Xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay

10 352 1
Xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay Hà Hoàng Giang Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học; Mã số: 60.22.03.08 Người hướng dẫn: TS. Dương Văn Duyên Năm bảo vệ: 2013 Keywords: Triết học; Chủ nghĩa xã hội khoa học; Gia đình văn hoá; Vĩnh Phúc Content MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Gia đình, hai tiếng thật thân thương mà mỗi ai trong chúng ta cũng được sinh ra, trưởng thành từ chiếc nôi ấy. Đối với mỗi con người Việt Nam mang tâm hồn Việt Nam, gia đình là nơi thiêng liêng nhất, đó là nơi chan chứa yêu thương và đón nhận ta trở về vô điều kiện, là nơi chia sẻ những vui buồn, sướng khổ, chứng kiến mọi biến cố cá nhân. Gia đình là chốn bình yên, nơi an toàn, là tổ ấm, xoa dịu những nỗi đau, làm vơi đi những mệt mỏi thăng trầm trong cuộc sống của mỗi con người. Gia đình còn là trường học đầu tiên của bất cứ ai trong mỗi chúng ta, giữ vai trò giáo dục con người từ thuở ấu thơ cho đến khi từ giã cuộc đời, là nơi tổ chức sinh hoạt văn hóa cho con người bắt đầu bằng tiếng ru của người mẹ và làn điệu dân ca của quê hương, là nơi lưu giữ bảo tồn bền vững những giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc, là cầu nối giữa cá nhân và xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở chúng ta về vai trò to lớn của gia đình, Người coi gia đình là hình ảnh thu nhỏ, là hạt nhân, tế bào của xã hội. Sự hùng cường của một quốc gia, sự bền vững của một dân tộc phải bắt đầu từ gia đình, Người khẳng định: “Rất quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình mới cộng lại thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề xây dựng gia đình trong giai đoạn mới. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, về Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc đã chỉ rõ: “Giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ. Coi trọng xây dựng gia đình văn hóa. Xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội”. Kết luận Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII những năm sắp tới, trong đó việc tổ chức triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” “ Xây dựng nếp sống văn minh và gia đình văn hóa”, phong trào “Người tốt, việc tốt”… Và gần đây nhất là Đại hội Đảng lần thứ XI của đất nước đã nhấn mạnh cần phải: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội” được xem là chủ trương hết sức quan trọng, gắn với nhiệm vụ xây dựng Đảng và chính quyền trong sạch, vững mạnh, lấy mục tiêu xây dựng gia đình, khu phố, xã, phường, thị trấn văn hóa, cơ quan đơn vị đạt chuẩn văn hóa làm nòng cốt của phong trào. Gia đình có vai trò quan trọng đối với mỗi cuộc đời con người cũng như đối với sự trường tồn và phát triển của xã hội, là nền tảng tồn tại, cơ sở bền vững phát triển xã hội. Gia đình văn hóa là mục tiêu phải hướng tới, là cơ sở thúc đẩy sự phát triển bản thân gia đình, nhằm phát triển toàn diện con người và xã hội. Qúa trình đổi mới đất nước, đặc biệt phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, đem lại bộ mặt mới cho đất nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… phát huy tối đa tiềm năng sáng tạo, làm việc độc lập của con người…Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó thì mặt trái của kinh tế thị trường cũng mang lại những tác động xấu đến nền văn hóa, đến đời sống gia đình, làm tổn hại thuần phong mỹ tục, nề nếp gia phong trong gia đình người Việt. Lối sống thực dụng, sùng bái vật chất, lãng phí, tệ nạn xã hội tràn lan đã phần nào làm cho tình cảm gia đình, đạo lý, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình bị sa sút. Trong bối cảnh đó, việc đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa là rất thiết thực, cấp bách, tuy nhiên môi trường văn hoá đó lại được thực hiện chưa đồng đều ở các địa phương, mang nặng tính hình thức, chưa thực sự trở thành nếp sống trong mỗi người dân. Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, một cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành trong suốt một thời gian dài. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, cũng còn nhiều hạn chế, rất cần được tiếp tục nghiên cứu, đánh giá để có những định hướng kịp thời, góp phần tổ chức, triển khai cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá trên địa bàn Vĩnh Phúc thực sự có hiệu quả trong thời gian tới. Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề đã nêu trên, nghiên cứu công tác xây dựng gia đình văn hoá ở Vĩnh Phúc hiện nay rất có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Vì vậy, tôi chọn: “Xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Ngay từ những ngày đầu cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta rất quan tâm đến vấn đề gia đình và xây dựng gia đình mới - gia đình văn hoá. Từ đó đến nay, cùng với nhiều chủ trương, chính sách về phát triển đất nước, xây dựng gia đình văn hoá được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng đảm bảo sự bền vững của dân tộc ta. Xây dựng gia đình văn hoá trở thành nhiệm vụ quan trọng trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Trong quá trình đổi mới đất nước, vấn đề này đã thu hút được sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, nhà khoa học, nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau : - GS.Vũ Ngọc Khánh (2007), “Văn hoá gia đình Việt Nam”, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Tác giả đã cho thấy một bức tranh về gia đình văn hoá Việt Nam từ xưa cho tới nay với những nét đặc trưng riêng biệt, và đã đề cập đến những vấn đề thực tiễn của sự biến đổi trong gia đình người Việt. - Hoàng Bích Nga (2005), “Để có một gia đình văn hóa”, Nxb Lao động, Hà nội. Tác giả đã trình bày các giải pháp để có một gia đình văn minh, hạnh phúc, đó là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và là quyền lợi của mỗi gia đình để gia đình đóng góp vào sự nghiệp nói chung của đất nước trong thời kỳ đổi mới công nghiệp hóa - hiện đại hóa. - Đỗ Thị Thạch, “Về xây dựng gia đình văn hoá Việt Nam dưới ánh sáng Đại hội XI của Đảng”, Tạp chí Cộng Sản, số 56 (8/2011). Tác giả đi sâu nghiên cứu, phân tích nghị quyết Đại hội XI của Đảng để làm rõ vai trò của gia đình và xây dựng gia đình văn hoá trong thời kỳ đổi mới được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, coi đó như nhân tố quan trọng góp phần giữ gìn sự phát triển lành mạnh, an toàn của xã hội và sự ổn định dân số của mỗi quốc gia. - Lê thi (chủ biên), (2002), “Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới”, Nxb Khoa học Xã hội, Hà nội. Công trình đã nêu ra những vấn đề cơ bản như: gia đình, mục tiêu xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc… Đặc biệt tác giả nêu lên một yêu cầu cấp bách trong xã hội hiện đại đó là xây dựng gia đình văn hóa. Theo tác giả, gia đình văn hóa là gia đình được hình thành trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các giá trị đạo đức tốt đẹp của gia đình truyền thống và tiếp thu kịp thời các giá trị tư tưởng tiên tiến hiện đại, đó là một việc làm không dễ dàng, đơn giản. Vun đắp mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đòi hỏi cái tâm, cái thiện và trách nhiệm của mỗi người. - Lê thi,“Phát huy những giá trị tốt đẹp của truyền thống để xây dựng gia đình hiện đại”, Tạp chí khoa học về phụ nữ, (Tháng 1 - 2006). Chuyên đề đã điểm lại các giá trị tích cực và hạn chế cần lưu ý của gia đình truyền thống, từ đây tác giả đề xuất những giải pháp cần thiết cho việc xây dựng một gia đình hiện đại. - Nguyễn Linh Khiếu (2006),“Giáo dục gia đình hướng tới xây dựng con người thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Tạp chí Cộng Sản, số 12. Trong bài viết, tác giả nêu lên một số vấn đề về nội dung và phương pháp giáo dục, cùng một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò và vị trí của gia đình trong việc tạo dựng một thế hệ con người mới Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thời đại. - Ngoài ra còn có nhiều luận án tiến sĩ, thạc sỹ, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này trong những năm qua như : - Nghiêm Sỹ Liêm (2002),“Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay” - luận án Tiến sĩ Triết học - Dương Thị Minh (2003), “Gia đình Việt Nam và vai trò của người phụ nữ trong gia đình Việt Nam hiện nay” - luận án Tiến sĩ Triết học - Phạm Thị Xuân (2004) , “Gia đình trong việc bảo vệ chăm sóc trẻ em của nước ta hiện nay” - Luận văn thạc sỹ Triết học Nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, các công trình nghiên cứu này đã đề cập tới một số vấn đề về xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay như : vai trò của gia đình, vai trò của người phụ nữ trong gia đình, vai trò giáo dục của gia đình, văn hóa gia đình, tiêu chuẩn của gia đình văn hóa… đồng thời cũng đưa ra được những định hướng và giải pháp góp phần phát huy truyền thống gia đình trong thời đại mới, xây dựng gia đình mới ở nước ta hiện nay. - Lê Minh (chủ biên) (1994),“Văn hoá gia đình và sự phát triển xã hội”, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. - Lê Thi (1997),“Vai trò của gia đình trong sự hình thành nhân cách con người Việt Nam”, Nxb Phụ Nữ. - Lê Quý Đức và Vũ Thị Huệ (2003), “Người phụ nữ trong văn hoá gia đình đô thị”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - Lê Như Hoa (2001), “Văn hoá gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em”, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập tới những vấn đề lý luận và thực tiễn về gia đình, văn hoá gia đình, xây dựng gia đình văn hoá, sự biến đổi của gia đình và văn hoá gia đình trong bối cảnh mới, những vấn đề của gia đình Việt Nam từ truyền thống đến hiện tại, cũng như ảnh hưởng của văn hoá gia đình đối với sự phát triển của cá nhân nói riêng và xã hội nói chung. Nhìn chung, các công trình khoa học có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Điều đáng lưu ý, những yêu cầu về xây dựng gia đình văn hoá ở nước ta, có sự biến đổi cùng với sự biến đổi về kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn lịch sử. Mặt khác, mỗi địa bàn khác nhau, tuỳ vào những điều kiện, hoàn