1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

giáo trình sửa chữa và bảo quản ngư cụ

111 914 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 5,88 MB

Nội dung

Bộ giáo trình gồm 5 quyển: 1 Giáo trình mô đun Chuẩn bị lắp ráp ngư cụ 2 Giáo trình mô đun Lắp ráp áo lưới 3 Giáo trình mô đun Lắp ráp áo lưới với dây giềng 4 Giáo trình mô đun Lắp ráp l

Trang 1

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

Trang 2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm

MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05

Trang 3

LỜI GIỚI THIỆU

Ở nước ta hiện nay nghề khai thác, đánh bắt hải sản đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, nhiệm vụ lắp ráp và sửa chữa ngư cụ có tính chất quyết định đến hiệu quả khai thác, đánh bắt hải sản Vì vậy ở các địa phương có nghề cá cũng như các cơ sở đào tạo cần thiết phải đào tạo lực lượng lao động có tay nghề lắp ráp và sửa chữa ngư cụ thành thạo, nhằm đáp ứng với tình hình thực tế của nghề cá

Dựa trên cơ sở đề án: “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm

2020 của Thủ tướng Chính phủ” Chương trình dạy nghề “Lắp ráp và sửa chữa

ngư cụ”do tập thể giáo viên ngành Khai thác hàng hải Thủy sản thuộc khoa

Công nghệ Thủy sản, trường Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc biên soạn Chương trình đào tạo đã tổ hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề thành

5 mô đun, trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề DACUM và bộ phiếu phân tích công việc

Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất trên biển tại các địa phương Bộ giáo trình gồm 5 quyển:

1) Giáo trình mô đun Chuẩn bị lắp ráp ngư cụ

2) Giáo trình mô đun Lắp ráp áo lưới

3) Giáo trình mô đun Lắp ráp áo lưới với dây giềng

4) Giáo trình mô đun Lắp ráp lưới với phụ tùng

5) Giáo trình mô đun Sửa chữa và bảo quản ngư cụ

Giáo trình Sửa chữa ngư cụ giới thiệu khái quát về quy trình sửa chữa và bảo quản ngư cụ đảm bảo kỹ thuật Nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 100 giờ và bao gồm 9 bài:

Bài 1: Kiểm tra để sửa chữa ngư cụ

Bài 2: Sửa chữa áo lưới

Bài 3: Sửa chữa dây giêng

Bài 4: Sửa chữa phao, chì và phụ tùng

Bài 5: Kiểm tra sau khi sửa chữa lưới

Bài 6: Chuẩn bị kho bảo quản ngư cụ

Bài 7: Sắp xếp ngư cụ để bảo quản

Bài 8: Bảo quản ngư cụ sau khi sử dụng

Bài 9: Kiểm tra ngư cụ trong khi bảo quản

Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề -

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Sự hợp tác, giúp đỡ của Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Hải phòng, Viện nghiên cưú Hải sản Hải phòng và một số đơn vị khác v.v Đồng thời chúng tôi

Trang 4

cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở nghề cá, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng nghề thuỷ sản Miền Bắc Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ

Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi

để hoàn thành bộ giáo trình này

Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Lắp ráp và sửa chữa ngư cụ” Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học

Bộ giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, Ban chủ nhiệm và các tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Tham gia biên soạn:

1- Đỗ Văn Nhuận (Chủ biên)

2- Đỗ Ngọc Thắng

3- Lê Trung Kiên

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU 2

MÔ ĐUN SỬA CHỮA VÀ BẢO QUẢN NGƯ CỤ 7

Bài 1: Kiểm tra để sửa chữa ngư cụ 7

A Giới thiệu quy trình 7

B Các bước tiến hành 8

1 Chuẩn bị 8

1.1 Chuẩn bị các bản vẽ thiết kế ngư cụ 8

1.2 Chuẩn bị ngư cụ 11

2 Xác định cụ thể hư hỏng của ngư cụ 11

2.1 Kiểm tra sự phù hợp của ngư cụ đã sử dụng với bản vẽ 11

2.2 Lên kế hoạch sửa chữa ngư cụ 11

3 Tiến hành sửa chữa ngư cụ 12

3.1 Dự trù vật tư, dụng cụ 12

3.2 Sửa chữa ngư cụ 12

C Câu hỏi 12

D Ghi nhớ 12

Bài 2: Sửa chữa áo lưới 13

A Giới thiệu quy trình 13

B Các bước tiến hành 13

1 Chuẩn bị 13

1.1 Chuẩn bị mặt bằng sửa chữa áo lưới 13

1.2 Chuẩn bị dụng cụ, chỉ lưới 13

2 Trải vàng lưới để sửa chữa 14

3 Sửa chữa áo lưới 14

3.1 Vá lại phần rách của áo lưới 14

3.2 Thay thế phần hư hỏng của áo lưới 22

C Bài tập thực hành 23

D Ghi nhớ 23

Bài 3: Sửa chữa dây giêng 24

A Giới thiệu quy trình 24

B Các bước tiến hành 24

1 Chuẩn bị dụng cụ, dây giềng các loại 24

2 Trải vàng lưới trên nền nhà xưởng 26

3 Xác định cụ thể hư hỏng của đường ghép và dây giềng 26

4 Sửa chữa hư hỏng của đường ghép và dây giềng 26

C Bài tập thực hành 26

D Ghi nhớ 26

Bài 4: Sửa chữa phao, chì và phụ tùng 27

A Giới thiệu quy trình 27

B Các bước tiến hành 27

1 Chuẩn bị dụng cụ, phụ tùng 27

Trang 6

2 Trải vàng lưới trên nền nhà xưởng 27

3 Xác định cụ thể hư hỏng của phụ tùng 27

3.1 Xác định hư hỏng của phao, chì 27

3.2 Xác định hư hỏng của phụ tùng các loại 27

4 Sửa chữa hư hỏng của phụ tùng 27

4.1 Sửa chữa hư hỏng của phao, chì 27

4.2 Sửa chữa hư hỏng của phụ tùng các loại 27

C Bài tập thực hành 27

D Ghi nhớ 28

Bài 5: Kiểm tra sau khi sửa chữa lưới 28

A Giới thiệu quy trình 28

B Các bước tiến hành 28

1 Chuẩn bị bản vẽ tổng thể, vàng lưới 28

2 Kiểm tra áo lưới 28

3 Kiểm tra toàn bộ lưới 28

4 Nghiệm thu lưới sửa chữa 28

C Bài tập thực hành 28

D Ghi nhớ 29

Bài 6: Chuẩn bị kho bảo quản ngư cụ 30

A Giới thiệu quy trình 30

B Các bước tiến hành 30

1 Chuẩn bị 30

1.1 Kiến thức liên quan đến bảo quản ngư cụ 30

1.2 Chuẩn bị nhà kho 31

1.3 Chuẩn bị hầm lưới 32

2 Sắp xếp trang thiết bị 33

3 Kết thúc công việc 33

C Câu hỏi 33

D Ghi nhớ 33

Bài 7: Sắp xếp ngư cụ để bảo quản 34

A Giới thiệu quy trình 34

B Các bước tiến hành 34

1 Chuẩn bị 34

1.1 Phơi ngư cụ trước khi bảo quản 34

1.2 Kiểm tra ngư cụ 35

2 Sắp xếp ngư cụ để bảo quản trong kho 37

3 Sắp xếp ngư cụ để bảo quản trong hầm lưới 39

4 Kết thúc công việc 42

C Bài tập thực hành 42

D Ghi nhớ

Trang 7

2 Sắp xếp ngư cụ để bảo quản trong kho 43

3 Sắp xếp ngư cụ để bảo quản trong hầm 43

4 Kết thúc công việc 43

C Bài tập thực hành 43

D Ghi nhớ 44

Bài 9: Kiểm tra ngư cụ trong khi bảo quản 44

1 Kiểm tra kho, hầm bảo quản ngư cụ 44

2 Kiểm tra ngư cụ trong kho bảo quản 44

3 Kiểm tra ngư cụ trong hầm bảo quản 44

4 Kết thúc công việc 45

C Bài tập thực hành 45

D Ghi nhớ 45

PHỤ LỤC 1 45

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 70

Trang 8

MÔ ĐUN SỬA CHỮA VÀ BẢO QUẢN NGƢ CỤ

Mã số mô đun: MĐ 05

Giới thiệu mô đun

Mô đun Sửa chữa và bảo quản ngư cụ là mô đun chuyên môn nghề, mang tính tích hợp giữa kiển thức và và kỹ năng thực hành sửa chữa và bảo quản ngư

cụ Nội dung mô đun này trình bày khái quát về việc sửa chữa và bảo quản ngư

cụ Mô đun được kết cấu qua các bài dạy tích hợp giữa lý thuyết vả thực hành, chủ yếu là thực hành Học xong mô đun này, học viên có những kiến thức cơ bản về thực hành sửa chữa và bảo quản một số ngư cụ thông dụng hiện nay

+ Biết xác định hư hỏng cụ thể của ngư cụ;

+ Biết sửa chữa áo lưới, dây giềng và phụ tùng các loại;

+ Trình bày được các tiêu chuẩn trong kho, hầm bảo quản ngư cụ ;

+ Biết cách bảo quản ngư cụ

+ Xác định được cụ thể hư hỏng của ngư cụ;

+ Giải quyết được hư hỏng của ngư cụ ;

+ Xác định được các tiêu chuẩn trong kho, hầm bảo quản ngư cụ ;

+ Bảo quản được ngư cụ đúng quy định

+ Nghiêm túc học tập, thận trọng, tuân thủ quy định, tiết kiệm

Bài 1: Kiểm tra để sửa chữa ngƣ cụ Mục tiêu

- Kiểm tra tổng thể vàng lưới;

- Phát hiện được các hư hỏng của vàng lưới;

- Nghiêm túc, chính xác, tự giác trong học tập

A Giới thiệu quy trình

Muốn tiến hành kiểm tra để sửa chữa ngư cụ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, ta phải làm tốt công tác chuẩn bị và xác định hư hỏng cụ thể của ngư cụ, để từ đó

có kế hoạch tổng thể trong việc sắp xếp các bản vẽ, ngư cụ để công tác kiểm tra

Trang 9

B Các bước tiến hành

1 Chuẩn bị

1.1 Chuẩn bị các bản vẽ thiết kế ngư cụ

Muốn sửa chữa ngư cụ đạt hiệu quả, ta phải có bản vẽ thiết kế để so sánh với ngư cụ đang sử dụng

a Bản vẽ lưới kéo

Hình 1.1 Bản vẽ lưới kéo

Trang 10

120 82

130 97

165 110

98

159

206 242

38

68

85 257 86

1 1/P38 0D /1 3x3

1,0

0 WIR

1

/PE

8D/13

x31T

4B

AB

1 6

1 6

1N

6B

1 4

1 2

1N6

1 6

1N4

1 4

1 2

1,60PA  14 VËt liÖu

3 6,00

120 56,5

36 120

160 72,5

60 50

72,5 160

140 34,5

120

38,00 2,30PA  14

46,5 60

Hình 1.2 Bản vẽ khai triển lưới kéo

Trang 15

2 Xác định cụ thể hư hỏng của ngư cụ

2.1 Kiểm tra sự phù hợp của ngư cụ đã sử dụng với bản vẽ

Ta đem các bản vẽ tương ứng với ngư cụ đem sửa chữa để kiểm tra ngư đã

sử dụng còn phù hợp với bản vẽ của ngư đó hay không, nếu phát hiện thấy sự không phù hợp ở vị trí nào, ta phải đánh dấu vị trí đó Sau khi kiểm tra toàn bộ ngư cụ, ta sẽ có kết luận cụ thể về sự phù hợp của bản vẽ với ngư cụ đang sử dụng

Sau khi ngư cụ đã được trải ra, ta tiến hành phân công nhân lực hợp lý để kiểm tra xác định hư hỏng cụ thể của ngư cụ Ta lần lượt kiểm tra từng phần lưới, từng tấm lưới và các đường ghép Xác định cụ thể hư hỏng của ngư cụ có đánh dấu vị trí hư hỏng của các bộ phận ngư cụ Nếu ngư cụ hư hỏng phần áo lưới, ta sửa chữa áo lưới cũng như các đường ghép áo lưới Nếu ngư cụ hư hỏng dây giềng, thì ta chuẩn bị dây giềng để sửa chữa hoặc thay thế Nếu ngư cụ hư hỏng phụ tùng thì ta tiến hành sửa chữa phụ tùng

2.2 Lên kế hoạch sửa chữa ngư cụ

Khi kiểm tra toàn bộ ngư cụ, xác định được hư hỏng cụ thể, tiến hành lập

kế hoạch sửa chữa một cách hợp lý Trong đó có sự phân công lao động sao cho tiến độ sửa chữa đạt kết quả cao nhất

3 Dự trù vật tư, dụng cụ

3.1 Dự trù vật tư

Căn cứ vào kế hoạch sửa chữa ngư cụ và những hư hỏng đã được liệt kê, ta phải dự trù vật tư đảm bảo đầy đủ cho việc sửa chữa kịp thời

