BÀI DỰ THI CUỘC THI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BẬC ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ NHÓM TẦM NHÌN MỚI

39 230 0
BÀI DỰ THI CUỘC THI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BẬC ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ NHÓM TẦM NHÌN MỚI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cuộc thi: Nhóm: “Phương pháp học đại học hiệu quả” “Tầm nhìn mới” MỤC LỤC Trang Trang 1 / 39 Cuộc thi: Nhóm: “Phương pháp học đại học hiệu quả” “Tầm nhìn mới” MỤC LỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1: Các đặc điểm của ba mô hình giáo dục 11 Trang 2 / 39 Cuộc thi: Nhóm: “Phương pháp học đại học hiệu quả” “Tầm nhìn mới” LỜI NÓI ĐẦU Đại học! Hai tiếng ấy luôn là mục tiêu của những người học sinh. Dẫu biết rằng có rất nhiều con đường để đi tới thành công nhưng con đường học Đại học luôn là lựa chọn đầu tiên của mỗi người học sinh. Ngay cả Bill Gates đã tạm dừng công việc học tập tại Đại học nổi tiếng Havard để thành lập công ty vào năm 1975 và khi sự nghiệp đạt tới đỉnh cao, trở thành người giàu nhất thế giới thì ông lại quay về hoàn thành nhiệm vụ học tập tại trường. Như thế đủ để thấy rằng, việc học là việc làm suốt đời và ai cũng cần phải học bởi “ Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Để vào được giảng đường là một điều khó và để tốt nghiệp ra trường với một kiến thức vững vàng lại là một điều khó hơn. Bởi việc học tập tại giảng đường Đại học khác rất nhiều so với việc học tại trường phổ thông. Vì thế xác định mục tiêu học tập rõ ràng kết hợp rèn luyện nhiều kỹ năng học tập là phương pháp giúp chúng ta học tập hiệu quả nhất. Cuộc thi “Phương pháp học Đại học hiệu quả” do Nhà Văn Hóa Sinh Vên tổ chức chính là một sân chơi để các bạn sinh viên có thể trao đổi, học hỏi lẫn nhau để cùng học tốt tại Đại học. Nhóm chúng tôi cũng muốn dành vài trang nhỏ được rút ra từ kinh nghiệm bản thân và của các sinh viên đã đạt các thành tích tốt trong việc học khác để cùng trao đổi với các bạn tham dự cuộc thi. Mọi vật muốn tồn tại và phát triển thì phải biết thay đổi và dám thay đổi. Thay đổi theo chiều hướng tích cực là thay đổi để loại bỏ đi những cái lạc hậu, lỗi thời và tiếp nhận những cái hay, cái mới. Và để thay đổi được thì cần phải có một tầm nhìn. Tầm nhìn để biết xa gần, biết rộng hẹp, biết cao thấp mà thay đổi phù hợp. Vì vậy, nhóm chúng tôi lấy tên “Tầm nhìn mới” với ý nghĩa rằng mình sẽ có được một tầm nhìn tiên tiến để phát triển, một tầm nhìn không bị bó buộc trong bất kỳ quy củ nào, một tầm nhìn hợp thời đại những vẫn mang màu sắc của riêng cá nhân chúng tôi. Và hy vọng với một tầm nhìn mới, một tâm hồn rộng mở và một phương pháp học hiệu quả chúng tôi có thể đạt được mục tiêu đầu tiên của mình: mục tiêu học Đại học hiệu quả. Trang 3 / 39 Cuộc thi: Nhóm: “Phương pháp học đại học hiệu quả” “Tầm nhìn mới” MỤC TIÊU Vì sao lại đặt mục tiêu ở trang nhất? Đó chắc chắn sẽ là câu hỏi đầu tiên mà bất kỳ ai cũng đặt ra khi đọc bài luận này của nhóm chúng tôi. Vậy vì sao chúng tôi lại sắp xếp kết cấu lạ thế này? Ai cũng biết rõ mục tiêu chính là cái đích mà mình đặt ra và có ý muốn hướng đến. Nếu cuộc sống không có mục tiêu bạn sẽ băn khoăn không biết nên đi hướng nào hoặc sẽ đi trên con đường nào đó nhưng lại không biết rằng mình sẽ đi tới đâu. Cuộc sống không có mục tiêu khác gì một món ăn không có gia vị. Tất cả đều nhạt nhẽo. Một khi ta hành động mà không biết mục tiêu là gì, không biết vì sao ta lại phải hành động như thế thì ta chính là một co robot. Và điều này thật nguy hiểm! Và nếu không có mục tiêu, một lý do cụ thể thì bạn đọc bài luận này để làm gì? Nói như thế để bạn biết rằng với chúng tôi mục tiêu chính là yếu tố quan trọng nhất. Và chúng tôi muốn nói về mục tiêu của mình ngay từ đầu để bạn có một cái nhìn rõ ràng về những gì chúng tôi đang làm và muốn đạt được. Vậy mục tiêu của nhóm chúng tôi là gì? Mục tiêu ấy cũng chính là lý do cho sự ra đời của nhóm. Nhóm chúng tôi không như những nhóm khác, quen nhau trước rồi lập thành nhóm rồi tham dự cuộc thi. Mà ngược lại. Chính vì sức hấp dẫn của cuộc thi và đặc biệt là giải thưởng đã khiến chúng tôi lập thành nhóm. Nhóm chúng tôi gồm 6 thành viên thuộc học ở 3 lớp khác nhau của 3 khóa khác nhau, thậm chí các thành viên cùng lớp cũng hoạt động tại các nhóm học tập khác nhau. Nhưng chúng tôi có 2 điểm chung chủ chốt để gặp nhau và lập thành nhóm. Đó là đều cùng quen 1 người (nhóm trưởng hiện tại) và cùng có mục tiêu chung là chinh phục cuộc thi “Phương pháp học đại học hiệu quả” do Nhà văn hóa Sinh viên tổ chức. Do đó mục tiêu mà nhóm đặt ra từ đầu là thành lập được và hoạt động thật tốt nhóm. Nếu nhóm có thể tồn tại cho tới phút cuối cùng của cuộc thi, điều đó có nghĩa chúng tôi đã thành công được nửa chặng đường. Nửa chặng đường còn lại là giành được 10 triệu từ cuộc thi này. Bạn có nghĩ chúng tôi mơ mộng không? Ai cũng có ước mơ nhưng ước mơ phải có cơ sở không thì sẽ mãi chỉ là mơ ước. Và với việc chúng tôi đặt chân vào vòng chung kết này thì chúng tôi tin mình có thể ước mơ và tin tưởng vào mục tiêu ấy. Một mục tiêu nữa nhóm là có thể học hỏi được kinh nghiệm tổ chức các cuộc thi tại khoa. Mục tiêu này xuất phát từ một yếu tố chủ quan. Mỗi thành viên trong nhóm đều là một cán bộ Đoàn-Hội và đều đang hoạt động trong Ban chấp hành ở lớp, ở khoa và ở trường. Có thể nói, đây là một cuộc thi dài hơi và có nội dung thi phong phú, đòi hỏi nhiều kỹ năng mới có thể hoàn thành tốt. Với mong muốn có thể tổ chức nhiều cuộc thi có chất lượng tạo một sân chơi bổ ích cho sinh viên tại khoa và tại trường thì việc tham dự cuộc thi này là một cơ hội rất tốt để có thể hoàn thành tốt khâu chuẩn bị và khâu tổ chức các cuộc thi đó. Một mục tiêu quan trọng không kém nữa đó chính là rèn luyện và học hỏi thêm thật nhiều kỹ năng mềm thông qua cuộc thi. Như trên đã nói, đây là một cuộc thi đòi hỏi nhiều công sức của thí sinh nên để đáp ứng được các yêu cầu đó mỗi Trang 4 / 39 Cuộc thi: Nhóm: “Phương pháp học đại học hiệu quả” “Tầm nhìn mới” người phải nỗ lực hết mình và phải tự hoàn thiện bản thân mình. Vì thế, mỗi thành viên vừa được học hỏi cái hay của nhau vừa có quá trình tự rèn luyện. Và mục tiêu lâu dài của nhóm là gì? Một điều chắc chắn sau cuộc thi này nhóm chúng tôi sẽ ít cộng tác với nhau bởi mỗi người một lớp rất khó cho việc kéo dài hoạt động nhóm. Nhưng mối liên lạc và tình cảm của các thành viên trong nhóm vẫn còn tồn tại và được duy trì. Và nếu có một cuộc thi nào hấp dẫn như cuộc thi này và với điều kiện khách quan cho phép thì nhóm sẽ tái thành lập và tiếp tục chinh phục mục tiêu đó. Trang 5 / 39 Cuộc thi: Nhóm: “Phương pháp học đại học hiệu quả” “Tầm nhìn mới” CHƯƠNG I :CƠ SỞ LÝ LUẬN “Tôi, hoặc tìm ra phương pháp cho mình, hoặc phải phục tùng phương pháp của kẻ khác.” (Wm.Blake 1757-1827 người Anh) Học không có phương pháp như đi biển mà không có bản đồ. Giữa biển khơi bao la, ta vẫn mãi lênh đênh không biết đi hướng nào để đến được bến đậu. Cũng như thế, học không có phương pháp sẽ khiến cho người học rơi vào trạng thái hoang mang, không biết bằng cách nào để đạt được kết quả tốt nhất hoặc đạt được kết quả rồi nhưng đó chỉ là chuyện ăn may, và lại tiếp tục nhờ vào sự hên-xui cho những môn tiếp theo. Trong chương mở đầu này, chúng tôi muốn giới thiệu một số phương pháp học giúp cho việc học đại học chở nên hiệu quả hơn. 1. Phương pháp tự học Tự học là xương sống của quá trình đạo tạo vì nó định hình cho một phong cách học tập mà tại đó người học: - Biết nỗ lực tự thân, nỗ lực vượt khó, lấy sức mình làm trụ cột để thúc đẩy mọi tìm tòi trong học hỏi. - Không ỷ lại vào nguồn đào tạo, nhưng biết triệt để khai thác những thuận lợi tích cực từ phía đào tạo. - Biến kỹ năng tự học thành môt thói quen “tự động hoá” trong mọi qui trình đào tạo và mọi tiến trình nhận thức. - Biết rõ rằng nếu không có thói quen tự học mà chỉ chờ chực “thức ăn dọn sẵn” là thất bại. - “Ai không tôn kính Thầy, đó là người không có trái tim. Nhưng nếu tôn kính Thầy mà cứ phải lẽo đẽo theo Thầy, đó lại là người thiếu hẳn cái đầu – một cái đầu biết làm việc” – LEONARD DE VINCI. - “Thói quen tự học sẽ giúp mỗi người trở thành chính mình, không là bản sao hay bóng mờ của người khác. Đó cũng là một thành phần chủ yếu của bản lĩnh cá nhân, thể hiện tinh hoa và bản chất của cá nhân đó” – GS. TẠ QUANG BỬU. - “Khi để những ý tưởng khoa học của người khác liên tục tràn vào đầu óc ta, chúng sẽ hạn chế và áp chế những ý tưởng của chính ta, và cuối cùng làm tê liệt năng lực tư duy của ta” – SCHOPENHAUER. Tự học là con đường có thể tự hoàn thiện. - Tự học là cách tự cứu mình trước khi được người khác giúp đỡ. - “Yêu cầu thực hành cơ bản nhất của học tập chính là sự tự học. Khi đó người ta biết tự đi tìm kiến thức, tự rèn luyện kỹ năng, thay vì chờ kiến thức tới từ sự dạy dỗ.” – QUÁCH MẠC NHƯỢC”. - “Chỉ với ý thức tự học, tồn tại thường xuyên ở ai đó cũng đủ cho ta thấy sự vươn lên của người đó. Đấy là mầm mống của sự trưởng thành và sự thắng”- THOMAS EDI. Là sinh viên đại học việc tự học là một điều tất nhiên. Sẽ có nhiều phương pháp học như: học ở nhà, học ở thư viện… Trang 6 / 39 Cuộc thi: Nhóm: “Phương pháp học đại học hiệu quả” “Tầm nhìn mới” Học ở nhà: Bước vào Đại học với khối kiến thức vô cùng lớn, trước mắt bạn cần phải đặt ra câu hỏi vậy thì: “ Phương pháp học tập nào thích hợp đề tiếp thu hết khối kiến thức đồ sộ đó?”. Sinh viên được coi là những người đã trưởng thành nên việc học tập là sự tự giác và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình. Do đó, việc học ở nhà là vô cùng cần thiết và quan trọng; nó là yếu tố quyết định đến kết quả học tập. Việc học ở nhà đen lại cho bạn rất là nhiều thuận lợi chủ động được thời gian, ôn lại bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp điều đó sẽ làm bạn dễ hiểu bài hơn khi nghe bài giảng, có không gian yên tĩnh để suy nghẫm những gì mình đã được tiếp thu. Tuy nhiên học ở nhà cũng có rất nhiều khó khăn gặp phải như: thiếu tài liệu khi cần thiết, có những vấn đề khó khăn mà không thể trao đổi với ai được dễ làm cho bạn mau nản, đôi khi ở trong đó bạn có tính ỷ lại, hay bị chi phối bởi công việc khác. Việc học ở nhà là một điều không dễ bởi bạn sẽ bị chi phối bởi các chương trình trên tivi như phim, ca nhạc…, câu chuyện của những người xung quanh, hay sự hấp dẫn của dĩa thức ăn trên bàn…nên trước tiên bạn cần phải có kế hoạch cụ thể cho việc học này. vì vậy bạn cần có lòng quyết tâm khi thực hiện phương pháp này. Bạn cần lập kế hoạch sao cho hợp lý, chọn thời gian học cố định và điều quan trọng là bạn phải tuyệt đối nghiêm khắc với chính mình. Khi lập kế hoạch bạn nên ưu tiên cho mức độ cần thiết của môn học, và tùy vào mức độ khó mà bạn định khoảng thời gian hợp lý. Bạn nên học những môn, những phần dễ hiểu trước. Điều khác biệt giữa học tập ở mức trung bình với những điểm số tuyệt vời thường nằm ở chất lượng của sự chuẩn bị. Việc chuẩn bị môi trường học tập, thái độ và sự tập trung sẽ ảnh hưởng tích cực đáng kể đến hiệu quả học tập của bạn. Bạn cần chú ý đến góc học tập, tư thế ngồi học, ánh sáng cũng ảnh hướng rất lớn đến khả năng tập trung của bạn. 1 Học ở thư viện: Đây cũng là một trong rất nhiều phương pháp được sinh viên chọn lựa để học đại học, với phương pháp này cung cấp cho bạn lượng kiến thức mới và lục lại những kiến thức cũ. Ngoài ra, bạn còn có cảm giác hưng phấn, có động lực thúc đẩy bạn chăm học hơn. Nếu trong quá trình học ở thư viện mà bạn gặp phải khó khăn nào về vấn đề tài liệu thì sẽ dễ dàng cho bạn hơn khi tìm kiếm. Tuy nhiên, không phải ai cũng lên thư viện học và đem lại kết quả tốt mà bạn cần có phương pháp học ở thư viện phù hợp. Phương pháp: Việc quan trọng đầu tiên khi bạn tham gia học trên thư viện đó là cách đọc sách. Đọc phần mở đầu, kết luận, lướt qua nội dung các chương của tài liệu tham khảo. đọc phần này đầu tiên bạn sẽ có cái nhìn sơ lược nội dung của cuốn sách muốn đề cập. Thứ hai, bạn nên lựa chọn mục nào cần đọc (chương nào, mục nào,…) phù hợp với nhu cầu của mình. Trong lúc đọc bạn cần đánh dấu những chỗ quan trọng, ngắt ý, những chỗ khó hiểu, thắc mắc,… Để đối chiếu với những chỗ cần làm rõ của bài giảng trên lớp. 1 Giải thích thêm trong phần phụ lục. Trang 7 / 39 Cuộc thi: Nhóm: “Phương pháp học đại học hiệu quả” “Tầm nhìn mới” Vậy phương pháp học trên thư viện chỉ đạt hiệu quả cao nếu bạn biết cách áp dụng vào việc tự học như thế nào. 2. Phương pháp POWER: Từ POWER ở đây vừa có nghĩa là “sức mạnh”, “năng lực”, vừa là tên gọi của một phương pháp học tập ở bậc đại học do GS. Robert Feldman (Đại học Massachusetts) đề xướng nhằm hướng dẫn sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm một, cách học tập có hiệu quả nhất. Phương pháp POWER có 5 yếu tố cơ bản (POWER là viết tắt của năm từ chỉ năm yếu tố cơ bản này): - Chuẩn bị, sửa soạn - PREPARE: Quá trình học tập ở đại học không phải chỉ bắt đầu từ giảng đường khi sinh viên nghe thầy giáo giảng bài hoặc trao đổi, tranh luận với các bạn đồng học. Quá trình này chỉ thật sự bắt đầu khi sinh viên chuẩn bị một cách tích cực các điều kiện cần thiết để tiếp cận môn học như đọc trước giáo trình, tìm tài liệu có liên quan. Sự chuẩn bị tư liệu này càng có hiệu quả hơn khi đi liền với nó là sự chuẩn bị về mặt tâm thế để có thể tiếp nhận kiến thức một cách chủ động và sáng tạo. Với sự chuẩn bị tâm thế này, sinh viên có thể chủ động tự đặt trước cho mình một số câu hỏi liên quan đến nội dung sẽ được học trên lớp, thậm chí có thể tự tạo cho mình một cái khung “tri thức” để trên cơ sở đó có thể tiếp nhận bài học một cách có hệ thống. Tóm lại: “Học là quá trình hợp tác giữa người dạy và người học”. - Tổ chức - ORGANIZE: Sự chuẩn bị phía trên sẽ được nâng cao hơn nữa khi sinh viên bước vào giai đoạn hai. Giai đoạn người sinh viên biết tự tổ chức, sắp xếp quá trình học tập của mình một cách có tổ chức và hệ thống. - Làm việc - WORK: Một trong những sai lầm của phương pháp học tập cũ là tách rời việc học tập ra khỏi lao động trong khi lao động chính là một quá trình học tập có hiệu quả nhất. Trong giai đoạn này sinh viên phải biết cách làm việc một cách có ý thức và có phương pháp ở trong lớp cũng như ở phòng thí nghiệm, thực hành. Các hình thức lao động trong môi trường đại học rất đa dạng và phong phú: lắng nghe và ghi chép bài giảng, thuyết trình hoặc thảo luận… - Tự đánh giá - ESTIMATION: Sinh viên phải biết tự đánh giá chính bản thân mình ngoài hệ thống đánh giá của nhà trường. Chỉ có qua đánh giá một cách trung thực sinh viên mới biết mình đang đứng ở vị trí, thứ bậc nào và cần phải làm thế nào để có thể cải thiện vị trí, thứ bậc đó. Tự đánh giá cũng là một hình thức để nâng cao trình độ và ý thức học tập. - Suy nghĩ lại - RETHINK: Khả năng suy nghĩ lại này luôn giúp cho sinh viên biết cách cải thiện điều kiện, phương pháp và kết quả học tập của mình. Về bản chất, tư duy đại học không phải là tư duy đơn tuyến, một chiều mà đó là thứ tư duy đa tuyến, phức hợp đòi hỏi người học cũng như người dạy, nghiên cứu phải có tính sáng tạo cao, luôn luôn biết cách lật ngược vấn đề theo một cách khác, soi sáng vấn đề từ những khía cạnh chưa ai đề cập tới. Khả năng suy nghĩ lại này cũng gắn liền với khả năng làm lại (REDO) và tái tạo quá trình học tập trên căn bản nhận thức mới đối với vấn đề và kết quả đặt ra. Cuối cùng chữ R của giai đoạn thứ 5 này cũng có nghĩa là RECREATE (giải lao, giải trí, tiêu khiển), một hoạt động cũng quan trọng không kém so với các hoạt động học tập của sinh viên. 3. Phương pháp sơ đồ tư duy (mindmap) Đây là phương pháp được phát triển vào cuối thập niên 60 (của thế kỉ 20) bởi Tony Buzan. Phương pháp này giúp người học "ghi lại bài giảng" mà chỉ dùng các từ Trang 8 / 39 Cuộc thi: Nhóm: “Phương pháp học đại học hiệu quả” “Tầm nhìn mới” then chốt, sơ đồ và liên tưởng đến các hình ảnh. Với cách ghi chép này người học sẽ không chỉ dễ nhớ mà còn nhớ lâu đồng thời hệ thống lại kiến thức để dễ ôn tập hơn. Sơ đồ tư duy giống như là một phương tiện để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu chuyện) thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não. Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng sơ đồ tư duy, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng thì liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn. Ưu điểm của phương pháp Giản đồ ý: - Ghi nhớ chi tiết cấu trúc đối tượng hay sự kiện mà chúng chứa các mối liên hệ phức tạp hay chằng chéo. - Tổng kết dữ liệu. - Động não về một vấn đề phức tạp. Để trình bày nội dung bằng sơ đồ tư duy thì cần có từ then chốt, mà muốn thể hiện được nó thì cần phải liên tưởng tới hình ảnh mà mình cảm thấy phù hợp với từ then chốt đã chọn. - Trình bày thông tin để chỉ ra cấu trúc của toàn bộ đối tượng. Trang 9 / 39 Cuộc thi: Nhóm: “Phương pháp học đại học hiệu quả” “Tầm nhìn mới” - Ghi chép được tất cả các bài giảng, phóng sự, sự kiện một cách nhanh, ngắn gọn và dễ dàng. - Làm giảm sự miêu tả của mỗi ý mỗi khái niệm xuống thành một từ hay từ kép để dễ nhớ. - Toàn bộ ý của giản đồ có thể "nhìn thấy" và nhớ bởi trí nhớ hình ảnh - Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng. - Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính. - Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác. - Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn. - Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào giản đồ. - Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ. - Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính. 4. Phương pháp tư duy Có người ví các công đoạn học tập như một chu trình sản xuất: kiến thức là nguyên liệu, tư duy là công nghệ, nhân cách là năng lượng. ví như vậy nghe có vẻ hơi khập khiễng vì sản xuất tạo ra của cải vật chất, mỗi chu trình sau khi kết thúc sẽ được lặp đi lặp lại còn trong học tập khi kết thúc một “công đoạn” (một tiết học, một kỳ học hay một năm học) thì mọi cái đều thy đổi. Kiết thức không những không bị tiêu hao mà còn được củng cố và phát triển, tư duy và nhân cách cũng phát triển nhưng chỉ thấy rõ trong một khoảng thời gian dài chính vì vậy mà hay bị coi nhẹ hoặc bị lãng quên. Tư duy phát triển qua 4 giai đoạn: - Ở giai đoạn đầu người học phải có thầy ở bên cạnh để cung cấp những kiến thức làm nguyên liệu đầu tiên và tư duy nối kết các kiến thức đó với nhau. - Ở giai đoạn thứ hai, thầy sẽ không cung cấp kiến thức nữa mà chỉ là gợi ý để người học từ những kiến thức đã có kết hợp với năng lực tư duy để tự tìm kiến thức mới đối với bản thân người học. - Trong giai đoạn thứ ba thì sẽ không có thầy ở bên cạnh nữa mà tự bản thân người học tự tìm kiến thức mới cho mình. - Còn trong giai đoạn cuối cùng, người học không chỉ tìm ra những kiến thức đối với mình mà đối với cả nhân loại. “Học” lúc đó gọi là “Nghiên cứu khoa học”. Bốn giai đoạn đó không tách biệt nhau mà giai đoạn trước manh nha cho giai đoạn sau. Con người tư duy để hiểu tự nhiên, xã hội và cả bản thân mình. Tư duy có khoa học thì việc rèn luyện tư duy qua giáo dục dễ dàng hơn, có bài bản hơn. Nhưng dường như ở các trường hiện nay gần như không quan tâm đến phát triển tư duy, chỉ biết nhồi nhét kiến thức để nâng trình độ của sinh viên như vậy có khác nào người không biết bơi nhưng xuống nước và tự vẫy vùng để bơi. Trang 10 / 39 [...]... nhóm và càng may mắn hơn khi chúng tôi có cùng chung mục tiêu và động cơ để học tập và hơn thế nữa chúng tôi cùng áp dụng phương pháp học tập nhóm Trang 30 / 39 Cuộc thi: Phương pháp học đại học hiệu quả Nhóm: Tầm nhìn mới Chương IV : Ứng dụng tương lai Học nhóm không phải là một phương pháp mới và xa lạ Thật ra làm nhóm đã xuất hiện từ lâu nhưng khái niệm học nhóm và phương pháp học nhóm chỉ mới. .. huy Học cũng cần nhóm, làm việc cũng theo nhóm và thi cuộc thi Phương pháp học đại học hiệu quả cũng chia thành nhóm Điều này càng khẳng định hơn nữa tầm quan trọng của nhóm và việc rèn luyện các kỹ năng làm việc theo nhóm là một việc cần thi t cho mỗi người nói chung và cho mỗi sinh viên nói riêng Trang 31 / 39 Cuộc thi: Phương pháp học đại học hiệu quả Nhóm: Tầm nhìn mới LỜI KẾT Muốn học tốt,... mới sau này, đây sẽ là tiền đề để ta biết cách làm việc trong một môi trường tập thể Đó là lí do tại sao chúng tôi chọn phương pháp học tập nhóm là giải pháp cho việc học đại học hiệu quả Ngoài những lợi ích mà phương pháp học nhóm mang lại dưới đây còn giúp cho các thành viên trong nhóm yêu thương nhau, đoàn kết và giúp nhau vượt qua những vấn đề khó khăn Trang 16 / 39 Cuộc thi: Phương pháp học đại. .. thuyền, của việc học tốt vẫn là tự bản thân mỗi người có 5 Michael Maginn “Thúc đẩy nhóm làm việc hiệu quả (NXB Tổng Hợp TP.HCM) – tr.31 Trang 28 / 39 Cuộc thi: Phương pháp học đại học hiệu quả Nhóm: Tầm nhìn mới muốn đạt kết quả tốt hay không_có muốn đóng một thân thuyền vững chắc hay không Nhóm chúng tôi khái quát phương pháp và các kỹ năng cần thi t thành hình con thuyền ước mơ Và nhìn vào cấu... để cho và một túi để nhận” 3 Ứng dụng của phương pháp học nhóm trong học tập: Vậy để học tập đạt kết quả cao nhất các bạn sinh viên cần phải trang bị cho mình một phương pháp học tập đem lại hiệu quả Tuy nhiên, Phương pháp học tập đó phải phù hợp với mục đích học tập của từng bạn sinh viên Riêng nhóm chúng tôi với những mong muốn được khám phá những kiến thức mới, lạ Đặc biệt là được trình bày và thể... khi áp dụng phương pháp này, có đôi lúc chúng tôi nghĩ mình sẽ bỏ cuộc Kết quả học tập năm đầu không như mong đợi tất cả chúng tôi chỉ đạt được điểm trung bình là 6.5 Ai cũng buồn và suy nghĩ nhiều lắm, mình vận dụng phương pháp này là tốt nhưng tại sao kết quả là như thế? Trang 29 / 39 Cuộc thi: Phương pháp học đại học hiệu quả Nhóm: Tầm nhìn mới Nhưng không, với sức nhạy bén và ham học chúng tôi... mái và có sự hỗ trợ cao độ của cả nhóm đối với mỗi thành viên và với các quyết định của nhóm Trang 14 / 39 Cuộc thi: Phương pháp học đại học hiệu quả Nhóm: Tầm nhìn mới e Học nhóm là gì? Học nhóm nghĩa là chúng ta không phải ngồi trên lớp với sự giảng dạy của các thầy cô bộ môn mà là chỉ có chúng ta với bạn bè học với nhau Học nhóm là bạn có thể vừa là thầy cô giảng bài cho cô bạn ngồi kế mình nhưng... 39 Cuộc thi: Phương pháp học đại học hiệu quả Nhóm: Tầm nhìn mới CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CỦA PHƯƠNG PHÁP HỌC NHÓM 1 Thuận lợi: - Do tính chất của môn học mà các giảng viên đều hướng sinh viên thảo luận theo nhóm nhằm giúp cho sinh viên tăng khả năng tư duy, năng động do đó tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn sinh viên chủ động tìm đến với nhau và hình thành nên các nhóm học - Đa số các cuộc thi. .. nhóm bạn sẽ thành công và giúp ý thật nhiều cho xã hội Học là một quá trình cùng nhau làm việc Nếu học chỉ để ôm kiến thức cho một mình biết, một mình mình dùng thì chắc chắn việc học ấy của bạn sẽ dần trở thành lạc hậu và vô ích Trang 32 / 39 Cuộc thi: Phương pháp học đại học hiệu quả Nhóm: Tầm nhìn mới PHỤ LỤC 1 Phương pháp tư duy với 6 chiếc nón kỳ diệu: Phương pháp “6 chiếc nón tư duy” (6 Thinking... mô hình giáo dục Mô hình Trung tâm Vai trò người học Công nghệ Truyền thống (1) Người dạy Thụ động Bảng, TV,Radio Thông tin (2) Người học Chủ động Máy tính cá nhân - PC Tri thức (3) Nhóm Thích nghi PC + Mạng 2 Nguồn: Nguyễn Cảnh Toàn - Phương pháp dạy và học đại học –– tr.251 Trang 11 / 39 Cuộc thi: Phương pháp học đại học hiệu quả Nhóm: Tầm nhìn mới Hiện nay, ở các nước phát triển đã có điều kiện

Ngày đăng: 20/06/2015, 15:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan