Xác định nhu cầu du lịch thể thao đối với khách tại Vịnh Hạ Long Phạm Vũ Trúc Quỳnh Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Luận văn ThS. ngành: Du lịch (chương trình đào tạo thí điểm) Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Đức Thanh Năm bảo vệ: 2010 Abstract. Nêu các vấn đề về lý luận chung về du lịch thể thao biển như: như nhu cầu du lịch, nhu cầu du lịch thể thao, các phương pháp xác định nhu cầu du lịch thể thao, đồng thời giới thiệu về các loại hình du lịch thể thao biển thông dụng, hiện đang được các quốc gia có điều kiện du lịch tương tự như Việt Nam áp dụng có hiệu quả kinh doanh cao và được du khách yêu thích. Nghiên cứu điều kiện cung ứng và thực trạng về nhu cầu du lịch thể thao tại Vịnh Hạ Long của du khách: bao gồm du khách quốc tế và du khách Việt Nam đã tham quan hoặc có nhu cầu đi du lịch tại Vịnh Hạ Long đối với từng loại hình du lịch biển. Đưa ra các kiến nghị để phát triển du lịch thể thao biển tại Vịnh Hạ Long. Keywords. Vịnh Hạ Long; Khách du lịch; Du lịch; Thể thao Content 1. Lý do chọn đề tài Ngay từ những năm trước công nguyên, thông qua việc tổ chức Đại hội thể thao Olympic đã chứng mình rằng thể thao đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của con người. Tuy nhiên, phải tới tận những năm 1960 của thế kỷ 20, thì thể thao mới thực sự trở thành một hoạt động quốc tế, thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của giới truyền thông, của các nhà đầu tư, của những người tham gia và cả sự quan tâm của giới chính trị. Trong khi đó, ngành du lịch với hàng triệu lượt khách và hàng tỷ đô la doanh thu hàng năm đang trở thành một ngành kinh tế xã hội có tốc độ phát triển nhanh và mạnh nhất. Hai hoạt động: Thể thao và du lịch giờ đây giống như hai yếu tố cũng hỗ trợ nhau để phát triển trong một thể thống nhất. Những sự kiện thể thao lớn được tổ chức tại rất nhiều quốc gia trên thế giới thường thu hút những lượng khách du lịch khổng lồ và đi kèm với nó là những nguồn thu nhập khổng lồ. Vào năm 1997, giải chạy quốc tế tại New York đã thu hút hơn 28,000 người tham dự trong đó hơn 12,000 người là đến từ các quốc gia khác ngoài Mỹ. Không chỉ dừng lại ở các giải thể thao, ngày nay tại rất nhiều điểm du lịch danh tiếng, các hoạt động thể thao luôn được đưa vào như là một yếu tố gia tăng thêm điểm hấp dẫn du lịch cho du khách, giúp du khách có nhiều lựa chọn hơn trong thời gian lưu trú tại điểm du lịch cũng như đa dạng hóa được các sản phẩm du lịch tại điểm. Tại Việt Nam, trong một số năm gần đây, ngoài việc mở rộng thêm các điểm du lịch mới thì nhu cầu làm mới lại điểm du lịch cũ cũng đã được chú trọng. Ngoài việc đưa thêm các tuyến du lịch mới, ngay tại những điểm du lịch, các nhà làm du lịch tại Việt Nam cũng đã dần đầu tư hơn, mạnh dạn đưa nhiều hơn các loại hình thể thao vào để thu hút du khách. Điển hình tại các điểm du lịch biển – những nơi mà thông thường du khách có thời gian lưu trú khá dài và ngay tại những điểm du lịch này cũng hội tụ được những yếu tố để có thể đưa thể thao vào hoạt động. Điển hình như Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu, Phú Quốc và có cả Hạ Long. Tuy nhiên, các loại hình thể thao được đưa vào ứng dụng thường mang tính tự phát mà chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu của du khách. Chính vì vậy, mà đề tài này được mở ra, với một mong muốn có một nghiên cứu mang tính thực tiễn là “Xác định nhu cầu du lịch thể thao đối với khách tại Vịnh Hạ Long” để từ đó có thể đưa ra những kiến giải, những đề nghị, đề xuất hợp lý, phần nào đó đóng góp vào sự phát triển của du lịch thể thao tại Hạ Long nói riêng và ngành du lịch của tỉnh Quảng Ninh – một tỉnh tại vùng địa đầu Đông Bắc nói chung. 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Mặc dù du lịch thể thao là một loại hình du lịch không còn mới mẻ tại Việt Nam, tuy nhiên các nghiên cứu chi tiết về loại hình này lại chưa có nhiều. Đa phần các nghiên cứu chỉ dừng lại ở các bài viết riêng lẻ, đơn thuần dừng lại ở dạng bài báo phản ánh về các sự kiện du lịch thể thao mà chưa đi sâu vào nghiên cứu mang tính học thuật, lý luận. Riêng đối với các học giả quốc tế, vấn đề du lịch thể thao lại rất được các nhà nghiên cứu về du lịch chú trọng. Ngay từ những năm 70, 80 của thế kỷ 20 thì đã có những nghiên cứu về du lịch, thể thao và du lịch thể thao. Các nghiên cứu này thường xoay quanh những vấn đề như mối tương tác giữa du lịch và thể thao, hay cơ hội phát triển của du lịch thể thao trong tương lai. Đáng chú ý trong các nghiên cứu đó, phải kể tới công trình đồng nghiên cứu của hai học giả Joy Standeven và Paul De Knop được xuất bản năm 1999 bởi nhà xuất bản Human Kinetics, Mỹ. Đó là cuốn “Du lịch thể thao”. Tại cuốn sách này, những định nghĩa về du lịch thể thao, mối tương tác giữa du lịch và thể thao; ảnh hưởng của du lịch thể thao tới nền kinh tế và xã hội và ngược lại: những ảnh hưởng của các yếu tố xã hội tới du lịch thể thao; những dự báo về tương lai của du lịch thể thao được hai tác giả này phân tích một cách rất cặn kẽ và đưa ra nhiều lý giải khoa học trên cơ sở thực tiễn. Bên cạnh đó còn có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu dựa trên thực tiễn về vấn đề du lịch thể thao nữa như cuốn: “Một góc nhìn về thể thao du lịch trong thế giới hiện đại” được xuất bản năm 1997 bởi nhà xuất bản Eastbourne, Anh. Cuốn sách đưa ra những lý giải và nhận định về du lịch thể thao trong điều kiện kinh tế phát triển mạnh mẽ, nghiên cứu điển hình tại Anh trong những năm từ 1995 – 1997. Ngoài ra còn rất nhiều cuốn sách khác cũng nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên thực tiễn nghiên cứu lại được áp dụng tại Châu Á, điển hình là một quốc gia láng giềng rất gần gũi về mặt kinh tế cũng như điều kiện phát triển du lịch với Việt Nam - Đó là Thái Lan thông qua nghiên cứu của Sagawa,T., xuất bản tháng 8 năm 1996: cuốn: “Sự thay đổi về các loại hình du lịch tại Thái Lan: Từ truyền thống tới hiện đại” – Nhà xuất bản Tokyo, Nhật Bản. Cùng viết về đề tài phát triển du lịch thể thao tại các nước đang phát triển: tác giả Lea, J. trong cuốn: “Du lịch, thể thao và sự phát triển tại các nước đang phát triển” xuất bản năm 2003 tại nhà xuất bản Routledge, London, Anh lại nêu lên xu hướng dịch chuyển nhu cầu du lịch thể thao thế giới từ trục Châu Âu và Bắc Mỹ về tới các nước có nền kinh tế đang phát triển, có cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và vẫn còn giữ được nét hoang sơ và nét văn hóa bản địa đặc sắc như các quốc gia tại Đông Nam Á, Carrinbean, và vùng Nam Mỹ Cuốn sách: “Lựa chọn và nhu cầu trong du lịch” của tác giả P. Johnson và B. Thomas (Eds.), xuất bản năm 1992 - nhà xuất bản London Mansell, Anh - đã có những nghiên cứu sâu sắc về sự thay đổi nhu cầu của con người trong du lịch, từ truyền thống tới hiện đại. Cuốn sách cho thấy rằng, nhu cầu về du lịch của con người là không ngừng nghỉ, không chỉ dừng lại ở một số mục đích như thư giãn, giải trí mà ngày càng hướng về lựa chọn khám phá, chứng tỏ cái tôi của bản thân mình thông qua hoạt động du lịch. Điều này đặc biệt được nhắc tới đối với nhóm du khách thuộc độ tuổi từ 18 đến 40 tuổi thông qua các dẫn chứng từ các nghiên cứu riêng rẽ tại các điểm du lịch và những sản phẩm du lịch đặc thù gắn liền với điểm đến: ví dụ như sự ra đời và phát triển với số lượng lớn cua các công ty du lịch có xu hướng kinh doanh thiên về du lịch thể thao và các kỳ nghỉ mang tính khám phá như: du lịch trượt thác ở các vùng thác lớn; lặn biển ở Kenya, hay leo núi (trekking) ở Nepal, … Ngoài việc nghiên cứu trên, có một số học giả lại thiên về hướng nghiên cứu sự mở rộng không ngừng nghỉ của các công ty du lịch - những chủ thể luôn tìm kiếm những thị trường mới, sáng tạo không ngừng nghỉ những sản phẩm du lịch mới để gia tăng tính đa dạng cho thị trường du lịch cũng như mang lại những nguồn thi mới trong kinh doanh. Nhìn chung, trong rất nhiều nghiên cứu này, các học giả đều đưa ra những định nghĩa về du lịch thể thao, sự thay đổi nhu cầu du lịch của con người khi nền kinh tế thay đổi và những dự báo, dự đoán về khả năng phát triển ngành du lịch thể thao trong tương lai toàn cầu. 3. Mục đích nghiên cứu Từ nhiều năm nay, Vịnh Hạ Long được biết đến như một ngôi sao sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam và khu vực. Có thể khẳng định được điều này bởi hầu hết du khách thế giới khi đến Việt Nam, ngoài chọn Hà Nội và Hồ Chí Minh: 2 thành phố trung tâm là điểm đến thì Hạ Long luôn luôn là địa điểm du lịch mà du khách yêu thích chọn lựa. Có rất nhiều lý do để lý giải cho sự lựa chọn của du khách. Nhưng trên hết, đó chính là vẻ đẹp có một không hai của vùng biển xinh đẹp này. Tuy nhiên, theo thống kê năm 2009 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh, số ngày trung bình mà du khách lưu lại Hạ Long chỉ là 2.0 ngày (Nguồn: http://www.halongtourism.com.vn/home.asp?id=471&langid=2). Có thể thấy rằng, đây thực sự là một con số ít ỏi bởi cũng là một điểm du lịch, cũng là di sản thế giới nhưng Hội An lại có số ngày du khách lưu lại hơn hẳn (trung bình từ 3- 4 ngày). Vậy nguyên nhân khiến cho Hạ Long, dù rất có sức hấp dẫn nhưng vẫn không lưu giữ được chân du khách. Liệu chăng có phải là do sản phẩm du lịch tại Hạ Long đã dần quen thuộc với du khách, các dịch vụ bổ sung không mang tính hấp dẫn nên không lưu chân được du khách. Chính từ thực tế trên, nên việc đưa ra một nghiên cứu có tính thực tiễn, xác định được đúng nhu cầu của du khách. nghiên cứu thêm một loại hình du lịch không mới (du lịch thể thao) nhưng có thể là một áp dụng thích hợp với Hạ Long nhằm tăng sức hấp dẫn với Hạ Long, đóng góp thêm một nghiên cứu thực tế về nhu cầu du lịch thể thao của khách khi tới Hạ Long là rất cần thiết. Trên cơ sở những kiến giải thực tế đó để đưa ra một số gợi ý tới các doanh nghiệp du lịch đang hoạt động trên địa bàn Hạ Long, tới những người nghiên cứu về du lịch Hạ Long, đóng góp thêm vào kho tàng những nghiên cứu du lịch hiện có về Hạ Long, để có thể khai thác hiệu quả những tiềm năng du lịch mà chưa khám phá hết của Vịnh Hạ Long. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Theo phát triển định hướng của đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là khách du lịch tới Hạ Long (bao gồm du khách quốc tế và du khách nội địa). Bằng các phương pháp khảo sát, nghiên cứu thực tế sẽ đưa ra những phân tích về nhu cầu du lịch thể thao đối với các tập khách. 5. Phương pháp nghiên cứu Việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu cho đề tài là hết sức quan trọng. Với một đề tài mang tính chất thực nghiệm và có yêu cầu khảo sát như đề tài này, phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm các phương pháp sau a) Phương pháp định tính - Nghiên cứu là một quá trình tìm kiếm các tri thức được khái quát hóa để có thể áp dụng vào việc giải thích cho một loạt các hiện tượng. Để làm được điều đó nhà nghiên cứu phải xác định “nguồn” nơi có thể thu thập được số liệu thích hợp. Một khi nguồn đã được xác định, nhà nghiên cứu phải lựa chọn kỹ thuật thu thập số liệu cho phép thu hoạch được số liệu tốt nhất. Trong trường hợp lý tưởng, nhà nghiên cứu phải sử dụng bất kỳ phương pháp thích hợp mà nhờ đó thu thập được số liệu đáng tin cậy. Tuy nhiên, trong thực tế, việc sử dụng loại phương pháp thực nghiệm nào lại phụ thuộc vào loại số liệu cần được thu thập. Khi nào cần thông tin định lượng thì các phương pháp định lượng là thích hợp nhất. Nếu số liệu cần thu thập là định tính thì nhà nghiên cứu cần phải sử dụng các phương pháp định tính. Các phương pháp nghiên cứu định tính chủ yếu thông qua các hình thức sau: - Phỏng vấn không cấu trúc - Phỏng vấn bán cấu trúc - Phỏng vấn có cấu trúc hoặc hệ thống - Phỏng vấn nhóm không chính thức - Phương pháp quan sát b) Phương pháp bảng hỏi Phương pháp bảng hỏi: Phương pháp bảng hỏi là một phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu khoa học trong đó người mở cuộc điều tra nhằm thu thập thông tin từ mọi người (đôi khi là các tổ chức) mà họ quan tâm. Các loại thông tin sẽ tập trung vào trình độ kiến thức của người được phỏng vấn, thái độ, phẩm chất cá nhân, sự tự tin và sự thích thú của người được phỏng vấn. Một bảng câu hỏi được cấu trúc chặt chẽ cho phép thu thập nhiều loại thông tin từ nhiều người theo cùng một cách thức giống nhau và vì thế dữ liệu sẽ được phân tích một cách cẩn trọng và có tính hệ thống. Bảng câu hỏi được sử dụng tốt nhất nhằm thu thập các thông tin có thực và việc thiết kế các câu hỏi thích hợp là điều hết sức cần thiết nhằm đảm bảo thu được các phản hồi có giá trị. Như vậy, có 2 phương pháp chính để áp dụng vào trong đề tài này đó là phương pháp định tính (với các phương pháp đi kèm) và phương pháp bảng hỏi, phỏng vấn du khách đề tìm ra các câu trả lời cho đề tài này. Ngoài ra, tác giả còn áp dụng thêm 2 phương pháp nữa để có thể nghiên cúu đề tài là phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp dự báo để có thể đưa ra các kết quả chính xác cho đề tài. Ngoài ra, để có thể hoàn thiện được luận văn này, một số phương pháp nghiên cứu khác của thống kê toán học cũng đã được áp dụng như: 6. Bố cục của đề tài Với đề tài: “Xác định nhu cầu du lịch thể thao đối với khách tại Vịnh Hạ Long” bố cục đề tài được sắp xếp như sau: Phần Mở đầu giới thiệu về lý do chọn đề tài, một số nét về các tài liệu đã nghiên cứu về đề tài, nêu lên đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Phần nội dung của đề tài được chia làm ba chương chính như sau: Chương 1: Nêu các vấn đề về lý luận chung về du lịch thể thao biển. Trong chương này các vấn để chung mang tính chất lý luận như nhu cầu du lịch, nhu cầu du lịch thể thao, các phương pháp xác định nhu cầu du lịch thể thao. Đồng thời, trong chương này cũng giới thiệu về các loại hình du lịch thể thao biển thông dụng, hiện đang được các quốc gia có điều kiện du lịch tương tự như Việt Nam áp dụng có hiệu quả kinh doanh cao và được du khách yêu thích. Bên cạnh đó cũng đưa ra những phân tích về điều kiện để áp dụng, phát triển các loại hình du lịch thể thao biển. Chương 2: Nêu các vấn đề về thực trạng về nhu cầu du lịch thể thao tại Vịnh Hạ Long. Bằng các phương pháp được áp dụng để nghiên cứu tình hình thực tế nhu cầu du lịch của du khách: bao gồm du khách quốc tế và du khách Việt Nam đã tham quan hoặc có nhu cầu đi du lịch tại Vịnh Hạ Long đối với từng loại hình du lịch biển. Chương 3: Nêu lên các đề xuất, kiến nghị để có thể phát triển du lịch thể thao tại Vịnh Hạ Long. Sau khi đã phân tích về nhu cầu thực tế của du khách đối với loại hình du lịch thể thao biển, đồng thời có nghiên cứu tình hình cung cấp thực tế về loại hình du lịch thể thao này, một số kiến nghị đề xuất sẽ được đưa ra để từ đó có thể phát triển tốt hơn, tận dụng tốt hơn các nguồn lực tự nhiên và xã hội hiện có ở vùng Vịnh Hạ Long Phần cuối cùng là phần kết luận về đề tài. Tiếp theo là các phần tài liệu tham khảo và phụ lục đã được sử dụng để hoàn thành đề tài References A. Tài liệu tham khảo Tiếng Anh 1. Charles R. Goedlner and J.R. Brent Richie, P. 2008, Tourism Principles, Practices, Phylosophies, John Willeys and Sons. Inc 2. De Knop, P. (1990). Sport for all and active tourism, World Leisure and Recreation, pg. 32(3), 30-36. Franky Mills and Tad. Inc 3. Fishburn,D (1996), 1997. In D. Fishburn (ed), The world in 1997 (pg.9). London: The Economist 4. Heather Gibson (2007), Sport Tourism, Routledge. Inc 5. James Higham, Tom Hinch (2009), Sport and Tourism: Globalization, mobility and Identity, Elsevier. Ltd 6. Mike Weed, Chris Bull (2008), Sports Tourism,: Participants, policy and providers, Elservier. Ltd 7. Moutinho, L. (1987). Consumer behaviour in tourism. European Journal of Marketing, 21(10), 3–44. 8. Perreault, W. D., Dorden, D. K. and Dorden, W. R. (1979). Apsychological classification of vacation life–styles. Journal of Leisure Research, 9, 208–224. 9. Solomon, M. R. (1996). Consumer Behaviour. 3rd edition. Prentice-Hall. 10. Susan Horner and Swarbrooke, P. 2009, Consumer Behaviour, 9 th edition, University Press. 11. S. Hudson (2003), Sport and Adventure Tourism. New York: The Haworth Press Publication 12. Zaltman, G., Pinson, C. A. and Angelman, R. (1973). Methodology an Consumer Research. Holt, Rinehart and Winston. 13. Mark Beales and Brandon Presser,(2009)Vietnam. Lonely Planet Publication. 14. China Williams, Tim Bewer, Catherine Bordy and Austin Bush (2009). Thailand. Lonely Planet Publication. B. Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Ban quản lý Vịnh Hạ Long và TT dự báo KTTV Quảng Ninh . Đặc điểm khí tượng hải văn Vịnh Hạ Long. NXB Thế giới. Hạ Long 10/2000. 2. Hà Hữu Nga. Hạ Long lịch sử. NXB Thế giới. Hạ Long 2002. 3. Huỳnh Uyên Trầm My & Trương Vũ Quỳnh, Những di sản thế giới ở Việt Nam, NXB Đà Nẵng, 2010 4. Nguyên Ngọc Hạ Long đá và nước NXB Thế giới. Hà Nội 2002. 5. Nguyễn Văn Đính, Giáo Trình Kinh Tế Du Lịch, NXB Lao động Xã hội, 2006 6. Phạm Hoàng Hải. Du lịch Hạ Long 2003. Xưởng in CTy MTTƯ. Quảng Ninh 2003. 7. Phạm Hoàng Hải. Cẩm nang hướng dẫn du lịch Hạ Long. (tiếng Việt, Anh). NXB Thế giới. Hà Nội 2000, tr 36 – 47 8. Phạm Côn Sơn. Non nước Việt Nam – Sắc hương Bắc Bộ, Nhà xuất bản Phương Đông, 2009, tr 59 – 73 9. Phạm Côn Sơn. Những điều kỳ diệu trong vùng vịnh Hạ Long, Cát Bà, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 2010 10. Thành Duy (2010) Khách sạn bồng bềnh trên vịnh Hạ Long, http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=190816&ChannelID=13 (06/04/,2010) 11. Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa học du lịch. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, 1999 (tái bản lần 4) tr 58-73 12. Trung tâm Thông tin Du lịch - Tổng cục Du lịch. Di sản Thế giới ở Việt Nam. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 2008 (tái bản lần 3), tr 121 - 150 . chung về du lịch thể thao biển như: như nhu cầu du lịch, nhu cầu du lịch thể thao, các phương pháp xác định nhu cầu du lịch thể thao, đồng thời giới thiệu về các loại hình du lịch thể thao biển. lý luận như nhu cầu du lịch, nhu cầu du lịch thể thao, các phương pháp xác định nhu cầu du lịch thể thao. Đồng thời, trong chương này cũng giới thiệu về các loại hình du lịch thể thao biển thông. Xác định nhu cầu du lịch thể thao đối với khách tại Vịnh Hạ Long để từ đó có thể đưa ra những kiến giải, những đề nghị, đề xuất hợp lý, phần nào đó đóng góp vào sự phát triển của du lịch thể