Trong quá trình dự trù vật tư để lắp ráp

ngư cụ ta cần phải tính toán đúng và đủ

lượng tiêu hao vật tư cần thiết cho một

ngư cụ đang lắp ráp

Cân vật tư lắp ráp ngư cụ

Trang 16

Thước đo đường kính dây Thước đo chièu dài dây

3.2 Dự trù dụng cụ

Dụng cụ để sửa chữa ngư cụ, cần phải dự trù đầy đủ dụng cụ cần thiết cho

số lao động hiện có tham gia sửa chữa ngư cụ, nhằm đảm bảo tiến độ phục vụ cho việc khai thác trên biển của các đơn vị sản xuất

C Câu hỏi

Câu hỏi 1: Chuẩn bị các bản vẽ ngư cụ

Câu hỏi 2: Lập kế hoạch kiểm tra ngư cụ

D Ghi nhớ

+ Sắp xếp đúng thứ tự các bản vẽ ngư cụ

Trang 17

Bài 2: Sửa chữa áo lưới

Mục tiêu:

- Xác định được hư hỏng cụ thể của áo lưới;

- Giải quyết được những hư hỏng của áo lưới;

- Thận trọng, nghiêm túc, chăm chỉ học tập

A Giới thiệu quy trình

Muốn sửa chữa áo lưới đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, ta phải làm tốt công tác chuẩn bị và xác định hư hỏng cụ thể của áo lưới, để từ đó có kế hoạch dự trù vật

tư và phân công lao động hợp lý để sửa chữa đúng như bản vẽ Ta có thể tiến hành theo sơ đồ sau:

B Các bước tiến hành

1 Chuẩn bị

1.1 Chuẩn bị mặt bằng sửa chữa áo lưới

Hình 1.1.Mặt bằng ngoài trời

Trang 18

Hình 1.2 Mặt bằng trong nhà xưởng

1.2 Chuẩn bị dụng cụ, chỉ lưới

Trang 19

Ghim đan lưới các loại

Cữ đan lưới các loại

2 Trải vàng lưới để sửa chữa

Sau khi trải vàng lưới cần sửa chữa ra nền nhà xưởng, ta xác định những hư hỏng cụ thể của áo lưới Xem áo lưới bị hư hỏng ở những vị trí nào, đánh dấu lại

để chuẩn bị chỉ đan lưới cho phù hợp với bản vẽ và lưới đang sử dụng

3 Sửa chữa áo lưới

3.1 Vá lại phần rách của áo lưới

a Vá lỗ thủng ở giữa tấm lưới

Trang 20

Các hình thức vá lưới được minh hoạ bởi các hình vẽ sau đây:

Nếu ta vá từ trái sang phải sẽ có thứ tự

Trang 23

- Nếu lỗ thủng của tấm lưới bị rách có

dạng như hình vẽ bên cạnh Ta phải để

tấm lưới ở vị trí thuận lợi và theo chiều

xuôi mắt lưới, từ đó chọn vị trí cắt bỏ

các cạnh mắt lưới không cần thiết

- Ta cắt các mắt lưới ở lỗ thủng theo

nguyên tắc chọn điểm bắt đầu( V),

điểm kết thúc( R) sao cho điểm bắt đầu

Trang 24

- Tiến hành vá lại lỗ thủng như hình vẽ

bên cạnh sao cho các mắt lưới đồng

đều như cũ, cấc nút lưới đảm bảo chặt

chẽ

- Nếu lỗ thủng của tấm lưới có dạng

như hình vẽ, ta phải để tấm lưới sao

cho các mắt lưới theo chiều xuôi như

khi đan Quan sát lỗ thủng để chọn

điểm vào, ra rồi mới cắt

Trang 25

- Tiến hành chọn điểm vào, ra cắt lỗ

thủng đúng nguyên tắc và dọn sạch chỗ

rách như hình vẽ

- Ta dọn sạch lỗ thủng theo nguyên tắc

như trên rồi vá lại, tấm lưới có dạng

như hình bên cạnh Hình bên dưới thể

hiện rõ điểm vào và ra khi tiến hành vá

lưới

Trang 26

b Vá chỗ rách ở đường biên của tấm lưới

- Nếu đường biên có chu kỳ cắt 0/1

bị rách như hình vẽ Ta sẽ tiến hành

dọn chỗ rách bằng cách chọn điểm

vào và ra theo nguyên tắc: điểm

vào, ra có thể là ở biên hoặc ở trong

tấm lưới Nếu ở trong tấm lưới, thì

ta cũng chọn điểm vào và ra là nút

lưới 3 cạnh, các điểm khác ở trong

là nút lưới 2 cạnh, ở đường biên có

thể là nút lưới 2 hoặc 3 cạnh

Trang 27

- Chỗ rách sau khi dọn sạch có dạng

như hình vẽ bên cạnh

- Chỗ rách đã vá lại như cũ

Trang 28

- Nếu tấm lưới có đường biên ( Cắt 2 cạnh xiên, 1 mắt ngang ) như hình

vẽ dưới đây:

- Bị rách như hình dưới đây:

Trang 29

- Ta có thể cắt chỗ rách và dọn sạch theo nguyên tắc điểm vào và ra là nút lưới 3 cạnh còn lại là nút lưới 2 cạnh như hình vẽ dưới đây:

- Tiến hành vá chỗ rách bằng cách đan lại tấm lưới với cùng một loại chỉ lưới như chỉ của tấm lưới rách

Trang 30

c Vá lại phần rách của đường ghép áo lưới

Nếu đường ghép có dạng như các hình vẽ dưới đây, khi bị rách ta phải vá lại như cũ và đảm bảo tỷ lệ ghép cũng như chu kỳ đan(cắt) giữa hai tấm lưới đúng với bản vẽ thiết kế:

Đường ghép của hai tấm lưới có số mắt khác nhau

Trang 31

Đường ghép của hai tấm lưới có đường biên khác nhau

3.2 Thay thế phần hư hỏng của áo lưới

- Nếu áo tấm bị rách quá nhiều, ta có thể thay thế bằng một miếng lưới cùng loại với áo lưới, còn gọi là vá ươm Trường hợp vá ươm tấm lưới bị rách quá to, ta có thể cắt chỗ rách theo nguyên tắc là tất cả các nút lưới đều có 2 cạnh( Điểm vào và ra là một), khi vá ta có thể chọn nút vào ở bất kỳ vị trí nào đó như hình vẽ dưới đây:

Trang 32

Hình thức vá ươm ở giữa tấm lưới

- Nếu tấm lưới có chỗ rách như hình vẽ:

- Ta tiến hành cắt chỗ rách, dọn sạch và vá lại theo thứ tự các điểm như các hình vẽ dưới đây:

Trang 34

C Bài tập thực hành

Bài tập 1: Thực hành vá tấm lưới bị rách ở phần giữa

Bài tập 2: Thực hành vá tấm lưới bị rách ở đường biên

Bài tập 3: Thực hành thay thế lưới bị rách ở phần giữa

D Ghi nhớ

+ Xác định đúng phần hư hỏng của áo lưới

+ Giải quyết được hư hỏng của áo lưới

Trang 35

Bài 3: Sửa chữa dây giêng

Mục tiêu

- Xác định được hư hỏng cụ thể của dây giềng;

- Giải quyết được những hư hỏng của dây giềng;

- Thận trọng, nghiêm túc, chăm chỉ học tập

A Giới thiệu quy trình

Để sửa chữa dây giềng cho các loại ngư cụ thông dụng, trước tiên ta phải xác định hư hỏng cụ thể của dây giềng, sau đó lên kế hoạch và tiền hành sửa chữa theo đúng bản vẽ Vì vậy ta có thể thực hiện theo sơ đồ sau:

B Các bước tiến hành

1 Chuẩn bị dụng cụ, dây giềng các loại

a Chuẩn bị búa, dùi sắt, dao, kéo

Búa gỗ và dao, kéo Dùi sắt dùng để đấu dây cáp

Trang 36

Búa, cưa sắt Búa cao su

Rìu, đục sắt các loại để chặt dây cáp

b Chuẩn bị dây giềng các loại

Trang 37

Dây đỏi Dây cáp thép

2 Trải vàng lưới trên nền nhà xưởng

Sau khi trải vàng lưới cần sửa chữa dây giềng ra nền nhà xưởng, ta xác định những hư hỏng cụ thể của dây giềng ở các vị trí Xem dây giềng bị hư hỏng ở những vị trí nào, đánh dấu lại để chuẩn bị dây giềng cho phù hợp với bản vẽ và lưới đang sử dụng Sau đây là một số vàng lưới trải ra để xác định hư hỏng của dây giềng:

Ngày đăng: 26/06/2015, 14:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w