Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 69 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
69
Dung lượng
1,3 MB
Nội dung
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC LỢN RỪNG MÃ SỐ: MĐ 02 NGHỀ: NUÔI LỢN RỪNG, LỢN NUÔI THẢ Trình độ: Sơ cấp ngh ề Hà Nội, Năm 2014 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02 2 LỜI GIỚI THIỆU Chúng ta đang bước vào giai đoạn lịch sử mới, giai đoạn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việt Nam từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Việc đa dạng hóa, đa cấp hoá hình thức đào tạo, đặc biệt đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, một đội ngũ lao động kỹ thuật chăn nuôi là một nhiệm vụ hết sức cấp bách và cần thiết hiện nay Chương trình đào tạo nghề “Nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất chăn nuôi lợn tại các địa phương trong cả nước. Với chương trình này những học viên có trình độ biết đọc, biết viết trở lên sẽ có điều kiện tham gia khoá học và họ sẽ là những hạt nhân cơ sở thực hiện công tác chăn nuôi - thú y tại xã, thôn, bản làng mạc nông nghiệp Việt Nam sau khoá học. Bộ giáo trình gồm 5 quyển: 1) Giáo trình mô đun chuẩn bị điều kiện nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả 2) Giáo trình mô đun nuôi dưỡng, chăm sóc lợn rừng 3) Giáo trình mô đun nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nuôi thả 4) Giáo trình mô đun phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả 5) Giáo trình mô đun tiêu thụ sản phẩm Bộ giáo trình được xây dựng dựa trên cơ sở dùng cho đào tạo lưu động, lao động nông thôn được soạn thảo bởi ban chủ nhiệm Trường Cao nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ. Để hoàn thiện bộ giáo trình này, chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các trường, các cơ sở chăn nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả, Ban Giám hiệu cùng các thầy cô giáo 3 Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Trường, các cơ sở chăn nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi giúp chúng tôi hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Giáo trình “Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn rừng” có thời gian học tập là 102 giờ. Mô đun này cung cấp cho người học kiến thức về chọn giống, cách thức nuôi dưỡng, chăm sóc lợn rừng. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Để chương trình được hoàn thiện hơn chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp của các chuyên gia tư vấn, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện. Chúng tôi xin trân trọng ghi nhận. Xin trân trọng cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Ths.Hà Văn Lý: chủ biên 2. Ths.Nguyễn Xuân Lới 3. Đỗ Huyền Trang 4. Nông Văn Trung 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG MỤC LỤC 4 Bài 1: Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn đực giống 9 A. Nội dung 9 1. Chọn lợn đực giống 9 1.1. Căn cứ vào nguồn gốc (đời trước) 9 1.2. Căn cứ vào bản thân 10 1.3. Căn cứ vào đời con của đực giống 11 2. Nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý lợn đực giống 13 2.1. Vận chuyển lợn đực 13 2.2. Nuôi cách li 14 2.3. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn đực hậu bị 14 2.3.1. Nuôi dưỡng 14 2.3.1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn đực hậu bị 14 2.3.2. Chăm sóc và quản lý 16 2.4. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn đực làm việc 17 2.4.1. Nuôi dưỡng 17 2.4.1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn đực làm việc 17 2.4.1.2. Khẩu phần ăn cho lợn đực làm việc 17 2.4.2. Chăm sóc và quản lý 19 3. Sử dụng lợn đực giống 20 3.1. Tuổi sử dụng 20 5 3.2. Thời gian và chế độ sử dụng 20 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 21 C. Ghi nhớ: 21 Bài 2: Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái 22 A. Nội dung 22 1. Chọn lợn nái 22 1.1. Căn cứ vào nguồn gốc. 22 1.2. Căn cứ vào bản thân 22 1.3. Căn cứ vào đời con. 26 2. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn hậu bị 27 2.1. Nuôi dưỡng lợn hậu bị 27 2.1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái hậu bị 27 2.1.2. Khẩu phần ăn cho lợn nái hậu bị 28 2.2. Chăm sóc và quản lý 29 2.3. Phối giống cho lợn nái 30 2.3.1. Phát hiện nái động dục 32 2.3.2. Xác định thời điểm phối giống thích hợp 32 2.3.3. Cho lợn phối giống 32 3.1. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái mang thai 33 3.1.1. Nhận biết lợn nái mang thai 33 3.1.2. Nuôi dưỡng lợn nái mang thai 34 3.1.2.1. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái mang thai 34 3.1.2.2. Khẩu phần ăn cho lợn nái mang thai 34 3.1.3. Chăm sóc và quản lý lợn nái mang thai 36 6 3.2. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái đẻ 37 3.2.1. Nhận biết lợn nái sắp đẻ 37 3.2.2. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái sắp đẻ, trong khi đẻ và sau khi đẻ 37 3.3. Nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý lợn nái nuôi con 41 3.3.1. Nuôi dưỡng lợn nái nuôi con 41 3.3.1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái nuôi con 41 3.3.1.2. Khẩu phần ăn cho lợn nái nuôi con 42 3.3.2. Chăm sóc và quản lý lợn nái nuôi con 45 4. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn con theo mẹ 45 4.1. Cho lợn con bú sữa đầu 45 4.2. Úm lợn con 46 4.3. Tiêm sắt cho lợn con 48 4.4. Tập ăn cho lợn con 49 4.5. Cai sữa lợn con 49 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 50 C. Ghi nhớ: 50 Bài 3: Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt 52 A. Nội dung 52 1. Xác định giống lợn nuôi thịt 52 1.1. Một số giống lợn nuôi thịt 52 1.2. Chọn lợn nuôi thịt 53 2. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt 54 2.1. Chuẩn bị chuồng nuôi trước khi nhập lợn 54 2.2. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt 54 7 2.2.1. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt từ 2 – 4 tháng tuổi 54 2.2.2. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt từ 4 – 6 tháng tuổi 55 2.2.3. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt từ 6 tháng tuổi đến xuất bán 55 2.2.4. Quản lý lợn thịt 56 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 58 C. Ghi nhớ: 58 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 59 I. Vị trí, tính chất của mô đun: 59 II. Mục tiêu: 59 III. Nội dung chính của mô đun: 59 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 60 V. Tài liệu tham khảo 67 8 MÔ ĐUN: NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC LỢN RỪNG Mã mô đun: MĐ 02 Giới thiệu mô đun - Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn rừng là mô đun giúp người học có khả năng chọn giống, nuôi dưỡng, chăm sóc lợn rừng trong điều kiện ở nông hộ. - Mô đun gồm có 3 bài với tổng thời gian là 102 giờ, trong đó lý thuyết là 24 giờ, thực hành là 70 giờ và kiểm tra là 8 giờ. Nội dung của mô đun đề cập đến các vấn đề trong nuôi dưỡng, chăm sóc lợn rừng. Phần lý thuyết của mô đun gồm 3 bài học sau: - Bài 1: Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn đực giống - Bài 2: Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái - Bài 3: Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt Phần thực hành gồm câu hỏi, bài tập, bài thực hành được xây dựng trên cơ sở nội dung cơ bản của các bài học lý thuyết về: Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn rừng. Các bài học trong mô đun được sử dụng phương pháp dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, trong đó thời lượng cho các bài thực hành được bố trí 70 – 85 %. Vì vậy để học tốt mô đun người học cần chú ý thực hiện các nội dung sau: - Tham gia học tập tất cả các mô đun có trong chương trình đào tạo. - Tham gia học tập đầy đủ các bài lý thuyết, thực hành có trong mô đun, chú ý những bài thực hành. Vì thực hành là cơ sở quan trọng hình thành kỹ năng nghề cho người học - Phải có ý thức kỷ luật trong học tập, nghiêm túc, say mê nghề nghiệp và đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Phương pháp đánh giá kết quả học tập mô đun được thực hiện theo Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội 9 Bài 1: Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn đực giống Mục tiêu: - Mô tả được cách chọn lợn đực giống và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn - Thực hiện đúng quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn đực giống A. Nội dung 1. Chọn lợn đực giống 1.1. Căn cứ vào nguồn gốc (đời trước) Chọn lọc theo đời trước là chọn lọc căn cứ vào giá trị kiểu hình, kiểu di truyền của tổ tiên con vật (thường là bố, mẹ, ông bà ). Bằng phương pháp kiểu hình như phân tích, đánh giá ngoại hình, thể chất, khả năng sản xuất, tình trạng bệnh tật, khuyết tật và bằng phương pháp kiểu di truyền như đánh giá hệ số di truyền, các giá trị kinh tế, các chỉ số, giá trị giống ở đời bố mẹ, ông bà của con vật, qua đó đánh giá được mặt tốt, xấu của đời tổ tiên con vật. Có thể đánh giá tổ tiên bằng cách so sánh từng cặp tổ tiên với nhau (so sánh về mặt sinh trưởng, phát dục, sức sản xuất ). Con vật nào có nhiều tổ tiên tốt hơn trên nhiều mặt thì con đó có triển vọng tốt. Nếu tổ tiên đời I cao hơn đời II như vậy các tổ tiên có các chỉ tiêu được nâng lên và ngược lại là thoái hóa dần. Ðánh giá qua tổ tiên rất có lợi trong chọn lọc vì qua đó người ta không những biết được mức độ di truyền tốt xấu của tổ tiên mà còn có nhận định sớm về con vật cho dù chỉ mới ở mức độ sơ bộ. Ðánh giá tổ tiên có thể cho ta những dự kiến về khả năng xuất hiện những đặc tính tốt xấu ở đời con, đặc biệt có ý nghĩa đối với những tính trạng trội, tốt cần lựa chọn và những tính trạng xấu cần loại bỏ. Từ những dự đoán, các nhà chọn giống có thể tính toán trong khâu chọn phối để phối hợp những đặc tính tốt của tổ tiên vào đời con, giúp cho việc [...]... thể lợn đực 8 giống 9 Muốn lợn đực làm việc tốt cần phải định kỳ kiểm tra Bài tập 2: Tham quan trại nuôi lợn đực giống Bài tập 3: Xem video kỹ thuật nuôi lợn đực giống C Ghi nhớ: - Chăm sóc, nuôi dưỡng đực lợn hậu bị - Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn đực làm việc Sai 22 Bài 2: Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái Mục tiêu: - Mô tả được cách chọn lợn nái và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn - Thực hiện đúng quy trình. .. tạp hơn phương pháp chọn lọc theo cá thể 2 Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn hậu bị 2.1 Nuôi dưỡng lợn hậu bị 2.1.1 Nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái hậu bị Nuôi dưỡng lợn cái hậu bị sao cho khi đến tuổi phối giống trọng lượng phải đạt yêu cầu Lợn quá gầy, quá béo đều dẫn đến sức sinh sản kém, lợn quá béo sẽ khó động dục Bảng 3: Tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh nuôi lợn nái hậu bị Chỉ tiêu Năng lượng trao đổi... giống Tiêm phòng đủ các loại vacxin theo quy định để phòng bệnh cho lợn Định kỳ tẩy uế, khử trùng chuồng nuôi và dụng cụ chăn nuôi Mùa đông che chắn giữ ấm cho lợn, mùa hè tạo thoáng mát cho chuồng nuôi 17 2.4 Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn đực làm việc 2.4.1 Nuôi dưỡng 2.4.1.1 Nhu cầu dinh dưỡng của lợn đực làm việc Khẩu phần thức ăn cho lợn rừng thông thường: 50% là rau, củ, quả các loại (có thể sản xuất... và quản lý lợn nái sinh sản 3.1 Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái mang thai 3.1.1 Nhận biết lợn nái mang thai Nhận biết lợn nái chửa giúp người chăn nuôi có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp đảm bảo thai phát triển bình thường và lợn mẹ khoẻ, tránh tình trạng bệnh lý cho cả mẹ lẫn bào thai Phát hiện nái sinh sản có bệnh hay không để loại thải kịp thời, giảm chi 34 phí chăn nuôi Phương pháp nhận biết nái... 3kg) cho lợn liếm tự do cũng chỉ hết khoảng 20 - 25 gam/con/ngày Thức ăn của lợn rừng nên chủ yếu là thức ăn thô xanh Không nên lạm dụng thức ăn giàu dinh dưỡng để nuôi lợn rừng vì nó sẽ làm cho phẩm chất thịt của lợn rừng bị biến đổi và nhiều khi làm cho lợn bị bệnh rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy Lợn rừng ăn nhiều thức ăn xanh tươi nên ít uống nước, tuy nhiên cũng cần có đủ nước sạch và mát cho lợn uống... Lợn phải nuôi trong điều kiện chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, thông thoáng gió tốt Lợn nuôi cách li phải được theo dõi tình trạng sức khoẻ hàng ngày Tiêm phòng vaccine theo đúng quy định của thú y 2.3 Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn đực hậu bị 2.3.1 Nuôi dưỡng 2.3.1.1 Nhu cầu dinh dưỡng của lợn đực hậu bị Khẩu phần thức ăn cho lợn rừng thông thường: 50% là rau, củ, quả các loại (có thể sản xuất tại trang trại),... và đàn lợn không thể phát triển được - Khi lợn phối giống được 3 tháng 3 tuần 3 ngày thì heo đẻ (có thể tăng giảm vài ngày) - Khi lợn đẻ không cần can thiệp hay giúp đỡ Tuy nhiên, vẫn phải theo dõi, nếu lợn đẻ ngược chúng ta phải can thiệp nếu không giúp lợn con có thể chết ngạt và những con còn lại trong bụng lợn mẹ sẽ chết theo và có thể sẽ mất luôn lợn mẹ 3 Nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý lợn nái... khoảng 20 - 25 gam/con/ngày Thức ăn của lợn rừng nên chủ yếu là thức ăn thô xanh Không nên lạm dụng thức ăn giàu dinh dưỡng để nuôi lợn rừng vì nó sẽ làm cho phẩm chất thịt của lợn rừng bị biến đổi và nhiều khi làm cho lợn bị bệnh rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy Lợn rừng ăn nhiều thức ăn xanh tươi nên ít uống nước, tuy nhiên cũng cần có đủ nước sạch và mát cho lợn uống tự do Hàng ngày phải vệ sinh chuồng... Không trộn lẫn những lợn đực khác đàn, không cho lợn ăn no trước khi vận chuyển, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nóng - Sau khi đưa lợn đực về trại phải nuôi cách ly theo đúng quy định thú y Hình 2.1.2 Xe chuyên vận chuyển lợn 14 2.2 Nuôi cách li Khu nuôi cách li phải đảm bảo đúng yêu cầu thú y Lợn đực mới mua về phải được nuôi cách li trong thời gian tối thiểu là 4 tuần Lợn phải nuôi trong điều kiện... thích hợp cho lợn nái - Thời gian phối lần đầu cho lợn nái thích hợp nhất là khi lợn đã thành thục về tính và thể vóc - Lợn nái gần đạt đến trọng lượng phối giống, nên di chuyển đến nuôi gần khu nuôi lợn đực để kích thích lợn động dục - Khi lợn nái đạt tuổi và tầm vóc phù hợp, căn cứ vào chu kỳ động dục và thời gian rụng trứng để xác định thời điểm phối giống thích hợp Thời gian rụng trứng của lợn nái bắt . trình mô đun nuôi dưỡng, chăm sóc lợn rừng 3) Giáo trình mô đun nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nuôi thả 4) Giáo trình mô đun phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả 5) Giáo trình mô đun. 1.2. Chọn lợn nuôi thịt 53 2. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt 54 2.1. Chuẩn bị chuồng nuôi trước khi nhập lợn 54 2.2. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt 54 7 2.2.1. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt. trong nuôi dưỡng, chăm sóc lợn rừng. Phần lý thuyết của mô đun gồm 3 bài học sau: - Bài 1: Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn đực giống - Bài 2: Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái - Bài 3: Nuôi dưỡng, chăm