1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Việt hóa các chương trình thiếu nhi trên kênh truyền hình HTV3

15 840 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

"Việt hóa" các chương trình thiếu nhi trên kênh truyền hình HTV3 Nguyễn Thị Hồng Yến Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Báo chí học; Mã số: 60.32.01 Người hướng dẫn: TS.Trần Ngọc Châu Năm bảo vệ: 2013 Abtracts: Trình bày một số vấn đề lý thuyết và thuật ngữ liên quan đến vấn đề “Việt hoá” chương trình truyền hình, đặc biệt là chương trình truyền hình dành cho lứa tuổi thiếu nhi ở Việt Nam và chương trình mua bản quyền nước ngoài. Khảo sát cụ thể về nội dung và cách thức tổ chức “Việt hoá” các chương trình truyền hình thiếu nhi trên kênh HTV3 của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Trình bày kết quả khảo sát 5 chương trình truyền hình có mức độ “Việt hoá” khác nhau. Đề xuất và kiến nghị nâng cao chất lượng các “Việt hoá” các chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi trên kênh HTV3. Keywords: Báo chí học; Kênh truyền hình; Chương trình thiếu nhi; Nghề làm báo Content Trang 5 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 0.1. Lý do chọn đề tài 7 0.2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 8 0.3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 11 0.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12 0.5. Phương pháp lý luận và phương pháp nghiên cứu 13 0.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 14 0.7. Bố cục của luận văn 15 Chương 1 “VIỆT HÓA” CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH DÀNH CHO THIẾU NHI – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN 1.1. Vấn đề “Việt hóa” chương trình truyền hình 16 1.1.1. Khái niệm “Việt hóa” 16 1.1.2. “Việt hóa” chương trình truyền hình 17 1.1.3. Những khía cạnh kỹ thuật của vấn đề “Việt hoá” chương trình truyền hình 21 1.1.4. Các mức độ “Việt hoá” 23 1.2. Những khía cạnh đặc thù về đối tượng thiếu nhi trong xã hội truyền hình 25 1.3. Chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi ở Việt Nam 35 1.4. Chương trình mua bản quyền nước ngoài 38 1.5. Vấn đề chất lượng chương trình truyền hình 39 1.6. Tiểu kết 42 Chương 2 KHẢO SÁT NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH “VIỆT HÓA” DÀNH CHO THIẾU NHI TRÊN KÊNH HTV3 2.1. Tổng quan về kênh HTV3 44 2.1.1. Giới thiệu Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV) 44 2.1.2. Các thể loại chương trình chính trên kênh HTV3 45 Trang 6 2.1.3. Hợp tác giữa HTV và TVM để phát triển chương trình trên kênh HTV3 46 2.2. Các hình thức “Việt hóa” chương trình truyền hình 50 2.2.1.Các chương trình “Việt hóa” đơn giản 50 2.2.2. Các chương trình “Việt hoá” một phần 65 2.2.3.Các chương trình “Việt hoá” toàn phần 74 2.3. Tiểu kết 81 Chương 3 ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH “VIỆT HÓA” DÀNH CHO THIẾU NHI TRÊN KÊNH HTV3 3.1. Đề xuất nâng cao chất lượng chương trình 85 3.1.1. Xây dựng chiến lược phát triển kênh trên quan điểm hội nhập quốc tế 85 3.1.2. Tiếp nhận văn hoá có chọn lọc 88 3.1.3. Định hướng phát triển chương trình theo hướng giáo dục kết hợp giải trí 89 3.1.4. Đa dạng hóa nội dung 90 3.1.5. Tăng cường đào tạo đội ngũ sản xuất chương trình 92 3.1.6. Nghiên cứu điều chỉnh lịch phát sóng phù hợp với công chúng thiếu nhi 93 3.1.7. Xây dựng và áp dụng định dạng về phong cách ngôn ngữ phù hợp với công chúng mục tiêu 96 3.1.8. Tổ chức nghiên cứu đối thủ để học hỏi và cạnh tranh 97 3.2. Kiến nghị 98 3.2.1. Kiến nghị đối với nhà sản xuất truyền hình 98 3.2.2. Kiến nghị đối với xã hội 101 3.2.3. Kiến nghị đối với các bậc cha mẹ 105 3.3. Tiểu kết 108 KẾT LUẬN 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO 112 Trang 7 MỞ ĐẦU 0.1. Lý do chọn đề tài Thời gian qua, trong xu thế phát triển chung của xã hội truyền hình Việt Nam, số lượng kênh truyền hình và chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi ở nước ta nói chung và ở HTV nói riêng cũng đã tăng lên rõ rệt. Đối tượng công chúng truyền hình là thiếu nhi chiếm giữ một góc quan trọng trong xã hội truyền hình và đòi hỏi những chương trình có tính chuyên biệt rất cao. Để đáp ứng được yêu cầu đó, một bộ phận không nhỏ các chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi ở Việt Nam là những chương trình mua bản quyền nước ngoài. Thực tế này giúp các đài truyền hình có thể nhanh chóng đa dạng hóa về thể loại, nội dung lẫn hình thức thể hiện cho các chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi để đáp ứng nhu cầu thực tế trong khi chờ đợi sự trưởng thành về kinh nghiệm thiết kế chương trình truyền hình thiếu nhi của đội ngũ làm truyền hình trong nước. HTV3 - kênh truyền hình dành cho thiếu nhi duy nhất của HTV cũng không ngoại lệ. Các chương trình nước ngoài nổi tiếng phát sóng trên kênh HTV3 được mua bản quyền từ nhiều nước trên thế giới như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ… nhằm tạo thêm nhiều sự lựa chọn, nhiều sản phẩm tinh thần đáp ứng nhu cầu thưởng thức của trẻ em Việt Nam. HTV cũng như nhiều đơn vị sản xuất chương trình truyền hình khác đã chọn lựa, nhập khẩu nhiều chương trình truyền hình hay, nổi tiếng với đủ các thể loại: phim hoạt hình (Đôrêmon– Chú mèo máy đến từ tương lai, Ben 10, Thám tử lừng danh Conan, Thủ lĩnh thẻ bài,…), trò chơi truyền hình, Phim truyền hình (Tuổi ô mai, Tây du ký, Cẩm nang của Ned,…), phim điện ảnh (Kỷ băng hà, Mèo siêu quậy Garfield, Garfield ở thế giới thực, Horton và thế giới tí hon, Barbie – Công chúa thiên Trang 8 nga,…) các chương trình giải trí dành cho thiếu nhi (Vui cùng Giggles, Các em bé Teletubbies, Vũ điệu hồn nhiên, Yoga cho bé, Học làm giàu, Giới trẻ vào bếp,…), chương trình giải trí truyền hình thực tế (Con đã lớn khôn)… Các chương trình được chọn mang tính giải trí lành mạnh, có đặc điểm, màu sắc văn hóa phù hợp với Việt Nam. Hơn nữa, vì là những sản phẩm hướng tới đối tượng khán giả nhỏ tuổi nên quá trình “Việt hóa” được thực hiện rất cẩn trọng về ngôn từ và được biên tập một cách kỹ lưỡng, đảm bảo về mặt nội dung mang tính giáo dục cũng như giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt, đồng thời giúp trẻ em dễ tiếp thu, phù hợp với khả năng nắm bắt và thấu hiểu của trẻ em. Chính vì vậy, nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu cách chọn chương trình, xử lý chuyển đổi ngôn ngữ gốc sang tiếng Việt một số chương trình nước ngoài (đa số đã được quốc tế hoá sang tiếng Anh) dành cho thiếu nhi càng cần thiết hơn. Được sự đồng ý của cán bộ hướng dẫn là Tiến sĩ Trần Ngọc Châu, người viết đã thống nhất chọn đề tài “Việt hóa các chương trình thiếu nhi trên kênh truyền hình HTV3” để tìm hiểu, phân tích về sự hấp dẫn cũng như tác động của các chương trình dành cho đối tượng khán giả là thiếu nhi. Trước khi quyết định thực hiện đề tài, chúng tôi đã tìm hiểu tài liệu lưu trữ về những đề tài, công trình nghiên cứu đã thực hiện trước đây với đề tài tương tự. 0.2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Để thực hiện đề tài chúng tôi đã tham khảo, nghiên cứu một số luận án, luận văn, sách, dự