1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuyên đề tập đọc lớp 3

12 631 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 104 KB

Nội dung

- Đọc tốt phân môn Tập đọc tức là phát âm chính xác các từ trong tiếng Việt, tốc độ đọc phải nhanh, vừa đọc, vừa có thể hiểu ý của từ ngữ, câu văn, đoạn văn....đồng thời diễn tả được ý đ

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3

ĐỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP ĐỌC

A/ PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn chuyên đề

- Đọc là một đòi hỏi cơ bản đầu tiên ở mỗi học sinh tiểu học Biết đọc mới học được, bởi có đọc tốt học sinh mới hiểu bài và học tốt các môn học khác

- Đọc tốt tạo ra hứng thú và khả năng tự học của học sinh Đọc tốt giúp các em nhanh chóng tiếp thu được nền văn minh, hình thành những ước

mơ tốt đẹp, khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cho học sinh

- Đọc tốt phân môn Tập đọc tức là phát âm chính xác các từ trong tiếng Việt, tốc độ đọc phải nhanh, vừa đọc, vừa có thể hiểu ý của từ ngữ, câu văn, đoạn văn đồng thời diễn tả được ý đó đến người nghe một cách hấp dẫn trên cơ sở ngữ điệu, Đây chính là cơ sở tạo điều kiện cho học sinh có khả năng tư duy đáp ứng yêu cầu nghe nhanh, hiểu nhanh; nói đúng, nói chuyện hay và viết đúng chính tả theo phương pháp chính âm ( đọc đúng, viết đúng)

- Dạy học có một ý nghĩa to lớn cho học sinh tiểu học nói chung, vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển

- Đọc tốt giúp học sinh biết tìm hiểu bài sâu sắc, biết nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, biết tư duy cao Chính đọc tốt đã hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh

- Dạy học tốt, giúp học sinh trau dồi vốn tiếng Việt và văn học, giúp học sinh mở rộng hiểu biết và phát triển tư duy

B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I THỰC TRẠNG

Trang 2

Học sinh trường tiểu học Mỹ Tú “ B” sống ở nông thôn, điều kiện vận dụng tốt Tiếng Việt vẫn còn gặp nhiều khó khăn

Khẩu hình phát âm tiếng Việt chịu ảnh hưởng một số lỗi: đọc chậm, đọc nhiều tiếng không có thanh điệu, nhất là học sinh học yếu thường bỏ hoặc sai dấu (như dấu huyền thành sắc, hỏi thành ngã…)

Đọc sai, lẫn lộn một số phụ âm đầu

+ tr thành ch Ví dụ: Trưởng thành đọc thành chưởng thành.

+ s thành x Ví dụ: San sẻ đọc xan xẻ.

+ r thành g Ví dụ: rạng rỡ đọc gạng gỡ.

Đọc sai một số vần phức tạp, hoặc không phân biệt được một số âm cuối có

t với c có r đứng sau.

Đọc ngắt nghỉ tùy tiện, học sinh thường đọc vấp, đọc ê a, đọc sai, đọc lướt cho có…

Đa số học sinh điều có hoàn cảnh khó khăn đông anh em Phụ huynh phải tất bật với cuộc sống bằng nhiều nghề Không có thời gian, ít quan tâm việc học hành của con cái (Con mình biết đọc, biết tiếng Việt là được Chất lượng vận dụng tiếng Việt đọc hay là điều họ không để ý tới)

Học sinh chưa có ý thức yêu sách Chưa hình thành phương pháp và thời gian làm việc với sách, học sinh lười đọc sách Đôi khi không có sách

để đọc dù là sách báo Truyện thiếu nhi, phần lớn là do nếp sống ở những gia đình lao động bình dân nghèo, trình độ dân trí còn hạn chế

Đọc hiểu : khả năng học sinh đọc hiểu còn thấp, câu hỏi đưa ra thì học sinh trả lời chưa tròn câu hoặc chưa đúng theo yêu cầu của câu hỏi, cũng có khi học sinh không trả lời được câu hỏi

Các em chưa có thói quen đọc sách ở nhà cũng như giờ ra chơi, chỉ đọc những bài có trong sách giáo khoa không biết tìm thêm sách để đọc

CHƯƠNG II

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3

ĐỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP ĐỌC

Trang 3

I./ RÈN KĨ NĂNG ĐỌC TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TẬP ĐỌC LỚP 3.

1./ Đầu tư vào hoạt động dạy:

Với vai trò của một người chủ đạo, tổ chức, cung cấp mẫu để học sinh khai thác, tự rèn, tự chiếm lĩnh, việc đọc mẫu trong phân môn tập đọc của giáo viên rất quan trọng Muốn thể hiện tốt vai trò của mình, hay trong soạn giảng, giáo viên phải xác định rõ ràng những yếu tố quan trọng liên quan đến kĩ năng đọc, tự rèn luyện để có thể đọc tốt trong tất cả các lượt đọc trong lớp Âm thanh, ngữ điệu…của giáo viên luôn là gương, là mẫu mực mà học sinh tự bắt chước làm theo

Trong quá trình phối hợp các phương pháp giáo viên đặc biệt quan tâm đến lượt đọc nhiều của đọc yếu Nhất là những từ ngữ khó đọc mà các

em đang có thói quen đọc không chuẩn

Giáo viên phải chuẩn bị hết sức chu đáo, nghiên cứu kỹ nội dung có liên quan đến phát âm theo địa phương, đọc hiểu nghĩa các từ và nói được nghĩa các tử đã hiểu, hiểu nội dung đồng thời nói được và đúng nội dung bài học

Từ mục tiêu yêu cầu, nội dung và hình thức luyện tập giáo viên cần xác định chính xác các phương pháp dạy học cần sử dụng trong tiết dạy hoặc cần xáx định các phương pháp dạy nào phù hợp, sử dụng trang thiết bị và đồ dùng dạy học nào để đạt kết quả tối ưu nhất

2./ Đầu tư vào hoạt động học trên lớp:

Tuy học sinh có vị trí chủ động, khai thác để chiếm lĩnh cái gì đó thuộc thế giới quan để tạo ra sự phát triển, nhưng nếu việc xác định đúng khẩu hình của bộ máy phát âm hay đọc và khả năng tái hiện đúng mẫu trong não thuộc về kiến thức thì việc vận dụng nó vào thực tế qua âm thanh đọc lên lại là một kĩ năng, nên học sinh phải được trang bị tốt một số yêu cầu sau

- Đầy đủ sách giáo khoa để đọc

- Nghiêm túc tập trung nghe ( không làm việc riêng), kết hợp đọc thầm ( từ nhẩm theo bằng mắt) khi giáo viên ( học sinh) đọc mẫu

Trang 4

- Học sinh đọc phải được uốn nắn thật kĩ trong các giai đoạn của một tiết tập đọc Lượng từ mà các em được rèn đọc là tất cả những từ mà các em

có thể đọc sai ( không chỉ giới hạn theo sách hướng dẫn)

- Học sinh có thói quen biết nhận xét việc đọc của bạn như : ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, đọc trôi chảy,

- Được tuyên dương khen thưởng khi thể hiện khả năng đọc có tiến bộ

II./ TỔ CHỨC RÈN ĐỌC NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ ĐANG TỒN TẠI:

1./ Giáo viên với ý thức tự rèn đọc của học sinh:

- Tranh thủ tốt nguồn động viên môi trường vận động tiếng Việt từ phía gia đình học sinh Việc làm này có thể trình bày như sau:

+ Đầu năm, những hạn chế sau khi điều tra chất lượng đọc của học sinh, giáo viên tiến hành họp phụ huynh học sinh, nêu lên tầm quan trọng của đọc

tiếng Việt, đưa ra một số yêu cầu để học sinh có giờ tự học ở nhà, được phụ huynh học sinh giám sát, động viên, tạo điều kiện sử dụng tiếng Việt ở nhà

và quan tâm đến điểm đọc hàng ngày

+ Tổ chức nhóm học tập theo quan hệ “sống gần nhà” với hoạt động

giúp nhau đọc tốt có khen thưởng

+ Giao nhiệm vụ đọc thêm trên cơ sở những lỗi đọc sai của học sinh

ở đây theo yêu cầu tăng dần

2 Một số vấn đề cần lưu ý trong rèn đọc cho học sinh yếu:

2.1 Rèn đọc cá nhân:

a Đọc đúng các âm đầu:

- Đối với các âm đầu: r / g; ch / tr; d / v / gi.

Ví dụ: Bài “Quạt cho bà ngủ” (Trang 23 tập 1).

Trang 5

Sai

Bàn tay bé nhỏ

Dẫy quạt thật đều

Ngấn nắng thiu thiu

Đậu chên tường chắng

Đúng Bàn tay bé nhỏ

Vẫy quạt thật đều

Ngấn nắng thiu thiu

Đậu trên tường trắng

- Hướng dẫn học sinh những chữ có phụ âm tr, s, r, khi đọc phải rung lưỡi

lên vòm miệng trên, đẩy xuống luồn hơi thoát ra ngoài, khi đọc không tự nhiên

gò bó

Ví dụ: Bài: “ Vẽ quê hương” ( Trang 88 tập 1)

Sai

Em dẽ làng sóm

Tre xanh, lúa xanh

Sông máng lượn quanh

Một dòng xanh mát

Đúng

Em vẽ làng xóm

Tre xanh, lúa xanh Sông máng lượn quanh Một dòng xanh mát

- Hướng dẫn học sinh từ “xóm” phụ âm x khi đọc lưỡi đưa ra phía trước,

sát vào răng, miệng mở nhỏ cho luồng hơi thoát ra ngoài

Từ “ vẽ ” phụ âm v khi đọc môi trước chạm răng trên, miệng mở nhẹ cho luồng

hơi thoát ra ngoài

b Đọc đúng các vần có điểm cần lưu ý là cuối vần:

Ví dụ: Bài “ Người mẹ” ( Trang 29 tập 1)

Bà mẹ chạy ra ngoài, hớt hải gọi con.

Bà đến một hồ lớn Không có một bóng thuyền

Trang 6

- Hướng dẫn học sinh, trong chữ “ngoài ” nếu bớt o thì đọc là “ ngài ” Nếu bớt

a thì đọc là “ ngòi ” Vì thế nguyên âm đôi oa, trong đó âm o và a được nhấn

mạnh như nhau

Trong chữ “ thuyền ” nếu bớt u thì đọc là “ thyền ” mà bớt y thì đọc là

“ thuền ” Vì thế nguyên âm đôi uy, trong đó âm u và âm y được nhấn mạnh.

c Đọc đúng các vần có điểm cần lưu ý là vần:

Ví dụ 1: Về quê ngoại (133)

Sai

Em về quê ngoại nghĩ hè,

Gặp đầm sen nhỏ mà mê hương trời.

Gặp bà tuổi đã tám mươi,

Quên quên nhớ nhớ những lời ngày

xưa

Đúng

Em về quê ngoại nghỉ hè,

Gặp đầm sen nở mà mê hương trời.

Gặp bà tuổi đã tám mươi, Quên quên nhớ nhớ những lời ngày xưa

Hướng dẫn học sinh đối với những vần uô, oa, ươ cần đọc nặng giọng hơn những âm cuối

d Đọc đúng các dấu thanh trong các âm tiết:

Học sinh ảnh hưởng đến nhiều phát âm địa phương Các em ít đọc phân biệt được “ ? ” ( dấu hỏi), “ ~ ” ( dấu ngã), “ đọc sai dấu”, “ thiếu dấu”

Ví dụ: Anh đom đóm ( Trang 143 tập 1)

Sai

Tiếng chị Cò Bợ:

“ Ru hỏi ! ru hời !

Hỏi bé tôi ơi,

Ngũ cho ngon giấc”

Đúng Tiếng chị Cò Bợ:

“ Ru hỡi ! ru hời !

Hỡi bé tôi ơi, Ngủ cho ngon giấc

- Những tiếng có dấu ngã cần đọc giọng kéo dài và nhấn giọng mạnh hơn Những tiếng có dấu hỏi đọc nhẹ nhàng tự nhiên

Chuyên đề Trang 6 Đặng Thị Xuân Hương

Trang 7

- Các em đọc sai các thanh phải chỉnh ngay từng tiếng, bằng cách giáo viên đọc mẫu và yêu cầu học sinh đọc lại cho đến khi đúng

e Rèn đọc to, rõ:

Khi đọc thành tiếng, đọc cá nhân, các em cần đọc to rõ ràng, không phải đọc to gào lên Giáo viên cần phải giải thích cho các em hiểu rằng chỉ cần đọc đủ lớn cho cả lớp cùng nghe Đối với những em đọc quá nhỏ, tôi thường gọi em đó đứng lên bảng, tư thế đứng ngay ngắn, cầm sách hai tay, yêu cầu em đọc một câu

to hơn, chừng nào bạn ở cuối lớp nghe thấy mới thôi

2.2 Rèn đọc đồng thanh:

Khi cho học sinh đọc đồng thanh, trước tiên giáo viên hướng dẫn cho học sinh ngắt hơi ở câu văn dài, ngắt hơi đúng nhịp ở các câu thơ Dấu chấm xuống dòng nghỉ hơi lâu hơn dấu chấm Khoảng thời gian ngắt, nghỉ hơi được giáo viên

ký hiệu bằng nhịp thướt gõ nhẹ, ăn ý nhịp nhàng giúp cho học sinh đọc đúng và đều nhau

2.3 Rèn đọc thầm:

Học sinh không phát âm, chỉ tập trung hiểu điều mà mình đọc Hướng dẫn học sinh bằng mắt theo que chỉ, giáo viên kiểm soát quá trình đọc thầm bằng

cách quy định thời gian và tìm một yêu cầu về ý nghĩa do giáo viên đưa ra ( trả

lời câu hỏi)

Ví dụ: Ông tổ nghề thêu ( Trang 22 tập 2)

Vua cử Trần Quốc Khải đi sứ nước nào?

2.4 Rèn đọc nhanh:

Học sinh phải đọc lưu loát, trôi chảy, không đọc liến thoắng Tốc độ đọc nhanh chấp nhận được là sự trùng hợp với tốc độ của lời nói

Hướng dẫn học sinh tốt giáo viên đọc mẫu làm chủ tốc độ Điều chỉnh tốc

độ bằng cách giữ nhịp đọc Giáo viên rèn học sinh từng cụm từ, câu, đoạn, bài

Tổ chức cho học sinh đọc trên lớp có sự kiểm tra của giáo viên, của bạn Được

Trang 8

uốn ắn, học sinh sẽ điều chỉnh tốc độ của mình Giáo viên sẽ chọn một số tiếng trong bao nhiêu phút

Ví dụ: Bài “ Đôi bạn” ( Trang 130)

Yêu cầu học sinh đọc đoạn khoảng 70 tiếng/ phút

Hướng dẫn: Học sinh sử dụng ký hiệu để ghi lại ngữ điệu của bài Học sinh sẽ dùng bút chi ghi ký hiệu vào sách giáo khoa

Dấu ( / ) ngắt hơi

Dấu ( // ) nghỉ hơi dài

Dấu ( ) lên giọng

Dấu ( ) xuống giọng

Dấu ( …) chỉ sự đọc chậm lại, kéo dài giọng

Dấu ( ? ) đọc cao giọng và nhấn giọng

Dấy ( ! ) xuống giọng ở câu diễn tả nổi buồn, cao giọng ở những câu ra lệnh, câu diễn tả niềm vui

Ví dụ: Bài “ Quạt cho bà ngủ” ( Trang 23 tập 1)

Ơi / chích chòe ơi ! //

Chim đừng hót nữa, //

Bà em ốm rồi / Lặng / cho bà ngủ //

b Đọc phải biết ngắt nghỉ hơi dựa vào quan hệ ngữ pháp, giữa các tiếng,

từ, học sinh không được đọc rời rạc từng âm tiết, đọc vấp, đọc ê a kéo dài Cũng không được đọc một mạch từ đầu đến cuối, không kịp thở

Khi đọc không được tách một từ ra làm hai

Ví dụ: Bài “ Mùa thu của em” ( Trang 42 tập 1)

Sai

Mùa thu của em

Là vàng hoa cúc

Như nghìn con mắt

Mở nhìn trời êm Đúng Mùa thu / của em

Là vàng / hoa cúc

Chuyên đề Trang 8 Đặng Thị Xuân Hương

Trang 9

Như nghìn con mắt Mở nhìn trời êm

Ví dụ: Bài “ Bận” ( Trang 59)

Sai

Trời / thu bận xanh

Sông / Hồng bận chảy

Đúng Trời thu bận xanh Sông Hồng bận chảy

Trang 10

Ở lớp 3 bước đầu biết đọc, phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật, rèn học sinh đọc theo hình thức phân vai, để làm sống lại nhân vật của tác phẩm Đó là một yêu cầu cao nhất là đối với học sinh Nhưng đó là một yếu tố quan trọng giúp học sinh đọc tốt tiếng Việt Vì thế giáo viên không thể

bỏ qua khi hướng dẫn học sinh đọc

2.7 Rèn đọc thêm ở nhà

Muốn học sinh đọc tốt tiếng Việt, ngoài giờ rèn đọc ngắn ngủi trên lớp giáo viên cần phải phối hợp với phụ huynh chặt chẽ để tổ chức cho các em đọc

ở nhà Giáo dục học sinh ý thức tự học, hình thành thói quen đọc bài mới và bài

cũ trước khi đến lớp Một bài đọc ít nhất hai lần, nhiều hơn càng tốt

Giáo viên nhờ phụ huynh ( qua những lần họp phụ huynh học sinh ) kiểm tra và xác nhận ghi số lần bài mới ở đầu dòng, số lần bài cũ ở cuối dòng, tựa bài ghi bằng bút chì

Ví dụ: Bài “ Tiếng đàn” ( Trang 54 tập 2)

Giáo viên kiểm tra lại đầu tiết học, biết em học sinh đó đã đọc bài trước

là 02 lần, về nhà em đọc lại bài ba lần, tùy theo mức độ nhận xét, nhắc nhở hay tuyên dương Biện pháp này tuy không được chính xác lắm Vì có một số em thiếu trung thực Giáo viên chủ nhiệm am hiểu từng cá tính của mỗi em, sẽ xử

lý, động viên theo từng tình huống thì dần dần cũng khắc phục được

Đầu mỗi tháng, giáo viên chủ nhiệm mượn sách truyện Nhi đồng của thư viện trường, phát cho học sinh mỗi em một quyển về nhà xem Cuối tuần, tiết sinh hoạt lớp, giáo viên thu sách truyện lại, kiểm tra một số em với những yêu cầu như:

- Em đã đọc được bao nhiêu bài thơ ? Bài văn, Em thích bài nào nhất ? Vì sao?

- Em thích đọc thể loại nào?Và đã đọc bài gì? Kể vắn tắt lại cho cô và các bạn nghe

C PHẦN KẾT LUẬN

Trang 11

chất lượng phổ thông nói chung Muốn rèn học sinh đọc tốt giáo viên phải có biện pháp và lòng kiên trì Thật vậy, trong mỗi một thời gian ngắn ngủi, các em

sẽ không nhận quá nhiều yêu cầu về kỹ năng đọc Giáo viên phải có biện pháp phân chia các kỹ năng đọc theo từng giai đoạn từ dễ đến khó

- Giáo viên cần phát âm đúng và đọc mẫu chính xác, cường độ đủ cho học sinh nghe rõ, tốc độ đủ để cho học sinh nghe kịp và hiểu được, hướng dẫn học sinh phát âm cụ thể, cách đặt lưỡi, lấy hơi, sử dụng môi răng để tạo sức căng, cách vo tròn vào miệng

- Khắc phục sửa sai kịp thời khi học sinh đọc sai không phải chỉ ở phân môn tập đọc, giáo viên cần phải sửa khi học sinh đọc sai ở tất cả các môn học Giáo viên cần uốn nắn mẫu một cách nhẫn nại, kiên trì

- Hướng dẫn học sinh biết ngắt hơi, nghỉ hơi, đọc đúng dấu giọng từng câu, từng đoạn bài, đọc giọng thay đổi theo lối dẫn truyện, lời đối thoại

- Giáo viên luôn soạn bài trước khi lên lớp, cần tìm hiểu kỹ xuất xứ tác phẩm, phương ngữ của địa phương và tính cách nhân vật mà tác giả muốn diễn

tả Từ đó giáo viên tìm tòi sáng tạo phương pháp rèn đọc tối ưu để nâng cao hiệu quả

- Cần dìu dắt và giúp đỡ các em yếu kém, phát huy những em khá giỏi, động viên học sinh có tiến bộ, từ đó mới gây được hứng thú trong việc rèn đọc tốt tiếng Việt

- Vai trò của phụ huynh học sinh rất cần thiết trong việc giúp các em đọc tốt Ngoài những giờ rèn đọc ở lớp, ở nhà cha mẹ học sinh nên theo dõi uốn nắn khích lệ các em đọc bài Đồng thời tạo điều kiện có nhiều sách báo cho con em mình đọc, hình thành thói quen đọc sách, yêu thích sách cho em

- Học sinh đọc được tốt hay không còn do chính bản thân của các em nữa, chính các em phải luôn cố gắng rèn luyện, có ý thức ham học, có tâm hồn

Trang 12

tác giả với cảm xúc của các em.

Mỹ Tú B, ngày 15 tháng 03 năm 2011 Người thực hiện

Đặng Thị Xuân Hương

Ngày đăng: 22/06/2015, 06:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w