LPG chứa bên trong hệ thống là môi chất có nguy cơ cháy nổ cao, khi xảy ra sự cố nổ hoặc rò rỉ, LPG thoát ra ngoài có thể gây ra cháy, nổ dây chuyền rất nguy hiểm cho con người và môi trường. Kết quả nghiên cứu 100 tai họa sự cố hyđrôcacbon lớn nhất trong 30 năm trên thế giới cho thấy cứ 10 năm thì có khoảng 3 sự cố lớn liên quan đến các cơ sở tàng trữ và nén khí hyđrôcacbon. Xác suất xảy ra sự cố lớn cho bất cứ cơ sở khí hoá lỏng nào là từ 12000 cho tới 13333.
TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ TRUYỀN THÔNG MÔI TRƢỜNG TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG DÀNH CHO CÁN BỘ VÀ NHÂN VIÊN TRỰC TIẾP KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG HÀ NỘI, 2014 www.sosmoitruong.com 3 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 7 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƢỜNG, CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG 8 I. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG 8 1.1. Môi trường là gì? 8 1.2. Ô nhiễm môi trường là gì? 8 1.3. Các nguyên tắc cơ bản về bảo vệ môi trường 9 II. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG 10 2.1. Khái niệm chung về khí dầu mỏ hoá lỏng 10 2.2. Một số đặc tính kỹ thuật và tính chất vật lý của LPG thương mại 10 2.3. Tình hình chế biến và sử dụng LPG ở Việt Nam 12 CHƢƠNG 2. SỰ CỐ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG 15 I. SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG DO KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG 15 1.1. Sự cố môi trường 15 1.2. Phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường 16 1.3. Sự cố do khí dầu mỏ hoá lỏng 17 II. NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI DO SỰ CỐ KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG GÂY RA 23 2.1. Những tác động tới môi trường do sự cố LPG gây ra 23 2.2. Các ảnh hưởng của sự cố LPG đối với sức khỏe con người 24 2.3. Cách xử lý các tai nạn khi tiếp xúc với LPG 27 III. XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP KHI SỬ DỤNG GAS 28 3.1. Nghi ngờ có rò rỉ gas - Chưa xác định được vị trí 28 3.2. Gas xì - Chưa phát hỏa 28 3.3. Bình gas bị đặt vào sức nóng quá mức 28 3.4. Thiết bị hoặc bình gas bị rò rỉ - Đã phát hỏa 28 3.5. Chỉ dẫn an toàn cho bình gas 29 3.6. Phòng chống rò rỉ, cháy nổ 30 CHƢƠNG 3. AN TOÀN TRONG QUÁ TRÌNH NẠP VÀ VẬ 32 I. AN TOÀN TRONG QUÁ TRÌNH NẠP KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG VÀO CHAI 32 1.1. An toàn trạm nạp LPG vào chai 32 www.sosmoitruong.com 4 1.2. An toàn cửa hàng LPG 37 II. AN TOÀN TRONG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG 39 2.1. An toàn môi trường trong vận chuyển khí dầu mỏ hoá lỏng 40 2.2. An toàn trong việc sử dụng và vận chuyển chai chứa LPG 45 CHƢƠNG 4. QUẢN LÝ CHẤT THẢI TRONG KINH DOANH 49 I. QUẢN LÝ CHẤT THẢI 49 1.1. Khái niệm chung 49 1.2. Tình hình chung về quản lý chất thải 49 1.3. Một số quy định hiện hành về quản lý chất thải 50 II. CHẤT THẢI TRONG KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG 53 2.1. Chất thải từ các hoạt động của ngành dầu khí 53 2.2. Các loại chất thải từ hoạt động kinh doanh LPG 53 III. QUẢN LÝ CHẤT THẢI, GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 56 3.1. Kiểm soát khí thải 56 3.2. Kiểm soát ô nhiễm nước 57 3.3. Kiểm soát ô nhiễm do chất thải 58 3.4. Giảm thiểu các tác động khác 58 CHƢƠNG 5. HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG 60 I. MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG 60 1.1. Luật và Nghị định 60 1.2. Một số văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật bảo vệ môi trường kinh doanh hoá 60 1.3. Quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy 61 1.4. Quy định về an ninh cảng biển 61 1.5. Một số quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia 62 II. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐỀN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG 63 2.1. Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 63 2.2. Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11/2/2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền 64 2.3. Nghị định số 107/NĐ-CP n về kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng 65 www.sosmoitruong.com 5 2.4. Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường 66 2.5. - hoá 67 2.6. Thông tư số 12/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về quản lý chất lượng, đo lường trong kinh doanh LPG 68 2.7. Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16/12/2011 của Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hoá lỏng, áp dụng đối với cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng 69 III. QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH 69 3.1. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu LPG 70 3.2. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện sản xuất, chế biến LPG 70 3.3. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện thương nhân phân phối LPG cấp I 71 3.4. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện tổng đại lý kinh doanh LPG 71 3.5. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện đại lý kinh doanh LPG 72 3.6. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện cửa hàng bán LPG chai 72 3.7. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện trạm nạp LPG vào chai 73 3.8. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện trạm nạp LPG vào ô tô 74 3.9. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện trạm cấp LPG 74 3.10. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ cho thuê kho, cảng xuất, nhập LPG 75 3.11. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận chuyển LPG 75 IV. QUY ĐỊNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG 76 4.1. Cửa hàng kinh doanh: Yêu cầu thiết kế và đảm bảo an toàn trong thiết kế 76 4.2. Quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy 78 V. TRÁCH NHIỆM, NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 www.sosmoitruong.com 6 www.sosmoitruong.com 7 LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) là một trong những loại nhiên liệu quan trọng và phổ biến tại Việt Nam. Đây là mặt hàng thiết yếu đối với sản xuất, đời sống và đang được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt, công nghiệp, thương mại và giao thông vận tải. Theo quy định của pháp luật, khí dầu mỏ hoá lỏng là một trong những mặt hàng kinh doanh có điều kiện, vì vậy các chủ thể tham gia kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng (không phân biệt thành phần kinh tế) phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm ngặt và đầy đủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Nhằm góp phần tăng cường đảm bảo việc thực thi đầy đủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng, thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Công Thương, Tổng cục Môi trường đã giao Trung tâm Đào tạo và Truyền thông môi trường tổ chức biên soạn tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ môi trường dành cho đối tượng là cán bộ và nhân viên trực tiếp kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng. Nội dung tài liệu gồm 5 chương: Chương 1. Tổng quan về môi trường, các vấn đề chung về khí dầu mỏ hoá lỏng. Chương 2. Sự cố trong hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng. Chương 3. An toàn trong quá trình nạp và vận chuyển khí dầu mỏ hoá lỏng. Chương 4. Quản lý chất thải trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng. Chương 5. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng. Các nội dung trên được biên soạn nhằm trang bị cho đội ngũ cán bộ và nhân viên trực tiếp kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng những kiến thức cơ bản về lĩnh vực bảo vệ môi trường nói chung, lĩnh vực bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng nói riêng, góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao hiểu biết, nhận thức của cộng đồng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như trong việc nhận thấy rõ trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật. Trong quá trình biên soạn tài liệu, do có một số văn bản mới đang được xây dựng hoặc sửa đổi và sắp ban hành nên chúng tôi chưa có điều kiện cập nhật một cách đầy đủ. Hơn nữa, đây là tài liệu lần đầu tiên được xây dựng nên chắc chắn không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Ban Biên tập rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các bộ, ngành, các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường và xăng dầu để tài liệu sớm được hoàn thiện và phổ biến rộng rãi, phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ trong thời gian tới. Xin trân trọng cảm ơn! Ban Biên tập www.sosmoitruong.com 8 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƢỜNG, CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG I. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƢỜNG 1.1. Môi trƣờng là gì? “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật". (Theo Ðiều 3, Luật Bảo vệ môi trường 2005). Từ định nghĩa này, khái niệm về môi trường có thể được hiểu theo các nghĩa sau: - Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải… - Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị - Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội - Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Vậy chất lượng môi trường là gì? Đó là những thứ tối cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của mỗi người, được mọi người quan tâm hơn cả như số m 2 nhà ở, chất lượng bữa ăn hằng ngày, nước sạch, điều kiện vui chơi giải trí Ví dụ, trung bình mỗi ngày mỗi người đều cần khoảng 4 m 3 không khí sạch để hít thở; 2,5 lít nước sạch để uống, một lượng lương thực, thực phẩm tương ứng với 2000 - 2400 Calo Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. 1.2. Ô nhiễm môi trƣờng là gì? “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. (Theo Ðiều 3, Luật Bảo vệ môi trường 2005). Một cách khác để diễn đạt sự ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường là hiện tượng làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc tính vật lý, hoá học, www.sosmoitruong.com 9 sinh học của bất kỳ thành phần nào của môi trường vượt quá mức cho phép đã được xác định, gây tổn hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khoẻ, sự an toàn hay sự phát triển của sinh vật và tính bền vững của vật liệu. Ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường tới mức có khả năng tác động xấu đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường được gọi chung là “chất ô nhiễm”. Chất ô nhiễm là những chất không có trong tự nhiên, hoặc vốn có trong tự nhiên nhưng nay có hàm lượng lớn hơn và gây tác động có hại cho môi trường thiên nhiên, cho con người cũng như các sinh vật khác. Chất gây ô nhiễm có thể có nguồn gốc tự nhiên (núi lửa, cháy rừng, bão lụt ) hoặc do các hoạt động của con người tạo ra (hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt ). Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. * Đặc tính của chất gây ô nhiễm: - Thể tồn tại: Các chất gây ô nhiễm có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng, khí, có thể chuyển hoá từ thể này sang thể khác. Các chất thải ở một thể này khi gia nhập môi trường có thể biến đổi sang thể khác và gây tác động mạnh tới môi trường. - Tính độc: Gây hại cho sinh vật, con người và môi trường, ví dụ như DDT, axít, chất phóng xạ, kim loại nặng - Tính trơ: Nhiều vật chất gây ô nhiễm có khả năng tồn tại bền vững trong môi trường, gây nguy cơ tích luỹ trong môi trường tới mức vượt quá ngưỡng cho phép, gây hại cho môi trường. Ví dụ như Clorofluorocacbon (CFC) là những hoá chất do con người tổng hợp để sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp kể cả các bộ phận làm lạnh và từ đó nó xâm nhập vào khí quyển. Ở trong môi trường, chúng tồn tại rất bền vững ở dạng sol khí và không sol khí và dạng sol khí thường làm tổn hại tầng ôzôn. - Tính kém bền vững hoá học: Nhiều chất có khả năng dễ biến đổi trong môi trường thành những chất khác có nguy cơ gây độc cao hơn. Đặc điểm, tốc độ phản ứng hoá học biến đổi chất và sản phẩm cuối phản ứng phụ thuộc vào chất tham gia phản ứng và các điều kiện môi trường. Do vậy, trong những điều kiện môi trường khác nhau, cùng một chất gia nhập có thể gây nên những hệ quả môi trường khác nhau. - Tính nhân tạo và ngoại lai: Môi trường tự nhiên chỉ có khả năng đồng hoá các chất thải tự nhiên của chính hệ. Do vậy, khi chất thải từ nơi khác mang đến hoặc có bản chất nhân tạo thì môi trường có khả năng không thể đồng hoá, xử lý được chúng. Để đánh giá về mức độ ô nhiễm môi trường, cần phải dựa vào tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng môi trường, đó là các quy định về nồng độ tối đa (nồng độ cho phép) của các chất ô nhiễm tồn tại trong từng thành phần môi trường, từng vùng, từng khu vực cụ thể và đối với từng mục đích sử dụng. Mỗi quốc gia, căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của đất nước mình để thiết lập danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng riêng như các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng môi trường không khí cho khu dân cư, cho khu sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn nước ăn uống; tiêu chuẩn, quy chuẩn nước tưới cho nông nghiệp 1.3. Các nguyên tắc cơ bản về bảo vệ môi trƣờng Điều 4, Luật Bảo vệ môi trường 2005 quy định các nguyên tắc bảo vệ môi trường: www.sosmoitruong.com 10 1) Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hoà với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu. 2) Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. 3) Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường. 4) Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hoá, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. 5) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. II. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG 2.1. Khái niệm chung về khí dầu mỏ hoá lỏng Khí dầu mỏ hoá lỏng hay Khí hoá lỏng (tiếng Anh: Liquefied Petroleum Gas; viết tắt là LPG) được chế biến từ dầu mỏ, khí đồng hành hoặc khí tự nhiên là khí hoặc hỗn hợp khí có thành phần chủ yếu là hyđrôcacbon no dạng prafin, công thức tổng quát: C n H 2n+2 như: Propane (C 3 H 8 ), Butane (C 4 H 10 ) có thể tồn tại vết Ethane (C 2 H 6 ), Pentane (C 5 H 12 ), Ethylene (C 2 H 4 ), Butadiene 1,3 (C 4 H 6 ). LGP thương mại là propane (C 3 ) hoặc butane (C 4 ) hoặc hỗn hợp Propane và Butane (tỷ lệ thường là 30:70, 40:60 hoặc 50:50 thể tích tùy theo mục đích sử dụng), trong đó chỉ có hỗn hợp Propane và Butane là thích hợp cho việc chế biến thành sản phẩm khí đốt gia dụng vì chúng có áp suất hơi bão hoà và nhiệt độ bay hơi thích hợp trong điều kiện cụ thể. Propane (R290) và Butane (R600) là những môi chất lạnh tự nhiên, không phá hủy tầng ôzôn và cũng không gây hiệu ứng nhà kính. Về mặt sinh thái học, chúng không gây ô nhiễm môi trường, nhưng có nhược điểm là nguy cơ cháy nổ cao, khi đó hậu quả của cháy nổ lại gây ô nhiễm môi trường. Hỗn hợp R600a/R290 được coi là môi chất lạnh tương lai. Khí hoá lỏng gồm 3 loại tùy thuộc vào công dụng của nó: Khí hoá lỏng dân dụng, khí hoá lỏng được nén ở áp suất cao (200kg/cm 2 ) dùng trong giao thông vận tải, khí nhiên liệu hyđrôcacbon. 