CÁC BƯỚC THỰC HIỆN TRONG NÔNG NGHIỆP CẬN ĐÔ THỊ

9 168 0
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN TRONG NÔNG NGHIỆP CẬN ĐÔ THỊ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN TRONG NÔNG NGHIỆP CẬN ĐÔ THỊ PGS TS Nguyễn Hồng Minh Giám đốc Trung tâm NC &PT giống rau chất lượng cao Học viện Nông nghiệp Việt nam Theo đặc điểm và qui mô sản xuất ta phân ra: Nông nghiệp đô thị, cận đô thị, vùng sản xuất hàng hóa (nông sản) lớn. 1. Nông nghiệp đô thị 1.1 Xuất phát Các thành phố, đô thị ngày càng được xây mới và mở rộng. Ở đó nhà ở của cư dân rất đa dạng, nhìn chung có diện tăng về không gian rộng quanh nhà và các ô thoáng, trống của căn nhà . Ngoài cây xanh, cảnh quan, cư dân có cơ hội trồng rau phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của mình. Nhu cầu rau xanh tươi sử dụng ở các đô thị lớn ngày càng tăng. Áp lực từ sự thiếu tin tưởng vào độ an toàn của rau do các cơ sở sản xuất cung ứng, dẫn tới một số lượng không nhỏ cư dân đô thị có nhu cầu tự trồng các loại rau quả tươi cung cấp cho tiêu dùng hàng ngày của gia đình. Bên cạnh công việc trồng hoa, cây cảnh, việc trồng rau quả của cư dân đô thị không những bổ xung, cung cấp hàng ngày rau quả tươi tin cậy về độ an toàn mà còn là thú vui, giải trí, tận dụng lao động nhàn rỗi của cư dân, thật là một công việc đem lại nhiều tác dụng bổ ích. Từ đó nông nghiệp đô thị ra đời và phát triển. 1.2 Đặc điểm của nông nghiệp đô thị - Chủ yếu là sản xuất tự cung cấp rau quả tươi cho nhu cầu hàng ngày . - Đa dạng về chủng loại và các dạng hình sản xuất, hầu hết có mức công nghệ cao. - Là nền sản xuất có tính văn minh cao, là một nét văn hóa của cư dân độ thị. 1.3 Các hình thức sản xuất rau đô thị Cư dân đô thị có nhiều cách trồng rau quả khác nhau: - Trên nền đất nhỏ quanh nhà có thể trồng được rau. - Bồn, chậu đất, chậu giá thể, dung dịch thủy canh được đặt ở vị trí quanh nhà, sảnh, ban công, ô thoáng, gác thượng, có thể kết hợp tạo dáng, cảnh quan, vừa tạo thêm bề mặt trồng rau, Áp dụng nhiều loại hình sản xuất rau như: rau non, rau mầm, trên giá thể, rau trưởng thành, thu hái rất nhiều đợt, - Hình thành các khu trại trồng rau, ở đó có chủ quản lý, các gia đình đô thị có nhu cầu rau tươi đăng ký với chủ trại theo các hình thức sau: (1) Nhận mảnh đất với diện tích nào đó và tự trồng các loại rau theo nhu cầu của minh (có giúp đỡ kỹ thuật của chủ trại) và sử dụng các công cụ, vật tư để trồng, chăm sóc cây, của chủ trại. trả các chi phí theo thỏa thuận. (2) Tự làm một số khâu, một số khâu khác do chủ trại làm. Trồng loại rau gì do khách hàng quyết định và thống nhất trả các chi phí. (3) Đặt hàng trước, theo lịch đến nhận rau do chủ trại sản xuất (theo đơn đặt hàng), chi trả theo thỏa thuận. Đây là hình thức sản xuất có tính văn minh cao, rau đảm bảo an toàn, chủ trại không thể hiện sự chặt chém, ép khách, không lấy lợi nhuận quá cao làm tiêu chí phấn đấu. Đổi lại khách hàng (hầu hết là trung lưu trở lên) không để cho chủ trại thiệt thòi. Cần lưu ý rằng hình thức trại trồng rau khác với công ty sản suất kinh doanh. Hình thức trại trồng rau cho cư dân đô thị ở nước ta đang bắt đầu phát triển. Trại trồng rau là khu đất có diện tích rất đa dạng, đảm bảo các điều kiện về an toàn (đất, nước, không khí, ). Các khu đất này có thể nằm ngay sát đô thị, hoặc có thể ở xa hơn song phải đảm bảo thuận lợi giao thông cho các gia đình đi đến (bằng ô tô gia đình) để chăm sóc, nhận rau (chủ yếu vào các ngày nghỉ). Như vậy, gia đình vừa có rau tươi, vừa đi chơi du cảnh trong những ngày nghỉ thật bổ ích biết bao. 1.4. Một số giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị (chủ yếu rau, quả) - Hình thành các câu lạc bộ ở đó những người có nhu cầu kỹ thuất đến trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, kết hợp mời các chuyên gia kỹ thuật tới trình bày hướng dẫn. Ở đây người trồng cây tự trang trải kinh phí, hoặc có sự giúp đỡ của nhà nước. - Hoạt động của các công ty, về dịch vụ thương mại các loại vật tư nông nghiệp như hạt giống, cây giống, các loại phân bón, giá thể, đất, các loại dụng cụ trồng cây, chăm sóc, cho người trồng rau. - Tạo điều kiện cho hình thành các khu đất làm trại rau ở ngay sát hoặc ở xa đô thị. 2. Nông nghiệp cận đô thị 2.1 Xuất phát a) Xuất phát trước đây Ngày xưa các thành phố, đô thị còn ít và nhỏ. Rau quả tươi (và hoa) được cung cấp từ các vùng ven (rìa) đô thị và các vùng lân cận. Từ đó hình thành các làng nghề trồng rau, hoa, sản xuất theo các hộ nhỏ lẻ. Trên các mảnh vườn, ruộng của họ được sản xuất đa dạng các loại rau quả tươi phục vụ cho nhu cầu đô thị. Về cơ bản, môi trường chưa bị ô nhiễm, chưa có và chưa được áp dụng những thành tựu của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật như giống cây trồng và hóa nông nghiệp, Người sản xuất trồng theo phương thức hữu cơ là chính (có thể phát hiện các trường hợp quá lạm dụng phân tươi). Về cơ bản sản xuất truyền thống trước đây tạo ra rau quả an toàn. b) Xuất phát ngày nay Các thành phố, đô thị ngày càng phát triển về số lượng và qui mô, nhu cầu về rau, quả tươi ở các đô thị tăng mạnh. Đô thị hóa xẩy ra phần lớn trên diện tích đất nông nghiệp. Bên cạnh những lao động ở các làng nghề trồng rau, hoa, xuất hiện thêm những lao động mới vốn làm nông nghiệp nói chung nay chưa chuyển được sang những nghề khác, họ vẫn còn nhu cầu sống bằng làm nông nghiệp, trong khi đó quĩ đất nông nghiệp không còn hoặc còn quá ít, nhà chức trách cần tạo khu đất và việc làm (sản xuất rau, quả, hoa, ) cho họ. Cùng với sự phát triển của công nghiệp, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng lan rộng. Bên cạnh đó người sản xuất được tiếp cận vá áp dụng những thành tựu của các cuộc cách mạng khoa học công nghệ (giống cây trồng, hóa nông nghiệp, ). Từ đó bài toán giải quyết nông nghiệp cận đô thị ngày nay trở nên phức tạp. 2.2 Đặc điểm của nông nghiệp cận đô thị Là nền sản xuất hàng hóa (có mức độ lớn tùy từng trường hợp) chủ yếu tạo ra sản phẩm rau quả, hoa tươi cung cấp cho nhu cầu ngày càng tăng của cư dân đô thị. Là nền sản xuất có thu nhập tốt. Áp dụng đa dạng các loại hình công nghệ từ đồng ruộng truyền thống đến xí nghiệp đồng ruộng và các dạng công nghệ cao khác. Vùng đất sản xuất kém ổn định, một mặt do ô nhiễm môi trường lan tới không đáp ứng sản xuất an toàn, mặt khác do qui hoạch xây dựng mở rộng mà vùng đất sản xuất phải chuyển đi. Người sản xuất ở các làng nghề, nhìn chung, có tính bảo thủ rất cao, tính cách làm ăn nhỏ lẻ đã ăn sâu trong tiềm thức. Những kiến thức và kinh nghiệm vốn có của họ khi tiếp cận với các thành tựu về giống đặc biệt về hóa nông nghiệp đã tạo nên những hiệu ứng trái chiều: sản suất ra sản phẩm đảm bảo về độ an toàn là ít (mặt tích cực), sản xuất ra sản phẩm chưa đáp ứng độ an toàn là nhiều (mặt tiêu cực). Vì thế vấn đề sản xuất rau an toàn trước tiên cần áp dụng cho các vùng làng nghề này. Nguồn lao động chưa chuyển đổi nghề nghiệp vẫn muốn sống bằng nông nghiệp, khi tham gia nông nghiệp cận đô thị ( trồng rau, quả, hoa, ) một mặt họ còn bỡ ngỡ phải đào tạo thêm, mặt khác họ lại không ổn định, một khi tìm được việc khác sẽ rời bỏ nông nghiệp. Quán triệt các đặc điểm nêu trên, ta cần có các giải pháp và phương hướng cho phát triển cận đô thị. 2.3 Giải pháp và phương hướng phát triển nông nghiệp cận đô thị Đối với các làng nghề (trồng rau, quả, hoa ) truyền thống có vùng sản xuất không thay đổi, người lao động vẫn bám nghề, chúng ta nhất thiết phải tổ chức lại sản xuất và cung ứng sản phẩm đáp ứng cho việc sản xuất rau quả an toàn. (Xem phần các giải pháp thực hiện trong sản xuất rau an toàn như giải pháp 2,4). Khi những hộ chưa chịu tham gia vào hình thức sản xuất mới (hộ lớn, nhóm hộ, hợp tác xã kiểu mới, ) thì ta cần có các biện pháp hạn chế sản xuất nhỏ lẻ của họ, tạo điều kiện, mở lối cho họ làm nghành nghề khác. Một khi đã tổ chức lại sản xuất theo kiểu mới thực sự, nhà nước mới hỗ trợ đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ về mặt đào tạo và chuyển giao công nghệ Tạo điều kiện cho các chủ trang trại có đất để đăng ký sản xuất rau, quả an toàn, hoa, Nhà nước qui hoạch các khu đất ổn định ven đô thị (với các diện tích khác nhau), có các chính sách ưu đãi hợp lý để thu hút các doanh nghiệp (có tiềm lực tài chính đáng kể) đầu tư xây dựng nên các khu nông nghiệp công nghệ cao (trồng trọt), sản xuất ra rau quả an toàn cung cấp cho đô thị lớn. Các khu này sẽ thu hút, tạo việc làm cho nhiều lao động cận đô thị. Như vậy, phương hướng phát triển nông nghiệp cận đô thị cần đi theo các hướng song hành sau: 1) Kiên quyết tổ chức lại sản xuất (rau quả an toàn) cho các làng nghề truyền thống, đồng thời thực hiện các giải pháp hạn chế tiến tới bóp chặt, xóa hẳn kiểu sản xuất hàng hóa nhỏ lẻ của các hộ, ở đó rất khó và không thể kiểm soát được độ an toàn của sản phẩm. 2) Mở lối hình thành các trang trại mới sản xuất rau quả an toàn, hoa ở đó nếu có thể: vừa đăng ký sản xuất an toàn vừa là nông nghiệp sinh thái - du ngoạn của người dân đô thị vào các ngày nghỉ. 3) Phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao (với quĩ đất không cần lớn như các vùng sản xuất hàng hóa tập trung rộng lớn khác) do các doanh nghiệp đầu tư, với một số chính sách ưu đãi của nhà nước. 3. Vùng sản xuất hàng hóa tập trung lớn 3.1 Đặc điểm của vùng sản xuất hàng hóa (rau, quả, hoa, ) lớn Khác với cận độ thị, vùng sản xuất hàng hóa tập trung lớn có diện tích và qui mô sản xuất lớn hơn nhiều. Các vùng này (đảm bảo sản xuất an toàn) có thể: (1) ở gần đô thị song nó có diện tích lớn và ổn định, người dân ở đó chủ yếu vẫn tham gia làm nông nghiệp. (2) ở xa đô thị, ở bất cứ đâu miễn là đáp ứng được các tiêu chí về giao thông, đất đai, nước tưới, khí hậu mang tính phổ thông và mang tính đặc thù (đặc sản), lao động để sản xuất ra các loại sản phẩm theo mục tiêu đề ra. Sản xuất ra sản phẩm chất lượng và an toàn, vừa đa dạng vừa có khối lượng lớn. Các sản phẩm này hoặc là phổ thông, hoặc là đặc sản cung cấp cho nhu cầu trong nước ở mức rộng hơn nông nghiệp cận đô thị. Nếu như cận đô thị sản phẩm cơ bản cung cấp cho đô thị lân cận thì vùng sản xuất hàng hóa tập trung lớn cung cấp cho mọi đô thị và cho các khu dân cư khác của các vùng miền. Ngoài ra, mục tiêu quan trọng khác của nó là sản xuất ra sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu: (1) Trường hợp xuất khẩu sản phẩm tươi cần quán triệt qui trình công nghệ và tổ chức sản xuất tốt để đưa ra sản phẩm đáp ứng chất lượng và độ an toàn cao. (2) Trường hợp sản phẩm sản xuất ra chủ yếu đáp ứng theo các tiêu chí của nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, đóng hộp, phục vụ nội tiêu và xuất khẩu, gọi là vùng sản xuất nguyên liệu chế biến. Áp dụng đa dạng loại hình công nghệ sản xuất phụ thuộc vào mục tiêu và qui mô thu nhận sản phẩm : từ đồng ruộng truyền thống, tới các xí ngiệp đồng ruộng, các dạng nông nghiệp công nghệ cao. Ở một khu có thể tồn tại 1 hay nhiều loại hình tổ chức sản xuất, chúng có tổ chức, quản trị tốt và chiến lược xây dựng thương hiệu có tính cạnh tranh cao. 3.2 Một số hình thức tổ chức sản xuất ở vùng sản xuất hàng hóa lớn tập trung Cần phân biệt hai nhóm sản phẩm sau đây: a) Sản xuất các sản phẩm ít kiểm soát hoặc không cần kiểm soát mức độ an toàn như: (1) nguyên liệu nông sản cho các nhà máy chế biến (mức kiểm soát độ an toàn chưa cần cao), (2) Những đối tượng cây trồng có kỹ kỹ thuật sản xuất dễ dàng ít gây mất an toàn sản phẩm, (3) đối tượng không phải thực phẩm (hoa, ). Ở đây có nhiều loại hình tổ chức sản xuất tham gia: các hộ đơn lẻ (thường họ có diện tích khá lớn), nhóm hộ (hội), hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp. b) Trường hợp sản xuất ra sản phẩm rau quả an toàn (nhất là rau quả an toàn và chất lượng cao) cần quán triệt các giải pháp về tổ chức sản xuất và cung ứng, lưu thông sản phẩm như đã trình bày ở phần các giải pháp sản xuất rau quả an toàn. Ở đây có thể phân biệt hai bức tranh: Có những vùng sản xuất hàng hóa lớn tồn tại một số loại hình tổ chức sản xuất, có những vùng chỉ do một chủ trang trại hoặc một doanh nghiệp lớn quản lý. 4. Áp dụng nông nghiệp công nghệ cao 4.1 Thiết kế chung của khu nông nghiệp công nghệ cao (trồng trọt) Khu đồng ruộng (diện tích lớn nhỏ tùy trường hợp) đảm bảo các tiêu chí về an toàn (đất, nước, không khí). Tạo nguồn nước cấp bằng nước tự nhiên hoặc nước phải qua sử lý để đảm bảo an toàn. Khu đồng ruộng được tiêu nước (không bị ngập úng về mùa mưa). Xây dựng hệ thống tường, mương bảo vệ. Xây dựng hệ thống đường đi nội đồng từ đường chính tới các đường nhánh chi tiết, thuận lợi cho việc vận chuyển xe nhỏ (thủ công) và xe lớn hơn. Hệ thống nhà kho, nhà xưởng, sân bãi, nhà làm việc, Ở khu nông nghiệp công nghệ cao còn được lắp đặt bổ xung các hệ thống dự thính, dự báo để giúp cho người sản xuất chăm sóc, phòng trừ cho cây trồng được hợp lý và tăng độ chuẩn xác. Dưới đây trình bày các loại hình đầu tư công nghệ thuộc khu công nghệ cao áp dụng trong nông nghiệp cận đô thị, các vùng sản xuất hàng hóa lớn (trồng trọt). 4.2 Xí nghiệp đồng ruộng Trên các diện tích đất trồng cây triển khai đầu tư xây dựng các mức độ kỹ thuật sau: 1) Hệ thống tưới nước, tiêu nước xây hở, đó là các mương dẫn nước từ mương chính đến các nhánh (cấp 1,2) tới các lô đất, có các cửa tháo nước vào và có các lối tiêu nước. Ngoài cửa tháo nước (tưới rãnh), còn có lắp đặt các hệ thống đường ống cho tưới phun hoặc tưới nhỏ giọt (theo yêu cầu của cây trồng và đặc điểm cơ lý của đất ). 2) Các đường dẫn nước vào khu và phân nhánh các cấp tới các lô đất là hệ thống ống chìm (với các độ lớn khác nhau) gắn với hệ bơm cao áp lớn. Trường hợp này nước tưới tới ruộng đảm bảo mức độ về vệ sinh an toàn cao hơn sử dụng hệ mương hở. Khi đi tới ruộng nước tưới có thể theo van mở (tưới rãnh) hoặc gắn với hệ tưới phun hay tưới nhỏ giọt (theo yêu cầu đề ra).Trường hợp dẫn nước theo hệ ống ta có thể kết hợp vừa tưới nước cộng với pha chế dung dịch dinh dưỡng theo nhu cầu để tưới cho cây. Trên đồng ruộng sử dụng các phương tiện cơ giới hóa (lớn nhỏ hợp lý) cho một số khâu sản xuất như làm đất, vun luống, làm cỏ, phun thuốc, thu hoạch, 4.3 Các nhà trồng cây Ngoài đường đi, trên diện tích trồng cây, ở các nhà này có lắp đặt các hệ thống tưới nước (tưới nước và cung cấp dinh dưỡng), tiêu nước (xem phần trên). Có 5 nhóm nhà trồng cây sau đây: 1) Nhà màn (mắt lưới 2-3mm) có tác dụng phân nhỏ hạt mưa (thành mưa phùn) để trồng cây mà không cần lưới che bớt nằng. Nhà màn có hệ thống che nắng (bằng lưới đen) di động để che bớt nắng khi có cường độ cao, hoặc cho cây ưa bóng râm. Các nhà màn này thường xung quanh để trống hoặc che màn di động (kéo che kín khi có mưa to gió mạnh) nhằm tăng độ thông thoáng. 2) Nhà màn có tác dụng như trên nhưng được bao kín toàn bộ (trên mái và xung quanh) với độ mau của lưới đảm bảo thêm tác dụng chống xâm nhập của côn trùng, ở đây cần thiết kế bổ xung hệ thống thông thoáng (quạt gió, ) để hạn chế nóng, có thể lắp đặt thêm lưới che nắng (lưới đen) khi cần thiết. Mặt bằng trồng cây của hai dạng nhà màn trên chủ yếu là các lướng đất có hệ thống tưới, tiêu nước (xem phần trên). Khi cần điều khiển ánh sáng, quang chu kỳ, cho cây ta cần lắp đặt hệ thống đèn và hệ thống điều khiển theo nhu cầu của cây trồng. 3) Nhà plastic che mái trên có tác dụng che mưa, xung quanh là lưới (màn) che di động để tăng độ thông thoáng. Có diện tích che bớt nắng (lưới đen) theo nhu cầu. 4) Nhà plastic (nhà kinh) có tác dụng che mưa trên mái, dưới mái (trần) và xung quanh được bao lưới ngăn côn trùng. Có diện tích che lưới đen theo nhu cầu. Để điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm nhà plastic nhóm 3, đặc biệt là nhóm 4 được lắp đặt hệ thống quạt thông gió, quạt phun mù, để hạ nhiệt độ. 5) Nhà plastic (nhà kinh) che toàn bộ cả mái và xung quanh (từ phần tường thấp xây bao), (có diện tích che lưới đen theo nhu cầu). Để điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ, nhà plastic này được lắp đặt hệ thống quạt thông gió, quạt thổi hơi nước mát để hạ nhiệt độ, tường mát, (có cấp độ cao hơn nhóm nhà 3,4). Ở vùng lạnh các nhóm nhà 3,4,5 còn được láp đặt hệ thống ống dẫn nước nóng để sưởi ấm cho cây. Trong các nhà nhóm 3,4,5 có lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng và hệ điều khiển theo nhu cầu của cây. Diện tích trong các nhà nhóm 3,4,5 có thể bố trí các luống đất, các ô đất trồng cây, các bồn trồng cây, các giá để các chậu vại, khay, trồng cây. Ở đây cần thiết kế các kiểu tưới nước (nước + dinh dưỡng) phù hợp cho các kiểu trồng cây (đất, giá thể, dung dịch, ). Các hệ thống trồng cây có thể được thiết kế hiện đại, nhiều khâu trong dây truyền trồng cây, chăm sóc có thể được tự động hóa theo lập trình. Tùy điều kiện thời tiết, khí hậu của các vùng khác nhau (nóng, lạnh, khô, ẩm, ), chủng loại cây trồng và mục đích thu sản phẩm, ta sử dụng loại nhà trồng cây phù hợp cũng như vận hành quá trình trồng cây hợp lý ở các mùa vụ, . và qui mô sản xuất ta phân ra: Nông nghiệp đô thị, cận đô thị, vùng sản xuất hàng hóa (nông sản) lớn. 1. Nông nghiệp đô thị 1.1 Xuất phát Các thành phố, đô thị ngày càng được xây mới và mở. cầu trong nước ở mức rộng hơn nông nghiệp cận đô thị. Nếu như cận đô thị sản phẩm cơ bản cung cấp cho đô thị lân cận thì vùng sản xuất hàng hóa tập trung lớn cung cấp cho mọi đô thị và cho các. xa đô thị. 2. Nông nghiệp cận đô thị 2.1 Xuất phát a) Xuất phát trước đây Ngày xưa các thành phố, đô thị còn ít và nhỏ. Rau quả tươi (và hoa) được cung cấp từ các vùng ven (rìa) đô thị và các

Ngày đăng: 21/06/2015, 11:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan