1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

skkn dạy môn Địa THCS

11 187 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 112 KB

Nội dung

CHUYÊN ĐỀ VỀ VIỆC LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀO VIỆC DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 9 THCS I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Sự cần thiết của đề tài sàng kiến kinh nghiệm bảo vệ môi trường hiện nay, là một vấn đề mang tính toàn cầu. Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng là một vấn đề được uan tâm sâu sắc Nghị quyết số 41/NQTƯ ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án “đưa nội dung báo cáo về môi trường hệ thống giáo dục quốc dân” và Nghị quyết số 256/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 tạo cơ sở pháp lý cho những nỗ lực quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển tương lai bền vững của đất nước. Hưởng ứng công văn số 7120/BGD&ĐT-GDTrH ngày 07/08/2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục về việc tích hợp giáo dục môi trường vào môn địa lí ở trường THCS, đặc biệt là môn địa lí 9 đối với học sinh vùng sâu, vùng xa. Để hình thành ý thức bỏ vệ môi trường của các em góp phần bảo vệ trường học Xanh-Sạch-Đẹp. 2. Tổng quan thông tin về vấn đề nghiên cứu. 2.1. Tình hình chung của toàn thế giới. Sự phát triển kinh tế xã hội của thế giới quốc gia hay một vùng lãnh thổ dựa trên vấn đề phát triển bền vững và thân thiện với môi trường. Vấn đề phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là vấn đề đặt ra hàng đầu của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ. Cuộc họp đầu tiên về môi trường diễn ra tại Thuỵ Điển vào ngày 05/06/1972 sau đó là nghị định thư Ki – Ô - Tô tại Nhật Bản về việc cắt giảm lượng khí thải trên toàn cầu. Theo tài liệu về môi trường học đã đề cập trên những quan điểm sau: sự phá huỷ cân bằng nhiệt do con người tác động vào sinh vật trước hết là tiêu diệt một số loài và tạo ra một số loài mới dẫn đến hậu quả quan trọng về gen sự cân bằng sinh thái. Con người tham gia vào sự di cư nguồn gốc các nguồn gốc hoá học bị mất và đã cung cấp cho tự nhiên nhiều nguyên tố hoá học mới.Hiện nay vấn đề nhiều nước quan tâm là việc hàng ngày các nước công nghiệp phát triển hằng ngày cho vào bầu không khí nhiều loại chất thải độc hại quá mức cho phép chẳn hạng như Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc…Năm 2010 ngày môi trường thế giới với khẩu hiệu “ muôn loài một hành tinh” nhằm kêu gọi toàn thế giới nên gìn giử môi trường trong sạch nhằm tạo nên sự đa dạng sinh học trên hành tinh của chúng ta. Thí dụ: Phân bón hoá học, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, hoạt động giao thông vận tải các hoá chất thải ra từ các nhà máy xí nghiệp trong công nghiệp… Con người tác động vào tự nhiên không dừng lại ở một khu vực mà diễn ra toàn 1 diện trong nhiều lĩnh vực. Lớp võ Trái Đất luôn có sự sâm nhập của các nhân tố tác động lẫn nhau nước, khí hậu, sinh vật.Trong quá trình sinh sống con ngưòi đã tác động vào tự nhiên đfều thông qua các vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng. Ví dụ: Vòng tuần hoàn của nước ( nước ao hồ, nước ngầm bị ô nhiễm thì nước mưa bị ô nhiễm và ngược lại ). Tất cả các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và xây dựng, khoa học kỹ thuật, chính trị, chiến tranh…đề gây áp lực nặng nề đến hệ sinh thái. Trong hoạt động công nghiệp đã sử dụng 37% nguồn năng luợng toàn cầu và đã thải ra bầu khí quyển 50% luợng CO 2, 90% lượng ô xít lưu quỳnh, làm cho tầng ô giôn nghèo đi. Hàng năm hoạt động nông nghiệp làm rữa trôi 25 ngàn triệu tấn đất. Giao thông vận tải đã tiêu thụ 35% năng lượng toàn cầu, làm cho không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng. Khi nói về nạn phá rừng đã làm cho đất bị sâm thực, sói mòn, tính đa dạng sinh học bị đe doạ nghiêm trọng, lá phổi của trái đất bị thủng gây nhiều sự cố về môi trường. Ví dụ: Trước kia rừng của thế giới có diện tích 7200 triệu ha chiếm khoảng 60 triệu km 2 hiện nay còn khoảng 4100 triệu ha. Riêng ở Việt Nam năm 1943 diện tích rừng khoảng 15 triệu ha. Sau khi hoà bình lập lại còn khoảng 7 triệu ha. - Hậu quả của ô nhiểm đối với con người Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư. Dầu tràn có thể gây ngứa rộp da. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm, và bệnh mất ngủ., gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. - Hậu quả giây ra cho hệ sinh thái: Điôxít lưu huỳnh và các ôxít nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của đất. Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn. Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp. Các loài xâm lấn có thể cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học. Khí CO 2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính. Trái Đất ngày một nóng dần lên. Phá hủy dần các khu du lịch tự nhiên mà nó sẵn có. 2.2. Tình hình môi trường ở Việt Nam hiện nay 2 Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam tổng quát tình hình chung Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúccàng trở nên trầm trọng. Điều này khiến ta phải suy nghĩ… -Biểu hiện Môi trường đang kêu cứu! Từ đầu năm đến nay, đã có thêm không biết bao nhiêu thống kê mới về tình trạng môi trường ở Việt Nam ta. Và đáng buồn thay, đó là những con số gây thất vọng… -Chỉ số chung Theo bản tổng kết môi trường toàn cầu do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) Hà Nội và Tp. HCM nằm trong danh sách 6 thành phố ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới. Về nồng độ bụi, hai thành phố lớn nhất Việt Nam này chỉ đứng sau Bắc Kinh, Thượng Hải, New Delhi và Dhaka. Mối đe doạ tiềm tàng này chắc chắn sẽ cản trở quá trình phát triển hơn nữa của các thành phố này. Cũng theo một nghiên cứu về các chỉ số môi trường ổn định do Trường Đại học Yale (Mỹ) thực hiện, Việt Nam đứng thứ hạng thấp nhất trong số 8 nước Đông Nam Á. -Ô nhiễm môi trường nước. Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động. Trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ và dự báo đến năm 2010 là 510.000m3/ngày. Một ví dụ đau lòng của việc xả nước thải, hẳn không ai không biết, là trường hợp của con sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền. Điều này khiến cho con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người dân ở xung quanh. Một ví dụ khác chính là việc ô nhiễm hồ Hoàn Kiếm, một biểu tượng của nền văn hoá dân tộc. -Ô nhiễm môi trường không khí. -Ô nhiễm môi trường đất. Không chỉ có môi trường nước mà môi trường không khí và môi trường đất cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Môi trường không khí ở hầu hết các đô thị Việt Nam đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép.Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, kết quả đo đạc tại 6 trạm quan trắc không khí cho thấy 89% mẫu kiểm tra không khí không đạt tiêu chuẩn cho phép, luôn ở mức nguy hại cao cho sức khỏe, trong đó lượng bụi lơ lửng 3 đang là nhân tố gây ô nhiễm nghiêm trọng hàng đầu trên địa bàn. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm không khí do chì cũng gia tăng nhanh chóng, cụ thể nồng độ chì đo đượ cừ đầu năm 2009 đến nay thường dao động ở ngưỡng 0,22 - 0,38g/m³, quá chuẩn cho phép khoảng 1,5 lần. Về môi trường đất, kết quả của một số khảo sát cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong đất gần các khu công nghiệp đã tăng lên trong những năm gần đây. Như tại cụm công nghiệp Phước Long (Bình Phước) hàm lượng Cr cao gấp 15 lần so với tiêu chuẩn, Cd cao từ 1,5 đến 5 lần, As cao hơn tiêu chuẩn 1,3 lần. (Cr,Cd,As: các chất hoá học độc hại) Thuốc bảo vệ thực vật cũng gây ảnh hưởng đến đất. Mặc dù khối lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở Việt nam còn ít, trung bình từ 0,5-1,0 kg/ha/năm, tuy nhiên, ở nhiều nơi đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất. -Nguyên nhân Vậy nguyên nhân của những sự việc trên là do đâu? -Sự thiếu ý thức của người dân. Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân mà đặc biệt là các bạn trẻ. Nhiều người nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người khác lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều Thấy vậy nhưng không phải vậy! Việc phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn. Trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là của nhà nước nhưng đa phần lại là của người dân. Và những việc chúng ta làm đối với môi trường, tuy hiện giờ ta chưa thấy được, nhưng về lâu về dài nó sẽ ảnh hưởng tới ta ít nhiều. - Một số doanh nghiệp vì lợi nhuận bất chấp hậu quả. - Sự quản lý của nhà nước còn chưa chặt chẽ. Một nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn. Việt Nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào "cạm bẫy": trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp "bẩn". Ví như, ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng lượng, thải ra những chất thải nguy hại cho môi trường. Ngoài ra, lượng xe cô lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí. -Hậu quả. Điều này đã để lại hậu quả gì? 4 -Làng ung thư. -Tỉ lệ người chết do ô nhiễm bầu không khí? -Tài nguyên sinh vật cạn kiệt. -Thiếu nước sinh hoạt. Nhiều người đã trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của nạn ô nhiễm môi trường. Điển hình như “làng ung thư” Thạch Sơn ở Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư mà nguyên nhân là do dùng nguồn nước bị ô nhiễm thải ra Nhà máy Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ. Hàng năm có khoảng 16.000 người ở Việt Nam chết vì những căn bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Dự báo trong những năm tới, con số này còn có thể tiếp tục gia tăng. Cạn kiệt tài nguyên sinh vật là một hậu quả khác không thể tránh được của ô nhiễm môi trường. Các rặng san hô ở cửa sông cũng như các vùng nước lợ biến mất dần. Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Hơn 30 km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa những bột báng màu xám đen dày cả tấc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối. Khối nhầy trong suốt bao quanh một số loài vi tảo biển là nguyên nhân làm cho nước biển đặc quánh như cháo. Ngoài ra, trong tương lai gần, Việt Nam có thể sẽ bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do lượng nước sạch bị ô nhiễm ngày một nhiều… -Hướng giải quyết. Lẽ nào ta lại nhắm mắt làm ngơ? Không! Chúng ta cần phải tiếp tục công cuộc bảo vệ và làm sạch môi trường bằng những biện pháp tốt hơn, thiết thực hơn nữa! Thứ nhất, phải có các hình thức xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ động như tổ chức những buổi giao lưu bàn về vấn đề môi trường tại các đơn vị hành chính cấp phường, xã Đưa những bài viết chi tiết hơn về môi trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và những hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang sống. Một cách khác để giúp bảo vệ môi trường phát động thường xuyên hơn những phong trào tình nguyện như bảo vệ môi trường khu dân cư, dọn rác ở các khu vực công cộng, làm sạch bãi biển -Tổng kết - Nhận xét riêng của bản thân. Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vì vậy, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các thế hệ sau! 5 Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên là 331314km 2 ( theo WiKip edia . Org ) năm 2008. a. Về diện tích rừng. Năm 2005 tổng diện tích là 12,617 triệu ha. Trong đó rừng trồng là 2,334 triệu ha, rừng tự nhiên là 10,283 triệu ha. Độ che phủ là 37%. b. Về môi trường nước. Dân số tăng nhanh, các hoạt động kinh tế gia tăng và công tác quản lí chưa tốt khiến tài nguyên nước ta bị sử dụng quá mức và ô nhiễm. Môi trường nước của một số dòng sông như: Sông Cầu ( Bắc bộ ), sông Thị Vải , sông Sài Gòn, sông Vàm cỏ Đông ( ở Đông Nam Bộ ) bị ô nhiễm nặng. Nguyên nhân là do nước thải công nghiệp rác thải chưa qua xử lí xả trực tiếp vào nguồn nước. c. Về không khí: Kết quả quan trắc cho thấy hầu hết các đô thị Việt Nam bị nhiễm bụi nồng độ bụi trong các khu dân cư bên cạnh các nhà máy xí nghiệp vượt số tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 3 lần. d. Về sinh vật: Trong các năm gần đây về đa dạng sinh học bị giảm súc nhiều, số lượng cá thể nhiều loại bị tiệt chủng, nhiều loại có nguy cơ bị tiêu diệt. Ví dụ: Tê giác một sừng, Voi, Bò tót, công… đ. Chất thải: Chất thải sinh hoạt hàng năm ở các đô thị thải ra khoảng 6 triệu tấn tương đương với 50% tổng lượng rác thải rắn sinh hoạt của cả nước. Chất thải công nghiệp chiếm 20% tổng lượng chất thải. Chất thải nguy hại năm 2003 khoảng 16000 tấn như: chất thải y tế từ các bệnh viện chưa qua xử lí, chất thải công nghiệp… e. Về vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm cung cấp nước sạch đô thị: Hiện nay mới có 60-70% dân cư đô thị dưới 40% dân cư ở nông thôn được cấp nước sạch. Chỉ có 28-30% hộ gia đình ở nông thôn có hố xí hợp vệ sinh. Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang cần quan tâm của toàn xã hội. II. NỘI DUNG. 1. Mô tả nội dung tổng thể. Giáo dục kiến thức bảo vệ môi trường ở mỗi bài học địa lí Việt Nam là vấn đề cần thiết đối với giáo viên dạy học địa lí. Tuy nhiên, theo thực tế của từng địa phương mà giáo viên có thể áp dụng giảng dạy cho hợp lí. Theo uỷ ban thế giới về môi trường WCED đã định nghĩa “ Sự phát triển bền vững là sự phát triển thoả mãn với nhu cầu trong hiện tại mà không xâm phạm đến khả năng làm thoả mãn những nhu cầu của thế hệ tương lai “. 6 Như thế, trong lúc con người luôn tác động vào môi trường vì sự tồn tại và phát triển của mình nghĩa là phải khai thác và sử dụng không gian sống với chất lượng đầy đủ nhưng phải làm thế nào để bồi thường cho lương lai những thiệt hại do hôm nay gây ra. 2. Nội dung cụ thể. Trong dạy học địa lí nói chung và địa lí Việt Nam nói riêng giáo viên phải khắc sâu cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường qua từng bài dạy xuyên suốt cả cấp học. Kiến thức về môi trường được lồng ghép một cách logíc khoa học dễ áp dung mang tính thực tiễn cao. a. Trong bài 17: “Vùng Trung Du miến núi Bắc Bộ” Giáo viên đặt câu hỏi: Việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên và thiếu qui hoạch có ảnh hưởng đên môi trương của vùng không ? Nêu những giải pháp và hương hướng cho tương lai ? Định hướng cho học sinh trả lời và tuyên truyền giáo dục: Là vùng giàu có về khoáng sản và thuỷ điện, đa dạng về sinh học song tài nguyên