9

3.3 Hệ thống tưới tiêu 10

4 Phương pháp nhân giống bằng hạt đối với cây đào, quất (tắc) cảnh 11

4.1 Ưu điểm 11

4.2 Nhược điểm 11

4.3 Các thao tác trong kỹ thuật nhân giống bằng hạt 12

4.3.1 Chuẩn bị hạt giống cây đào 12

4.3.2 Chuẩn bị giá thể gieo hạt 13

Bước 1: Chuẩn bị đất gieo hạt 13

Bước 2: Chuẩn bị túi bầu PE và giá thể đóng bầu 13

4.3.3 Các bước thao tác trong kỹ thuật nhân giống bằng hạt 14

Bước 1: Xử lý hạt giống 14

Bước 2: Gieo hạt trên luống đất 15

Bước 3: Gieo hạt trong túi bầu PE 16

Bước 4: Chăm sóc cây con giai đoạn vườn ươm 16

4.3.4 Tiêu chuẩn cây giống đào 17

B Câu hỏi và bài tập thực hành 17

1 Câu hỏi 17

2 Bài thực hành 18

C Ghi nhớ: 18

Bài 2: Nhân giống bằng phương pháp chiết cành 20

A Nội dung 20

1 Cơ sở khoa học 20

2 Ưu nhược điểm của phương pháp 20

Trang 5

3 Các bước trong kỹ thuật nhân giống đào, quất cảnh bằng phương pháp chiết cành 21

3.1 Chọn cây mẹ để chiết 21

3.2 Chọn cành chiết 22

3.3 Thời vụ chiết 22

3.4 Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu chiết cành 22

4.5 Các bước trong kỹ thuật chiết cành 25

4.6 Chăm sóc cành sau khi chiết 27

4.7 Hạ bầu và giâm lại cành chiết 27

4.8 Tiêu chuẩn cây giống đào, quất (tắc) cảnh 28

B Câu hỏi và bài tập thực hành 29

Bài 3: Nhân giống bằng phương pháp ghép (tháp) 32

A Nội dung 32

1 Cơ sở khoa học của phương pháp ghép (tháp) 32

2 Ưu nhược điểm của phương pháp 32

3 Các bước trong kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp ghép (tháp) 33

3.1 Gieo hạt tạo cây gốc ghép 33

3.2 Chuẩn bị dụng cụ ghép (tháp) 33

3.3 Tiêu chuẩn cây gốc ghép 34

3.4 Tiêu chuẩn cành ghép 35

3.5 Thời vụ ghép (tháp) 36

4 Nhân giống đào, quất cảnh bằng phương pháp ghép (tháp) mắt nhỏ có gỗ 37

4.1 Các bước tiến hành ghép (tháp) mắt nhỏ có gỗ 37

4.2 Chăm sóc cây sau ghép (tháp) 40

5 Nhân giống đào, quất (tắc) cảnh bằng phương pháp ghép (tháp) nêm đoạn cành 40

5.1 Tiêu chuẩn cây gốc ghép 40

5.2 Tiêu chuẩn cành ghép (tháp) 41

5.3 Bảo quản cành ghép 41

5.4 Các bước tiến hành ghép (tháp) nêm đoạn cành 41

5.5 Chăm sóc cây sau ghép (tháp) 43

5.6 Các điều kiện nâng cao tỷ lệ ghép (tháp) sống: 43

5.7 Quy cách và phẩm chất cây xuất vườn đối với cây giống đào, quất (tắc) cảnh: 43

B Câu hỏi và bài tập thực hành 44

1 Câu hỏi 44

2 Bài thực hành 46

C Ghi nhớ 46

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC 47

Trang 6

I Vị trí, tính chất của mô đun/môn học: 47

II Mục tiêu: 47

III Nội dung chính của mô đun: 47

IV Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 48

V Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 50

VI Tài liệu tham khảo 52

Trang 7

MÔ ĐUN: KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG

Mã mô đun: MĐ 02 Giới thiệu mô đun:

- Mô đun này trang bị cho học viên các bước thao tác của từng phương

pháp nhân giống đào, quất (tắc) cảnh như thao tác kỹ thuật làm vườn ươm, đổbầu đất, cách gieo hạt, chiết cành, ghép (tháp) cây và quy trình chăm sóc câycon ở giai đoạn vườn ươm

- Mô đun 02: “Kỹ thuật nhân giống” có thời gian học tập là 90 giờ, trong đó

có 16 giờ lý thuyết, 62 giờ thực hành và 12 giờ kiểm tra Môđun này trang bị chongười học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc như: gieo hạt,chiết, ghép (tháp) cây và chăm sóc cây giống

Trang 8

Bài 1: Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt

Thời gian: 20 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được các bước trong kỹ thuật tạo dựng vườn ươm cây giống;

- Trình bày được ưu, nhược điểm của các phương pháp nhân giống bằnghạt;

- Thực hiện thành thạo các thao tác trong kỹ thuật nhân giống bằngphương pháp gieo hạt;

- Thực hiện nhân giống đạt tỷ lệ xuất vườn theo quy định;

- Nhận thức được tầm quan trọng của việc nhân giống đối với sản xuất,kinh doanh;

- Đảm bảo tiết kiệm nguyên vật liệu, an toàn lao động

A Nội dung

1 Khái niệm về vườn ươm

Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về vườn ươm, nhưng chúng ta cóthể hiểu vườn ươm là nơi trực tiếp diễn ra các hoạt động sản xuất và bồi dưỡngcây giống (gồm các khâu chủ yếu: làm đất, tạo bầu, gieo hạt tạo ra cây mạ, cấycây, đảo bầu, chăm sóc v.v…) đảm bảo chất lượng phục vụ kế hoạch trồng vàchăm sóc

2 Lựa chọn địa điểm đặt vườn ươm giống đào, quất (tắc)

Để sản xuất cây giống đào, quất (tắc) cảnh có hiệu quả, vườn ươm cầnphải đảm bảo các yêu cầu sau:

2.1 Vị trí đặt vườn ươm

+ Vườn ươm phải có vị trí đặt thuận lợi về giao thông, bằng phẳng không

bị úng nước, đảm bảo đủ nước tưới cho quanh năm nhất là vào mùa đông khôhạn

+ Vườn ươm phải đặt ở nơi có điều kiện khí hậu phù hợp với yêu cầusinh thái của các chủng loại cây giống, tránh được các yếu tố thời tiết bất thuậnnhư: Giá rét sương muối hoặc nhiệt độ quá cao

2.2.Yếu tố đất đai

Khu đất xây dựng vườn ươm phải bằng phẳng, có độ dốc nhỏ hơn 50 vàtiêu thoát nước tốt Phải thuận lợi lấy đất làm bầu, đất làm bầu là đất thịt nhẹhoặc thịt trung bình có kết cấu tốt, tầng canh tác dày, mầu mỡ, có khả năng giữnước và thoát nước tốt

Trang 9

2.3 Yếu tố nguồn nước

Có nguồn cung cấp đủ nước tưới cho cả các tháng trong năm, đảm bảoyêu cầu về chất lượng Nước tưới không được nhiễm phèn, mặn, các chất thảicông nghiệp hoặc các hóa chất bảo vệ thực vật quá ngưỡng cho phép

2.4 Nguồn cung cấp điện

Trong quá trình sản xuất cây giống cần dùng đến điện để chạy một số loạimáy móc như máy bơm, điện thắp sáng do đó địa điểm đặt vườn ươm phải cóguồn cung cấp điện

3 Kết cấu vườn ươm cây giống đào, quất (tắc) cảnh

Vườn ươm cây giống đào, quất cảnh thường được bố trí các phần sau:

3.1 Đường đi lại trong vườn ươm

- Đường đi lại trong vườn ươm được thiết thuận tiện cho mọi hoạt độngsản xuất trong vườn

- Hệ thống đường trong vườn gồm gồm:

+ Đường trục chính là đường vận để sử dụng cho các phương tiện cơ giớivận chuyển vật tư, công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sảnxuất

+ Đường nhánh (đường phân khu) là đường phục vụ cho công tác vậnchuyển vật tư, thiết bị, công cụ dụng cụ bằng các phương tiện vận chuyển thô

3.2 Luống sản xuất cây giống

* Khu vực luống gieo ươm hạt:

Khi thiết kế vườn ươm, nên dành một diện tích nhất định để xây dựngluống ươm hạt

Luống gieo hạt bố trí theo hướng đông tây, nhằm tạo điều kiện cho câycon có khả năng tiếp cận ánh sáng mặt trời được nhiều nhất

Hình 2.1.1: Luống gieo ươm hạt

* Khu vực luống cây nền cứng:

Trang 10

Là luống nền láng bê tông và được xây gờ bao quanh, có lỗ thoát nướcđóng mở được, nền luống phải được láng phẳng và hơi dốc về phía lỗ thoátnước, tháo được kiệt nước Gờ luống nên xây bằng gạch cao 10 - 12 cm và trátvữa xi măng cẩn thận Tùy theo địa hình cụ thể của nơi đặt vườn ươm mà xâyluống dài ngắn khác nhau Một luống bình thường có kích thước 10m dài x 1mét rộng có thể xếp được 4.500 bầu cây với đường kính bầu 4,5 cm Luống câynên xây thành từng cụm 4 -5 luống, các cụm cách nhau 1,5 mét và giữa cácluống cách nhau khoảng 50 cm là phù hợp trong quá trình sản xuất cây con

Hình 2.1.2: Luống cây nền cứng

* Khu vực luống cây nền mềm:

Luống nền mềm cũng được xây dựng theo kích thước như nền cứng, dài

10 mét, rộng 1 mét Gờ bao quanh luống có thể làm bằng khung gỗ, đan bằngtre nứa thậm trí bằng đá, gạch để giữ cho bầu cấy cây không bị đổ, hoặc nềnluống làm thấp hơn mặt vườn khoảng 5 - 7 cm

Hình 2.1.3: Luống cây nền mềm

3.3 Hệ thống tưới tiêu

a Hế thống tưới

Trang 11

- Hệ thống tưới phải đảm bảo nước được dẫn đến khắp nơi trong vườnươm Cần phải xây dựng hệ thống cung cấp nước cố định và hệ thống cung cấpnước linh hoạt phục vụ tưới cây trong vườn ươm

- Hệ thống tưới nước trong vườn ươm chia làm các bộ phận sau:

+ Nguồn cung cấp nước: Nguồn cung cấp nước cho vườn ươm có thể làsông, suối hoặc giếng khoan, đào

+ Bể chứa: Bể chứa thường được bố trí ở vị trí cao nhất trong vườn ươm

để có thể sử dụng áp lực dẫn nước đến mọi nơi trong vườn ươm Quy mô của bểchứa lớn hay nhỏ tùy thuộc vào quy mô của vườn ươm, loài cây định sản xuất

+ Máy bơm: Thường dùng các loại máy bơm loại nhỏ có công suất 350 –750W để hút nước và tưới nước cho vườn ươm

Hình 2.1.4: Máy bơm nước

- Kỹ thuật đơn giản dễ làm

- Cây đào con có bộ rễ phát triển mạnh, tuổi thọ thường cao hơn cácphương pháp nhân giống khác

- Cây nhân giống từ hạt sinh trưởng khỏe, tính chống chịu với ngoại cảnhcao

- Hệ số nhân giống cao

- Chí phí sản xuất thấp hơn so với các phương pháp khác

4.2 Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm thì việc sản xuất cây giống bằng hạt cũng cónhững nhược điểm, cụ thể như:

Trang 12

- Hạt đào rất khó nảy mầm.

- Hạt quất tỷ lệ nảy mầm rất thấp chỉ đạt khoảng 3 – 5%

- Nhiều biến dị: Cây mẹ tốt nhưng cây con có thể xấu; những cây đàogiống nhân giống từ một cây mẹ nhưng lại cho chất lượng và số lượng hoa rấtkhác nhau

- Cây nhân giống từ hạt sinh trưởng chậm (nhất là đối với cây quất)Những nhược điểm trên đây đã làm giá thành sản xuất cây giống bị độilên cao Vì vậy ngày nay, trong việc nhân giống đào, quất cảnh người ta chủyếu sử dụng các phương nhân giống vô tính như chiết, ghép để sản xuất câygiống, hạn chế việc sử dụng phương pháp nhân giống bằng hạt

4.3 Các thao tác trong kỹ thuật nhân giống bằng hạt

4.3.1 Chuẩn bị hạt giống cây đào

Để có 1 cây đào có chất lượng hoa đẹp, thông thường chúng ta thườngphải thực hiện qua các bước như sau:

* Chọn cây mẹ

- Cây sinh trưởng, phát triển

tốt

- Không bị sâu bệnh hại

- Có màu sắc hoa đặc trưng

- Chọn quả đều nhau

- Quả không bị sâu bệnh hại

- Quả có độ chín sinh lý

Hình 2.1.6 Quả đào

Trang 13

4.3.2 Chuẩn bị giá thể gieo hạt

Đối với việc sản xuất cây giống hoa đào bằng phương pháp gieo hạt,chúng ta có thể tiến hành gieo hạt giống trực tiếp trên luống đất hoặc có thể gieohạt giống trong túi bầu PE

Bước 1: Chuẩn bị đất gieo hạt

- Đất gieo hạt giống phải

được cày bừa kỹ, làm nhỏ, lên

luống có kích thước mặt luống

* Chuẩn bị túi bầu PE

- Túi bầu PE có kích thước 20

x 25 cm

- Túi bầu được đục lỗ để thoát

nước

Trang 14

Hình 2.1.9 Túi bầu PE

* Đóng bầu (cho giá thể vào túi bầu)

- Giá thể được cho vào

túi bầu

Hình 2.1.9 Giá thể đóng bầu

4.3.3 Các bước thao tác trong kỹ thuật nhân giống bằng hạt

Bước 1: Xử lý hạt giống

* Ngâm hạt:

Đây là một kỹ thuật thông thường cho các loại cây có hạt lớn, vỏ hạtcứng như hạt đào Trước khi gieo, hạt giống được ngâm trong nước và túi vải

ẩm cho đến khi chúng bắt đầu nảy mầm

Ưu điểm của biện pháp này là rút ngắn được thời gian, hạn chế đượchiện tượng khuyết cây do hạt mọc mầm không đều, giảm nước tưới Cần phảiquan sát vỏ hạt trước khi đem ủ sao cho hạt giống phải đạt ở mức đủ nước

- Xử lý hóa học: Bao gồm thuốc trừ nấm, thuốc trừ sâu hoặc hỗn hợp của

2 loại đó Hóa chất này có thể dùng ở dạng bột, dung dịch phun với tỷ lệ rấtthấp khoảng 1-5g/kg hạt giống Thuốc trừ nấm thông dụng nhất cho xử lý hạtgiống là Thiram và Captan (cả hai có phổ hoạt động rộng, ít độc cho động vật

và người) Một số thuốc trừ nấm tổng hợp như Ridomil giúp bảo vệ hạt giốngđào đến lúc trưởng thành

Xử lý cơ giới: Để hạt ngoài không khí vài ngày nhằm cho hạt khô, đồngthời khi làm như vậy, nhân bên trong vỏ cứng sẽ co lại Sau đó, dùng vật cứng

để ghè hạt ra, làm sao để không làm vỡ nhân bên trong Lấy nhân ra khỏi hạtcứng

Trang 15

Ngâm nhân trong nước 3 ngày Thay nước hàng ngày Lấy nhân ra, dùnggiấy thấm ướt để bọc các nhân lại > cho vào bao nylon kín miệng -> chovào tủ lạnh (không được cho vào ngăn đá) > để khoảng 4 - 6 tuần Thithoảng kiểm tra xem hạt có nảy mầm hay không? Nếu thấy hiện tượng hạt bắtđầu nảy mầm chúng ta có thể đem hạt đào ra gieo ngoài ruộng sản xuất.

Kiểm tra chất lượng hạt giống:

Trong một số trường hợp hãn hữu, hạt giống có thể đã quá khô và đượcbảo quản nơi có độ ẩm thấp (như hạt đóng hộp được bảo quản trong kho lạnh)làm cho chúng không thể hút nước dễ dàng, nảy mầm yếu Trong trường hợpnày, có thể điều chỉnh bằng cách: để chúng ở nơi có độ ẩm cao trong 1- 2 ngàytrước khi gieo Cụ thể là để hạt giống trên một khay hay lưới treo lơ lửng trongmột cái lọ bịt kín có nước ở dưới để không làm ướt hạt giống

Bước 2: Gieo hạt trên luống đất

- Sau khi xử lý hạt giống, chúng ta thấy hạt giống đã bắt đầu chuyển sangmột giai đoạn mới Hạt bắt đầu nứt nanh và nảy mầm, lúc này chúng ta bắt đầutiến hành gieo hạt trên nền đất để chúng sinh trưởng và phát triển

- Hạt được gieo trên luống với

- Phủ rơm, rạ lên trên mặt luống

- Tưới nước thường xuyên, giữ ẩm

cho hạt tiếp tục nảy mầm và giúp

cây sinh trưởng và phát triển một

cách thuận lợi

Hình 2.1.11: Phủ rơm trên mặt luống

Trang 16

Bước 3: Gieo hạt trong túi bầu PE

- Sau khi ngâm ủ hạt, chúng ta tiến

hành gieo hạt vào trong túi bầu

- Phủ một lớp đất có độ dày 2 – 3 cm

lên trên hạt

- Thường xuyên giữ ẩm cho hạt đến

khi hạt nảy mầm và phát triển thành

cây con

Hình 2.1.12: Hạt đào gieo trong túi

bầu PE Bước 4: Chăm sóc cây con giai đoạn vườn ươm

- Sau thời gian khoảng 30 – 35 ngày,

hạt đào bắt đầu nảy mầm chui lên

khỏi mặt đất và phát triển thành cây

đào giống

- Trong giai đoạn đầu của cây hoa

đào, thường bị các loài sâu, bệnh hại

như: nhện đỏ, sâu ăn lá, rệp sáp, bệnh

lở cổ rễ

* Dùng thuốc Comite 73 EC, Sutin

5EC, luân phiên hai loại thuốc này để

Hình 2.1.13: Cây đào giống

Lưu ý: Phương pháp nhân giống bằng hạt không áp dụng cho cây quất cảnh vì

một số nhược điểm sau:

- Tỷ lệ nảy mầm của hạt quất rất thấp chỉ khoảng 2 – 5%

- Cây giống quất cảnh được gieo từ hạt có khả năng sinh trưởng và pháttriển rất yếu

- Cây khó ra hoa, kết quả

- Khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh kém, dễ bị sâu bệnh hạitấn công

- Thời gian từ khi trồng đến thu hoạch dài

Trang 17

4.3.4 Tiêu chuẩn cây giống đào

- Chiều cao cây từ 30 – 50 cm

- Có từ 2 -3 cành cấp 1

- Sinh trưởng và phát triển

khỏe, không bị sâu bệnh hại

Hình 2.1.14: Cây giống đào nhân giống bằng hình thức gieo hạt

B Câu hỏi và bài tập thực hành

1 Câu hỏi

* Câu hỏi trắc nghiệm:

Chọn ý trả lời đúng nhất trong các câu dưới đây:

Câu 1: Để có một cây giống đào tốt chúng ta phải chọn giống theo các bước nào?

A Chọn cây mẹ - chọn quả - chọn hạt – chọn cây giống

B Chọn quả - chọn hạt – chọn cây giống

C Chọn hạt – chọn cây giống

D Chọn cây giống

Câu 2: Kỹ thuật ngâm ủ hạt giống đào như thế nào là đúng kỹ thuật?

A Hạt đào được ngâm trong nước sạch trong vòng 5 ngày, đãi sạch, ủtrong cát ẩm 30 – 40 ngày đến nứt nanh

B Hạt đào được ngâm trong nước ấm 45oC trong vòng 20 phút để trừ cácloại nấm bệnh, sau đó chuyển sang ngâm bằng nước sạch trong vòng 48 giờ, đãisạch, ủ trong cát ẩm 30 – 40 ngày đến nứt nanh

C Hạt đào được ngâm trong nước sạch trong vòng 6 ngày

Câu 3: Sau bao nhiêu ngày ủ ẩm thì hạt đào bắt đầu nứt nanh?

