1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

NGUỒN NHÂN LỰC - YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH

4 975 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 36 KB

Nội dung

Nguồn nhân lực theo nghĩa hẹp ở nước ta được quy định là một bộ phận của dân số, bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động Việt N

Trang 1

NGUỒN NHÂN LỰC - YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH

Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, du lịch đang nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả nước phát triển và đang phát triển Nhân lực chính là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của ngành du lịch

1 Khái niệm nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người hay nguồn lực lao động hoạt động trong một lĩnh vực nào đó của đời sống xã hội trên một địa bàn nhất định, trong những khoảng thời gian nhất định Nhân lực được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau

- Với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội thì nguồn nhân lực bao gồm toàn

bộ dân cư trong xã hội có khả năng lao động

- Với tư cách là yếu tố của sự phát triển kinh tế - xã hội thì nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội

- Với tư cách là tổng thể cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động thì nguồn nhân lực bao gồm cả yếu tố thể lực và trí lực của những người từ 16 tuổi trở lên

Nguồn nhân lực theo nghĩa hẹp ở nước ta được quy định là một bộ phận của dân số, bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động Việt Nam (nam đủ 15 đến hết 60 tuổi, nữ đủ 15 đến hết 55 tuổi)

Cũng có quan niệm xác định nguồn nhân lực hay nguồn lực con người bao gồm lực lượng lao động và lao động dự trữ Trong đó lực lượng lao động được xác định là người lao động đang làm việc và người trong độ tuổi lao động có nhu cầu nhưng không có việc làm (người thất nghiệp) Lao động dự trữ bao gồm học sinh trong độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao động nhưng không có nhu cầu lao động

Như vậy, mặc dù có các biểu hiện khác nhau về định nghĩa, khái niệm về nguồn nhân lực của một quốc gia nhưng có thể hiểu nguồn nhân lực chính là nguồn lao động

Phát triển nguồn nhân lực là quá trình hoạch định chiến lược tổng thể, tổ chức triển khai các hoạt động nhằm tác động, hướng dẫn, điều chỉnh, kiểm tra việc sử dụng và định hướng nguồn nhân lực trong quá trình sản xuất kinh doanh Nói cách khác phát triển nguồn nhân lực là tác động vào chủ đích của quản lí nhằm tăng năng suất hiệu quả lao động tức là nâng cao hiệu suất của nguồn nhân lực so với các nguồn khác

2 Nguồn nhân lực du lịch

Nguồn nhân lực du lịch được hiểu là nguồn lao động tham gia vào các hoạt động của ngành Du lịch Nguồn lực lao động ở đấy là tổng thể của thể lực và trí lực

Nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh doanh du lịch có thể phân thành 3 nhóm sau:

Nhóm nhân lực có chức năng quản lý nhà nước về du lịch: bao gồm những người làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương xuống đến địa phương như Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch hoặc Sở Thương mại, Du lịch ở các tỉnh, thành phố, phòng quản lý du lịch

ở các quận, huyện Bộ phận lao động này có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch của guốc gia và của từng địa phương, tham mưu cho các cấp Đảng và chính quyền trong việc đề ra đường lối và chính sách phát triển du lịch bền vững và có hiệu quả

Nhóm nhân lực có chức năng sự nghiệp ngành du lịch: bao gồm những người làm việc ở các cơ sở giáo dục, đào tạo như cán bộ giảng dạy, nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng, trung học và cán bộ nghiên cứu ở cá viện khoa học về du lịch

Nhóm nhân lực có chức năng kinh doanh du lịch

Trang 2

Trong nhóm nhân lực chức năng kinh doanh du lịch có thể phân thành 4 bộ phận:

Bộ phận nhân lực có chức năng quản lý chung của doanh nghiệp du lịch: là những người đứng đầu thuộc các đơn vị kinh tế cơ sở: doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, hãng lữ hành du lịch, vận tải…

Bộ phận nhân lực có chức năng quản lý theo các nghiệp vụ kinh tế trong doanh nghiệp du lịch bao gồm: lao động thuộc phòng kế hoạch đầu tư và phát triển; lao động thuộc phòng tài chính

- kế toán; lao động thuộc phòng vật tư thiết bị, phòng tổng hợp; lao động thuộc phòng quản lý nhân sự…

Bộ phận nhân lực có chức năng đảm bảo điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp du lịch gồm: nhân viên thường trực bảo vệ; nhân viên làm vệ sinh môi trường; nhân viên phụ trách công tác sửa chữa điện nước; nhân viên cung ứng hàng hoá; nhân viên tạp vụ… trong các công ty, khách sạn hoặc các doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Bộ phận nhân lực trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách trong doanh nghiệp du lịch Nhóm lao động này thuộc nhiều ngành nghề khác nhau và đòi hỏi phải tinh thông nghề nghiệp Trong khách sạn có lao động thuộc nghề lễ tân; nghề buồng, nghề nấu ăn (chế biến món ăn); nghề bàn và pha chế đồ uống… Trong kinh doanh lữ hành có: lao động làm công tác điều hành chương trình

du lịch, marketing du lịch và đặc biệt có lao động thuộc nghề hướng dẫn du lịch… Trong ngành vận chuyển khách du lịch có lao động thuộc nghề điều khiển phương tiện chuyển

Lao động trong hoạt động du lịch có vị trí rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch và hiệu quả cạnh tranh cũng như khả năng hội nhập quốc tế của ngành

du lịch Yêu cầu về nhân lực du lịch phải có trình độ chuyên môn cao, có trình độ ngoại ngữ, học vấn, văn hóa chung về kinh tế - xã hội tương đối tốt, đòi hỏi phải có kí năng giao tiếp, thuyết phục được những nhóm khách hàng khác nhau Việc làm hài lòng khách không chỉ đòi hỏi người lao động có kĩ năng nghiệp vụ cao mà còn được thể hiện ở niềm tin, sự tín nhiệm với khách hàng

3 Các tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực du lịch

Nguồn nhân lực du lịch được biểu hiện hai khía cạnh là số lượng và chất lượng Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện trên các khía cạnh: sức khỏe, trình độ học vấn, kiến thức, trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm tích lũy được, ý thức tác phong của người lao động Vì vậy để đánh giá nguồn nhân lực du lịch cần dựa trên hai tiêu chí:

3.1 Tiêu chí đánh giá số lượng nguồn nhân lực du lịch

Để đánh giá số lượng nguồn nhân lực du lịch, cần dựa trên các chỉ tiêu sau:

- Tỷ lệ nguồn lao động du lịch trong dân số

- Tỷ lệ lao động du lịch trong tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế

3.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lược được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu, trong đó có các chỉ tiêu chủ yếu sau:

3.2.1 Tiêu chí về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực du lịch

Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết, khả năng thực hành thành thạo về chuyên môn nhất định trong hoạt động du lịch (nó biểu hiện trình độ đào tạo ở các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học), có khả năng chỉ đạo quản lý một công việc chuyên môn Do đó, trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực du lịch được đánh giá thông qua các chỉ tiêu:

- Tỷ lệ cán bộ quản lí về du lịch

- Tỷ lệ lao động cao đẳng, đại học trong tổng số lao động du lịch

- Tỷ lệ lao động trên đại học trong tổng số lao động du lịch

Trang 3

- Tỷ lệ lao động trung cấp trong tổng số lao động du lịch.

- Tỷ lệ lao động phổ thông trong tổng số lao động du lịch

3.2.2 Tiêu chí về trình độ văn hóa của nguồn nhân lực du lịch

Đây là một trong những chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lượng nguồn nhân lực,

và có tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội Trình độ văn hóa cao tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn Những chỉ tiêu đó là:

- Tỷ lệ người biết chữ

- Tỷ lệ đi học chung

- Tỷ lệ đi học ở các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông

3.2.3 Tiêu chí về trình độ ngoại ngữ của nguồn nhân lực du lịch

Du lịch là hoạt động cần sử dụng thông thạo nhiều ngoại ngữ đặc biệt là du lịch quốc tế

Để hoạt động du lịch phát triển và có sức cạnh tranh thì trình độ ngoại ngữ của lao động đóng vai trò quan trọng tạo sức hút cho ngành Trình độ ngoại ngữ của lao động được đánh giá thông qua khả năng và mức độ thông thạo các kĩ năng cơ bản như nghe, nói, đọc, viết các ngoại ngữ Các chỉ tiêu đánh giá:

- Tỉ lệ lao động biết ngoại ngữ

- Tỉ lệ lao động thông thạo ngoại ngữ: trình độ A, B, C

3.2.4 Tiêu chí về trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực

Một người có sức khỏe không đơn thuần là người đó có bệnh tật Sức khỏe theo định nghĩa chung nhất chính là trạng thái thoải mái về vật chất, tinh thần, là tổng hòa nhiều yếu tố tạo nên giữa bên trong và bên ngoài, giữa thể chất và tinh thần

Chúng ta có thể đánh giá tình trạng sức khỏe qua một số chỉ tiêu chủ yếu sau:

- Tuổi thọ bình quân

- Chiều cao và cân nặng trung bình của người lao động

- Chỉ tiêu phân loại sức khỏe

- Chỉ tiêu dân số trong độ tuổi lao động không có khả năng lao động và suy giảm sức khỏe

- Một số chỉ tiêu cơ bản về y tế, bệnh tật: tỉ suất chết, tỉ suất dân số trong độ tuổi bị mắc HIV/AIDS…

3.2.5 Một số tiêu chí khác

Bên cạnh những tiêu chí có thể lượng hóa được như trên, người ta còn xem xét đến các chỉ tiêu định tính thể hiện năng lực phẩm chất của người lao động Tiêu chí này được thể hiện qua các mặt:

- Tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ

- Tinh thần yêu quê hương, đất nước

- Phong tục tập quán, lối sống

Trong xã hội hiện nay, nhân lực là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước, bởi nhân lực chính là nguồn lực chủ đạo của xã hội Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ mang tính tổng hợp với đối tượng chính là du khách Vì vậy, tăng cường đào tạo và phát triển đội ngũ lao động chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch được coi biện pháp chiến lược cho mỗi vùng, lãnh thổ và quốc gia

Trang 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Văn Đính (2006), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

2 Trần Thị Thúy Lan (2005), Giáo trình Tổng quan du lịch, Nxb Hà Nội.

Ngày đăng: 25/06/2015, 14:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w