khoán sản và rừng ngày càng cạn kiệt. Chất lượng môi trường của vùng bị giảm súc nghiêm trọng. Vì vậy, việc phát triển kinh tế phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường. Đối với trung du miền núi Bắc bộ cần khắc sâu cho học sinh vấn đề bảo vệ rừng, nhất là đối với tiểu vùng Tây bắc do địa bàn bị chia cắt mạnh nơi trung và thượng lưu các dòng sông lớn cần bảo vệ phòng chống thiên tai như lũ ống, lũ quét, sạt lỡ đất ô nhiễm môi trường nước do nước thải các khu dân cư, các nhà máy xí nghiệp trực tiếp xả ra các dòng sông. Chống chặt phá rừng bừa bãi, đặc biệt là rừng đầu nguồn. Việc phát triển các đập thuỷ điện cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tổng thể môi trường tự nhiên ở nơi đó. Cho nên chúng ta cần phải bảo vệ môi trường xung quanh ở những vùng hồ. Ở tiểu vùng Đông Bắc, vùng giàu có về tiềm năng khoán sản, việc khai thác các mỏ khoán sản còn gặp nhiều khó khăn bất cập. Việc khai thác phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái. Theo đề án của tổng công ty than khoán sản Việt Nam đến năm 2020 chuyển từ khai thác lộ thiên vào việc khai thác dưới hầm mỏ. Ngoài than vùng còn phát triển khai thác sắt, đồng, chì, kẻm, thiếc…Khai thác gắn lền với chế biến cũng gây ô nhiễm về môi trường nước và không khí. Việc tập trung các đô thị ở ven biển như Quảng Ninh, Hạ Long, cũng gây ô nhiiễm nhiễm môi trường nước ở ven bờ nơi đó, do nước và rác thải đô thị.( thực hiện từ 5 đến 7 phút ) b. Bài 20: “Vùng đồng bằng Sông Hồng” Giáo viên đưa câu hỏi gợi ý cho học sinh trả lời : Việc khai thác quá mức tài nguyên đất có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường ? nêu những giải pháp tích cực. Việc tập trung dân cư quá mức gây ảnh hưởng đến môi trường như thế nào ? 7 Giáo viên định hướng cho học sinh trả lời câu hỏi và nêu phương pháp giáo dục môi trường : Là vùng đồng bằng châu thổ tương đối bằng phẳng tài nguyên quan trọng của vùng là đất, khí hậu và sinh vật. Việc phát triển kinh tế kèm theo bảo vệ môi trường, sử dụng đất tiết kiệm, hợp lí bảo vệ đất khỏi bị ô nhiễm là một trong những vấn đề trọng tâm của vùng. Việc tập trung dân cư đông phát triển các đô thị thiếu quy hoạch, phát triển các ngành công nghiệp dễ gây ô nhiễm nước và không khí. Cụ thể như: Nhiều người đã trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của nạn ô nhiễm môi trường. Điển hình như “làng ung thư” Thạch Sơn ở Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư mà nguyên nhân là do dùng nguồn nước bị ô nhiễm thải ra Nhà máy Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ.Ô nhiễm nguồn nước ở các ao hồ gây lây nhiễm, khuẩn tả trong những năn vừa qua. Các nhà máy, xí nghiệm thải nước thải ra các dòng sông chưa qua xử lí, việc rác thải thả xuống lồng hồ các khu dân cư xây cất trái phép lấn chiếm lồng hồ làm mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở Hà Nội. Việc tập trung đông các đô thị dễ gây ô nhiễm môi trường nước, dư lượng thuốc trừ sâu trên các đồng ruộng thải vào các dòng sông làm ô nhiễm nước tôm cá chết hàng loạt. c. Bài 24: “Vùng Bắc Trung bộ” Trong quá trình phát triển kinh tế bền vững trên vấn đề giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môitrườnng một cánh tốt hơn nhân dân bắc trung bộ cần phải làm gì ? Gợi ý trả lời và phương pháp giáo dục : Tài nguyên quan trọng của vùng là đất, rừng và biển, việc bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn là vấn đề quan trọng. Phòng chống thiên tai bão lũ đi đôi với bảo vệ môi trường, vùng có bờ biển kéo dài. Việc khai thác và đánh bắt bừa bãi các loài thuỷ sản dẫn đến mất cân bằng sinh thái biển. d. Bài 25: “Vùng Duyên Hải Nam Trung bộ” trên quan điểm phát triển bền vừng nền kinh tế biển Duyên Hải Nam Trung Bộ cần phải làm gì ? Là vùng có thế mạnh về du lịch và kinh tế biển. Vì vậy, để phát triển kinh tế biển phải gắn liền với bảo vệ môi trường biển. Do địa hình hẹp, độ dốc cao cần phải bảo vệ rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ ven biển. đ. Bài 28: “Vùng Tây Nguyên” Đối với tây nguên vấn đề tác hại do môi trường gây ra cho đời sống sản xuất của người dân hiện nay là ? Là địa hình cao, đất badan, rừng chiếm diện tích lớn. Vấn đề đặt ra của vùng là nạn chặt phá rừng bừa bãi, săn bắt trái phép đối với các loài động vật hoang dã. Vùng là nơi bắt nguồn của các con sông lớn cần bảo vệ môi trường nước để tránh ô nhiễm cho các vùng xung quanh.mua2 kho thiếu nước trầm trọng. e. Bài 31: “Vùng Đông Nam bộ” Khi tích hợp giáo dục môi trường ở phần này giáo viên cần đặt câu hỏi như: 8 Phá rừng với độ che phủ của rừng rất thấp như hiện nay có ảnh hưởng gì đến môi trường tự nhiên ? Quá trình đô thị hoá diễn ra với tốc độ cao ở Đông Nam Bộ gây ảnh hưởng gì đến môi trường tự nhiên ? Việc phát triển nhanh các khu công nghiệp tập trung ở các thành phố lớn gây ảnh gì đến môi trường không khí và dòng nước ở Đông Nam Bộ ? Theo bản tổng kết môi trường toàn cầu do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) Hà Nội và Tp. HCM nằm trong danh sách 6 thành phố ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới. Về nồng độ bụi, hai thành phố lớn nhất Việt Nam này chỉ đứng sau Bắc Kinh, Thượng Hải, New Delhi và Dhaka. Mối đe doạ tiềm tàng này chắc chắn sẽ cản trở quá trình phát triển hơn nữa của các thành phố này. Cũng theo một nghiên cứu về các chỉ số môi trường ổn định do Trường Đại học Yale (Mỹ) thực hiện, Việt Nam đứng thứ hạng thấp nhất trong số 8 nước Đông NamÁ. vùng có nhiều tiềm năng tự nhiên như: đất badan, đất xám trên nền phù sa cổ, mặt bằng xây dựng tốt, tiềm năng biển phong phú, khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. vấn đề đặt ra về bảo vệ môi trường là độ che phủ rừng của vùng còn thấp dẫn đến mất cân bằng sinh thái, việc phát triển nhanh các khu công nghiệp, tập trung đông dân cư dễ gây ô nhiễm môi trường nước hoặt không khí. Ví dụ : Ô nhiễm môi trường nước do nước thải công nghiệp của công ty Vêđan đỗ ra sông Thị Vải ở Đồng Nai ô nhiễm nước ở kênh Ba Bò ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Việc thiếu rừng che phủ cũng thường xuyên gây hạn hán vào mùa khô hay các nhiểu động thời tiết như Enninô. Vấn đề đặt ra cho vùng là cần qui hoạch lại các khu đô thị, phát triển kinh tế kèm theo bảo vệ môi trường. Cần ý thức bảo vệ môi trường biển trong quá trình khai thác dầu khí và đánh bắt thuỷ hải sản.( mỗi bài tích hợp từ 5 đến 7 phút ) f. “Vùng Đồng bằng sông Cửu Long” Có điều kiện thụân lợi phát triển kinh tế trên đất liền và trên biển. Cải tạo đất phèn mặn ở Đồng bằng sông cửu long có tác dụng gì đến môi trường tự nhiên ? Vấn đề khai thác tổng hợp kinh tế ở đồng bằng sông cửu long gây ảnh hưởng gì đến môi trường tự nhiên ? Chặt phá, đốt rừng vô ý thức đặt biệt là rừng dầu nguồn và rừng ngập mặn. Dư lượng thuốc trừ sâu trên đông ruộng đổ ra sông, kênh rạch. Nước thải của khu tập trung dân cư. Rác thải vô ý thức của người dân. Vấn đề đặt ra là cải tạo đất mặn, đất phèn phòng chống cháy rừng và bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn. Thực trạng cho thấy theo số liệu thống kê và dự báo của các cơ quan về bảo vệ môi trường cho biết đến năm 2060 thì diện tích đất ở Đồng bằng sông Cửu Long có khoản 45% đất bị nhấn chìm do nước triều dâng vì 9 hiện tượng trái đất ấm dần lên. Hàng năm hiện tượng ngập úng do lũ diễn ra liên tục vào thời điểm này ở vùng lũ xuất hiện tình trạng thừa nước nhưng thiếu nước sạch dễ xuất hiện dịch bệnh vào mùa nước nổi. Hiện tượng rác thải, nước thải sinh hoạt của các khu dân cư, việc xây cất trái phép nhà vệ sinh, chồng trại chăn nuôi trên các bến sông thường diễn ra thường xuyên, dư lượng thuốc trừ sâu trên các cánh đồng, nước thải từ các khu công nghiệp đổ ra các dòng sông làm cho các hộ nuôi cá cá chất hàng loạt. Việc bất cẩn trong khâu quản lí thường xảy ra những vụ cháy lớn trong những cánh rừng tràm, rừng phòng hộ ven biển bị chặt phá bừa bãi làm mất cân bằng sinh thái vùng ven bờ. ( tích hợp từ 5 – 7 phút ) g. “phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển – đảo”. Việc phát triển tổng hợp kinh tế biển có ảnh hương đến môi trường không ? Gợi ý trả lời câu hỏi lấy dẩn chứng giáo dục . Vd: Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Hơn 30 km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa những bột báng màu xám đen dày cả tấc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối. Khối nhầy trong suốt bao quanh một số loài vi tảo biển là nguyên nhân làm cho nước biển đặc quánh như cháo. Ngoài ra, trong tương lai gần, Việt Nam có thể sẽ bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do lượng nước sạch bị ô nhiễm ngày một nhiều… 3. Phương pháp thực hiện giáo dục môi trường. Lồng ghép vào nội dung chương trình học trong từng bài, đây là nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình dạy. Ngoài ra còn có thể thực hiện giáo dục theo kiểu liên môn cho học sinh khắc sâu kiến thức trong nhà trường. Bảo vệ môi trường trong sạch hôm nay là chìa khoá mở đường cho sự phát triển mai sau. Dân số tăng nhanh không có sự kiểm soát dẫn đến tác động tiêu cực đến môi trường, một vận động viên đua thuyền của người Úc đã phát động phong trào làm cho trái đất sạch hơn. Đây là thông điệp mà mọi người cần lưu ý và thực hiện, ở mỗi học sinh mình giáo dục cho các em ý thức về môi trường như ăn ở sạch sẽ đỗ rác đúng quy định nơi mình đang sống kể cả những nơi công cộng, trường học. Khi hình thành được ý thức bảo vệ môi trường trong mỗi học sinh và từ những học sinh đó các em triển khai những gì mình học được vào gia đình của mình và từ đó ý thức bảo vệ môi trường lan rộng ra ngoài xã hội. III. KẾT LUẬN. Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản suất…nơi chứa đựng và phân huỷ các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và sản suất. Môi trường có vai trò quan trọng đối với con người, đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng, phát triển mà còn là nơi lao động, nghỉ ngơi hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp về văn hoá và thẩm mỹ. Thông qua việc chuyển giao di sản tư bản nghĩa là thế hệ này đảm bảo để 10 . bảo vệ môi trường trong dạy học địa lí, đặc biệt là môn địa lí 9, người làm chuyeân ñeà mong BGH, Tổ chuyên môn tạo điều kiện để được áp dụng sáng kiến và kinh nghiệm vào môn học được tốt hơn nhằm hình. trường ở mỗi bài học địa lí Việt Nam là vấn đề cần thiết đối với giáo viên dạy học địa lí. Tuy nhiên, theo thực tế của từng địa phương mà giáo viên có thể áp dụng giảng dạy cho hợp lí. Theo uỷ. 07/08/2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục về việc tích hợp giáo dục môi trường vào môn địa lí ở trường THCS, đặc biệt là môn địa lí 9 đối với học sinh vùng sâu, vùng xa. Để hình thành ý thức bỏ vệ môi

Ngày đăng: 25/06/2015, 21:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w