Michael Maginn Thúc đẩy nhóm làm việc hiệu quả.

Một phần của tài liệu BÀI DỰ THI CUỘC THI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BẬC ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ NHÓM TẦM NHÌN MỚI (Trang 25)

- Nếu bạn nghĩ rằng mình không thể thực hiện lời hứa thì đừng hứa, khi đã hứa rồi thì hãy thực hiện lời hứa. phần việc của mình cần phải hoàn thành đúng thời gian quy định;

- Thông tin đưa ra cần phải có căn cứ nếu không lời bạn nói sẽ bị đánh giá thấp;

- Các thành viên trong nhóm cần có sự quan tâm lẫn nhau; - Nên làm việc một cách tích cực;

- Thực hiện công việc một cách thành thạo, lưu loát.

Khi niềm tin trong nhóm bị bào mòn thì cần phải tìm kiếm nguồn gốc và giải quyết ngay. Còn một điều quan trọng sẽ dẫn đến niềm tin trong nhóm bị bào mòn đó là sự xung đột. chính vì vậy cần phải mềm mỏng và cương quyết trong giải quyết xung đột của nhóm.

2.8 Tạo sự bất đồng:

Một nhóm gồm những người khác nhau; quê quán khác nhau; nhận thức, sự giáo dục khác nhau; kinh nghiệm khác nhau; sở thích khác nhau …chính những điều khác nhau đó tạo nên sự sôi nổi và đầy thú vị cho nhóm bạn nhưng cũng không thể tránh được những bất đồng. Một nhóm làm việc hiệu quả là biết tận dụng sức mạnh của sự khác biệt. Nếu bạn đưa ra một quyết định mà không gặp phải sự mâu thuẫn hay bất đồng nào, không ai có ý kiến gì thì bạn có nghĩ rằng khi đó những ý tưởng sáng tạo và khác thường bị bỏ qua không? Chính vì vậy cần có sự chất vấn giữa các thành viên. Và bản thân người phát biểu ý kiến phải dùng lý lẽ để bảo vệ, thuyết phục người khác. Qua cách thức mỗi người đặt câu hỏi, chúng ta có thể nhận biết mức độ tác động lẫn nhau, khả năng thảo luận, đưa ra vấn đề cho các thành viên khác của họ.

Đây là kỹ năng tư duy phản biện tích cực; lời lẽ phải mềm mỏng và lịch sự, người nghe phải sẵn sàng tiếp nhận những ý kiến trái chiều. Trong tranh luận, người có ý kiến phản biện với ý kiến của mình là họ đang không đồng quan điểm với ý kiến của mình chứ không phải đang chê bai mình. Nếu bạn tự ái trong tranh luận tức là bạn đang đánh mất sự sáng suốt của mình.

Do đó, trong nhóm cần tạo sự bất đồng nhưng tránh những xung đột xảy ra. Bất đồng khác với những xung đột, khi xảy ra xung đột sẽ làm chậm tiến trình công việc, khuấy động cảm xúc của mọi người.

2.9 Đè bẹp và giải quyết những xung đột:

Sự bất đồng tạo nên ý tưởng mới trong quyết định nhưng lại rất dễ chuyển sang mức độ xung đột. Làm sao để nhóm bạn nhận ra những xung đột tiềm tàng để tránh những vấn đề rắc rối thực sự. Theo chúng tôi, trong những tình huống như thế này thì vai trò của người nhóm trưởng khá quan trọng. Vai trò của người nhóm trưởng lúc này là cần nói lại mục tiêu chung của nhóm đồng thời đảm bảo rằng mọi thành viên đều chấp nhận mục tiêu đó. Xác định lại một lần nữa vai trò của mọi người trong nhóm làm cho mọi người tin tưởng nhau và hướng về mục đích chung. Lúc này, yêu cầu mọi người nên gác lại những ganh đua, hiềm khích và cả những quan điểm vào quá khứ. Trong cuộc họp nhóm chúng ta nên sử dụng kỹ thuật Six thinking hats (6 chiếc nón tư duy)4 của Edward de Bono phát triển vào năm 1985. Kỹ

Một phần của tài liệu BÀI DỰ THI CUỘC THI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BẬC ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ NHÓM TẦM NHÌN MỚI (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w