Thuận lợi: - Năm học 2010- 2011 là năm học được Bộ GD&ĐT xác định “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” tiếp tục thực hiện nghị quyết 40/2000/NQ – QH và ch
Trang 1Trường THCS Trần Quốc Toản CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ: TỰ NHIÊN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
KẾ HOẠCH TỔ TỰ NHIÊN NĂM HỌC 2010 - 2011
- Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ năm học 2010-2011của trường THCS Trần Quốc Toản
- Căn cứ vào kết quả của tổ chuyên môn đã đạt được trong năm học: 2009-2010
- Căn cứ vào kết quả khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học 2010 -2011
Tổ Tự Nhiên xây dựng kế hoạch chuyên môn năm học 2010 -2011 cụ thể như sau:
I Đặc điểm tình hình của tổ:
1 Danh sách các thành viên trong tổ:
sinh
Chức vụ
Trình
độ CM
Năm vào ngành
Mức lươn g
Đảng viên
Danh hiệu
TĐ đạt được năm trước
1 Trương Ngọc Ánh 1973 GV CĐ 2000 2.72 Không GV giỏi
cấp trường
2 Trịnh Minh Hà 1971 GV CĐ 1994 3.34 Không GV giỏi
cấp trường
3 Nguyễn Thị Hoa 1977 GV ĐH 2000 3.33 Đảng
viên
GV giỏi cấp trường
4 Phạm Văn Lưu 1980 GV ĐH 2005 2.67 Không GV giỏi
cấp trường
5 Lê Xuân Thiệt 1979 GV ĐH 2001 3.00 Không Chiến sĩ
TĐ cấp cơ
sở
6 ALăng Thị Tuyết 1984 GV CĐ 2007 2.10 Không GV giỏi
cấp trường
viên
LĐTT
Trang 22 Thuận lợi:
- Năm học 2010- 2011 là năm học được Bộ GD&ĐT xác định “Năm học tiếp
tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” tiếp tục thực hiện nghị
quyết 40/2000/NQ – QH và chỉ thị của bộ GD&ĐT và UBND tỉnh năm học tiếp
tục đẩy mạnh phong trào thi đua “ trường học thân thiện học sinh tích cực” và thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”.
- Được sự quan của các cấp, chính quyền, đoàn thể, của ngành đầu tư tương đối đầy đủ về cơ sở, trang thiết bị để phục vụ dạy học
- Có sự chỉ đạo chặt chẽ của nhà trường về thực hiện kế hoạch năm học
- Cán bộ giáo viên trong tổ nhiệt tình năng nổ trong công tác
- Đa số cán bộ giáo viên trong tổ đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn
- Đa số học sinh ngoan hiền lễ phép đi học tương đối chuyên cần
- Cha mẹ học sinh có sự chuyển biến tích cực về nhận thức giáo dục cho con em
3 Khó khăn:
- Năm học 2010 – 2011, mặc dù có những thuận lợi trên nhưng vẫn gặp một số khó khăn nhất định, ảnh hưởng đến công tác dạy học đó là :
- Giáo viên nữ có con mọn, hoàn cảnh kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn
- Đời sống nhân dân trên địa bàn xã còn khó khăn , ảnh hưởng đến việc vận động học sinh ra lớp
- Đa số phụ huynh còn chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình
Trình độ học sinh không đồng đều , Thái độ học tập của các em còn thấp
- Chất lượng học sinh đầu cấp còn thấp, nhiều học sinh còn hỏng nhiều về kiến thức cơ bản, kĩ năng đọc viết tính toán còn hạn chế
-Trong tổ mỗi giáo viên đảm nhiệm nhiều bộ môn khác nhau nên việc học hỏi rút kinh nghiệm còn hạn chế
- Trang thiết bị một số bộ môn cũ và thiếu, không đồng bộ
- Phòng chức năng chưa đạt yêu cầu
- Phòng đọc dành cho giáo viên và học sinh chưa có
II Phương hướng chung:
- Thực hiện tốt chủ trương đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước; làm việc theo hiến pháp và pháp luật
- Thực hiện nghiêm túc ngày giờ công lao động, đảm bảo giờ giấc ra vào lớp
- Chấp hành tốt nội quy, quy định của nhà trường; quy chế chuyên môn và các quy định khác
- Bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu, kém theo sự phân công của lãnh đạo trường và tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng mũi nhọn và chất lượng đại trà của nhà trường
- Sử dụng và làm mới đồ dùng dạy học theo quy định của nhà trường và tổ chuyên môn
- Thường xuyên tự học tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở tất cả các mặt hoạt động giáo dục trong nhà trường đặc biệt là Tin học
Trang 3III Nhiệm vụ và các chỉ tiêu phấn đấu của tổ trong năm học mới:
1 Nhiệm vụ:
- Không có giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm pháp luật và vi phạm quy chế chuyên môn
- Đảm bảo ngày giờ công lao động
- Làm mới 02 đồ dùng dạy học có giá trị trong năm; có đồ dùng dự thi cấp huyện Các tiết lên lớp đều có sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học
- Thực hiện nghiêm túc việc đổi mới phương pháp dạy học, chuẩn kiến thức ,kĩ năng và thực hiện việc dạy lồng ghép các nội dung cho các môn học có địa chỉ lồng ghép được thể hiện ở soạn, giảng và sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
- Bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu, kém theo kế hoạch của chuyên môn nhà trường
- Thao giảng 02 đợt/năm; tất cả các tiết dạy thao giảng đều có sử dụng công nghệ thông tin
- Tự học tự bồi dưỡng thường xuyên, dự giờ thăm lớp đồng nghiệp
- Tổ chức hoạt động ngoại khoá trao đổi phương pháp học tập bộ môn cho học sinh ở các khối lớp
2 Chỉ tiêu cụ thể:
a Chất lượng về hạnh kiểm của học sinh:
- Xếp loại tốt: Đạt trên 50 %
- Xếp loại khá: Đạt trên 30 %
- Xếp loại TB: Dưới 20 %
- Không có học sinh yếu về hạnh kiểm
b Chất lượng về học lực của học sinh:
Giỏi: Đạt trên 10 %
Khá: Đạt trên 20%
Trung bình: Trên 50%
Yếu, kém: Dưới 20%
Lên lớp thẳng: Đạt trên 80%
Tốt nghiệp THCS: Trên 95%
* Học sinh giỏi cấp huyện (tỉnh):
c Chất lượng giáo viên:
- Giáo viên giỏi cấp tỉnh: không
- Giáo viên giỏi cấp huyện: 5 đồng chí (71,4%)
- Giáo viên giỏi cấp trường: 7 đồng chí (100%)
Trang 4d Danh hiệu thi đua cá nhân:
Họ và tên giáo
viên
GV giỏi cấp
Lớp chủ nhiệm/
Tập thể
Tên đề tài SKKN
Xếp loại công chức
Danh hiệu cá nhân
Trương Ngọc Ánh Trường Tốt Vận dụng tính chất đường
phân giác để giải toán Tốt LĐTT
Trịnh Minh Hà
Huyện
Phương pháp phân tích thành nhân tử Tốt LĐTT,CSTĐ
Nguyễn Thị Hoa Huyện
Một số phương pháp giúp
Hs lập phương trình hoá học trông dạy môn hoá lớp 8
Tốt
LĐTT, CSTĐ, Phụ nữ
2 giỏi
Phạm Văn Lưu Huyện
Nâng cao kĩ thuật chạy bước nhỏ cho học sinh lớp 6
Tốt LĐTT,CSTĐ
Lê Xuân Thiệt Huyện
phân loại và hướng dẫn
hs lớp 9 làm bài tập vật lí trong chương I “điện học” ở trường THCS TRần Quốc Toản
Tốt LĐTT,CSTĐ
ALăng Thị Tuyết
Huyện
Tốt Phát huy tính tích cực học
tập môn kinh tế gia đình
ở học sinh lớp 6 Tốt
LĐTT, CSTĐ, Phụ nữ
2 giỏi Ngô Thanh Vũ Trường Tốt Giảm thiểu học sinh yếu
kém trong học tập Tốt LĐTT
e Danh hiệu tổ: Tổ đạt lao động tiên tiến
f Chỉ tiêu giảng dạy các môn năm học 2010 - 2011:
Giáo
viên
Dạy môn HS TS
Chỉ tiêu giảng dạy các môn học
Ánh
Toán K9 52 5 9,6 6 11,5 35 67,3 6 11,6 46 88,4 //
//
Hà Toán 6 50 2 4,0 4 8,0 28 56,0 16 32,0 34 68,0
Toán 7 48 2 4,2 6 12,5 25 52,1 15 31,2 33 68,8
Trang 5viên
Dạy môn HS TS
Chỉ tiêu giảng dạy các môn học
Hoa Hóa 8 33 3 9,1 9 27,3 16 48,5 5 15,1 28 84,8
Hóa 9 52 2 3,8 8 15,3 32 61,5 10 19,2 42 80,7
Lưu
TDục 6 50 14 28,0 29 58,0 7 14,0 / / 50 100 TDục 7 48 12 26.5 28 57,1 8 16,3 / / 48 100
Thiệt
Lí 6 50 8 16.0 12 24.0 28 56.0 2 4.0 48 96.0
Lí 7 48 10 20.8 13 27.1 17 35.4 3 6.3 45 93.8
Lí 8 33 8 24.2 9 27.3 12 36.4 4 12.1 29 87.9
Lí 9 52 10 19.2 19 28.8 24 46.2 3 5.7 49 94.2
Tuyết
CN7 48 10 20,8 14 29,2 21 43,8 3 6,2 45 93,8
Vũ
Tin 6 50 9 18,0 10 20,0 22 44,0 9 18,0 41 82,0
Tin 8 33 5 15,2 7 21,2 20 60,6 1 3,0 32 97,0 Toán 8 33 1 3,0 6 18,8 20 60,6 6 18,8 27 81,8
g Số chuyên đề thực hiện trong năm, tên chuyên đề:
- Số chuyên đề thực hiện trong năm: 04 (Ánh, Vũ, Hà )
- Tên các chuyên đề:
+ Giải toán trên máy tính Casio (Ánh, Vũ, Hà )
+ Ứng dụng CNTT trong dạy học môn toán (Đ/c Ánh)
h Các công tác lớn của tổ trong năm:
Các hoạt
động dạy
học trong
năm
Thời gian Phân công
Chuẩn
bị điều kiện
Kiểm tra người tham gia
Nhận xét đánh giá
Ghi chú ( Điều kiện chỉnh sửa đổi ) Tháng Tuần
Người phụ trách
Người tham gia
Bồi dưỡng
HS giải
toán bằng
máy tính
9/2010 đến 02/2011
2 đến 25
BGH Ánh,
Hà,
Vũ
Sách tham khảo,
GA BD
BGH
Trang 6CasiO thi
cấp huyện
, Tài liệu BD
Phụ đạo
HS yếu,
kém
Cả năm 1 đến
Thiệt Ánh Hà
Vũ Hoa
GA phụ đạo, Sách BT SGK
BGH
Hội giảng
GVG cấp
Trường
Vòng I
10-11 12-15 Thiệt
Thành viên trong tổ
GA, đồ dùng, Máy chiếu …
BGH
Hội giảng
GVG cấp
Trường
Vòng II
2-3 26-29 BGH
Thành viên trong
tổ (đạt Vòng I
và có đăng kí CSTĐ )
GA, đồ dùng, Máy chiếu …
BGH
Làm đồ
25-27 Thiệt
Thành viên trong tổ
GV tự sưu tầm BGH
Báo cáo
chuyên đề
các môn
3 28-29 Thiệt
Ánh
Vũ Hà
Tài kiệu Viết chuyên
đề
BGH
Hoạt động
các câu
lạc bộ
TDTT
Cả năm 1-37 Lưu Học sinh
Sân bãi, cầu đá, cầu lông
Lưu
3 Nội dung và giải pháp để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch:
a Quản lý thực hiện chương trình bộ môn:
* Nhiệm vụ:
- Thực hiện đầy đủ các môn học do Bộ GDĐT và Sở GDĐT quy định
- Giảng dạy bộ môn theo đúng phân phối chương trình do cấp trên quy định
- Giữ vững và phát huy những kết quả đã đạt được ở năm học trước; có ý thức xây dựng trường đáp ứng được yêu cầu của xã hội, của địa phương và ngành
mà nhiệm vụ chung là: “ phát triển và duy trì sĩ số, bước đầu nâng cao chất lượng
Trang 7và nâng cao giáo dục toàn diện cho HS”.
- Đoàn kết thực hiện kỷ luật, kỷ cương trường học dân chủ, cộng đồng trách nhiệm trong công tác giáo dục
- Mỗi giáo viên phải có tính tự giác, có ý thức vươn lên trong công tác cũng như trong rèn luyện Thực hiện các biện pháp giáo dục phù hợp với các đối tượng, đặc biệt đối với đối tượng học sinh yếu kém và học sinh dân tộc thiểu số
- Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Hai không” để đánh giá đúng thực chất chất lượng của mỗi học sinh và xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”
- Đẩy mạnh việc bồi dưỡng học sinh giỏi; phụ đạo học sinh yếu kém và nâng cao chất lượng học tập của học sinh Do đó nhiệm vụ trọng tâm của mỗi giáo viên cũng như của nhà trường là: Tích cực phối kết hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường vận động và duy trì tốt số lượng học sinh ra lớp; nâng cao chất lượng đại trà
- Tăng cường việc rèn luyện và giáo dục đạo đức cho học sinh
- Tích cực ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trong nghiệp vụ và trong quản lý
- Duy trì thường xuyên công tác PCGDTHCS; tăng cường quản lý nền nếp; đổi mới công tác quản lý và sinh hoạt chuyên môn
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường
- Hoàn thành chỉ tiêu về đạo đức và văn hoá, kết hợp giáo dục đạo đức với lao động hướng nghiệp, thể chất thẩm mỹ, vệ sinh môi trường
*Biện pháp:
- Xây dựng tổ thành một khối đoàn kết, nhất trí luôn giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong chuyên môn để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao của mỗi cá nhân cũng như của tổ
- Thực hiện tốt quy chế chuyên môn về soạn giảng, đặc biệt là đổi mới ph-ương pháp dạy học; thực hiện tốt những quy định của lãnh đạo nhà trường, hoàn thành kế hoạch đã đăng ký
- Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục đạo đức, văn hoá, thể chất cho các em học sinh
- Tăng cường phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi ở hầu hết các môn đặc biệt là môn Toán, Lý, Hoá…
b Quản lý quá trình dạy học:
b.1 Quản lý giáo dục chính khoá:
* Nhiệm vụ:
- Mỗi giáo viên phải thấm nhuần được những nhiệm vụ trọng tâm và mục
Trang 8tiêu của nhà trường trong năm học, từ đó có những nhiệm vụ cụ thể cho cá nhân mình và hoàn thành tốt kế hoạch được giao
- Soạn bài đầy đủ trước khi lên lớp, không soạn gộp, không cắt xén chương trình…; chấm trả bài đúng theo quy định
- Những giờ dạy có đồ dùng thì phải chuẩn bị đầy đủ trước khi lên lớp
- Tiếp tục thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học giúp học sinh tiếp thu bài và nhận thức bài mới tốt hơn, đặc biệt cần tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhằm nâng cao trình độ tin học của giáo viên
- Tăng cường việc dự giờ thăm lớp đột xuất để kiểm tra, đánh giá tay nghề
và kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên; đồng thời góp ý những sai sót trong quá trình thực hiện chuyên môn nghiệp vụ của đồng nghiệp
- Không có giáo viên nào vi phạm quy chế chuyên môn nghiệp vụ
- Hoàn thành kế hoạch dự giờ 2 tiết/tháng; 100% giáo viên tham gia thao giảng; thường xuyên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
* Biện pháp:
- Cá nhân chủ động thực hiện kế hoạch, dự giờ thăm lớp, thao giảng do nhà trường và tổ chuyên môn tổ chức đồng thời trao đổi đúc rút kinh nghiệm và xếp loại khách quan
- Tham gia sinh hoạt chuyên môn tổ, nhóm đầy đủ; vận dụng đổi mới phư-ơng pháp dạy học một cách nghiêm túc
- Tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên theo các chuyên đề đã đề ra
- Các thành viên hoặc các nhóm nghiên cứu làm đồ dùng cũng như bồi dư-ỡng học sinh giỏi thi máy tính Casio phải nhiệt tình và tâm huyết; đảm bảo chất lượng và đạt hiệu quả cao khi dự thi các cấp
- Phối hợp giữa giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm toạ đàm về ph-ương pháp học bộ môn, giáo dục đạo đức học sinh
- Kết hợp với Đoàn thanh niên, Đội TNTPHCM tổ chức và tham gia các hoạt động ngoại khoá
- Thường xuyên đôn đốc, động viên giáo viên thực hiện công việc một cách triệt để nhằm hoàn thành tốt công việc được giao; đồng thời góp ý chân thành với những đồng nghiệp chưa thực hiện tốt công việc của mình
- Tham gia tốt với BGH trong công tác kiểm tra đánh giá, xếp loại giáo viên
b.2 Quản lý các giờ hoạt động ngoại khoá, phụ đạo, bồi dưỡng:
* Nhiệm vụ:
- Bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu, kém nhằm nâng cao chất lượng đại trà của học sinh toàn trường theo lịch phân công và chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường Tham gia đầy đủ các hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức
- Tự học tập, bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp
Trang 9* Biện pháp:
- Đôn đốc và chỉ đạo các thành viên tích cực bồi dưỡng học sinh giỏi về giải toán bằng máy tính Casio khối lớp 8,9
- Phối hợp với BGH thường xuyên kiểm tra, dự giờ phụ đạo học sinh yếu kém nhằm đánh giá việc dạy của giáo viên và học của học sinh
- Luôn quan tâm và động viên tinh thần tới toàn thể cán bộ giáo viên trong
tổ hoàn thành tốt các giờ hoạt động ngoại khoá
b.3 Quản lý các giờ hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ:
*Nhiệm vụ:
- Tất cả các giáo viên đều phải tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân, góp phần vào việc dự thi giáo viên giỏi các cấp đạt kết quả cao
- Mỗi giáo viên phải tham gia thao giảng đủ số tiết theo quy định của nhà trường và tổ chuyên môn
- Mỗi giáo viên phải dự giờ thăm lớp đủ số tiết theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông
- Những giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm phải hoàn thành và báo cáo theo quy định của BGH và tổ chuyên môn
*Biện pháp:
- Đôn đốc và chỉ đạo các thành viên tích cực tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
- Phối hợp với BGH nhà trường thường xuyên kiểm tra việc dự giờ thăm lớp, việc đăng ký hội giảng và hội giảng để đánh giá tay nghề giáo viên
- Luôn quan tâm và động viên tinh thần tới toàn thể cán bộ, giáo viên trong
tổ hoàn thành tốt mọi phong trào do nhà trường và tổ phát động
b.4 Quản lý quá trình học tập của học sinh:
* Nhiệm vụ:
- Mỗi giáo viên ngoài việc giảng dạy văn hoá còn phải kèm cặp những đối tượng học sinh đặc biệt yếu kém về nhiều mặt
- Giáo dục đạo đức học sinh, phấn đấu không có học sinh mắc phải các tệ nạn xã hội
- Hoàn thành các chỉ tiêu đăng ký với nhà trường
- Giáo dục học sinh tính chủ động, sáng tạo, tích cực, tự giác, tạo niềm đam
mê trong học tập, trong lao động, trong các hoạt động vui chơi giải trí
Trang 10* Biện pháp:
- Giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm truyền đạt
và giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất
- Phối hợp giữa GVCN và GVBM, gia đình, nhà trường và các đoàn thể nhằm động viên, tạo mọi điều kiện để các em học tập tốt
- Các GV bồi dưỡng học sinh giỏi cần chọn đội tuyển ngay từ đầu năm học, đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể theo chuyên đề
- Tổ chức các hoạt động ngoại khoá theo chủ đề nhằm gây hứng thú cho các
em trong học tập và các hoạt động khác
- Tăng cường việc kiểm tra miệng, kiểm tra việc học tập ở nhà nhằm đôn đốc các em tích cực học tập hơn
b.5 Phối hợp với tổ, ban và các đoàn thể trong nhà trường (Công đoàn, Đoàn thanh niên, tổ chủ nhiệm):
* Nhiệm vụ:
- Trao đổi những vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ thông qua những buổi họp chuyên môn, các buổi báo cáo chuyên đề của tổ
- Tham gia với Công đoàn những vấn đề về đời sống mà Công đoàn tổ chức, đồng thời trao đổi với Công đoàn về những công việc có liên quan mà các thành viên trong tổ đề nghị hoặc có ý kiến
- Trao đổi và tọa đàm với Đoàn thanh niên về những vấn đề mà các thành viên trong tổ quan tâm tới lĩnh vực Đoàn
* Biện pháp:
- Thường xuyên quan tâm và lưu ý tới mọi hoạt động về các lĩnh vực trên để đáp ứng kịp thời những công việc có liên quan đến các thành viên trong tổ
- Trao đổi cởi mở và chân thành với các đ/c trong Ban chấp hành Công đoàn, Bí thư Chi đoàn, Tổ trưởng tổ chủ nhiệm để giải quyết và tháo gỡ những vấn
đề mà các bên cùng quan tâm
4 Tổ chức thực hiện:
a Xác định điều kiện để tổ chức thực hiện kế hoạch:
Tổ trưởng phải luôn gương mẫu và đi đầu trong mọi phong trào của tổ, đặc biệt là trong công tác chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời quản lý và quán triệt tới các thành viên trong tổ nhận thức đầy đủ về những thuận lợi, khó khăn, thách thức khi triển khai thực hiện kế hoạch của tổ, từ đó tự giác tích cực tham gia, đề xuất giải pháp đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đã xây dựng
b Phân công trách nhiệm các thành viên:
b.1 Tổ trưởng:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản
lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, theo phân phối chương trình và các quy định khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Xây dựng tổ thành một khối đoàn kết thống nhất, đồng lòng đưa chất lượng giáo dục của nhà trường ngày một đi lên
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy và giáo dục của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường
- Đôn đốc các thành viên hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao