Ý tưởng vể Thành phố Vườn của ông bắt đầu hình thành qua việc tổng hợp mô hình từ những dự án khu dân cư mới do các nhà công nghiệp khởi xướng.. Khái niệm này xuất hiện trên thế giới vào
Trang 1NHÓM 2:
ĐỀ TÀI : TÌM HIỂU VỀ THÀNH PHỐ VƯỜN (GARDEN CITY) CỦA EBENEZER HOWARD
Welwyn Garden City được thiết kế bởi Ebenezer Howard
Trang 2DANH SÁCH NHÓM 2:
1.NGUYỄN THỊ HỒNG ĐIỆP ( 083089C)
2.VÕ QUỐC CƯỜNG (083087C)
3.NGÔ BÍCH NGỌC (082058C)
4 HỒ NGỌC TRINH ( 082070C)
5 HUỲNH THANH TRÚC (082071C)
6.HUỲNH NGUYỄN HOÀNG VIỆT (080326C)
7.NGUYỄN THỊ NHUNG (082059C)
8 TRẦN THỊ DIỄM QUỲNH (082063C)
9 THÁI DUY THẾ (082067C)
10.TRẦN THỊ MỸ LINH (082052C)
Trang 3MỘT SỐ NÉT VỀ EBENNEZER HOWARD
Ebenezer Howard (1850 – 1928) được coi là một nhà quy hoạch đô thị nổi bật của Anh với cuốn sách nổi tiếng Garden Cities of
Tomorrow, xuất bản lần đầu năm 1898 Cuốn sách trình bày một dự án xây dựng các thành phố vườn với các điều kiện sống và làm việc
lý tưởng cho cư dân
Howard không phải là một nhà quy hoạch chuyên nghiệp, công việc mà ông từng làm để kiếm sống là thư ký tòa án, nhưng là một người ham học hỏi, có óc quan sát và quan tâm đến việc làm sao để nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng Ý tưởng vể Thành phố Vườn của ông bắt đầu hình thành qua việc tổng hợp mô hình từ những dự án khu dân cư mới do các nhà công nghiệp khởi xướng
Ông là người ảnh hưởng mạnh mẽ đến các ý tưởng và lý thuyết quy hoạch đô thị của thế kỷ XX Đã có nhiều thành phố vườn được xây dựng theo mô hình của ông
Trang 4I.KHÁI NIỆM THÀNH PHỐ VƯỜN:
Các thành phố vườn là các thành phố được quy hoạch, xây dựng với các không gian xanh và vành đai xanh Trong thành phố đó, các phân khu chức năng như khu dân cư, công nghiệp, nông nghiệp đều được xây dựng khá tách biệt
Ebenezer Howard đã phân tích thành phố có một lực hút lớn kiểu nam châm, mà ở đó mỗi người dân là một cái kim Howard coi thành phố là thanh nam châm thứ nhất, nông thôn
là nam châm thứ hai, còn sáng tạo các “Thành phố vườn” của ông là thanh nam chậm thứ ba nhằm bảo đảm việc san sẻ bớt dân số đô thị đông đúc ở các thành phố lớn
Theo Howard thì thành phố tuy có thể có tiện nghi tốt và hoạt động văn hoá phong phú nhưng nông thôn lại có ưu thế về đời sống lành mạnh và yên tĩnh Vì vậy, chỉ có thành phố vườn của ông mới có cả ưu điểm của đô thị lớn lẫn lợi thế của nông thôn, và thành phố vườn
ra đời sẽ là đối tượng dung hoà được những mâu thuẫn giữa đô thị và nông thôn, bảo đảm cho con người sống một cuộc sống hài hoà
MÔ HÌNH THÀNH PHỐ VƯỜN KIỂU MẪU CỦA EBENEZER HOWARD:
Trang 5
II.NGUỒN GỐC CỦA THÀNH PHỐ VƯỜN:
Trong thời gian gần đây khái niệm "đô thị sinh thái" được nhắc đến nhiều ở Việt Nam Khái niệm này xuất hiện trên thế giới vào cuối thập kỷ 80, đầu 90 của thế kỷ XX ở các nước phát triển đề cập đến vấn đề chất lượng môi sinh của đô thị với các tiêu chí rất cụ thế nhắm tới việc nâng cao điều kiện và chất lượng sống cho các cư dân đô thị, niềm khao khát giải quyết các bất cập của đô thị công nghiệp như sự xuống cấp của môi trường sống và sự tan vỡ của các cộng đồng truyền thống dẫn đến sự ra đời của nhiều mô hình quy hoạch đô thị
Mục tiêu của những người khởi xướng:
1/ di chuyển nhà máy ra vùng ngoại ô
2/ cung cấp nhà ở tử tế cho công nhân
3/ tách biệt khu dân cư với các nhà máy công nghiệp
Trong số những người tham gia vào công cuộc cải cách xã hội và cải thiện môi trường sống, Ebenezer Howard (1850 – 1928) với mô hình Thành phố Vườn (Garden City) đã trở thành một trong những người tiên phong có ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại
Trang 6III.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THÀNH PHỐ VƯỜN (GARDEN CITY):
Mô hình Thành phố - Vườn là
một sơ đồ hình tròn, với những vòng đai đồng tâm: ở trung tâm là một công viên lớn, xung quanh là vòng đai nhà -vườn, sau đó là một con đường lớn, rồi lại đến một vòng đai nhà-vườn
Ở vòng ngoài cùng là một đường vành đai nối liền đơn vị này với các đường giao thông và với những đơn vị khác Giữa các đơn vị Thành phố - Vườn là đất nông nghiệp Mỗi thành phố vườn đáp ứng khoảng 32.000dân với diện tích khoảng 400ha, còn vòng ngoài 2000ha nữa là khu cây xanh “vĩnh cửu”, là đất dùng vào mục đích nông nghiệp, tổng cộng mỗi vùng đô thị sẽ chiếm 2400ha.Khi phát triển vừa tới quy mô nói trên thì thôi không tăng dân số nữa, nếu cần thì xây dựng thêm đô thị khác Với mỗi 400ha đất “nội thị” đó có một loạt các vòng tròn đồng tâm và được chia đều ra các phần bằng nhau bằng 6 con đường lớn, rộng 36m xuyên qua thành phố xuất phát từ trung tâm, chia thành phố thành sáu phần đều nhau, đó là các khu ở
Ở chính tâm, một không gian vòng tròn khoảng 2,2ha được dành làm một vườn hoa đẹp Các công trình công cộng lớn được đặt quanh vườn hoa này như toà thị chính, nhà hoà nhạc và hội họp, nhà hát, thư viện, bảo tàng, nhà triển lãm hội hoạ và bệnh viện Một tuyến xe lửa sẽ được chạy vòng quanh phía ngoài để chở hàng đến các nhà máy, tránh được hiện tượng các
xe tải chạy xuyên qua thành phố Vành ngoài của thành phố vườn được đặt nhà máy, xí nghiệp…
Trang 7IV.NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG THÀNH PHỐ VƯỜN:
- Kiểm soát sự bành trướng đô thị và hạn chế việc tăng dân số lao động đô thị
- Loại trừ nạn đầu cơ đất
- Điều hòa các hoạt động sinh hoạt
- Ý niệm xã hội đằng sau mô hình Thành phố Vườn chính là niềm tin của Howard rằng cuộc sống trong những khu dân cư mật độ trung bình và thấp, gần gũi với thiên nhiên như những làng quê truyền thống nước Anh sẽ giúp thắt chặt mối quan hệ cộng đồng và làm giảm bớt những căn bệnh xã hội của đô thị hiện đại
V.TIÊU CHÍ XÂY DỰNG THÀNH PHỐ VƯỜN:
Các tiêu chí quy hoạch THÀNH PHỐ VƯỜN có thể được khái quát trên các phương diện sau: kiến trúc công trình, sự đa dạng sinh học, giao thông, công nghiệp và kinh tế đô thị:
- Về kiến trúc, các công trình trong đô thị sinh thái phải đảm bảo khai thác tối đa Các nguồn mặt trời, gió và nước mưa để cung cấp năng lượng và đáp ứng nhu cầu nước của người sử dụng Thông thường là nhà cao tầng để dành mặt đất cho không gian xanh
- Sự đa dạng sinh học của đô thị phải được đảm bảo với các hành lang cư trú tự nhiên, nuôi dưỡng sự đa dạng sinh học và đem lại sự tiếp cận với thiên nhiên để nghỉ ngơi giải trí
- Giao thông và vận tải cần hạn chế bằng cách cung cấp lương thực và hàng hóa chủ yếu nằm trong phạm vi đô thị hoặc các vùng lân cận Phần lớn dân cư đô thị sẽ sống và làm việc trong phạm vi bán kính đi bộ hoặc xe đạp để giảm thiểu nhu cầu di chuyển cơ giới
Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng nối liền các trung tâm để phục vụ nhu cầu di chuyển xa hơn của người dân Chia sẻ ô tô con địa phương cho phép mọi người chỉ sử dụng khi cần thiết
- Công nghiệp của đô thị sinh thái sẽ sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa có thể tái sử dụng, tái sản xuất và tái sinh Các quy trình công nghiệp bao gồm cả việc tái sử dụng các sản phẩm phụ và giảm thiểu sự vận chuyển hàng hóa
Trang 8- Kinh tế đô thị sinh thái là một nền kinh tế tập trung sức lao động thay vì tập trung sử dụng nguyên liệu, năng lượng và nước, nhằm duy trì việc làm thường xuyên và giảm thiểu nguyên liệu sử dụng
VI.TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC TRONG THÀNH PHỐ VƯỜN:
Ebenezer Howard - Mô hình một đơn vị Thành phố - Vườn (1898)
Hệ thống thành phố vườn của Howard bao gồm 6 thành phố vườn, mỗi thành phố có 32,000 dân, bao quanh một thành phố mẹ 58,000 dân
Diện tích mỗi thành phố vườn là 400ha, và 2000ha vòng ngoài là khu cây xanh và đất dùng vào mục đích nông nghiệp
Trang 9Mỗi thành phố vườn như thế được hình thành bởi một loạt các vòng tròn đồng tâm và được chia đều bởi các đại lộ lớn
Thường có 6 đại lộ, mỗi đại lộ rộng 36m, xuyên qua tâm thành phố, chia thành phố thành 6 phần đều nhau là các khu ở
Ở trung tâm, một không gian hình tròn khoảng 2.2ha dùng làm khuôn viên trồng hoa
Các công trình công cộng được đặt quanh vườn hoa này: tòa thị chính, phòng hòa nhạc, hội trường, thư viện, bảo tàng
Hình thức kiểu vòng tròn này sẽ phục vụ tiện lợi cho toàn thể cư dân đô thị, bán kính phục vụ là 550m
Giữa bán kính 550m này có một đại lộ cây xanh vòng tròn rộng 128m, là nơi đặt trường họa, chỗ vui chơi cho trẻ em, nhà thờ
Trang 10Các chất thải hữu cơ được dùng vào nông nghiệp, không khí trong lành
Vòng ngoài của thành phố đặt những nhà máy, xí nghiệp không độc hại
Một tuyến xe lửa được bố trí chạy vòng ngoài để chở hàng đến các nhà máy, tránh được hiện tượng xe tải chạy xuyên thành phố
Mỗi thành phố vườn là một đơn vị tự trị, nối liền với thành phố mẹ bằng 6 đường xe lửa Bản thân các Thành phố vườn cũng được nối liền với nhau bởi một tuyến xe lửa chạy vòng tròn
Trang 11Khi thành phố vườn đủ lớn như quy
mô quy định ở trên, một thành phố vườn mới sẽ ra đời và cứ tiếp nối như vậy
Howard đã có những khái niệm hoàn toàn mới mẻ trong việc tổ chức các trường học xanh, dùng trường học vào các mục đích công cộng khác nữa và đã tổ chức hợp nhất phân vùng công năng đô thị tốt Mỗi thành phố nhỏ là một “cộng đồng xã hội chủ nghĩa”, một tập hợp 6 thành phố đó cộng với thành phố mẹ ở giữa tạo thành một thành phố khoảng
250.000ha dân gọi là hệ thống đô thị vườn
VII.ƯU ĐIỂM CỦA THÀNH PHỐ VƯỜN:
Ưu điểm của thành phố vườn trước tiên là có rất nhiều cây xanh, làm trong lành môi trường sống, cũng như làm cho cảnh quan đẹp hơn, giúp cuộc sống con người trở nên thân thiện với môi trường tránh được vấn đề ô nhiễm môi trường mà nhiều thành phố công nghiệp hiện nay đang gặp phải sau một thời gian phát triển
Dân số ít so với diện tích của thành phố nên nhiều vấn đề xã hội được giải quyết tốt như: việc làm cho người lao động, giảm thiểu các tệ nạn xã hội phát sinh, các ngành y tế, giáo dục, phúc mợi xã hội được đầu tư cao hơn…
Việc quản lý đô thị dễ dàng hơn do tách biệt thành từng khu nhỏ
Trang 12Welwyn Garden City được thiết kế bởi Ebenezer Howard
VIII.NHƯỢC ĐIỂM CỦA THÀNH PHỐ VƯỜN:
-Nguyên tắc quy hoạch đồng tâm, khiến cho mỗi đơn vị vẫn tự khép kín và tách biệt hẳn với các đơn vị khác và với môi trường nông thôn bao quanh
- Sự phân định các khu chức năng cũng chưa được rõ ràng
- Nhu cầu tài chính quá lớn để thực hiện dự án
- Áp lực về giá đất do áp dụng giới hạn phát triển
- Sự thiếu quyết tâm của chính quyền trong vấn đề phát triển giao thông công cộng,bảo tồn đất nông nghiệp
IX.
ẢNH HƯỞNG CỦA MÔ HÌNH THÀNH PHỐ VƯỜN ĐẾN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ CỦA THẾ GIỚI:
Thành phố Vườn của Howard và những nỗ lực ban đầu đưa ý tưởng của ông vào thực
tế đã ảnh hưởng nhiều mặt lên quy hoạch:
Nhiều khu đô thị do liên bang đầu tư được xây dựng (như Norris, Tennessee và Los Alamos, New Mexico) để phục vụ cho việc xây đập hay nhu cầu quân sự phản ảnh một số các nguyên tắc thiết kế của Howard
Ý tưởng chuyển hướng phát triển đô thị sang các thành phố vệ tinh tự kiểm chế lại nổi lên ở Mỹ trong phong trào “các đô thị mới” những năm 1960 và 1970
Trang 13Vành đai xanh, toàn bộ hay một phần, tiếp tục trở thành mục tiêu và phương tiện quản
lý tăng trưởng quan trọng trong nhiều khu phố
Những khái niệm thiết kế như sự phân tác người đi bộ phương tiện giao thông và các đơn vị ở để lại ảnh hưởng lên quy hoạch ngoại ô và các khu nghỉ mát
Phát triển các đơn vị quy hoạch đa chức năng (Planned Unit Developments- PUDs) và Phát triển quy hoạch xoay quanh các nút thông công cộng (Transit-oriented developments-TODs) là các cách mới hơn triển khai những nguyên tắc thiết kế khu phố toàn diện mà
Howard đã đúc kết
Í
Khu đô thị vườn Chemin-Vert nhìn từ trên cao
Trang 14Vùng Arabella-Trung tâm Quận Bogenhausen, một tiểu trung tâm quan trọng ở Munich
Thành phố ADELAIDE ở Nam Úc