án, công trình nghiên cứu,… liên quan đến vấn đề ở các khía cạnh: các thể loại chương trình dành cho thiếu nhi hiện nay, tâm lý khán giả, nhất là khán giả trẻ em và cả những người cùng xem với các em, văn hóa xem truyền hình,… Trong giới hạn tìm hiểu của tác giả, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề “Việt hoá” mảng tin tức. Việc chuyển dịch tin quốc tế vào tiếng Trang 9 Việt đã được Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), cơ quan thông tấn duy nhất và chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng) và Nhà nước Việt Nam, thực hiện ngay từ những năm đầu thành lập. Có thể nói, cơ quan này đã đạt được những thành công to lớn về thực hành chuyển dịch tin quốc tế sang tiếng Việt phục vụ cho nhiều cơ quan truyền thông đại chúng khác và đặc biệt là phục vụ công chúng báo chí Việt Nam trong suốt mấy chục năm qua. Gần đây, một số cơ quan truyền thông như Đài tiếng nói Việt Nam (Đài TNVN), Đài truyền hình Việt Nam (Đài THVN), Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội (Đài PT- TH Hà Nội), báo Nhân dân và một số tờ báo khác, ngoài việc sử dụng tin quốc tế đối nội của TTXVN, đã tự tổ chức chuyển dịch tin quốc tế theo nhu cầu riêng. Bắt đầu từ năm 1995, PGS. TS. Vũ Quang Hào đã có ý tưởng nghiên cứu quá trình chuyển dịch sản phẩm báo chí từ nước ngoài sang tiếng Việt. Ý tưởng này đã được thể hiện thông qua việc hướng dẫn một số luận văn cử nhân ngành báo chí học. Và trong khuôn khổ lúc bấy giờ, PGS. TS. Vũ Quang Hào mới chỉ tập trung hướng dẫn sinh viên nghiên cứu về chuyển dịch tin thế giới chứ chưa mở rộng ra các loại sản phẩm báo chí khác. Đầu tiên phải kể đến luận văn của Hồ Hương Giang, Quá trình xử lí tin quốc tế vào Việt Nam và sự thể hiện trên mặt báo của tin quốc tế, Khoa báo chí, Đại học tổng hợp Hà Nội, 1995; Trần Long Hải, Dịch tin – Tin dịch, Khoa Báo chí, Đại học tổng hợp Hà Nội, 1996; Mai Thị Thanh Hà, Vấn đề thể hiện tin quốc tế bằng tiếng Việt trên Đài truyền hình Việt nam, Khoa Báo chí, Đại học KHXH và NV, 1998; Cai Ánh Nguyệt, Vấn đề biên tập tin quốc tế tiếng Việt ở Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, Khoa Báo chí, Đại học KHXH và NV, 1998; Nguyễn Phương Anh, Sự tương đồng và khác biệt giữa ngôn ngữ tin quốc tế và ngôn ngữ tin trong nước, Khoa Báo chí, Đại học KHXH và NV, 2000; Nguyễn Thị Thu Hường, Chuyển dịch tin quốc tế và sự Trang 10 thể hiện tin quốc tế bằng tiếng Việt trên báo Nhân Dân, Khoa Báo chí, Đại học KHXH và NV, 2000. Những công trình nói trên tuy đã nói đến quá trình “Việt hóa” nhưng vẫn xem xét trên phương diện “Việt hóa” tin tức. Phải chờ đến khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Thanh Hằng thực hiện vào năm 2011 đề tài Cách xử lý Tạp chí Công chúa sang tiếng Việt từ bản gốc tiếng Anh Princess, Khóa luận tốt nghiệp ngành báo chí, Đại học KHXH&NV Hà Nội, do PGS. TS. Vũ Quang Hào hướng dẫn, một loại sản phẩm báo chí khác ngoài tin mới được nghiên cứu xem cách thức chuyển dịch và “Việt hóa” như thế nào để phù hợp với đối tượng công chúng Việt Nam. Tuy nhiên đây là đề tài về “Việt hoá” trên báo in, tác giả đã đưa ra được một số kết luận về nội dung, cách trình bày cũng như mức độ, thể loại bài được “Việt hoá” sao cho phù hợp với độc giả là thiếu nhi ở Việt Nam. Tuy nhiên vấn đề mà Thanh Hằng nghiên cứu ở đây vẫn là sản phẩm báo in. Về sản phẩm truyền hình (ngoài tin quốc tế bằng hình) hiện chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến. Luận văn của chứng tôi là tài liệu đầu tiên xem xét vấn đề “Việt hóa” sản phẩm truyền hình từ nước ngoài vào Việt Nam. Một số đề tài về truyền hình đã được tác giả tham khảo: - Khóa luận tốt nghiệp ngành báo chí Các chương trình thiếu nhi trên HTV hiện nay của tác giả Nguyễn Viên An, thực hiện năm 2007, Đại học KHXH&NV TPHCM đã đề cập đến một số chương trình dành cho thiếu nhi trên HTV, những điểm mạnh và chưa đạt được của một số chương trình dành cho thiếu nhi. - Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí, Đại học KHXH&VN Hà Nội của tác giả Trần Thị Hồng Vân năm 2011 với đề tài Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình qua sản phẩm Trang 11 của các công ty truyền thông: Cát Tiên Sa, LASTA, Hoa Hồng Vàng từ năm 2008 đến năm 2010 trên sóng Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một tài liệu tham khảo chi tiết về vấn đề hợp tác sản xuất chương trình truyền hình để phát triển các kênh của HTV trong những năm gần đây. Như vậy, chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề “Việt hóa” các chương trình truyền hình, nhất là chương trình dành cho thiếu nhi. Cái mới và cái không trùng lắp của luận văn này chính là việc phân tích quy trình tổ chức sản xuất, “Việt hoá” cho đến phát sóng các chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi như thế nào để vừa có ý nghĩa giáo dục vừa mang tính giải trí cao cho nhóm đối tượng đặc biệt này. 0.3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu của luận văn là tìm hiểu về “Việt hoá” của các chương trình thiếu nhi mua bản quyền nước ngoài phát sóng trên kênh HTV3. Không chỉ tìm hiểu về nội dung các chương trình, tác giả còn tìm hiểu các quy trình đánh giá, mua bản quyền và những cách thức “Việt hoá” một chương trình truyền hình hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả chọn khảo sát, phân tích, đánh giá 5 chương trình thiếu nhi mua bản quyền nước ngoài đã được “Việt hoá” ở nhiều thể loại, hình thức thể hiện khác nhau đã phát sóng trên kênh HTV3: 1. Hoạt cảnh: Teletubbies – Các em bé rối Teletubbies, 2. Phim hoạt hình: Đôrêmon – Chú mèo máy đến từ tương lai, 3. Chương trình giải trí: Yoga cho trẻ em, 4. Giáo dục: Dạy từ vựng tiếng Anh, 5. Truyền hình thực tế (Reality): Con đã lớn khôn. Sau khi khảo sát, tác giả tiến hành đánh giá chất lượng, hiệu ứng của từng chương trình đối với khán giả trẻ em, đặc biệt là ý kiến của phụ huynh Trang 12 (có thể là ông bà, cha mẹ, những người cùng xem (co-watchers) với con, cháu…) về những chương trình “Việt hóa” này. Trên cơ sở thực tiễn đó tác giả đưa ra một số đề xuất về cách chọn và tổ chức sản xuất “Việt hóa” và giờ phát sóng các chương trình nước ngoài trên kênh HTV3 cho phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi. Sau cùng là một vài kiến nghị để các chương trình “Việt hoá” có thể kết hợp hài hòa giữa tính giáo dục và tính giải trí, kết hợp giữa sự bảo tồn văn hóa dân tộc về bản sắc với sự hội nhập quốc tế một cách uyển chuyển, phù hợp với đối tượng thiếu nhi Việt Nam. 0.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề “Việt hoá” các chương trình truyền hình nước ngoài trên một một nhóm sản phẩm truyền hình dành cho nhóm công chúng đặc thù là thiếu nhi phát sóng trên kênh HTV3 của Đài Truyền hình TP.HCM. Với điều kiện nghiên cứu giới hạn, trong hàng trăm chương trình nước ngoài đã được “Việt hóa” và phát sóng mới trên kênh HTV3 từ năm 2010 đến 6/2012, chúng tôi chỉ chọn khảo sát chính 5 chương trình nhận được nhiều sự quan tâm, ảnh hưởng xã hội cũng như phản hồi từ phía khán giả (Qua khảo sát thực tế và thống kê khán giả xem Đài của HTV) với nhiều thể loại khác nhau như: 1. Hoạt cảnh: Teletubbies – Các em bé rối Teletubbies 2. Phim hoạt hình: Đôrêmon – Chú mèo máy đến từ tương lai 3. Chương trình giải trí: Yoga cho trẻ em 4. Giáo dục: Dạy từ vựng tiếng Anh 5. Truyền hình thực tế (Reality): Con đã lớn khôn Trang 13 Công chúng khảo sát của luận văn tập trung chủ yếu vào đối tượng là trẻ em lứa tuổi mầm non từ 3 - 6 tuổi, phụ huynh và những chương trình thiếu nhi có yếu tố nước ngoài đã được “Việt hóa” và phát sóng trên kênh truyền hình HTV3 từ năm 2010 đến 6/2012. Sau khi thống kê chương trình; phỏng vấn các nhà sản xuất và khán giả; thu thập thông tin từ các trang mạng và xét mức độ ảnh hưởng của từng chương trình ra toàn xã hội (ảnh hưởng của hình ảnh các nhân vật trong phim tới mọi sinh hoạt của các em như Siêu nhân, Người Nhện, Robot trái cây, xe hơi, người máy biến hình, Ben 10, các em bé Teletubbies, mèo máy Đôrêmon…). Hiện nay chúng ta dễ dàng tìm thấy hình ảnh của những nhân vật tưởng tượng này trên quần áo, giày dép, cặp sách, vở học sinh, viết, thước, thú nhồi bông, đồ chơi bằng nhựa… Qua khảo sát chúng tôi sẽ lấy ý kiến của phụ huynh về ảnh hưởng của các nhân vật trong các chương trình thiếu nhi hiện nay đến các em. 0.5. Phương pháp lý luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận báo chí truyền thông, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển sự nghiệp thông tin - báo chí; các tài liệu, giáo trình, sách tham khảo, báo và tạp chí trong và ngoài nước, các tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu về truyền thông đối với trẻ em. Luận văn vận dụng những nghiên cứu thực tế các chương trình truyền hình “Việt hoá” dành cho thiếu nhi phát sóng trên kênh HTV3. Để việc nghiên cứu đề tài có cơ sở và phương pháp luận vững chắc, luận văn sử dụng 3 phương pháp chủ đạo: - Phương pháp thống kê (định lượng) - Phương pháp phỏng vấn. Tác giả đã thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi (an-ket, diary) đối với các em thiếu nhi, phụ huynh và phỏng vấn sâu các chuyên gia, các nhà quản lý, những người trực tiếp thực hiện chương trình… [...]... ở những chương tiếp theo Chương 2 trình bày kết quả khảo sát cụ thể về nội dung và cách thức tổ chức Việt hoá” các chương trình truyền hình thiếu nhi trên kênh HTV3 của Đài Truyền hình TP.HCM Cụ thể, chúng tôi trình bày kết quả khảo sát 5 chương trình truyền hình có mức độ Việt hoá” khác nhau Trên cơ sở lý thuyết ở chương 1 và kết quả khảo sát ở chương 2, chương 3 của luận văn trình bày các ý kiến... dành cho thiếu nhi Việt Nam hiện nay Qua những ưu khuyết điểm của từng chương trình truyền hình được Việt hóa trên kênh HTV3, tác giả tổng kết và đưa ra những đề xuất, kiến nghị tối ưu nhất đóng góp cho những người trực tiếp tạo ra sản phẩm truyền hình dành cho thiếu nhi Từ đó phát huy tính sáng tạo cũng như nâng cao khả năng tự sản xuất của đội ngũ làm truyền hình cho thiếu nhi Việt Nam, những người... thuần Việt cho khán giả nhỏ Việt Nam bên cạnh các chương trình nước ngoài được Việt hoá” Điều này cũng là hướng phát triển tất yếu của truyền hình dành cho thiếu nhi khi mà ngày càng có nhi u kênh truyền hình dành cho thiếu nhi trong và ngoài nước ra đời cạnh tranh như BiBi, Cartoon Network (CN), Disney Chanel, Disney Junior… Trang 14 Trên cơ sở thực tiễn đó chúng tôi sẽ đề cập và kiến nghị về cách... cách chọn và tổ chức sản xuất Việt hóa , các chương trình nước ngoài trên kênh HTV3 cho phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi, cập nhật được những tiến bộ về công nghệ sản xuất chương trình truyền hình của thế giới nhưng vẫn bảo đảm phù hợp với phong tục tập quán của người Việt Nam Chúng tôi cũng hy vọng đề tài sẽ đóng góp được một vài tư liệu, tài liệu tham khảo cho các cơ quan truyền thông, đặc biệt là những... đang công tác trong lĩnh vực truyền hình, truyền thông và những ai quan tâm đến lĩnh vực này 0.7 Bố cục của luận văn Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn được tổ chức thành 3 chương Chương 1 tập trung trình bày một số vấn đề lý thuyết và thuật ngữ liên quan đến vấn đề Việt hoá” chương trình truyền hình, đặc biệt là chương trình truyền hình dành cho lứa tuổi thiếu nhi, làm cơ sở những nội dung... ra một số quá trình riêng của HTV3 trong việc Việt hoá” chương trình truyền hình cho thiếu nhi, kết hợp hài hòa giữa tính giáo dục và tính giải trí, kết hợp giữa sự bảo tồn văn hóa dân tộc về bản sắc, với sự hội nhập quốc tế một cách uyển chuyển, phù hợp với đối tượng thiếu nhi Và không chỉ với đối tượng thiếu nhi ở thành phố Hồ Chí Minh mà theo tôi nghĩ còn có thể áp dụng cho thiếu nhi ở thủ đô Hà... đề xuất và kiến nghị nâng cao chất lượng các Việt hoá” các chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi trên kênh HTV3 Trang 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO A Sách tiếng Việt 1 Nguyên Anh (2009), Nuôi dạy trẻ từ 0 – 5 tuổi, giúp trẻ phát triển hoàn thiện trong 5 năm đầu đời, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội 2 PGS, TS Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Phân viện Báo chí và Tuyên truyền – Khoa Báo chí (2004), Báo chí với... được nhi u người quan tâm, người viết hy vọng việc nghiên cứu đề tài sẽ góp phần cho sự tìm hiểu, nghiên cứu về công tác truyền bá thông tin mà đối tượng nghiên cứu là chương trình nước ngoài đã được Việt hóa trên kênh HTV3 Sau khi nghiên cứu, khảo sát, chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá chất lượng, hiệu ứng đối với khán giả, đặc biệt là phụ huynh đối với những chương trình nước ngoài dành cho thiếu nhi. .. I, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 25 Bộ Thông tin và Truyền thông, Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý thông tin và truyền thông(2011), Một số nội dung cơ bản về nghiệp vụ Báo chí, Xuất bản (Tài liệu bồi dưỡng chức danh biên tập viên, phóng viên), tập II, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội 26 Nguyễn Viên An (2007), Các chương trình thiếu nhi trên HTV hiện nay, Khóa luận tốt nghiệp ngành... tài liệu tham khảo dành cho các hệ đào tạo giáo viên ngành Giáo dục mầm non, Hà Nội 30 Trần Thị Hồng Vân (2011), Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình qua sản phẩm của các công ty truyền thông: Cát Tiên Sa, LASTA, Hoa Hồng Vàng từ năm 2008 đến năm 2010 trên sóng Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí, Đại học KHXH&VN Hà Nội Trang 114 . 2.1.2. Các thể loại chương trình chính trên kênh HTV3 45 Trang 6 2.1.3. Hợp tác giữa HTV và TVM để phát triển chương trình trên kênh HTV3 46 2.2. Các hình thức Việt hóa chương trình truyền hình. 15 Chương 1 “VIỆT HÓA” CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH DÀNH CHO THIẾU NHI – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN 1.1. Vấn đề Việt hóa chương trình truyền hình 16 1.1.1. Khái niệm Việt hóa 16. đề tài Việt hóa các chương trình thiếu nhi trên kênh truyền hình HTV3 để tìm hiểu, phân tích về sự hấp dẫn cũng như tác động của các chương trình dành cho đối tượng khán giả là thiếu nhi. Trước

Ngày đăng: 26/06/2015, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w