A Sau 10 ngày

B Sau 20 ngày

C Sau 30 – 40 ngày

D Sau 60 -70 ngày

Trang 18

Câu 4: Khi gieo hạt, chúng ta cần phủ một lớp đất có độ dày là bao nhiêu để cho hạt nảy mầm thuận lợi?

A Giai đoạn cây con

B Giai đoạn kiến thiết cơ bản

C Giai đoạn ra hoa

Câu 9: Phương pháp nhân giống bằng hạt có áp dụng được cho việc nhân giống cây quất cảnh hay không?

Trang 19

- Cách ngâm ủ và gieo hạt giống đào

- Tiêu chuẩn cây giống đào

Trang 20

Bài 2: Nhân giống bằng phương pháp chiết cành

Thời gian: 30 giờ

- Thực hiện nhân giống đạt tỷ lệ xuất vườn theo quy định;

- Nhận thức được tầm quan trọng của việc nhân giống đối với sản xuất,kinh doanh;

- Đảm bảo tiết kiệm nguyên vật liệu, an toàn lao động

A Nội dung

1 Cơ sở khoa học

Chiết cành là tách bỏ một lớp vỏ kể cả mạch libe (mạch rây), chỉ chừa lạiphần gỗ (mạch gỗ), sau khi bó bầu thì chỗ bó sẽ mọc rễ như chúng ta biết trongthân cây, mạch gỗ dẫn nước và muối khoáng từ dưới lên, và mạch rây dẫn chấttổng hợp từ lá xuống dưới (tinh bột, auxin ) khi auxin vận chuyển tới chỗ bịcắt, do mạch rây bị đứt, nên chất dinh dưỡng và auxin sẽ bị ứ lại, auxin là mộtchất giúp tạo rễ, do đó rễ được tạo ra

Việc chiết cành sẽ đạt tỉ lệ thành công cao hơn giâm vì khi giâm, cànhphải tự cung cấp cho mình tất cả, còn chiết thì cành vẫn được cây mẹ "nuôi"cho nước và khoáng

2 Ưu nhược điểm của phương pháp

- Những ưu điểm của biện pháp chiết cành:

Cây con giữ nguyên đặc điểm về di truyền chất lượng, năng suất củacây mẹ

Cây chiết nhanh ra hoa, quả Có thể ra hoa từ năm thứ nhất nhưng đểcây đủ sức sinh trưởng tạo tán và cành lá thì thường để quả ở năm thứ 2, thứ 3.Điều này có lợi là rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản, nhanh thu hoạch để thuhồi vốn, có lợi cho kinh doanh

Cây con có bộ rễ ăn nông phù hợp với mực nước ngầm sát mặt đất.Cây chiết có bộ tán thấp nhỏ dễ chăm sóc, thu hoạch và phòng trừ sâubệnh

Thời gian nhân giống nhanh

Trang 21

- Những nhược điểm của phương pháp chiết cành:

Hại đến cây mẹ do cây mẹ bị cắt mất cành, lá

Mang theo mầm sâu bệnh của cây mẹ

Sức sống của cây chiết yếu hơn cây thực sinh do bộ rễ ban đầu mọc từcành có số lượng ít và kém phát triển, cây chiết nhanh già cỗi

3 Các bước trong kỹ thuật nhân giống đào, quất cảnh bằng phương pháp chiết cành

3.1 Chọn cây mẹ để chiết

* Đối với cây quất (tắc):

- Cây mẹ phải là cây có

khả năng sinh trưởng và

phát triển khỏe, không bị

sâu bệnh hại (đặc biệt là

bệnh Greening)

- Cây mẹ có khả năng

ra hoa đậu quả tốt, đã cho

thu quả từ năm thứ 2 trở

đi

- Ra quả đều không bị

cách năm, quả to, màu sắc

quả đẹp

* Đối với cây đào cảnh:

- Cây mẹ phải là cây có

khả năng sinh trưởng và

phát triển khỏe, không bị

hoa và tỷ lệ hoa cao, đặc

trưng của giống

Hình 2.2.1: Cây quất (tắc) đủ tiêu chuẩn để chọn

cành chiết

Hình 2.2.2: Cây đào đủ tiêu chuẩn để chọn cành

chiết

Trang 22

1,0-1,5 cm, màu vỏ cây không quá

xanh và cũng không quá thẫm, nên

chọn cành bánh tẻ để chiết

- Chiều dài cành chiết từ 40 - 60

cm, có hai nhánh Trong chiết cành

thì cành nhỏ có khả năng ra rễ, sinh

trưởng tốt hơn cành to, nhưng nếu

chiết cành nhỏ quá, cành dễ bị gãy,

không mang nổi bầu

- Chiết cành thường vào vụ xuân tháng 2 - 4 và vụ thu tháng 8 - 9

- Vụ xuân chiết trước khi cây nhú lộc xuân Đối với cây đào là loại câyrụng lá vào mùa đông, cần chiết sau khi lộc xuân đã trở thành lá bánh tẻ thì tỷ lệcây sẽ ra rễ nhiều hơn

3.4 Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu chiết cành

- Dụng cụ chiết gồm: dao khoanh vỏ, dây buộc, nylon

Hình 2.2.5: Dao khoanh vỏ Hình 2.2.6: Dây buộc

Trang 23

Hình 2.2.7: Kéo cắt cành Hình 2.2.8: Tấm nylon để bó bầu

- Chất độn bầu chiết: rơm mục (rễ bèo lục bình, cỏ rác mục), đất bùn, đấtbột, chất kích thích ra rễ, găng tay

- Đất bầu chiết phải đủ dinh dưỡng, tơi xốp, thoáng, giữ ẩm tốt Khônglấy đất thịt nặng vì khô sẽ bị rắn rễ không phát triển được, đất nhiều cát khônggiữ được ẩm dễ bị vỡ bầu khi hạ Nên lấy đất thịt nhẹ, đất bùn ao phơi khô đậpnhỏ, đất phù xa trộn nhiều mùn, rễ bèo tây, rác mục để tạo độ tơi xốp, giữ ẩmtheo tỷ lệ 2/3 đất + 1/3 các chất mùn, rơm mục, rễ bèo rồi nhào với nước tạo

độ ẩm 70%

Trang 24

Hình 2.2.9: Rơm rạ dùng làm chất độn bầu Hình 2.2.10: Rễ cây bèo lục bình

Hình 2.2.11: Đất thịt, nylon và nước để làm chất bó bầu chiết

Trang 25

Hình 2.2.13: Đất được trộn với chất độn bầu

4.5 Các bước trong kỹ thuật chiết cành

xấy xước dập vỏ (đặc biệt là mép

trên) Sau đó rạch một đường nối

liền 2 mép rồi dùng dao bóc

khoanh vỏ ra khỏi cành Dùng

dao cạo sạch lớp tượng tầng (lớp

vỏ lụa phía ngoài lõi gỗ) Đây là

thao tác quan trọng quyết định tỷ

lệ ra rễ của cành chiết Nếu cạo

không sạch lớp vỏ lụa nhựa luyện

vẫn vận chuyển bình thường,

cành sẽ không ra rễ

Hình 2.2.14: Khoanh vỏ cành quất (tắc)

Hình 2.2.15: Khoanh vỏ cành đào Bước 2: Cạo sạch lớp tượng tầng

Trang 26

- Sau khi khoanh vỏ xong phải

tiến hành cạo sạch lớp tượng tầng,

giảm bớt sự vận chuyển dinh dưỡng

tạo điều kiện cho rễ phát triển

Hình 2.2.17: Cạo sạch lớp tượng tầng Bước 3: Bôi chất kích thích ra rễ

- Dùng chất kích thích có chứa

chất IAA, NAA, IBA như Olanfa 1,

rễ cực mạnh N3M Có thể dùng bút

lông bôi chất kích thích vào miệng

vết cắt ở vỏ phía trên khoanh vỏ đã

- Sau khi bôi thuốc hoặc trộn

thuốc kích thích ra rễ, lấy đất độn

bầu buộc xung quanh nơi đã bóc vỏ

rồi buộc chặt bằng giấy PE

Hình 2.2.18: Bó bầu cho cành chiết Bước 5: Buộc dây cố định bầu chiết

Ngày đăng: 26/06/2015, 15:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w