1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển bền vững nông nghiệp huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên

88 591 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 655,82 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BÙI ĐĂNG BIÊN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÙ CỪ, TỈNH HƯNG YÊN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN MINH YẾN Hà Nội – 2014 i DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của huyện Phù Cừ 2006-2012 26 Bảng 2.2: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế theo giá thực tế 28 Bảng 2.3: Lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế 29 Bảng 2.4: Đường giao thông nông thôn được cứng hoá 30 Bảng 2.5: Hệ thống kênh mương huyện Phù Cừ từ năm 2006 - 2012 32 Bảng 2.6: Tốc độ tăng GDP trong nông nghiệp từ năm 2006 - 2012 38 Bảng 2.7: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo giá hiện hành 39 Bảng 2.8: Năng suất một số loại cây chính của ngành trồng trọt 39 Bảng 2.9: Số lượng gia súc, gia cầm 40 Bảng 2.10: Lao động đang làm việc trong ngành nông nghiệp 49 Bảng 2.11: Các chỉ tiêu về y tế huyện Phù Cừ giai đoạn 2006 – 2010 và năm 2012 53 Bảng 2.12: Diễn biến sử dụng đất nông nghiệp huyện Phù Cừ 54 ii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1: Tấc độ tăng trưởng GDP thực tế của huyện Phù Cừ 2006-2012 27 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp năm 2006 và năm 2012 41 Biểu đồ 2.3: Lao động đang làm việc trong ngành nông nghiệp 49 iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Sự cần thiết của đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Kết cấu đề tài: 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP 5 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững nông nghiệp 5 1.1.1. Các khái niệm: 5 1.1.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững 5 1.1.1.2. Khái niệm về nông nghiệp 7 1.1.1.3. Khái niệm về phát triển bền vững nông nghiệp 8 1.1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 11 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển bền vững nông nghiệp 13 1.2. Cơ sở thực tiễn: Kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển bền vững nông nghiệp 14 1.2.1. Kinh nghiệm của huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định 14 1.2.2. Kinh nghiệm của huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình 18 1.2.3. Kinh nghiệm của huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 20 1.2.4. Những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn 22 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN PHÙ CỪ 25 2.1. Những điều kiện tác động đến sự phát triển bền vững nông nghiệp của huyện Phù Cừ 25 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 25 2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội và văn hoá 26 2.1.3. Một số chính sách của tỉnh, huyện về phát triển nông nghiệp 35 2.2. Thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp của huyện Phù Cừ 37 2.2.1. Phát triển bền vững về kinh tế 37 2.2.2. Phát triển bền vững về xã hội 48 2.2.3. Phát triển bền vững về nguồn tài nguyên và môi trường 54 2.3. Đánh giá chung 60 2.3.1. Thành tựu 60 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 61 2.3.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục tháo gỡ 66 CHƯƠNG 3 NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÙ CỪ 70 iv 3.1. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển ngành bền vững nông nghiệp 70 3.1.1. Quan điểm 70 3.1.2. Mục tiêu 70 3.1.3. Phương hướng 71 3.2. Giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp ở huyện Phù Cừ 73 3.2.1. Áp dụng khoa học công nghệ 73 3.2.2. Đổi mới tư duy phát triển nông nghiệp 74 3.2.3. Nâng cao trình độ cho người lao động 76 3.2.4. Mở rộng thị trường tiêu thụ 77 3.2.5. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước 78 3.3. Một số kiến nghị 80 KẾT LUẬN 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Việt Nam là một nước nông nghiệp, lao động nông nghiệp chiếm trên 70% lao động xã hội. Diện tích đất tự nhiên của Việt Nam trên 33 triệu ha thì đất nông nghiệp chỉ chiếm 28,4% và bình quân đầu người có xu hướng thấp dần do dân số còn tăng và đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp lại rất hạn chế, chủ yếu ở các vùng đồng bằng. Vì vậy, nếu không biết sử dụng đất đai một cách khoa học thì dễ bị suy thoái, tài nguyên đất ngày càng kiệt quệ và không thể phát triển một nền kinh tế bền vững, thu nhập của nông dân ngày càng thấp đi. Để phát triển sản xuất nông nghiệp thì cần phải có một chế độ canh tác bền vững trong hệ thống nông nghiệp. Bởi nông nghiệp không chỉ đảm bảo đời sống và xã hội, ổn định chính trị mà còn tạo ra tiền đề vật chất cần thiết để mở mang phát triển công nghiệp và các ngành kinh tế xã hội khác. Nông nghiệp là ngành sử dụng chủ yếu hai nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng bậc nhất đối với sự tồn vong của loài người đó là đất và nước. Khi dân số tăng mạnh thì nhu cầu lương thực, thực phẩm cho cuộc sống con người càng tăng lên, do vậy nông nghiệp có những tác động ngày càng to lớn đối với môi trường. Chính vì vậy, phát triển nông nghiệp, đặc biệt phát triển kinh tế bền vững nông nghiệp đang là vấn đề hết sức quan trọng đặt ra cho các nhà nghiên cứu kinh tế nông nghiệp. Với ngành nông nghiệp huyện Phù Cừ trong những năm qua đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá và ổn định; giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2006-2012 tăng bình quân 6,3%; cơ cấu cây trồng, con vật nuôi chuyển dịch theo hướng tăng năng suất, chất lượng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nền nông nghiệp huyện vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Đó là phát triển chưa bền vững, thể hiện ở sự chuyển dịch chậm cơ cấu kinh tế, chất lượng tăng trưởng thấp, việc ứng 2 dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng cây trồng, con vật nuôi còn hạn chế, chưa gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm… Chính vì vậy, tôi đã chọn vấn đề “Phát triển bền vững nông nghiệp huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên” làm đề tài tốt nghiệp cao học, trong đó phân tích, đánh giá những điều kiện phát triển kinh tế, các chính sách đã và đang được huyện Phù Cừ thực hiện để phát triển nông nghiệp. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển bền vững nông nghiệp huyện Phù Cừ thời gian tới. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp của huyện Phù Cừ. Trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát triển bền vững nông nghiệp ở huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Phân tích các điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội và văn hoá tác động đến quá trình phát triển nông nghiệp của huyện Phù Cừ. - Phân tích thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp của huyện Phù Cừ; đưa ra những đánh giá về kết quả đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quá trình phát triển bền vững nông nghiệp của huyện Phù Cừ. - Xác định phương hướng và giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy nông nghiệp huyện Phù Cừ phát triển một cách bền vững trong những năm tới. Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận văn sẽ tập trung giải đáp các câu hỏi cơ bản sau: - Phát triển bền vững nông nghiệp là gì - Cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển bền vững nông nghiệp? - Thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp của huyện Phù Cừ trong những năm qua đã diễn ra như thế nào? 3 - Những giải pháp nào là phù hợp và quan trọng nhất để giúp cho nông nghiệp huyện Phù Cừ phát triển một cách bền vững? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. * Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tập trung trên địa bàn huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. - Phạm vi về thời gian: Từ năm 2006 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Ngoài các phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, các phương pháp chủ yếu sau đây được sử dụng để thực hiện đề tài: * Phương pháp thu thập thông tin: - Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Nguồn thông tin này chủ yếu dựa vào các sách tham khảo, các công trình khoa học, luận văn, luận án đã được công bố, các văn bản chính sách nhằm làm rõ một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn có liên quan tới phát triển bền vững nông nghiệp. - Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: gồm những thông tin, số liệu thu thập được của địa phương để làm cơ sở thực tiễn cho việc phân tích và đánh giá thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp của huyện Phù Cừ. - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: nhằm thu thập thông tin qua các cán bộ lãnh đạo, các cán bộ chủ chốt của địa phương. Phương pháp này rất quan trọng và đặc biệt hữu ích trong việc nắm bắt các thông tin tổng quát cũng như cụ thể của địa bàn nghiên cứu. * Phương pháp phân tích thông tin: - Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng để nghiên cứu các vấn đề liên quan tới phát triển bền vững nông nghiệp như: các nguồn lực phát triển 4 (như đất đai, lao động, khoa học công nghệ), phát triển sản xuất nông nghiệp, vấn đề môi trường - Phương pháp phân tích thực chứng: là phương pháp được dựa trên những số liệu, thông tin thu thập được từ thực tế phát triển bền vững nông nghiệp của huyện Phù Cừ. - Phương pháp phân tích định tính: được sử dụng nhằm kiểm định và làm rõ những kết quả nghiên cứu về thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp của huyện Phù Cừ, từ đó rút ra những kết luận về những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế. Dựa trên những kết luận này đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp của huyện Phù Cừ một cách bền vững. 5. Kết cấu đề tài: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững nông nghiệp - Chương 2: Thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp huyện Phù Cừ - Chương 3: Phương hướng giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp huyện Phù Cừ 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững nông nghiệp 1.1.1. Các khái niệm: 1.1.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững Phát triển là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường Trong một thời gian dài, trên thế giới đã có nhiều nền kinh tế phát triển mạnh, mà ở đó người ta đặt mục tiêu kinh tế quá cao, coi tăng trưởng kinh tế là thước đo duy nhất cho sự phát triển. Chính vì quan niệm như vậy mà trong quá trình phát triển, nhiều mục tiêu khác nhau về xã hội, môi trường đã không được chú trọng đúng mức, dẫn đến sự bất bình đẳng trong xã hội, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng, môi trường sống và môi trường sinh thái bị phá huỷ. Do vậy đã có một sự thay đổi về quan niệm và hành động, và quan niệm về phát triển bền vững ra đời Có nhiều khái niệm về phát triển bền vững. Từ năm 1980, khái niệm phát triển bền vững được đưa ra trong báo cáo “Chiến lược bảo tồn thế giới” do Uỷ ban Bảo tồn Thiên nhiên thế giới (IUCN) đề xuất, đó là “Sự phát triển nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu thiết yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái”. Sau đó khái niệm phát triển bền vững đã được bổ sung và có nội dung bao quát hơn. “Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. [...]... bảo tồn tài nguyên thiên nhiên (FAO) Nói một cách cụ thể phát triển bền vững nông nghiệp là phải giải quyết một cách đồng bộ trên cả ba mặt: kinh tế, xã hội, môi trường * Nội dung của phát triển bền vững nông nghiệp - Phát triển bền vững nông nghiệp về kinh tế: là sự phát triển đảm bảo tăng trưởng, phát triển ổn định lâu dài về mặt kinh tế của nông nghiệp, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế của... CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN PHÙ CỪ 2.1 Những điều kiện tác động đến sự phát triển bền vững nông nghiệp của huyện Phù Cừ 2.1.1 Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý Huyện Phù Cừ nằm ở toạ độ 21,420 vĩ bắc, 106,120 kinh đông, phía tây giáp huyện Tiên Lữ, phía tây bắc giáp huyện Ân Thi đều thuộc tỉnh Hưng Yên Phía đông bắc và phía đông giáp huyện Thanh Miện của tỉnh Hải Dương... thu hoạch Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính là nông nghiệp thuần nông (nông nghiệp sinh nhai) và nông nghiệp chuyên sâu Nông nghiệp thuần nông: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗi nông dân Không có cơ giới hoá trong nông nghiệp sinh nhai Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hoá trong... Kinh nghiệm của huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình Huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình nằm (chính giữa phía Bắc tỉnh) tại hai ngã ba ranh giới giữa tỉnh Thái Bình với hai tỉnh: Hưng Yên, Hải Dương và với hai tỉnh Hải Dương, Hải Phòng Phía Đông Nam giáp huyện Thái Thụy, phía Nam giáp huyện Đông Hưng, phía Tây Nam giáp huyện Hưng Hà Góc phía Tây giáp huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên Phía Tây Bắc giáp các huyện: Thanh... xuất nông nghiệp Trong đó, việc xác định những sản phẩm chủ lực và xây dựng các trung tâm công nghệ cao gắn liền với những vùng chuyên canh nông nghiệp cần được coi là một mũi nhọn trong phát triển bền vững nông nghiệp - Xây dựng các mô hình nông nghiệp vừa bảo đảm chất lượng môi trường vừa phù hợp với yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm Đó chính là phát triển các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Để phát nông. .. nông thôn Tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, quá trình tái cấu trúc ngành nông nghiệp để phát triển bền vững thì bắt đầu từ việc xác định lại tổ chức sản xuất nông nghiệp đảm bảo phát triển bền vững Trên cơ sở đó, hình thành những khuôn khổ thể chế mới, chính sách mới phù hợp nhu cầu phát triển Mục tiêu của phát triển bền vững về kinh tế là đạt được sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu hợp lý, đáp ứng... phát triển bền vững Sự phát triển bền vững của một nền kinh tế hay một ngành kinh tế phải đảm bảo được ba yếu tố trụ cột về: phát triển kinh tế bền vững, xã hội bền vững và môi trường bền vững, ba yếu tố này phát triển không tách rời mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau phát triển - Về kinh tế: một nền kinh tế bền vững phải thể hiện ở sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh của tất cả các... trường Như vậy, một nền nông nghiệp phát triển bền vững phải đảm bảo được mục đích là kiến tạo một hệ thống bền vững về mặt sinh thái, có tiềm lực về kinh tế, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người mà không hủy diệt đất đai, không làm ô nhiễm môi trường, đảm bảo lợi ích cho các thế hệ mai sau * Các chỉ tiêu của phát triển bền vững nông nghiệp Với quan niệm mới về bền vững nông nghiệp, FAO đưa ra các... niệm phát triển bền vững ngày càng được bổ sung và hoàn chỉnh Tổng hợp những quan điểm đó có thể hiểu rằng Phát triển bền vững là sự phát triển trong đó kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển là kinh tế, xã hội và môi trường nhằm thỏa mãn được nhu cầu xã hội hiện tại nhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai” * Nội dung của phát triển bền vững Sự phát. .. trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao Ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào nông nghiệp, khoa học và công nghệ có vai trò rất to lớn, có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển bền vững nông nghiệp, nó vừa là nền tảng, vừa là động lực để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, . trạng phát triển bền vững nông nghiệp của huyện Phù Cừ 37 2.2.1. Phát triển bền vững về kinh tế 37 2.2.2. Phát triển bền vững về xã hội 48 2.2.3. Phát triển bền vững về nguồn tài nguyên và. thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp của huyện Phù Cừ. Trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát triển bền vững nông nghiệp ở huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. * Nhiệm. cơ bản sau: - Phát triển bền vững nông nghiệp là gì - Cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển bền vững nông nghiệp? - Thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp của huyện Phù Cừ trong những

Ngày đăng: 24/06/2015, 10:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w