Ngọ Môn Ngọ Môn, cổng chính của Đại Nội, là một công trình kiến trúc tiêu biểu của Hoàng thành triều Nguyễn.. Ngày xưa cổng này thường đóng chặt quanh năm, chỉ được mở khi vua ra vào Hoà
Trang 11 Câu chuyện về những cánh cổng ở Huế
Mỗi lần về Huế, tôi có thói quen và cũng là sở thích chạy lòng vòng để ngắm lại những dấu tích của thời gian Giữa phố phường đường sá đông đúc hiện đại, lòng sẽ thấy dịu lại, trầm lắng khi bắt gặp đây đó những ngôi nhà, cánh cổng cổ xưa.
Tìm hiểu kỹ, thật thú vị khi biết rằng mỗi cánh cổng đều có một lịch sử, công năng riêng trong quá khứ chứ không chỉ đơn thuần chỉ là nơi để người ta ra vào, qua lại.
Ngọ Môn
Ngọ Môn, cổng chính của Đại Nội, là một công trình kiến trúc tiêu biểu của Hoàng thành triều Nguyễn Ngày xưa cổng này thường đóng chặt quanh năm, chỉ được mở khi vua ra vào Hoàng thành có đoàn ngự đạo đi theo và trong những dịp tiếp kiến các sứ ngoại quốc quan trọng trong hoàng cung
Vào cổng này, không phải ai muốn đi lối nào cũng được, bắt buộc phải theo quy tắc cửa ở giữa chỉ duy nhất vua được đi, các quan văn võ chia nhau đi theo hai đường tả hữu phía bên hông.
Cổng Ngọ môn với lầu Ngũ Phụng phía trên, trước đây cổng chỉ mở vào các dịp đặc biệt trong
năm
Trang 2Cổng Hòa Bình
Đây là lối cổng sau của Đại Nội, là nơi để vua xuất cung khi có việc riêng Để tạo thuận lợi, và giữ cho việc xuất cung được kín đáo, cổng nằm ngay sát thư phòng làm việc của vua.
Cổng Hòa Bình, dành cho vua xuất cung trong những dịp bình thường Lối giữa chỉ dành cho vua,
phía tả hữu là dành cho các quan văn võ và lính tráng.
Cổng Hiển Nhơn và Chương Đức
Đại Nội chỉ dành cho nhà vua và hoàng thất ở, nên để tiện cho công việc vào ra thiết triều, các vương, tướng, đại quan cùng gia thất đều sống tập trung tại Kim Long, cách Đại Nội khoảng 3km
về hướng tây Hàng ngày vào triều, các quan cũng đi theo quy tắc bất di bất dịch là nam giới đi lối cổng Hiển Nhơn phía tả, còn nữ thì đi lối cổng Chương Đức phía hữu, tuyệt đối không được vi phạm quy tắc này.
Cũng bởi thế nên tới nay làng Kim Long vẫn còn lưu giữ được nhiều phủ đệ với những nhà rường nhà cột và các nhà vườn cổ, đó là những gì còn sót lại của các gia đình vương tôn quý tộc Các
Trang 3cánh cổng hầu như còn giữ nguyên được kiến trúc hình hài, dẫu một số theo thời gian cũng đã
hư hỏng phần nào, nhưng vẫn là minh chứng cho một quá khứ chưa xa lắm.
Cổng Hiển Nhơn phía tả, chỉ dành cho các quan và binh lính mỗi khi có việc ra vào triều đình Có một cổng tương tự như thế này là cổng Chương Đức ở phía hữu, dành cho các mệnh phụ và nữ hầu đi riêng Cổng này cũng hư hỏng ít nhiều và mới được phục chế theo nguyên mẫu.
Các cổng khác ở Thành nội
Thành nội Huế cũng được kiến tạo bởi 4 cửa, được người xưa đặt tên theo phương vị đối xứng nhau từng đôi một, trong đó mặt nam gồm 4 cổng: Thể Nhơn, Quảng Đức, Chính nam, đông nam; mặt bắc gồm 2 cổng: Chính bắc, tây bắc; mặt đông gồm 2 cổng: Chính đông, đông bắc; mặt tây gồm 2 cổng: Chính tây, tây nam.
Ngoài ra cố đô còn có một cổng thông với Trấn Bình Đài ở góc đông bắc của kinh thành (thành Mang Cá) có tên là Trấn Bình Các cổng này hầu như được xây dựng từ gạch vồ, đá vôi và mật mía nên bền chắc theo thời gian Tiếc là do chiến tranh và thiên tai tàn phá nên nhiều cổng bị hư hại nặng, phải phục chế lại nên hiện nay nét rêu phong cổ kính cũng nhạt phai nhiều.
Trang 4Một số hình ảnh về các cổng cổ còn sót lại tại làng Kim Long, nơi tập trung các vương phủ xưa.
Phủ nội vụ trong Đại Nội
Trang 5Đồn Mang Cá ngày nay.
Cổng kinh thành Huế - Nét kiến trúc độc đáo
Cổng ngõ (hay cửa) được xem là bộ mặt của các công trình kiến trúc, với chức năng chính là nơi
ra vào của cư dân sinh sống trong vùng, trong khu vực, hoặc trong mỗi một công trình, nó còn
có chức năng phòng vệ, ngăn ngừa sự xâm phạm của các thế lực bên ngoài Theo quan niệm của người xưa, cổng ngõ là nơi ngự trị của thần linh để bảo vệ và che chở cho chủ nhân của công trình.
Trang 6Huế là nơi còn bảo lưu nhiều dạng hình cổng ngõ mang đặc trưng riêng, trong đó có cổng thành, cổng cung điện, cổng lăng tẩm, phủ đệ, đình chùa, công trình công cộng và một số cổng ngõ mới xuất hiện gần đây như cổng làng văn hoá, cổng tổ dân phố văn hoá Tuỳ thuộc vào công năng của mỗi công trình mà cổng ngõ được thiết kế, xây dựng một cách phù hợp cả về kiến trúc, thẩm mỹ lẫn quy mô công trình.
Để có cái nhìn tổng thể về các dạng hình cổng ngõ, chúng tôi xin lần lượt giới thiệu từng dạng hình cổng ngõ ở Huế có kiến trúc, mang tính thẩm mỹ đặc trưng của Huế mong góp phần gìn giữ những nét kiến trúc độc đáo này.
Kinh thành Huế được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX (dưới thời vua Gia Long và Minh Mạng), toạ lạc
ở phía Bắc sông Hương, mặt quay về hướng Nam Kinh thành Huế là sự kết hợp độc đáo giữa những nguyên tắc kiến trúc truyền thống Việt Nam, tư tưởng triết lý phương Đông với thuyết âm dương ngũ hành cùng những đặc điểm mang ảnh hưởng kiến trúc quân sự phương Tây kiểu Vauban.
Trang 7Trong quá trình quy hoạch và xây dựng kinh thành Huế, các nhà kiến trúc đã kiến tạo Kinh thành Huế có 4 cổng Các cửa của Kinh thành Huế được người xưa đặt tên theo phương vị đối xứng nhau từng đôi một, trong đó mặt Nam gồm 4 cổng: Thể Nhơn (cửa Ngăn), Quảng Đức (cửa Ngăn trên, cửa Sập), Chính Nam (Nhà Đồ), Đông Nam (Thượng Tứ); mặt Bắc gồm 2 cổng: Chính Bắc (cửa Hậu), Tây Bắc (cửa An Hoà); mặt đông gồm 2 cổng: Chính Đông (Đông Ba), Đông Bắc (Kẻ Trài); mặt Tây gồm 2 cổng: Chính Tây, Tây Nam (cửa Hữu) Ngoài ra Kinh Thành còn có một cổng thông với Trấn Bình Đài ở góc Đông Bắc của Kinh Thành (thành Mang Cá) có tên là Trấn Bình.
Các cổng của Kinh thành Huế hầu hết được xây dựng vào hai giai đoạn: giai đoạn đầu (năm 1809) xây phần cổng vòm, giai đoạn 2 (năm 1829) xây thêm vọng lâu 2 tầng.Kích thước của các cổng thành được ghi lại trong Đại Nam Hội Điển Sự Lệ như sau: phần cổng vòm cao 2 trượng (khoảng 8,5m), riêng vòm cửa cao 1trượng, 2 thước, 2 tấc (khoảng 5,2m), rộng 9 thước (khoảng 3,8m); phần vọng lâu 2 tầng cao 2 trượng 1 thước (8,9m), rộng 2 trượng 8 tấc (khoảng 8,8m).
Vật liệu xây dựng cổng thành chủ yếu là gạch vồ, đá và vôi mật Trước mỗi cổng thành đều có biển gắn bằng đá thanh ghi tên của cổng thành (Quảng Đức, Thể Nhơn, Chính Nam ) Vọng lâu được kiến trúc theo dạng nhà bia trong các chùa Thiên Mụ, Diệu Đế, Thánh Duyên hay trong các khu lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế Bốn mặt của vọng lâu đều có trổ cửa vòm, hai bên cửa chính trổ 2 cửa sổ tròn trang trí chữ Thọ, hai mặt còn lại trổ cửa tròn có cùng kích thước nhưng trang trí hoá thị Phầ mái của vọng lâu đều lợp ngói ống hoàng lưu li Các bờ nóc, bờ quyết trang trí hình giao long cách điệu Chính giữa bờ nóc trang trí hình khối hoa sen đang nở trên nền lá sen.
Để đi lên tầng trên của cổng thành, phía tả, hữu mặt trong của thành có hai lối bậc cấp bằng đá gan gà hoặc gạch Bát Tràng Hai hệ thống bậc cấp này được thiết kế trải dài, ăn khuyết vào thân thành Hai lối lên hướng vào cửa chính vọng lâu tạo thành con đường hình vòng cung chạy băng qua bên trên phía trong cổng vòm dẫn lối vào vọng lâu.
Trang 8Tại tầng này, cả 4 mặt đều trổ cửa vòm có cùng kích thước 2,15mx4,45m, riêng mặt trước có trổ thêm 2 cửa nhỏ đối xứng nhau với kích thước 1,35mx3,95m Từ tầng 1của vọng lâu, có thể đi lên tầng trên bằng hệ thống bậc cấp xây bằng đá Mỗi mặt trước và sau đều trổ cửa vòm 1,32mx1,90m, riêng hai mặt hông trổ cửa tròn đường kính 1,28m, trang trí hình hoa thị.
Sự kết hợp hài hoà giữa hệ thống cổng vòm, vọng lâu với những đường nét trang trí của hệ thống của cửa tròn, uốn lượn của bờ nóc, bờ quyết làm cho các cổng thành trông uy nghi, chắc khoẻ nhưng không có cảm giác nặng nề.
Các cổng vào Hoàng thành Huế
• Thứ ba - 24/11/2009 16:44
• |Đóng cửa sổ này
Lần trước đã giới thiệu với mọi người về 13 cửa của Kinh thành Huế, đó là 13 cửa của vòng thành ngoài cùng Vòng thành tiếp theo của Kinh thành Huế phía trong nhỏ hơn gọi là Hoàng Thành Hoàng thành được bắt đầu xây dựng năm 1804, bao trong lòng nó là khu vực trọng địa số một của Kinh thành Tường thành được xây bằng gạch, cao 4.16m, dày 1.04m Chu vi vòng lũy Hoàng thành khoảng 2.5km, có 4 cửa ra vào theo 4 hướng
Trang 9Hệ thống hào Ngoại Kim Thủy bao quanh Hoàng thành, phía sau là bờ tường lũy Hoàng
thành Cửa phía Nam là Ngọ Môn, cửa phía Bắc là cửa Hòa Bình, cửa phía Đông là cửa Hiển
Bên ngoài lũy thành có một hệ thống hào bao bọc Hoàng thành, hào rộng 16m, sâu 4m được kè bằng đá, gọi là Ngoại Kim Thủy
Giữa tường lũy và hào nước bao quanh, là một khoảng đất trống, rộng 13m, được gọi là khu vực phòng lộ (người ta giải thích rằng, đề phòng khi bị tấn công, tường thành có đổ thì gạch sẽ đổ xuống đây, chứ không đổ xuống lấp hào nước, khiến bộ binh địch không
dễ dàng xâm nhập) Có tổng cộng 10 cây cầu xây bằng gạch đá bắc qua con hào Ngoại
Trang 10Ngọ Môn là cửa chính của Hoàng Thành, mở về hướng Nam, nằm trên đường 23 tháng 8, thuộc thành phố Huế Đây vừa là cổng chính, vừa là bộ mặt của Hoàng Thành Khi mới xây dựng kinh thành vào năm 1805, vị trí Ngọ Môn lúc đầu là đài Nam Khuyết Năm
1806, vua Gia Long cho xây dựng ở đây điện Càn Nguyên, hai bên có hai cửa Tả Đoan
và Hữu Đoan Năm Minh Mạng 14, tức năm Quí Tỵ 1833, nhà vua cho phá bỏ đài Nam Khuyết và xây thành Ngọ Môn cùng thời điểm với điện Thái Hoà và Đại Cung Môn Ngọ Môn không đơn thuần là một cái cổng mà nó là cả một tổng thể kiến trúc đồ sộ gồm
2 tầng : phần đài, cổng bên dưới, và lầu Ngũ Phụng bên trên Nền đài cao gần 5m, hình chữ U liền với tường thành Đáy chữ U, có 3 cổng vào Hoàng thành, được xây bằng đá
Trang 11thanh.
Trang 12Toàn cảnh cổng Ngọ Môn với 3 cửa giữa
Trang 13Cửa chính giữa là Ngọ Môn rộng và cao nhất, chỉ dành riêng cho vua đi (vì thế ngày xưa hầu như nó luôn đóng kín), cánh cửa này được sơn màu vàng, là màu biểu tượng của nhà
vua
Hai cửa bên là Tả Giáp Môn và Hữu Giáp Môn thấp hơn, dành cho các quan văn, võ theo hầu trong đoàn Ngự đạo của vua, được sơn màu đỏ Hai bên cánh chữ U có hai cửa Tả Dich Môn và Hữu Dịch Môn chạy dọc theo chiều dài cánh chữ U, là lối dành cho voi, ngựa và lính tráng
Trang 14Hữu Dịch Môn - cửa bên phải của cạnh chữU
Trang 15Tả Dịch Môn - cửa bên trái của cạnh chữ U (các cửa này hiện nay là lối ra của khách sau khi tham quan) Tầng trên là lầu Ngũ Phụng với bộ khung gồm 100 cây cột gỗ lim, có hai tầng với 9 bộ mái Mái tầng dưới nối liền, chạy vòng quanh che các hành lang (hình chữ U) Mái tầng trên được chia làm 9 bộ to nhỏ, cao thấp khác nhau, trên nóc các bộ mái trang trí nhiều hình chim phụng Bộ mái giữa lớn nhất, lợp ngói hoàng lưu ly, là nơi dành cho vua ngồi
dự lễ Hai bên là tám bộ mái nhỏ hơn, lợp ngói thanh lưu ly, là nơi dành cho các quan
Có thể nhìn thấy rõ ràng mái ngói lưu lý màu vàng ở bộ mái giữa và các mái ngói lưu ly
màu xanh của các bộ mái xung quanh
Tầng dưới bên trái của lầu Ngũ Phụng có một chiếc chuông đồng lớn, đúc vào năm 1822 (năm Minh Mạng thứ 3) Chuông được đúc tinh xảo, cả giá chuông cũng được chạm trổ đầu rồng Bên phía phải lầu Ngũ Phụng, đối xứng với quả chuông, là một cái trống lớn
Trang 17Lầu Ngũ Phụng trước đây là lễ đài được dùng để tổ chức một số cuộc lễ lớn hàng năm của triều Nguyễn xưa Hiện nay của Ngọ Môn vẫn mở cửa hàng ngày để đón khách tham quan Hoàng thành
Cửa Hiển Nhơn nằm ở phía Đông của Hoàng Thành, trên đường Đoàn Thị Điểm, thuộc
TP Huế Cửa này được xây dựng vào năm 1805, dưới thời vua Gia Long Đến thời Minh Mạng, vào năm 1833, cửa được gia công phần trang trí đắp ghép mảnh sành Đến thời Khải Định lại được trùng tu thêm một lần nữa Cửa Hiển Nhơn là cửa dành riêng cho quan lại và nam giới ra vào Hoàng Thành Hiện tại cửa này chỉ dùng cho nhân viên trung tâm Bảo tồn Cố đô Huế ra vào, không mở cửa cho khách tham quan theo lối này, ngoại trừ những ngày lễ hội khi có nhiều du khách tham quan
Trang 18Cửa Chương Đức
Cửa Chương Đức nằm ở phía Tây Hoàng Thành, phía Đông đường Lê Huân, thuộc phường Thuận Hoà, TP Huế Cửa Chương Đức được xây dựng vào năm 1805, hoàn thành năm 1808, dưới thời vua Gia Long Trước cửa có cầu thông qua bên ngoài Hoàng Thành, gọi là cầu Đất Cửa này có lối kiến trúc giống như cửa Hiển Nhơn, được xây dựng
để dành riêng cho các bà hoàng và cung nữ ra vào Hoàng Thành Cửa này hiện nay vẫn thường đóng kín chỉ mở vào những dịp lễ hội và festival Huế để đón khách tham quan
CửaHòaBình
Trang 19Cửa Hoà Bình nằm ở phía Bắc Hoàng Thành, trên đường Đặng Thái Thân, thành phố Huế Cửa này được xây dựng vào năm 1805,dưới thời vua Gia Long, ban đầu gọi là cửa Củng Thần Năm Minh Mạng thứ 2, tức năm 1821, đổi tên thành cửa Địa Bình, năm
1833, lại đổi thành cửa Hoà Bình Cửa có kiến trúc đơn giản, tam quan cổ lâu mở 3 lối đi
là cửa chính và tả hữu Cửa này trước đây dùng để vua xuất cung đi chơi, câu cá thưởng ngoạn trong thành như ở Hồ tịnh Tâm … Cửa này hiện nay vẫn đóng kín, ít khi mở ra