1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

giáo trình sử dụng biện pháp sinh học nghề quản lý dịch hại tỏng hợp

45 1K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

1 Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp & PTNT Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp & PTNT GIÁO TRÌNH Mô đun: BIỆN PHÁP SINH HỌC Mã số: MĐ 05 NGHỀ: QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP TRÌNH ĐỘ: SƠ CẤP NGHỀ BÔ ̣ NÔNG NGHIÊ ̣ P VA ̀ PHA ́ T TRIÊ ̉ N NÔNG THÔN GIO TRÌNH Sử dụng biện pháp sinh học M số: MĐ 04 NGHÊ ̀ QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP Trnh độ: Sơ câ ́ p nghê ̀ 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Mã tài liệu: MĐ 04 3 LỜI GIỚI THIỆU Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, người nông dân thường gặp rất nhiều trở ngại, một trong số đó là sự phá hại mùa màng của các loại dịch hại như côn trùng, bệnh hại, cỏ dại, ốc bươu vàng…. Do vậy để bảo vệ mùa màng đảm bảo năng suất chất lượng, ổn định sản xuất thì biện pháp phòng trừ các loại dịch hại là việc làm hết sức thiết yếu đối với người nông dân. Hiện nay có rất nhiều biện pháp phòng trừ dịch hại đã được áp dụng để bảo vệ cây trồng trước sự tấn công của các loài dịch hại và biện pháp sử dụng thuốc hóa học là thông thường hơn cả. Mặc dù biện pháp hóa học hiệu quả cao trong phòng trừ nhiều loài dịch hại nhưng nó cũng có những mặt tiêu cực, đó là gây ô nhiễm môi trường, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản, tiêu diệt thiên địch, gây mất cân bằng sinh thái, hiện tượng kháng thuốc và tái bùng phát mạnh hơn của các loài dịch hại,…. Trước hiện trạng đó các nhà bảo vệ thực vật phải nghiên cứu tìm ra được những biện pháp phòng trừ dịch hại vừa hiệu quả quản lý dịch hại nhưng đồng thời khắc phục được những nhược điểm của biện pháp hóa học, do đó biện pháp “quản lý dịch hại tổng hợp” đã ra đời để đáp ứng những yêu cầu đó. Tất cả hướng đến một nền sản xuất hiệu quả, bền vững và thân thiện với môi trường. Giáo trình mô đun “biện pháp sinh học” là một mô đun nằm trong giáo trình sơ cấp nghề “QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP”. Mô đun biện pháp sinh học gồm 3 bài: Bài 1. Thiên địch bắt mồi và thiên địch ký sinh Bài 2. Các chế phẩm vi sinh Bài 3. Chế biến và sử dụng thuốc thảo mộc Giáo trình này là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP”. Các thông tin trong giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao Đẳng Nông Nghiệp Nam Bộ. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các cá nhân và tập thể 4 nói trên đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, Ban chủ nhiệm và các tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Nguyễn Văn Dũng Chủ biên 2. Ngô Hoàng Duyệt hiệu chỉnh 5 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Lời giới thiệu 3 Mục lục 5 MÔ ĐUN BIỆN PHÁP SINH HỌC 6 BÀI 1: THIÊN ĐỊCH BẮT MỒI VÀ THIÊN ĐỊCH KÝ SINH 6 1. Sử dụng thiên địch bắt mồi 6 2. Sử dụng thiên địch ký sinh 16 BÀI 2: CÁC CHẾ PHẨM SINH HỌC 23 1. Khái niệm và đặc điểm chế phẩm sinh học 23 2. Các dạng chế phẩm sinh học và cách sử dụng 24 BÀI 3: CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG THUỐC THẢO MỘC 32 1. Khái niệm và đặc điểm của thảo mộc 32 2. Chế biến thuốc thảo mộc 33 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 41 1- Vị trí, ý nghĩa, vai trò của mô đun 41 2- Mục tiêu của mô đun 41 3- Nội dung chính 42 4- Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun 42 5- Tài liệu tham khảo 43 6 MÔ ĐUN BIỆN PHP SINH HỌC M mô đun: MĐ-04 Giới thiệu: Sự hiểu biết về sinh thái đồng ruộng và đấu tranh sinh học là cơ sở để lợi dụng mối quan hệ theo chiều hướng có lợi cho con người đó là các thiên địch bắt mồi và thiên địch ký sinh tiêu diệt có loại dịch hại gây ra trên đồng ruộng. Với những tác động tiêu cực của việc sử dụng thuốc hóa học quá nhiều trong bảo vệ thực vật, hiện nay các chế phẩm sinh học với lợi ích vượt trội là ít ảnh hưởng đến môi trường, nông sản và sức khỏe con người ngày càng được chấp nhận rộng rãi trong sản xuất nông nghiêp để thay thế dần thuốc hóa học. Sau đây xin giới thiệu một số chế phẩm sinh học đã được nghiên cứu sử dụng từ nhiều dạng khác nhau để áp dụng trong sản xuất. Thuốc thảo mộc là việc sử dụng các loại cây có sẵn ở tự nhiên có chứa các hoạt chất sinh học để diệt trừ một số loại sâu hại cây trồng được người dân sử dụng như là các loại thuốc ít độc với con người và môi trường trong công tác bảo vệ cây trồng. BÀI 1: THIÊN ĐỊCH BẮT MỒI VÀ THIÊN ĐỊCH KÝ SINH Mã bài: MĐ04-1 Mục tiêu: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: - Nhận diện được các côn trùng bắt mồi và côn trùng ký sinh đối với các loại dịch hại trên từng cây trồng cụ thể. - Sử dụng các thiên địch bắt mồi và thiên địch ký sinh hiệu quả trên từng đối tượng dịch hại. - Thực hiện các biện pháp canh tác tránh gây hại cho thiên địch có ích và tạo điều kiện cho chúng phát huy hiệu quả tiêu diệt dịch hại. Nội dung chính 1. Sử dụng thiên địch bắt mồi 1.1. Khái niệm thiên địch bắt mồi 7 Là những loài động vật như côn trùng, nhện, tự đi tìm kiếm săn bắt sâu hại làm thức ăn cho chúng. Các sâu hại được gọi là con mồi. Những con mồi thường được giết chết ngay. Để hoàn thành sự phát triển mỗi cá thể bắt mồi cần tiêu diệt nhiều con mồi. 1.2. Đặc điểm của thiên địch bắt mồi Các loài bắt mồi có 2 kiểu ăn mồi: chúng có thể nhai nghiền con mồi nhờ kiểu miệng nhai (bọ rùa, bọ ngựa, nhện lớn, ), hoặc chúng có thể hút dịch dinh dưỡng từ con mồi nhờ kiểu miệng chích hút (các loại bọ xít, ấu trùng bọ mắt vàng, ) Các loài bắt mồi là nhóm thiên địch rất quan trọng trên các loại cây trồng. Hầu hết chúng có kiểu sống bắt mồi cả ở pha ấu trùng và thành trùng. Do vậy, mỗi cá thể trong loài bắt mồi trong cả đời có thể tiêu diệt được một lượng lớn các cá thể sâu hại. Các loài bắt mồi có mặt ở khắp nơi trong tất cả các sinh quần nông nghiệp. Nhiều bà con nông dân đã nhầm với sâu hại, nên khi thấy chúng xuất hiện nhiều là đem thuốc trừ sâu phun, hoặc khi chăm sóc cây trồng nếu bắt gặp là thu bằng tay và giết chết chúng. Hình 6.1.1: Thiên địch bọ nhựa bắt mồi 1.3. Cách sử dụng thiên địch bắt mồi - Các nhà khoa học bộ môn Côn trùng, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội đã thành công trong việc nhân nuôi và sử dụng một số thiên địch trong việc phòng trừ dịch hại bảo vệ cây trồng, hạn chế sử dụng thuốc hóa học theo hướng đấu tranh sinh học. 8 - Ba loài thiên địch đáng chú ý được chú trọng nhân nuôi và sử dụng là nhện bắt mồi, bọ xít bắt mồi và ong mắt đỏ. PGS. TS Nguyễn Thị Kim Oanh, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: Nuôi nhện, bọ xít, ong mắt đỏ rồi thả trên đồng ruộng để chúng ăn các loài côn trùng gây hại nhằm bảo vệ mùa màng, hạn chế việc lạm dụng thuốc trừ sâu hóa học như hiện nay là mục tiêu nghiên cứu của các nhà khoa học. - Nhện bắt mồi có tên khoa học là Amblyseius. sp có sẵn trong môi trường tự nhiên ở nước ta có vòng đời ngắn, sức sinh sản cao, thường phát triển mạnh từ tháng 2 đến tháng 11 hàng năm. Thức ăn chủ yếu của loài nhện này là các con nhện đỏ son thường cư trú trên cây đậu và các loài cây trồng khác. Quy trình nhân nuôi loài nhện này khá đơn giản: gieo đậu trong môi trường sạch cho đến khi cây ra đủ 6 lá thì thả nhện đỏ son vào với tỷ lệ 10 con trưởng thành/cây. Khi thấy số lượng nhện đỏ nhiều (khoảng 500 con/cây) thì thả nhện bắt mồi vào (2-3 con). - Chỉ sau 7-8 tuần số lượng nhện bắt mồi đã tăng lên gấp 13 lần so với ban đầu, đem thả trên những khu vực trồng rau màu cần bảo vệ, chúng sẽ tiêu diệt hết các loài nhện đỏ, nhện trắng gây hại cây trồng mà không cần phun thuốc hóa học. Trong trường hợp môi trường ít nhện đỏ có thể sử dụng thêm các thức ăn khác như nhện trắng, phấn hoa, mật ong để giúp nhện bắt mồi duy trì sự sống. Các thử nghiệm thả nhện bắt mồi tại vùng Thanh trì, Hoàng Mai và Gia Lâm (Hà Nội) cho thấy nhện mắt mồi có khả năng kìm hãm nhện đỏ son trên cây đậu cô ve ngoài đồng ruộng. Với mật độ thả 3 con/cây trong vòng 16 ngày mật độ nhện bắt mồi đã tăng gấp 13 lần, mật độ nhện đỏ son giảm từ 70 con/cây xuống còn khoảng 3 con/cây. Trong khi với công thức đối chứng (không thả nhện bắt mồi), mật độ nhện đỏ tiếp tục tăng tới 100 con/cây. 9 Hình 6.1.2: Nhện bắt mồi ( Amblyseius. sp) - Việc thả bọ xít bắt mồi (Orius sauteri P) vào ruộng dưa chuột được thực hiện tại xã Văn Đức (Gia Lâm-Hà Nội) cho thấy số lượng bọ trĩ bị khống chế, không tăng vượt quá ngưỡng gây hại (không cần phun thuốc), năng suất quả không kém vụ trước, mã quả đẹp, không bị cong queo, biến dạng. Các đánh giá cho thấy, việc sử dụng nhện và bọ xít bắt mồi tuy có tốn công hơn so với phun thuốc (giá thành tương đương) nhưng đảm bảo dưa chuột sạch, dễ bán và bán được giá cao nên tổng thu nhập cũng cao hơn. Trước đây nông dân thường phải phun thuốc từ 8 tới 13 lần/vụ (hết khoảng 130.000-150.000 đồng/sào) để trừ bọ trĩ nhưng quả dưa vẫn bị cong queo. Bây giờ với cách làm này đã hạn chế được ô nhiễm môi trường, bảo vệ được sức khỏe cho mọi người mà chất lượng dưa vẫn đảm bảo nên mọi nhà muốn làm theo. Hình 6.1.3: Bọ xít bắt mồi (Orius sauteri P) 10 - Với ong mắt đỏ (Trichogramma ), kỹ thuật nhân nuôi đơn giản đã được chuyển giao cho nông dân các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Đồng Tháp, Bình Dương và vùng trồng bông ở Nha Hố (Ninh Thuận) nuôi để diệt sâu đục thân, sâu tơ hại trên cải bắp, ngô, bông… Kết quả bước đầu cho thấy số lượng bọ trĩ và sâu đục thân giảm không kém so với phun thuốc hóa học. - Theo tính toán của các nhà khoa học, chi phí cho việc sử dụng thiên địch hiên nay không rẻ hơn so với phun thuốc hóa học (khoảng 130.000 đồng/sào/vụ), nhưng hiệu quả bước đầu là như nhau. Nếu duy trì phương pháp này chúng ta có thể tạo ra nguồn thiên địch lâu dài trong tự nhiên, từ đó giảm chi phí nhân nuôi dẫn đến sẽ giảm được giá thành. Sản xuất cả 3 vụ/năm, liên tục trên đồng ruộng có cây trồng nên việc sâu bệnh xuất hiện gây hại cây trồng là không tránh khỏi. Càng thâm canh cây trồng cao thì sâu bệnh phát sinh càng nhiều, càng phun thuốc bảo vệ thực vật nhiều thì càng hủy diệt nhiều sinh vật có ích đối với con người và càng gây tính kháng thuốc với sâu hại, làm mất cân bằng sinh thái. Trong mỗi hệ sinh thái nông nghiệp có những nhóm thiên địch nhất định giữ vai trò quan trọng trong điều hòa số lượng sâu hại. Với mỗi loại cây trồng có cả một tập đoàn sâu hại và vi sinh vật sống trên đó, đi kèm với nó là một tập đoàn thiên địch thích nghi riêng với những côn trùng và vi sinh vật gây hại nó. Nhờ hoạt động tích cực của các loài thiên địch mà mật độ quần thể gây sâu hại bị khống chế dưới ngưỡng gây hại kinh tế. Thực tế hiện nay nông dân thấy xuất hiện sâu bệnh là sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ mà không nghĩ đến hậu quả, là tiêu diệt hết các loài thiên địch, ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái nông nghiệp và môi trường. Vì thế, để bảo vệ các loài thiên địch, môi trường sinh thái, hạn chế sử dụng thuốc hóa học một cách vô tội vạ, thiếu khoa học, xin giới thiệu đến bà con nông dân một số loài thiên địch có ích, thường gặp trên ruộng lúa và ruộng màu để bà con nông dân hiểu biết vai trò của chúng, từ đó có ý thức bảo vệ những người bạn có ích này. [...]... năng: - Trình bày được đặc điểm cơ bản về chế phẩm sinh học trong phòng trừ dịch hại - Phân loại được các chế phẩm sinh học và cách sử dụng của từng chế phẩm đúng kỹ thuật - Vận dụng được vào điều kiện cụ thể nhằm lựa chọn ra các chế phẩm sinh học thích hợp đối với các đối tượng dịch hại chính Nội dung chính: 1 Khái niệm và đặc điểm chế phẩm sinh học 1.1 Khái niệm chế phẩm sinh học Là các loài vi sinh. .. nhau: - Nhóm chế phẩm sinh học ứng dụng cho việc phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng - Nhóm chế phẩm sinh học dùng cho sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, chất kích thích tăng trưởng bón cho cây trồng - Nhóm chế phẩm sinh học dùng cho cải tạo đất, xử lý phế thải nông nghiệp 2 Các dạng chế phẩm sinh học và cách sử dụng 2.1 Chế phẩm từ vi khuẩn Thuốc trừ sâu vi sinh BT ( Bacciluss Thuringiensis... bằng thuốc hoá học càng khó khăn và phải sử dụng thuốc hoá học với nồng độ cao hơn Trong các trường hợp sâu đã kháng thuốc hoá học khi sử dụng chế phẩm EPN đều có hiệu quả diệt sâu tốt Kết quả thử nghiệm hiệu lực phòng trừ 5 loại sâu hại ngoài đồng ruộng trên một số loại cây trồng đều đạt 50 - 87,5% Với kết quả bước đầu này cho thấy: 21 thuốc sinh học tuyến trùng cho phòng trừ sinh học sâu hại cây trồng... dịch hại trên đồng ruộng 2 Sử dụng thiên địch ký sinh 2.1 Khái niệm thiên địch ký sinh Là những loại côn trùng có ích sử dụng các loài sâu hại làm nguồn dinh dưỡng và nơi ở, trong đó thông thường loài ký sinh sử dụng hoàn toàn các mô của cơ thể vật chủ, và loài ký sinh thường gây chết vật chủ ngay sau khi chúng hoàn thành chu kỳ phát dục Hầu hết các côn trùng ký sinh sâu hại có kiểu biến thái hoàn... ứng yêu cầu xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp sinh thái bền vững việc nghiên cứu và ứng dụng biện pháp sinh học đang là vấn đề quan tâm của nhiều ngành trong cả nước Trong các giải pháp sinh học, tuyến trùng ký sinh gây chết cho côn trùng (EPN) đã và đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm phát triển mạnh mẽ Nhiều chế phẩm thuốc sinh học tuyến trùng đã được thương mại hoá ở Mỹ, liên minh... nấm trắng 31 BÀI 3: CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG THUỐC THẢO MỘC Mã bài: MĐ04-3 Mục tiêu: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: - Trình bày được đặc điểm cơ bản về thuốc thảo mộc trong phòng trừ dịch hại - Chọn ra các nguồn nguyên liệu thảo mộc phổ biến dễ tìm tại địa phương và chế biến chúng thành các chế phẩm có khả năng sử dụng hiệu quả trong phòng trừ dịch hại - Vận dụng được vào điều kiện cụ thể... ký sinh trong hay ký sinh ngoài Ký sinh trong hay còn gọi là nội ký sinh gồm các loại ký sinh mà ấu trùng của chúng sống ở bên trong cơ thể vật chủ (ong kén trắng, ) Ký sinh ngoài hay còn gọi là ngoại ký sinh gồm các loại ký sinh mà ấu trùng của chúng sống bám ở bề mặt cơ thể vật chủ (ong kiến ký sinh các loài rầy nâu, rầy lưng trắng ) Theo mối quan hệ giữa loài ký sinh với pha phát dục của sâu hại. .. nhóm vi sinh vật nhất định Chất kháng sinh có hoạt tính sinh lý cao, tác động chọn lọc và được vi sinh vật tiết ra đưa vào môi trường sống trong mối quan hệ đối kháng với các sinh vật khác Vi khuẩn, nấm và xạ khuẩn là những vi sinh vật sinh ra nhiều chất kháng sinh Chất kasugamycin có hiệu quả trừ một số vi khuẩn và nấm gây bệnh nhưng chỉ trong sự hiện diện của dịch cây Validamicin là chất kháng sinh. .. trường sinh thái - Có tác dụng cân bằng hệ sinh thái (vi sinh vật, dinh dưỡng …) trong môi trường đất nói riêng và môi trường nói chung - Ứng dụng các chế phẩm sinh học không làm hại kết cấu đất, không làm chai đất, thóai hóa đất mà còn góp phần tăng độ phì nhiêu của đất - Có tác dụng đồng hóa các chất dinh dưỡng, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản phẩm - Có tác dụng tiêu diệt côn trùng gây hại, ... minh EU, Nhật Bản, Australia, Thái lan và Trung Quốc Trong chương trình công nghệ sinh học KHCN-02 và KHCN-04, Phòng Tuyến trùng học Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh Vật thuộc Trung tâm KHTN&CNQG đã triển khai nghiên cứu sử dụng thuốc tuyến trùng EPN phòng trừ một số sâu hại cây trồng ở Việt Nam Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu và ứng dụng thuộc lĩnh vực này Đến nay đã phân lập được gần 60 chủng . thân thiện với môi trường. Giáo trình mô đun biện pháp sinh học là một mô đun nằm trong giáo trình sơ cấp nghề “QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP”. Mô đun biện pháp sinh học gồm 3 bài: Bài 1. Thiên. biện pháp phòng trừ dịch hại vừa hiệu quả quản lý dịch hại nhưng đồng thời khắc phục được những nhược điểm của biện pháp hóa học, do đó biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp đã ra đời để đáp ứng. chủ quản: Bộ Nông nghiệp & PTNT Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp & PTNT GIÁO TRÌNH Mô đun: BIỆN PHÁP SINH HỌC Mã số: MĐ 05 NGHỀ: QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP TRÌNH ĐỘ: SƠ CẤP NGHỀ

Ngày đăng: 24/06/2015, 20:46

Xem thêm: giáo trình sử dụng biện pháp sinh học nghề quản lý dịch hại tỏng hợp

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    MÔ ĐUN BIỆN PHÁP SINH HỌC

    BÀI 1: THIÊN ĐỊCH BẮT MỒI VÀ THIÊN ĐỊCH KÝ SINH

    1. Sử dụng thiên địch bắt mồi

    2. Sử dụng thiên địch ký sinh

    BÀI 2: CÁC CHẾ PHẨM SINH HỌC

    1. Khái niệm và đặc điểm chế phẩm sinh học

    2. Các dạng chế phẩm sinh học và cách sử dụng

    BÀI 3: CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG THUỐC THẢO MỘC

    1. Khái niệm và đặc điểm của thảo mộc

    2. Chế biến thuốc thảo mộc

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w