Phương pháp chuẩn bị và làm bài kiểm tra

Một phần của tài liệu BÀI DỰ THI CUỘC THI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BẬC ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ NHÓM TẦM NHÌN MỚI (Trang 37)

Sau một thời gian học tập, trao dồi kiến thức thì bài kiểm tra là thước đo chất lượng và hiệụ quả học tập của chúng ta. Để có một bài kiểm tra tốt thì ngay trong quá trình học các bạn hãy ghi chép cẩn thận trong giờ giảng và sách giáo khoa. Ngay sau mỗi tiết học hay sau khi về nhà các bạn cần xem lại những gì bạn ghi chép được và xem lại chúng một lần nữa trước buổi học sau đó. Các bạn cần định ra một khoảng thời gian dài hơn để ôn tập vào cuối tuần. Khi ôn tập các bạn cần xem thật kĩ những vấn đề thầy cô dặn sẽ xuất hiện trong bài kiểm tra tới. Hệ thống và sắp xếp lại tất cả kiến thức và tài liệu mà bạn có được đễ ước lượng thời gian mà bạn cần cho việc ôn tập.Sau đó hãy tự kiễm tra bản thân qua tài liệu. Trong lúc ôn tập bạn nên phỏng đoán nội dung bài kiểm tra trên cơ sở là các tài liệu của thầy cô phát ra trước giờ kiểm tra, tự đặt ra những câu hỏi mà theo bạn sẽ có trong bài kiểm tra. Đặc biệt bạn nên xem lại các bài kiểm tra trước và từ bạn bè để đoán hướng ra đề. Những thời điểm trước và trong khi kiểm tra thì cảm giác hồi hộp là vấn đề thường gặp vì sự chuẩn bị nói chung gây dựng lòng tự tin. Để có được một tâm lý tốt các bạn cần phát huy những thói quen tốt trong học tập, biết cách quản lý thời gian và sắp xếp tài liệu một cách hợp lý nhất, bỏ qua áp lực bên ngoài.

Bây giờ là lúc các bạn bước vào phòng thi. Bạn nên chọn một tư thế thoải mái nhất, hướng về bài kiễm tra với sự tự tin, cố gắng tập trung một cách thoải mái,cho phép mình thoải mái về thời gian. Trong lúc làm bài nhớ đọc kĩ yêu cầu, bố trí quỹ thời gian hợp lý nhất, không được hoảng loạn, nên chuyển sang câu hỏi khác nếu không tìm ra câu trả lời. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng giữa bài kiểm tra thì hãy hít thật sâu và thở ra từ từ, hãy nhận thấy rằng bạn đã và đang cố gắng hết mình. Sau khi làm bài kiểm tra bạn hãy tự kiểm tra và đánh giá lại bài làm, chỉ ra những điều không có ích cho bạn và tự chúc mình bản thân đã đi đúng đường để có thể vượt qua những chướng ngại vật.

Những gợi ý này sẽ giúp bạn tránh những sai lầm do tính chủ quan:

Chuẩn bị chú ý xem xét kết quả của những bài kiểm tra gần đây của bạn. Mỗi bài kiểm tra như vậy lại góp phần giúp bạn có thể dễ dàng đương đầu với bài kiểm tra sau hơn. Dùng chính những bài kiểm tra đã có của bạn để ôn tập cho bài kiêm tra cuối cùng.

Đến sớm hôm có giờ kiểm tra. Mang theo tất cả những đồ dùng bạn cần như là bút chì, bút bi, máy tính, từ điển và đồng hồ. Như vậy, bạn sẽ có thể hoàn toàn tập trung vào bài kiểm tra . Luôn tạo cho mình một tâm thế thoải mái nhưng phải cảnh giác. Chọn một chỗ ngồi thích hợp và đảm bảo rằng bạn có đủ chỗ để làm việc và có thể cảm thấy thoải mái, nhưng đừng chểnh mảng, giữ cho mình được thoải mái và tự tin. Đừng nói chuyện với mọi người xung quanh về bài kiểm tra vì sự lo lắng là một trạng thái có thể bị lây nhiễm.

Làm bài thi

Đọc kĩ hướng dẫn của đề bài: Điều này có vẻ là đương nhiên, nhưng nó sẽ giúp bạn khắc phục được những sai lầm do không cẩn thận. Nếu có thời gian, hãy nhanh chóng lướt qua toàn bài kiểm tra để có một cái nhìn tổng quát. Nhận biết những phần quan trọng, vạch ra thật ngắn gọn những ý chính.

Trả lời các câu hỏi theo cách khoa học nhất:

Trước tiên là những câu hỏi dễ, để tạo cảm giác tự tin, để ngay lập tức ghi

được điểm, và định hướng cho bản thân về vốn từ, các khái niệm và những kiến thức bạn đã có (việc này có thể giúp bạn tìm ra mối liên quan với những câu hỏi khó hơn)

Sau đó là đến những câu hỏi khó, hoặc những câu được nhiều điểm nhất.

Với dạng bài kiểm tra mang tính chất khách quan, trước tiên, loại trừ những đáp án mà bạn biết là sai, hoặc chắc chắn là sai, không phù hợp, hoặc là hai đáp án rất giống nhau và cả hai đều không thể đúng được. Với dạng câu hỏi mang tính chủ quan, vạch ra những ý chính, và sắp xếp những ý đó theo một trình tự phù hợp nhất

Xem lại bài: Hãy kiềm chế ý muốn được rời khỏi phòng thi ngay khi bạn đã trả

lời hết các câu hỏi. Xem lại bài thi để đảm bảo rằng bạn đã trả lời hết tất cả các câu hỏi trong bài, không đánh dấu nhầm trong bài làm của bạn, hay làm sai một vài chỗ đơn giản. Đọc lại bài luận của bạn để có thể phát hiện ra các lỗi chính tả, ngữ pháp, dấu câu ..v.v…Quyết định xem những cách thức nào phù hợp với bạn và bám lấy chúng, chỉ ra những cách không hiệu quả và thay thế chúng.

Tất cả nhửng điều trên đây trình bày hy vọng sẽ giúp bạn đặt những viên gạch nhỏ để tìm tới thành công.

Một phần của tài liệu BÀI DỰ THI CUỘC THI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BẬC ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ NHÓM TẦM NHÌN MỚI (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w