cảnh và văn hoá truyền thống khác nhau, mà xây dựng gia đình văn hoá có những yêu cầu khác nhau. Vì vậy nghiên cứu về phương diện này đang có nhiều khoảng trống. Những công trình trên đây mới chủ yếu đề cập đến gia đình, văn hoá gia đình, gia đình văn hoá nói chung, song chưa đề cập đến vấn đề xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnh Vĩnh Phúc. Vì vậy, nghiên cứu về xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnh Vĩnh Phúc vẫn là một hướng nghiên cứu mới mẻ mà tôi hy vọng góp phần nhìn nhận toàn diện và hệ thống hơn về vấn đề xây dựng gia đình văn hoá ở Vĩnh Phúc hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở đánh giá thực trạng xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xây dựng gia đình văn hoá ở Vĩnh Phúc trong những năm tới. 3.2. Nhiệm vụ - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về gia đình, gia đình văn hoá trong thời kỳ đi lên chủ nghĩa xã hội. - Phân tích thực trạng xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua để thấy được những ưu điểm và nhược điểm, mặt hạn chế, nguyên nhân của chúng. - Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung làm rõ vấn đề xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu của mình, luận văn tập trung nghiên cứu về tình hình xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu trong khoảng năm 2005 đến nay, thông qua khảo sát thực tế tại một số huyện, thành phố, thị xã của tỉnh. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên nền tảng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về gia đình và xây dựng gia đình văn hoá. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp lịch sử, lôgíc; nghiên cứu văn bản, thu thập và xử lý thông tin, khái quát hóa, điều tra, thống kê… 6. Đóng góp về khoa học của luận văn Luận văn góp phần phân tích, làm rõ thực trạng vấn đề xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnhVĩnh Phúc. Đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hoá của tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ở mức độ nhất định, luận văn cung cấp những căn cứ lý luận và thực tiễn cho công tác xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnhVĩnh Phúc hiện nay. Đồng thời luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về vấn đề gia đình cho các trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 2 chương, 4 tiết. References 1. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình chủ nghĩa xã hội học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Văn, Nguyễn Linh Khiếu (2002), Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 3. Bùi Đình Châu (2002), Văn hóa gia đình, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 4. Doãn Chính - Đinh Ngọc Thạch (2008), Vấn đề triết học trong tác phẩm của C.Mác - Ph.Ăngghen - V.I.Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. C. Mác - Ph. Ăngghen (1984), Toàn tập, tập 6, Nxb Sự thật, Hà Nội. 9. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. C.Mác - Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. C.Mác - Ph.Ăngghen (1967), Vấn đề giải phóng phụ nữ, Nxb Sự thật, Hà Nội. 12. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2005), Văn kiện Hội nghị kiểm điểm nhiệm kỳ 2001- 1005 thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, Vĩnh Phúc. 13. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Vĩnh Phúc. 14. Đảng cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII ,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII ,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ V, Ban chấp hành Trung ương khóa VIII ,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Lê Quý Đức - Vũ Thị Huệ (2003), Người phụ nữ trong văn hóa gia đình đô thị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Trần Hàn Giang (2006), “Ảnh hưởng của toàn cầu hoá đối với gia đình Việt Nam trong 10 năm qua”, Tạp chí khoa học về Phụ nữ, (4), tr.7-10. 23. Phạm Minh Hạc và Nguyễn Khoa Điềm (2003), Về sự phát triển và xây dựng con người trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Bùi Thu Hằng (2001), “Bạo lực trong gia đình”, Khoa học về phụ nữ. 25. Lê Như Hoa (2001), Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em, Viện Văn Hóa - Thông tin, Hà Nội. 26. Ngô Công Hoàn (1999), Tâm lý học gia đình, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội 27. Trần Đình Hượu (1992), Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 28. Vũ Ngọc Khánh (2005), Vai trò người phụ nữ trong văn hoá gia đình, Tạp trí gia đình và trẻ em, (3), tr.9-11. 29. Vũ Khiêu (2001), Văn hoá Việt Nam xã hội và con người, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 30. Nguyễn Linh Khiếu (2001), Gia đình và phụ nữ trong biến đổi văn hóa xã hội nông thôn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 31. Nguyễn Linh Khiếu (2006), Giáo dục gia đình huớng tới xây dựng con nguời thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Tạp chí Cộng sản, (12), tr.32-36. 32. Nguyễn Thị Kỷ (1995), Phụ nữ với vấn đề xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, Luận văn thạc sỹ chủ nghĩa xã hội khoa học. 33. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, Matxcova. 34. V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 42, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 35. V.I.Lênin - Stalin (1977), Phụ nữ và cách mạng xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự Thật, Hà Nội. 36. Luật hôn nhân và gia đình (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. Luật hôn nhân và gia đình (2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. Làm thế nào để xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc (2005), Nxb Phụ Nữ, Hà Nội. 39. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 42. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 43. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 44. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 45. Hồ Chí Minh (1980), Toàn tập, tập 12, Nxb Sự thật, Hà Nội. 46. Dương Thị Minh (2004), Gia đình Việt Nam và vai trò người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 47. Hoàng Bích Nga (2005), Để có một gia đình văn hoá, Nxb Lao động, Hà Nội. 48. Trần Đình Nghiêm, Trần Hoàn, Nguyễn Phúc Khánh (2000), Phác thảo chân dung văn hóa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 49. Phan Ngọc (2004), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 50. Ph.Ăngghen(1984), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước, Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 51. Quan hệ các thế hệ trong gia đình Việt Nam hiện nay từ góc độ xã hội học (2005), Lao động và công đoàn, (343), tr.46-47. 52. Lê Thị Quý (2000), Bạo lực trong gia đình và bất bình đẳng trong quan hệ giới, Khoa học về Phụ Nữ, (4), tr.18. 53. Đỗ Thị Thạch (2005), Phát huy nguồn lực trí thức nữ Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 54. Đỗ Thị Thạch (2011), Về xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam dưới ánh sáng Đại hội XI của Đảng, Tạp chí Cộng sản (Chuyên đề cơ sở),(56), tr.7-10. 55. Mai Thị Việt Thắng (2004), Sự phát triển và xung đột giữa cha mẹ và con cái, Khoa học về Phụ Nữ, (4), tr.60-62. 56. Lê Ngọc Thắng (1998), “Phụ nữ dân tộc và miền núi trong đời sống kinh tế - văn hoá các dân tộc”, Tạp chí Cộng sản, (5), tr.12-15. 57. Lê Thi (1997), Bài viết: Gia đình Việt Nam và xây dựng văn hóa gia đình trong công cuộc đổi mới, trong “Xây dựng gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi mới”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 58. Lê Thi (2003), Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới, Nxb Khoa hoc xã hôi, Hà Nội. 59. Lê Thi (2004), Gia đình, phụ nữ Việt Nam với dân số, văn hóa và sự phát triển bền vững, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 60. Lê Thi (2006), Phát huy những giá trị tốt đẹp của truyền thống để xây dựng gia đình hiện đại, Khoa học về Phụ nữ, (1), tr.35-45. 61. Tổng cục thống kê (2007), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1946, 1959, 1980,1992, Nxb Thống kê, Hà Nội. 62. Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ (1995), Gia đình Việt Nam các trách nhiệm, nguồn lực trong sự đổi mới đất nước, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 63. Nguyễn Thị Mỹ Trang - Nguyễn Lê Tâm (2007), Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về giải phóng phụ nữ, Tạp chí Giáo dục lý luận, (5), tr. 7-11. 64. Đặng Ánh Tuyết (2005), Gia đình và vị thế người phụ nữ qua “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”, Tạp chí Lý luận chính trị, (11), tr.15-25. 65. Thủ tướng chính phủ (2005), Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010. 66. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2005), Báo cáo tổng kết cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa giai đoạn 2001-2005, Vĩnh Phúc. 67. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2010), Báo cáo tổng kết cuộc vận động xây dựng nếp sông văn minh, gia đình văn hóa giai đoạn 2006-2010, Vĩnh Phúc. 68. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (2010), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” 2000 – 2010. 69. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2011), Dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Vĩnh Phúc. 70. Lê Ngọc Văn (2007), Nghiên cứu gia đình, lý thuyết nữ quyền, quan điểm giới, Nxb Khoa hoc xã hội, Hà Nội. 71. Nguyễn Đình Xuân (1997), Giáo dục đời sống gia đình, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. . gia đình, văn hoá gia đình, gia đình văn hoá nói chung, song chưa đề cập đến vấn đề xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnh Vĩnh Phúc. Vì vậy, nghiên cứu về xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnh Vĩnh Phúc. đề xây dựng gia đình văn hoá ở Vĩnh Phúc hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở đánh giá thực trạng xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian. quả xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung làm rõ vấn đề xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnh Vĩnh

Ngày đăng: 26/06/2015, 13:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan