1 HƯỚNG DẪN TÍNH TOÁN CHI PHÍ DỰ PHÒNG SỬ DỤNG PHẦN MỀM DỰ TOÁN GXD Tính dự phòng cho Dự án tiến hành trong khoảng thời gian ngắn Quý 1.. Sử dụng phần mềm Dự toán GXD tính toán chi p
Trang 11
HƯỚNG DẪN TÍNH TOÁN CHI PHÍ DỰ PHÒNG
SỬ DỤNG PHẦN MỀM DỰ TOÁN GXD Tính dự phòng cho Dự án tiến hành trong khoảng thời gian ngắn (Quý)
1 Bài toán:
Tính toán chi phí dự phòng cho Dự án đầu tư xây dựng công trình chung cư cho người thu nhập thấp
Dự toán: 32.163.444.000 đồng
Trong đó:
- Chi phí xây dựng : 27.500.000.000 đ
- Chi phí thiết bị : 2.000.000.000 đ
- Chi phí quản lý dự án : 525.750.000 đ
- Chi phí tư vấn : 1.788.765.000 đ
- Chi phí khác : 348.929.000 đ (không bao gồm lãi vay)
Giả thiết thời gian thực hiện Dự án dự kiến khoảng 3 quý, tính từ Quý III/2014
2 Sử dụng phần mềm Dự toán GXD tính toán chi phí dự phòng
Bước 1: Tính toán chi phí dự phòng khối lượng công việc phát sinh
Bước 1.1: Nhập các thành phần chi phí của Dự án
- Tiến hành mở phần mềm Dự toán GXD
- Tích chọn Dự toán công trình (1)
- Chọn Bảng tính toán chi phí dự phòng tại sheet CP Du phong (2)
- Nhập các thành phần chi phí trong tổng dự toán (3)
Hình 1 Nhập các thành phần chi phí của Dự án
Trang 22
Nếu sử dụng phần mềm Dự toán GXD để tính toán dự toán Chi phí xây dựng và Chi phí thiết bị, các khoản mục này cùng với Chi phi quản lý dự án, Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, Chi phí khác sẽ tự động được nối sang bảng tính Chi phí dự phòng mà không cần
nhập thủ công
Bước 1.2: Tính toán chi phí dự phòng khối lượng công việc phát sinh
Dự phòng khối lượng công việc phát sinh theo công thức tính (2.9) - Phụ lục số 02 theo Thông tư 04/2010/TT-BXD:
Với:
-G DP1 là Chi phí dự phòng khối lượng công việc phát sinh
-G XD,G TB,G QLDA,G TV,G Klà các giá trị chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự
án, chi phí tư vấn và chi phí khác(không bao gồm lãi vay) tương ứng đã nhập ở Bước 1.1
ps
K là hệ số dự phòng công việc phát sinh
Phần mềm Dự toán GXD sẽ tự tính toán Dự phòng khối lượng công việc phát sinh khi nhập hệ số dự phòng khối lượng công việc phát sinh Trường hợp này, lấy K ps =10%
Kết quả thu được G DP1 = 3.216.344.400 đ
Hình 2 Tính Dự phòng khối lượng công việc phát sinh
ps K TV QLDA TB
XD
Trang 33
Bước 2: Tính toán chi phí dự phòng trượt giá và tổng chi phí dự phòng
Dự phòng trượt giá được phần mềm Dự toán GXD xác định theo công thức (1.6) tại Phụ lục số 01 theo Thông tư 04/2010/TT-BXD:
Trong đó:
- T: độ dài thời gian thực hiện xây dựng công trình (ở đây là 3 quý);
- t: số thứ tự quý phân bổ vốn thực hiện dự án (t = 1T) ;
- Vt: vốn chi cho công trình dự kiến thực hiện trong quý thứ t;
- LVayt: chi phí lãi vay công trình dự kiến thực hiện trong quý thứ t
Nếu chi phí lãi vay không nằm trong chi phí khác Gk, thì không cần phải loại bỏ
- IXDCTbq: mức độ trượt giá bình quân tính trên cơ sở bình quân các chỉ số giá xây dựng công trình theo loại công trình của tối thiểu 3 quý gần nhất so với thời điểm tính toán;
XDCT
I
: mức dự báo biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc
tế so với mức độ trượt giá bình quân quý đã tính
Tiến hành:
Bước 3.1 Xác định vốn đầu tư phân bổ theo từng thời đoạn (quý) đầu tư
Ta tiến hành nhập mức phân bổ vốn từng quý tính theo giá trị % Tổng dự toán, để xác định vốn phân bổ:
Hình 3 Xác định vốn phân bổ trong từng thời đoạn
} )]
( 1 {[
) (
1
t XDCT XDCTbq
T
t
Vayt T
G
Trang 44
Bước 3.2 Xác định chỉ số giá của 3 quý gần nhất so với thời điểm tính toán để tính mức độ trượt giá bình quân I XDCTbq
Hiện tại đang là quý II năm 2014, do đó cần tìm văn bản xác định chỉ số giá cho các thời đoạn: Quý III, IV năm 2013 và quý I năm 2014 Những giá trị này có trong văn bản sau:
- Quyết định số 8062/QĐ-SXD ngày 23/10/2013 về công bố chỉ số giá xây dựng tháng 7, 8, 9 và Quý III năm 2013
- Quyết định số 2816/QĐ-SXD ngày 29/04/2014 về công bố chỉ số giá xây dựng tháng 1, 2, 3 và Quý I năm 2014
Câu hỏi: Hai văn bản trên xác định chỉ số giá Quý III năm 2013 và Quý I năm 2014, vậy còn Chỉ số giá Quý II và Quý IV năm 2013 lấy từ đâu?
Trả lời: Bạn có thể tìm đầy đủ các văn bản quyết định tương ứng với thời đoạn cần lấy chỉ số giá (nếu địa phương công bố đầy đủ)
Tuy nhiên nếu không thu thập được đầy đủ, ta chỉ cần 2 văn bản trên đã có thể xác định được chỉ số giá cho 2 thời đoạn Quý II và Quý IV năm 2013 Cách xác định dựa trên Chỉ
số giá liên hoàn được công bố trong 2 quyết định trên:
Hình 4 Chỉ số giá xây dựng công trình
Cụ thể: Xác định chỉ số giá xây dựng công trình nhà ở Quý IV/2013:
Chỉ số giá Quý I/2014 : 96,59
Chỉ số giá Quý I/2014 so với Quý IV/2013 :100,06
Chỉ số giá Quý IV/2013 : 96,59*100/100,06 = 96,53
Tương tự xác định chỉ số giá Quý II/2013
Trang 55
Nhập chỉ số giá xác định được vào bảng tính:
Hình 5 Mức độ trượt giá bình quân I XDCTbq
Bước 3.3 Xác định mức dự báo biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực
và quốc tế so với mức độ trượt giá bình quân quý đã tính (I XDCT )
Mức dự báo biến động của các yếu tố chi phí, giá cả I XDCT là một giá trị giúp làm tăng độ chính xác của việc xác định mức độ trượt giá, sau khi xác định mức độ trượt giá
bình quân trên cơ sở bình quân các chỉ số giá ở Bước 3.2
Tham số này được xác định phụ thuộc vào số liệu, trình độ, khả năng dự báo của chuyên gia tư vấn
Tuy nhiên sẽ một số nhóm yếu tố ảnh hưởng đến mức biến động giá cả sau:
Nhóm yếu tố về kinh tế - xã hội:
- Lạm phát
- Lãi suất
- Tỷ giá ngoại tệ
- Giá cả vật liệu xây dựng
- Nhu cầu tiêu dùng
Nhóm yếu tố về chính sách:
- Chính sách thuế
- Cơ chế, luật xây dựng
- Chính sách lương bổng và tuyển dụng lao động
Nhóm yếu tố về tự nhiên:
- Thời tiết
- Thiên tai
- Địa chất tại công trình
Trang 66
Tùy thuộc vào số liệu thu thập được và khả năng phân tích để xác định giá trị XDCT
I
phù hợp và có căn cứ lý luận
Ở đây giả định ta xác định được mức chênh lệch giữa trượt giá trên thực tế so với mức trượt giá bình quân đã tính toán so với công bố là +0,5%/quý
Hình 6 Mức dự báo biến động của các yếu tố chi phí, giá cả so với
mức độ trượt giá bình quân quý đã tính I XDCT
Với những công thức, số liệu và kết quả tính toán như trên, phần mềm sẽ tính toán ra
chi phí dự phòng trượt giá và tổng chi phí dự phòng như sau:
Hình 7 Chi phí dự phòng trượt giá và tổng chi phí dự phòng
Trang 77
Câu hỏi: Trường hợp khoảng thời gian thực hiện dự án thay đổi (ít hoặc nhiều hơn 3 quý) thì điều chỉnh bảng tính như thế nào để có được kết quả chi phí dự phòng?
Trả lời: Trường hợp thời gian thực hiện dự án tăng hoặc giảm, khi đó thực hiện những điều chỉnh sau (Ví dụ cụ thể cho trường hợp thời gian thực hiện dự án trong 2 Quý):
Bước 1 Điều chỉnh Bảng Vốn phân bổ theo giai đoạn thực hiện:
- Tại bảng phân bổ vốn đầu tư, thực hiện xóa đi thời đoạn không thực hiện Quý 3 (hoặc thêm thời đoạn thực hiện nến dự án kéo dài trong 4, 5 quý…)
- Sau đó nhập mức phân bổ vốn cho từng thời đoạn:
Hình 8 Điều chỉnh Bảng Vốn phân bổ theo giai đoạn thực hiện
Bước 2 Điều chỉnh bảng tính chi phí dự phòng trượt giá và công thức tính tổng chi phí
dự phòng
- Xóa bỏ thời đoạn không thực hiện Quý 3 (hoặc thêm thời đoạn thực hiện nếu dự
án thực hiện trong khoảng thời gian dài hơn 4, 5,…quý)
- Chi phí dự phòng trượt giá cho toàn bộ dự án GDP2 là chi phí dự phòng trượt giá tích lũy tại thời đoạn cuối cùng mà dự án thực hiện
Do đó chỉnh lại công thức tính tổng chi phí dự phòng như trong hình:
Hình 9 Điều chỉnh bảng tính chi phí dự phòng trượt giá và tổng dự phòng phí