ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC 8 NĂM HỌC 2010 -2011 Câu 1: ( 3,5 đ ) 1. Khái niệm và ví dụ về phản xạ: - KN: Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh. ( 0,5 đ ) - Ví dụ: Mỗi ví dụ ( 0,25 đ ) 2. Phân biệt cung phản xạ với vòng phản xạ: Cung phản xạ Vòng phản xạ Điểm - Chỉ có một cung phản xạ nên số lượng nơ ron hướng tâm, li tâm và trung gian ít. - Không có luồng thông tin ngược từ các cơ quan về trung ương thần kinh - Đơn giản hơn - Phản ứng kém chính xác hơn - Thời gian tác dụng nhanh hơn. - Có nhiều cung phản xạ nên số lượng nơ ron hướng tâm, li tâm và trung gian nhiều. - Có luồng thông tin ngược từ các cơ quan về trung ương thần kinh để trung ương thần kinh phát lệnh điều chỉnh phản ứng cho phù hợp. - Phức tạp hơn. - Phản ứng chính xác hơn. - Thời gian tác dụng chậm hơn. 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Câu 2: ( 3,5 đ) 1. Thành phần và tính chất hóa học của xương: ( 1đ ) - Chất hữu cơ ( chất cốt giao ): Là chất có khả năng kết dính đảm bảo cho xương có tính đàn hồi và mềm dẻo. (0,5đ) - Chất vô cơ ( muối khoáng ): Chủ yếu là muối canxi làm cho xương có tính bền chắc. (0,5đ) 2. Trẻ em khi bị ngã ít bị gãy xương và xương nhanh phục hồi hơn xương người lớn: a. Trẻ em khi bị ngã ít bị gãy xương hơn người lớn là do ở hai lứa tuổi này thành phần hóa học của xương có sự khác nhau nên tính chất của xương cũng khác nhau: (0,25 đ) - Trẻ em: Chất hữu cơ chiếm tỉ lệ 2/3, chất vô cơ chiếm tỉ lệ 1/3 nên xương mềm dẻo và đàn hồi tốt. (0,5 đ) - Người lớn: Chất hữu cơ chiếm tỉ lệ 1/3, chất vô cơ chiếm tỉ lệ 2/3 nên xương giòn, dễ gãy và vỡ. (0,5 đ) b. Trẻ em khi bị gãy xương nhanh phục hồi hơn xương người lớn vì: Trong xương xảy ra hai quá trình tạo xương và hủy xương, tỉ lệ này ở các lứa tuổi khác nhau có sự khác nhau: ( 0,25 đ ) - Trẻ em: Quá trình tạo xương diễn ra mạnh hơn quá trình hủy xương do đó khi các tế bào của lớp màng xương phân chia sẽ tạo ra các tế bào mới nối các phần xương gãy với nhau nên xương nhanh chóng phục hồi. (0,5đ) - Người lớn: Quá trình tạo xương diễn ra yếu hơn quá trình hủy xương nên khả năng phục hồi của xương chậm hơn. (0,5 đ) Câu 3: ( 3 đ ) 1. Máu chảy trong mạch không đông nhưng ra khỏi mạch là đông ngay: a. Máu chảy trong mạch không đông là do: - Thành mạch trơn, nhẵn nên tiểu cầu không bị vỡ vì vậy không giải phóng enzim để tạo thành sơi tơ máu. (0,5 đ) - Trên thành mạch máu có chất chống đông do một loại bạch cầu tiết ra. (0,5 đ) b. Máu chảy ra khỏi mạch là đông ngay là do: - Tiểu cầu khi ra ngoài chạm vào cạnh sắc của vết thương nên bị vỡ giải phóng ra enzim. (0,5 đ) - Enzim này kết hợp với protein và ion canxi có trong huyết tương tạo thành các sợi tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu hình thành khối máu đông bịt kín vết thương làm máu không chảy ra được. (0,5 đ) 2. Phải thử máu trước khi truyền vì: - Để lựa chọn nhóm máu truyền cho phù hợp tránh hiện tượng ngưng máu: Hồng cầu của người cho kết dính trong huyết tương của người nhận làm người nhận bị chết. (0,5 đ) - Để tránh nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh như virut viêm gan B, virut HIV …(0,5 đ) Câu 4: ( 4đ ) 1. Áp suất O 2 trong túi phổi luôn lớn hơn áp suất O 2 trong mạch và áp suất CO 2 trong tế bào luôn lớn hơn áp suất CO 2 trong mao mạch. a. Áp suất O 2 trong túi phổi luôn lớn hơn áp suất O 2 trong mạch vì: - Không khí trong túi phổi là không khí hít vào nên chứa tỉ lệ O 2 rất lớn khoảng 21 %. ( 0,25đ ) - Máu theo động mạch ra phổi chứa ít O 2 ( 0,25đ ) - Lượng O 2 sau khi hít vào mao mạch sẽ được vận chuyển nhanh chóng về tim. ( 0,25đ ) b. Áp suất CO 2 trong tế bào luôn lớn hơn áp suất CO 2 trong mao mạch vì: - Máu từ tâm thất trái đến tế bào chứa ít CO 2 ( 0,25đ ) - Trong tế bào luôn có sự oxi hóa tạo ra CO 2 ( 0,25đ ) - CO 2 sau khi đi từ tế bào vào máu lại theo tĩnh mạch vận chuyển về tim. ( 0,25đ ) 2. Chức năng của phổi và đặc điểm cấu tạo của phổi phù hợp với chức năng: a. Chức năng của phổi: - Là bộ phận quan trọng của hệ hô hấp và là nơi diễn ra sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường. ( 0,5đ ) b. Đặc điểm cấu tạo của phổi phù hợp với chức năng: - Phổi được bao bọc bởi màng phổi gồm hai lớp có dịch nhày trơn làm giảm ma sát với lồng ngực khi hô hấp. ( 0,5đ ) - Đơn vị cấu tạo của phổi là các phế nang. ( 0,5đ ) +) Số lượng các phế nang rất lớn khoảng 700 – 800 triệu phế nang làm tăng bề mặt trao đổi khí. Ở người trưởng thành tổng bề mặt trao đổi khí có thể đạt 70 – 80 m 2 ( 0,5đ ) +) Thành các phế nang rất mỏng rất mỏng được hệ thống các mao mạch phân bố dày đặc tạo điều kiện cho quá trình trao đổi khí giữa phế nang và máu được thuận lợi. ( 0,5đ ) Câu 5: ( 3đ ) 1. Giải thích sự biến đổi hoặc không biến đổi của hồ tinh bột trong mỗi ống nghiệm: - Ở ống 1: Tinh bột không bị biến đổi vì nước cất không có enzim làm biến đổi được tinh bột. ( 0,5đ ) - Ở ống nghiệm 2: Hồ tinh bột được biến đổi vì có enzim amilaza trong nước bọt biến tinh bột thành đường đôi ( đường mantozơ ) ( 0,5đ ) - Ở ống 3: Tinh bột không bị biến đổi vì enzim amilaza trong nước bọt không hoạt động trong môi trường axit. ( 0,5đ ) - Ở ống 4: Tinh bột không bị biến đổi vì enzim amilaza trong nước bọt khi đun sôi thì bị mất hoạt tính. ( 0,5đ ) 2. Điều kiện để enzim trong nước bọt hoạt động là : - Nhiệt độ thích hợp cho sự hoạt động của enzim amilaza là 37 0 C, là nhiệt độ của cơ thể. ( 0,5đ ) - Môi trường thích hợp cho sự hoạt động của enzim amilaza là môi trường kiềm có pH = 7,2. ( 0,5đ ) Câu 6: ( 1,5đ ) 1. Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là: - Lọc máu - Thải bỏ các chất cạn bã, các chất độc và các chất thừa ra khỏi cơ thể. - Duy trì ổn định các tính chất của môi trường trong cơ thể. 2. Hậu quả khi các cầu thận bị viêm và suy thoái: - Quá trình lọc máu bị trì trệ. - Các chất cạn bã, các chất độc và các chất thừa bị tích tụ trong cơ thể - Cơ thể bị phù, tiếp theo là suy thận hoàn toàn dẫn tới hôn mê và chết. ( Mỗi y đúng được 0,25 đ ) Câu 7: ( 1,5đ ) Muốn nhìn rõ vật ta phải hướng trục mắt về phía vật cần quan sát vì: - Để hình ảnh của vật tập trung tại điểm vàng trên màng lưới của cầu mắt. Điểm vàng là nơi tập trung các tế bào nón là những tế bào cảm nhận màu sắc và ánh sáng mạnh. - Mỗi tế bào hình nón được liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác thông qua một tế bào lưỡng cực do đó ta có thể nhìn rõ từng chi tiết của vật. - Các tế bào ở xung quanh càng xa điểm vàng càng không nhìn rõ vì phần lớn là các tế bào hình que mà nhiều tế bào hình que mới liên hệ với một TB thần kinh thị giác. ( Mỗi ý đúng được 0,5 đ ) Lưu ý: - HS cần nêu đươc các ý cơ bản của mỗi câu, các ý còn thiếu chỉ được nửa số điểm hoặc không được điểm. . ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC 8 NĂM HỌC 2010 -2011 Câu 1: ( 3,5 đ ) 1. Khái niệm và ví dụ về phản xạ: - KN:. và tính chất hóa học của xương: ( 1đ ) - Chất hữu cơ ( chất cốt giao ): Là chất có khả năng kết dính đảm bảo cho xương có tính đàn hồi và mềm dẻo. (0,5đ) - Chất vô cơ ( muối khoáng ): Chủ yếu. nhóm máu truyền cho phù hợp tránh hiện tượng ngưng máu: Hồng cầu của người cho kết dính trong huyết tương của người nhận làm người nhận bị chết. (0,5 đ) - Để tránh nhận máu nhiễm các tác nhân