2.2. Một số đặc tính kỹ thuật và tính chất vật lý của LPG thƣơng mại * Trạng thái tồn tại: Ở điều kiện nhiệt độ và áp suất thường, LPG tồn tại ở trạng thái hơi. LPG có tỷ số giãn nở lớn, 1 đơn vị thể tích khí gas lỏng tạo 250 đơn vị thể tích hơi, vì vậy để thuận tiện và kinh tế trong tồn chứa, vận chuyển, LPG được lỏng bằng cách nén vào các bình chứa chịu áp lực ở nhiệt độ thường hoặc lạnh hoá lỏng để tồn chứa ở áp suất thấp. Đặc trưng lớn nhất của LPG là chúng được tồn chứa ở trạng thái bão hoà, tồn tại cả dạng lỏng và dạng hơi. Khi chuyển từ pha lỏng sang pha hơi, LPG sẽ thu nhiệt. Năng lượng cần thiết này lấy từ bản thân LPG và môi trường xung quanh, vì vậy nhiệt độ LPG trong bình chứa www.sosmoitruong.com 11 giảm xuống. Đặc biệt khi quá trình hoá hơi xảy ra, do giảm áp đến áp suất khí quyển, LPG làm lạnh không khí, bình chứa nên hiện tượng tạo sương xảy ra khi nhiệt độ đạt đến nhiệt độ điểm sương. Ngược lại, khi hơi LPG ngưng tụ chuyển sang pha lỏng, LPG tỏa nhiệt làm tăng nhiệt độ LPG và thiết bị công nghệ tồn chứa dẫn tới tăng áp suất LPG. * Tính cháy, nổ: Đặc trưng nguy hiểm cháy, nổ là nhiệt độ tự bốc cháy và khoảng cháy, nổ. Giới hạn và thông số cháy, nổ của LPG trong không khí: - Giới hạn cháy nổ: Giới hạn cháy nổ của hơi gas trong hỗn hợp không khí – gas hay trong hỗn hợp oxygen – gas là phần trăm về thể tích gas tự bắt cháy, nổ. Giới hạn cháy nổ của hỗn hợp gas trong không khí là khoảng 1,8 + 10%, là một khoảng khá hẹp so với nhiều khí nguy hại khác. - Nhiệt trị: LPG có nhiệt cháy cao, trong khoảng 11.300 – 12.000 Kcal/kg, tương đương nhiệt trị của 1,5 – 2 kg than củi, 1,3 lít dầu hỏa hoặc 1,5 lít xăng. - Nhiệt độ tự bắt cháy: LPG là loại nhiên liệu dễ cháy khi kết hợp với không khí tạo thành hỗn hợp cháy nổ. Nhiệt độ cháy của LPG rất cao, từ 1900 o C - 1950 o C, có khả năng đốt cháy và nung nóng chảy hầu hết các chất cháy dẫn đến làm phá hủy thiết bị, cơ sở vật chất. - Vận tốc bay hơi, vận tốc ngọn lửa: Vận tốc bay hơi của ngọn lửa hỗn hợp LPG - không khí ở áp suất khí quyển trong ống dẫn đường kính 30,4 cm đạt vận tốc 216 cm/s nên khi xảy ra cháy, ngọn lửa sẽ lan nhanh, rộng và mãnh liệt, gây khó khăn cho chữa cháy và gây thiệt hại lớn. * Tính giãn nở: LPG có hệ số giãn nở thể tích rất lớn, ở nhiệt độ lớn hơn 0 o C trong môi trường không khí bình thường với áp suất bằng áp suất khí quyển, LPG bị biến đổi từ thể lỏng thành thể hơi theo tỉ lệ thể tích 1 lít LPG thể lỏng hoá thành khoảng 250 lít ở thể hơi do vậy trong các bồn chứa LPG không bao giờ được nạp đầy mà chỉ được phép từ 80 – 85% dung tích toàn bình để có không gian cho LPG lỏng giãn nở khi nhiệt độ tăng. * Độ nhớt: Ở 20 0 C độ nhớt của LPG là 0,3 cSt. Do có độ nhớt rất thấp nên LPG có tính linh động cao, rất dễ rò rỉ. * Đặc tính ăn mòn: LPG tinh khiết không ăn mòn kim loại. * Nhiệt độ sôi: Ở áp suất khí quyển, Propane sôi ở nhiệt độ ts= -42 o C, Butan sôi ở nhiệt độ ts= -0,5 o C. Vì vậy, tại nhiệt độ và áp suất thường LPG hoá hơi rất mạnh, rất dễ thoát ra ngoài môi trường khi thiết bị chứa không kín hoặc bị rò rỉ. * Tỷ trọng: - Tỷ trọng của LPG thể lỏng: Ở điều kiện nhiệt độ 15 o C và áp suất 760 mmHg, tỷ trọng của Butane bằng 0,575 và của Propane bằng 0,51. Như vậy, ở thể lỏng tỷ trọng LPG xấp xỉ bằng một nửa tỷ trọng của nước. - Tỷ trọng của LPG thể hơi: Ở điều kiện nhiệt độ 15 o C và áp suất 760 mmHg, tỷ trọng của Butane bằng 2,01 và của Propane bằng 1,52. Như vậy tỷ trọng của LPG gấp 2 lần không khí. Do đó, nếu thoát ra ngoài hơi của LPG sẽ lan truyền dưới mặt đất ở nơi trũng, rãnh nước, hố gas. Tuy nhiên, hơi của LPG phân tán ngay khi có gió. * Áp suất hơi bão hoà: Áp suất hơi bão hoà của Propane và Butane phụ thuộc vào nhiệt độ bão hoà của nó. Do vậy, áp suất hơi bão hoà của LPG phụ thuộc vào nhiệt độ www.sosmoitruong.com [...]... của pháp luật về an toàn, phòng cháy và chữa cháy; an ninh, trật tự; an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường và đo lường, chất lượng s o s w w w 3 Cán bộ, nhân viên làm việc tại cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng, kinh doanh dịch vụ khí dầu mỏ hoá lỏng, kể cả người điều khiển phương tiện vận chuyển khí dầu mỏ hoá lỏng phải được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy,... an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, bảo quản, đo lường, chất lượng khí dầu mỏ hoá lỏng được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật V TRÁCH NHIỆM, NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG Theo nghị định số 107/NĐ-CP của Chính phủ thì nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân bảo vệ môi trường trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng được quy định... chất lượng: 1 Cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng phải thường xuyên tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; an ninh, trật tự; an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường và đo lường, chất lượng trong quá trình hoạt động kinh doanh it o m 2 Thương nhân kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng phải tổ chức kiểm tra định kỳ cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng thuộc mình quản... chứa khí dầu mỏ hoá lỏng, khi bán cho khách hàng phải còn nguyên niêm phong, tuyệt đối kín, bảo đảm chất lượng, khối lượng và nhãn mác đã đăng ký - Chỉ cho phép trưng bày lâu dài trên các giá quảng cáo những chai khí dầu mỏ hoá lỏng rỗng hoặc chai khí dầu mỏ hoá lỏng giả - Khi tồn chứa cũng như khi bày bán, van chai luôn đóng kín - Không được cất giữ chai khí dầu mỏ hoá lỏng ở khu vực cửa ra vào, ở... chắc chắn và cứ giữa 02 lớp bắt buộc phải có 01 lớp ván lót m o c g n o ru 4.2.4 Quy định phòng cháy và chữa cháy, an ninh, trật tự, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường và đo lường, chất lượng Nghị định 107/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng quy định tại Điều 6 Phòng cháy và chữa cháy, an ninh, trật tự, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường và đo lường,... như quy hoạch, truyền thông môi trường, hoàn thiện cơ sở luật pháp… thích hợp với chiến lược này 1.2 Phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trƣờng Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường như sau: Điều 86 Phòng ngừa sự cố môi trường m o c g n o ru 1 Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải có nguy cơ gây ra sự cố môi trường phải thực hiện các biện... chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng LPG và bảo đảm an toàn trong thời gian bảo quản LPG tại kho của thương nhân 2 Tuân thủ các điều kiện quy định phòng cháy và chữa cháy; an ninh, trật tự, an toàn lao động và môi trường trong quá trình thực hiện dịch vụ Điều 44 Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận chuyển LPG 1 Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký kinh doanh dịch vụ vận chuyển... ngoài không khí, chúng nhanh chóng hoá hơi ở điều kiện khí quyển và tạo hiệu ứng lạnh - LPG là chất lỏng dễ bay hơi nên khi rò rỉ ra môi trường sẽ bốc hơi rất nhanh và hoà trộn với không khí tạo thành hỗn hợp chất nổ - LPG khi bị rò rỉ ra môi trường sẽ hoà trộn với không khí tạo thành hỗn hợp cháy Một galon (3,785 lít) khí Butane tinh khiết thoát ra ngoài môi trường có thể trộn với không khí tạo thành... nạn khi tiếp xúc với LPG a) Nếu có người bị cho ng khi làm việc trong môi trường LPG: - Người vào cấp cứu phải mang đầy đủ mặt nạ phòng độc - Nhanh chóng đưa người bị nạn ra nơi thoáng khí - Thực hiện thao tác hô hấp nhân tạo nếu nạn nhân bị ngừng thở - Thông báo ngay cho nhân viên y tế b) Nếu bị LPG lỏng phun vào da: - Nhanh chóng đưa nạn nhân ra ngoài, dùng nước đổ nhẹ lên vùng da bị bỏng cho đến... thứ nhất nằm ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, gồm nhiều mỏ khí nhỏ, trong đó có Tiền Hải - Thái Bình, trữ lượng khoảng 250 tỷ m3 khí, được bắt đầu khai thác năm 1981 phục vụ cho công nghiệp địa phương - Cụm mỏ khí thứ 2 thuộc vùng biển Cửu Long, gồm có 4 mỏ dầu Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Ru Bi - Cụm mỏ khí thứ 3 ở vùng biển Nam Côn Sơn gồm mỏ Đại Hùng đang khai thác và các mỏ khí đã phát hiện khu vực xung quanh