SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC VẬN DỤNG KIẾN THỨC TÂM LÍ HỌC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ BẠN ĐỌC Ở PHÒNG ĐỌC – MƯỢN MỞ Phòng đọc – mượn mở thư viện trường đại học Hùng Vương là một mắt xích “ Một bộ phận hợp thành” trong tổng thể của Trung tâm Thông tin – Tư liệu – Thư viện. Cùng với thư viện thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo nhà trường. Người cán bộ thư viện là những cán bộ trung kiên và bền bỉ, tham dự vào sự vận động để phát triển văn hóa, giáo dục nước nhà. Cán bộ thư viện là những người giữ gìn, phát huy và lưu giữ tinh hoa văn hóa dân tộc, là cây cầu nối đưa tinh hoa văn hóa nhân loại vào kho tang văn hóa quý báu của dân tộc. Là một cán bộ làm việc tại thư viện hiểu được tầm quan trọng của công việc mình đang làm, tôi luôn trăn trở cần phải nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả phục vụ bạn đọc. Tôi thấy kiến thức Tâm lý học mà mình được đào tạo rất có ích để vận dụng vào công tác phục vụ bạn đọc như là kiến thức về nhu cầu, hứng thú, thái độ. Cụ thể việc vận dụng đó được thể hiện như sau: Để nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc người cán bộ phục vụ thư viện phải tìm hiểu nhu cầu, hứng thú của bạn đọc. Nhu cầu trong Tâm lý học được hiểu là: Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển. Nhu cầu của bạn đọc là sự đòi hỏi tất yếu được thỏa mãn việc tìm kiếm tri thức để phục việc học tập: giáo trình, tài liệu… về các môn học, để phục vụ việc giải trí: báo, tạp trí…., để phục vụ việc nâng cao hiểu biết: các loại sách về văn hóa, du lịch, lịch sử, tâm lý học giới tính…, để phục vụ việc nghiên cứu khoa học. Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động. Ví dụ bạn đọc có hứng thú đọc truyện, hứng thú nghiên cứu khoa học. Hai loại hứng thú này vừa có ý nghĩa với cuộc sống vừa đem lại niềm vui, niềm thích thú cho bạn đọc. Vậy nhu cầu và hứng thú của bạn đọc đặc biệt là sinh viên của trường đại học Hùng Vương hiện nay như thế nào? Tuy chưa tiến hành nghiên cứu nhưng tổng hợp từ kinh nghiệm phục vụ tôi nhận thấy bạn đọc sinh viên còn có nhu cầu và hứng thú đọc ở mức độ trung bình. Số lượt và thời gian sinh viên đến đọc chưa thực sự cao, đối tượng bạn đọc chỉ tập trung ở sinh viên nội trú. Qua tìm hiểu vấn đề này tôi thấy rằng việc sinh viên đến đọc sách hiện nay giảm là một phần do sự bùng nổ của công nghệ thông tin, do hệ thống máy photo đa dạng và văn hóa nghe, nhìn lấn át. Đây có lẽ cũng là một hiện tượng ở nhiều trường. Bên cạnh đó do phương pháp dạy học của giảng viên còn nặng về thuyết trình, cung cấp một mẫu đáp án có sẵn và do mục đích học tập của sinh viên là học để trả bài thi lấy điểm cao. Sinh viên chưa ý thức được tầm quan trọng của việc đọc sách. Việc đọc sách đối với sinh viên là cần thiết và rất quan trọng. Sinh viên mà không có sách thì có lẽ cũng giống như một cây bút trì chưa được gọt dũa, không thể viết được. Sách cũng được coi là một người thầy, nếu chỉ học người thầy ở trên lớp là chưa đủ. Nếu sinh viên đặt ra mục tiêu học tập chỉ là đúng đáp án của thầy cô để lấy điềm thi cao thì các em đang tự hạn chế vốn kiến thức của mình và lãng phí thời gian học tập rất nhiều. Điều đó cũng là sự lãng phí một nguồn kinh phí rất lớn của nhà trường đầu tư vào thư viện. Người cán bộ thư viện hiểu được thực trạng này cũng như hiểu được nhu cầu đọc tài liệu của sinh viên để tìm nhiều biện pháp nhằm phát huy tính tích cực đọc sách của sinh viên đó là: nhất thiết phải dùng các phương pháp điều tra xã hội học ( bằng phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp…) để hiểu được sinh viên cần đọc sách gì? Cần tìm vấn đề gì? Để bổ xung những loại tài liệu đó. Tuy nhiên, đó phải là những tài liệu chuẩn và chính thống. Giảng viên trực tiếp giảng dạy cũng phải là tấm gương khơi gợi hứng thú đọc sách cho sinh viên và chính cán bộ giảng viên cũng là một kênh quan trọng cung cấp tên các loại tài liệu cần thiết để thư viện bổ xung cho phù hợp với nhu cầu và yêu cầu giảng dạy đặt ra. Cán bộ thư viện cần có khả năng thuyết trình tốt, khả năng thuyết trình tốt nghĩa là cán bộ thư viện phải có kiến thức xã hội sâu rộng, nắm được hiện thư viện có những loại sách gì, cần đọc để tìm hiểu nội dung của một số loại. Cán bộ thư viện có thể đóng vai trò là người hướng dẫn viên cho bạn đọc tìm được nguồn tài liệu cần tìm. Thư viện cũng như cán bộ thư viện cần mở những cuộc triển lãm giới thiệu sách vào dịp các ngày lễ lớn. Ví dụ kỷ niệm ngày 8/3; ngày 30/4; 20/11 hoặc lễ hội đền hung là dịp tốt để giới thiệu với bạn đọc về văn hóa dân tộc, văn hóa của tỉnh Phú Thọ thong qua tài liệu đã có trong thư viện. Có thể bổ xung tài liệu thông qua việc tìm hiểu đơn sách của các nhà xuất bản. Thông qua khung chương trình của Phòng đào tạo có thể tổ chức phong trào hiến tặng sách từ cán bộ giảng viên, sinh viên trong nhà trường hoặc từ thông tin của họ, bổ xung từ nguồn tài liệu nội bộ: đề cương bài giảng, báo, tạp chí, luận văn, luận án… Hứng thú với công việc của cán bộ thư viện: Không chỉ tìm hiểu nhu cầu hứng thú của người đọc mà bản than người cán bộ thư viện cũng phải có hứng thú với công việc của mình. Nếu không có hứng thú, nhiệt huyết với công việc thư viện, thì mỗi cán bộ thư viện sẽ cảm thấy đây là một công việc rất nhàm chán, căng thẳng và mệt mỏi. Cán bộ thư viện đến làm chỉ mong hết ngày và hết tuần để nghỉ. Người cán bộ thư viện cũng phải có niềm say mê và hứng thú đọc sách, đọc tài liệu thì mới là người giới thiệu và hướng dẫn viên tốt của bạn đọc được, mới là cầu nối phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc và giao lưu với tinh hoa văn hóa nhân loại, mới thực sự tìm bằng được những cuốn sách, tài liệu hay để bổ xung cho thư viện và từ đó mới chân trọng sách và giữ gìn sách. Tôi mong muốn khi làm việc ở thư viện mình sẽ có được một vốn kiến thức đa dạng, phong phú và dày lên theo năm tháng để khi tiếp xúc với bạn đọc sẽ khơi gợi cho họ niêm say mê đọc sách, để làm một cán bộ tốt. Những yêu cầu về thái độ phục vụ bạn đọc của cán bộ thư viện. Người cán bộ thư viện có hứng thú với công việc, say mê yêu thích công việc là động lực để có thái độ phục vụ tích cực. Người cán bộ thư viện làm việc trong môi trường diễn ra sự tiếp xúc tâm lí với đối tượng bạn đọc là cán bộ , giảng viên, sinh viên là những người có trình độ cao và có văn hóa đòi hỏi người cán bộ thư viên cũng phải thể hiện sự văn hóa, trình độ hiểu biết sâu rộng. Trong tâm lí học định nghĩa giao tiếp là: sự tiếp xúc giữa người và người thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. Hay nói khác đi giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ giữa người với người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác. Vậy ở đây có sự giao tiếp giữa cán bộ thư viện với cá nhân bạn đọc, với một nhóm bạn đọc, với toàn thể phòng đọc, mượn. Phương tiện mà cán bộ thư viện dùng để giao tiếp là thông qua hành động, qua tín hiệu phi ngôn ngữ: tiếng nói, chữ viết, đòi hỏi cán bộ thư viện phải trau dồi sự trong sang của tiếng Việt. Chữ viết phải rõ rang dễ đọc, dùng ngôn ngữ chuẩn. Âm lượng đủ nghe. Người cán bộ thư viện phải có thái độ niềm nở. Niềm nở là nụ cười duyên dáng, tinh tế luôn thường trực trên khuôn mặt. Tiếng cười có tác dụng rất lớn trong đời sống nói chung và trong công tác thư viện nói riêng. Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ hay “ Tiếng cười – nó là âm nhạc tiễn đưa tất cả những gì lỗi thời đi vào vương quốc bóng tối”- Sêđrin. Khi cán bộ thư viện luôn nở nụ cười thể hiện thái độ niềm nở sẽ phát huy những tình cảm tích cực ở người đọc. Nhiều khi do áp lực công việc, tiếp xúc với nhiều bạn đọc trong một ngày và có nhiều bạn đọc hay vi phạm nội quy thư viện khiến cán bộ thư viện có lúc tỏ ra khó tính. Khi mình cáu gắt thì bạn đọc cũng tỏ thái độ không đồng tình với cán bộ thư viện, như vậy làm các em không thoải mái đến đọc sách. Người cán bộ thư viện cần có thái độ phục vụ chu đáo, ân cần. Trước một kho tài liệu rất nhiều và nhiều quy định mà người đọc phải nhớ cán bộ thư viện cần phải hướng dẫn bạn đọc sử dụng thư viện đúng nội quy. Yêu cầu đặt ra của việc hướng dẫn là phải nhẹ nhàng, đầy đủ thông tin để giúp bạn đọc nhớ những nội quy đó, đồng thời bạn đọc sẽ thực hiện đúng nội quy. Cán bộ thư viện cần phải nhiệt tình, chỉ dẫn bạn đọc tìm thấy những tài liệu cần, nếu cán bộ thư viện không nhiệt tình dễ trả lời qua loa, đại khái hoặc từ trối bạn đọc, người đọc sẽ không tìm thấy tài liệu cần tìm. Cán bộ thư viện cần phải trở thành người bạn đọc tin cậy của bạn đọc. Người cán bộ thư viện phải có sự khéo léo trong ứng xử, vì đây là môi trường sư phạm. Khéo léo trong ứng xử bình thường hoặc khéo léo trong khi bạn đọc vi phạm nội quy của thư viện. Cán bộ thư viện cần hiểu đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của bạn đọc … Trên đây là những suy ngẫm đúc rút của bản than tôi từ thực tế công tác tại phòng đọc, mượn mở của tôi.Tôi thấy cần thiết phải vận dụng các kiến thức Tâm lý học để nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc cũng như hiệu quả hoạt động thư viện. Ngoài việc vận dụng kiến thức Tâm lý học cần vận dụng kiến thức trong nhiều lĩnh vực khác đặc biệt là kiến thức về thông tin – thư viện. . SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC VẬN DỤNG KIẾN THỨC TÂM LÍ HỌC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ BẠN ĐỌC Ở PHÒNG ĐỌC – MƯỢN MỞ Phòng đọc – mượn mở thư viện trường đại học Hùng Vương là một. mượn mở của tôi.Tôi thấy cần thiết phải vận dụng các kiến thức Tâm lý học để nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc cũng như hiệu quả hoạt động thư viện. Ngoài việc vận dụng kiến thức Tâm lý học. hiện như sau: Để nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc người cán bộ phục vụ thư viện phải tìm hiểu nhu cầu, hứng thú của bạn đọc. Nhu cầu trong Tâm lý học được hiểu là: Nhu cầu là sự đòi hỏi tất