Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 34 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
34
Dung lượng
3,53 MB
Nội dung
Cửa Chánh Tây Là một trong 11 cửa đường bộ của kinh thành Huế, cửa Chánh Tây nằm ở bên hữu, nay thuộc phường Tây Lộc, thành phố Huế. Cửa Chánh Tây được xây dựng năm 1809 dưới thời vua Gia Long, đến thời vua Minh Mạng được xây dựng kiên cố và hoàn thiện như hiện nay. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968, cửa Chánh Tây là hướng tấn công chính của các chiến sĩ quân giải phóng. Tại vị trí này cuộc chiến đấu gay go quyết liệt một mất một còn giữa bộ đội ta và địch kéo dài nhiều ngày đêm Chiến tranh đã đi qua, nhưng ký ức về cuộc chiến đấu ác liệt vẫn còn đó, cửa Chánh Tây mãi mãi là bằng chứng hùng hồn về sự thất bại nhục nhã của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Bom đạn của quân thù không thể khuất phục lòng dũng cảm ý chí kiên cường của các chiến sĩ quân giải phóng. Lòng quả cảm sự hy sinh cao cả của các anh mãi mãi là tấm gương cho các thế hệ hôm nay và mai sau noi theo. Giờ đây tại cửa Chánh Tây, Bảo tàng Tổng hợp Thừa Thiên Huế (nay là Bảo tàng Lịch sử và cách mạng) đã dựng bia ghi lại sự tích anh hùng đó. Cửa Hữu Là một trong 11 cửa của Kinh thành Huế (nằm về phía Tây) thuộc quyền quản lý của hai phường Phú Thuận và Thuận Hoà, thành phố Huế. Tại đây trong cuộc Tổng tấn công xuân Mậu Thân (1968), là hướng tấn công quan trọng của các lực lượng quân giải phóng cánh Bắc tiến vào chiếm lĩnh thành phố Huế. Cũng tại nơi này đã diễn ra nhiều trận chiến đấu vô cùng ác liệt giữa lực lượng quân giải phóng và Mỹ ngụy, các chiến sỹ đã kiên cường chiến đấu, ngăn chặn thắng lợi nhiều cuộc phản kích của quân thù, giữ vững vị trí, tạo thuận lợi cho các lực lượng tiến vào nội thành Huế. Trong chiến dịch Tổng tiến công mùa xuân 1975, cửa Hữu một lần nữa được chọn làm hướng tiến quân của bộ đội ta vào giải phóng thành phố Huế. Cửa Đông Ba Là một trong 11 cửa đường bộ của kinh thành Huế, cửa Đông Ba nằm ở bên tả, nay thuộc phường Thuận Thành, thành phố Huế. Cửa Đông Ba được xây dựng năm 1809 dưới thời vua Gia Long, đến thời vua Minh Mạng được xây dựng kiên cố và hoàn thiện như hiện nay. Trong chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), các mũi tiến công của quân giải phóng đã mở toang các cửa ngõ thành phố, tràn vào Huế tiến thẳng vào khu vực Thành Nội, cửa Đông Ba là một trong những hướng tiến công. Chỉ một phân đội nhỏ của Quân giải phóng giữ cửa thành Đông Ba đã chịu đựng hàng chục tấn bom đạn của địch, vẫn thừa sức cùng một lúc đánh bại các mũi phản kích của địch từ ba, bốn mặt tiến vào. Với tinh thần chiến đấu bền bỉ, ngoan cường chờ địch đến thật gần mới nổ súng, mỗi viên đạn là một quân thù, mỗi quả lựu đạn ném ra đã 5,7 tên bị tiêu diệt. Các đơn vị Quân giải phóng ở đây đã phát huy hiệu quả chiến đấu cao nhất và đã kiên cường giữ vững trận địa trước sự run sợ, hãi hùng của quân địch. Cửa Đông Ba trong những năm 1968 Cổng kinh thành Huế - Nét kiến trúc độc đáo Cổng ngõ (hay cửa) được xem là bộ mặt của các công trình kiến trúc, với chức năng chính là nơi ra vào của cư dân sinh sống trong vùng, trong khu vực, hoặc trong mỗi một công trình, nó còn có chức năng phòng vệ, ngăn ngừa sự xâm phạm của các thế lực bên ngoài. Theo quan niệm của người xưa, cổng ngõ là nơi ngự trị của thần linh để bảo vệ và che chở cho chủ nhân của công trình. Huế là nơi còn bảo lưu nhiều dạng hình cổng ngõ mang đặc trưng riêng, trong đó có cổng thành, cổng cung điện, cổng lăng tẩm, phủ đệ, đình chùa, công trình công cộng và một số cổng ngõ mới xuất hiện gần đây như cổng làng văn hoá, cổng tổ dân phố văn hoá Tuỳ thuộc vào công năng của mỗi công trình mà cổng ngõ được thiết kế, xây dựng một cách phù hợp cả về kiến trúc, thẩm mỹ lẫn quy mô công trình. Để có cái nhìn tổng thể về các dạng hình cổng ngõ, chúng tôi xin lần lượt giới thiệu từng dạng hình cổng ngõ ở Huế có kiến trúc, mang tính thẩm mỹ đặc trưng của Huế mong góp phần gìn giữ những nét kiến trúc độc đáo này. Kinh thành Huế được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX (dưới thời vua Gia Long và Minh Mạng), toạ lạc ở phía Bắc sông Hương, mặt quay về hướng Nam. Kinh thành Huế là sự kết hợp độc đáo giữa những nguyên tắc kiến trúc truyền thống Việt Nam, tư tưởng triết lý phương Đông với thuyết âm dương ngũ hành cùng những đặc điểm mang ảnh hưởng kiến trúc quân sự phương Tây kiểu Vauban. Trong quá trình quy hoạch và xây dựng kinh thành Huế, các nhà kiến trúc đã kiến tạo Kinh thành Huế có 4 cổng. Các cửa của Kinh thành Huế được người xưa đặt tên theo phương vị đối xứng nhau từng đôi một, trong đó mặt Nam gồm 4 cổng: Thể Nhơn (cửa Ngăn), Quảng Đức (cửa Ngăn trên, cửa Sập), Chính Nam (Nhà Đồ), Đông Nam (Thượng Tứ); mặt Bắc gồm 2 cổng: Chính Bắc (cửa Hậu), Tây Bắc (cửa An Hoà); mặt đông gồm 2 cổng: Chính Đông (Đông Ba), Đông Bắc (Kẻ Trài); mặt Tây gồm 2 cổng: Chính Tây, Tây Nam (cửa Hữu). Ngoài ra Kinh Thành còn có một cổng thông với Trấn Bình Đài ở góc Đông Bắc của Kinh Thành (thành Mang Cá) có tên là Trấn Bình. Các cổng của Kinh thành Huế hầu hết được xây dựng vào hai giai đoạn: giai đoạn đầu (năm 1809) xây phần cổng vòm, giai đoạn 2 (năm 1829) xây thêm vọng lâu 2 tầng.Kích thước của các cổng thành được ghi lại trong Đại Nam Hội Điển Sự Lệ như sau: phần cổng vòm cao 2 trượng (khoảng 8,5m), riêng vòm cửa cao 1trượng, 2 thước, 2 tấc (khoảng 5,2m), rộng 9 thước (khoảng 3,8m); phần vọng lâu 2 tầng cao 2 trượng 1 thước (8,9m), rộng 2 trượng 8 tấc (khoảng 8,8m). Vật liệu xây dựng cổng thành chủ yếu là gạch vồ, đá và vôi mật. Trước mỗi cổng thành đều có biển gắn bằng đá thanh ghi tên của cổng thành (Quảng Đức, Thể Nhơn, Chính Nam ). Vọng lâu được kiến trúc theo dạng nhà bia trong các chùa Thiên Mụ, Diệu Đế, Thánh Duyên hay trong các khu lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế. Bốn mặt của vọng lâu đều có trổ cửa vòm, hai bên cửa chính trổ 2 cửa sổ tròn trang trí chữ Thọ, hai mặt còn lại trổ cửa tròn có cùng kích thước nhưng trang trí hoá thị. Phầ mái của vọng lâu đều lợp ngói ống hoàng lưu li. Các bờ nóc, bờ quyết trang trí hình giao long cách điệu. Chính giữa bờ nóc trang trí hình khối hoa sen đang nở trên nền lá sen. Để đi lên tầng trên của cổng thành, phía tả, hữu mặt trong của thành có hai lối bậc cấp bằng đá gan gà hoặc gạch Bát Tràng. Hai hệ thống bậc cấp này được thiết kế trải dài, ăn khuyết vào thân thành. Hai lối lên hướng vào cửa chính vọng lâu tạo thành con đường hình vòng cung chạy băng qua bên trên phía trong cổng vòm dẫn lối vào vọng lâu. Tại tầng này, cả 4 mặt đều trổ cửa vòm có cùng kích thước 2,15mx4,45m, riêng mặt trước có trổ thêm 2 cửa nhỏ đối xứng nhau với kích thước 1,35mx3,95m. Từ tầng 1của vọng lâu, có thể đi lên tầng trên bằng hệ thống bậc cấp xây bằng đá. Mỗi mặt trước và sau đều trổ cửa vòm 1,32mx1,90m, riêng hai mặt hông trổ cửa tròn đường kính 1,28m, trang trí hình hoa thị. Sự kết hợp hài hoà giữa hệ thống cổng vòm, vọng lâu với những đường nét trang trí của hệ thống của cửa tròn, uốn lượn của bờ nóc, bờ quyết làm cho các cổng thành trông uy nghi, chắc khoẻ nhưng không có cảm giác nặng nề. Thể Nhân Môn - Cửa Ngăn (mặt phía trong kinh thành) Của Ngăn năm 1926 (mặt phía ngoài kinh thành) Thể Nhân Môn có tên thường gọi là cửa Ngăn, nằm phía Nam, bên trái Kỳ Đài của Kinh Thành, lưu thông một chiều từ đường 23/8 ra đường Lê Duẩn. Phần vòm cửa được xây dựng năm 1809 dưới thời vua Gia Long, vọng lâu bên trên được xây dựng vào năm 1829 dưới thời vua Minh Mạng. Lúc đầu có tên là Thể Nguyên, sau khi xây vọng lâu thì cải thành Thể Nhân. Nhân dân quen gọi là cửa Ngăn Dưới để phân biệt với cửa thành Quảng Đức là cửa Ngăn Trên. [...]... Hoàng thành được bắt đầu xây dựng năm 1804, bao trong lòng nó là khu vực trọng địa số một của Kinh thành Tường thành được xây bằng gạch, cao 4.16m, dày 1.04m Chu vi vòng lũy Hoàng thành khoảng 2.5km, có 4 cửa ra vào theo 4 hướng Cửa phía Nam là Ngọ Môn, cửa phía Bắc là cửa Hòa Bình, cửa phía Đông là cửa Hiển Nhơn, cửa phía Tây là cửa Chương Đức Bên ngoài lũy thành có một hệ thống hào bao bọc Hoàng thành, ... bôn từ cửa này ra khỏi Kinh Thành, để ban hịch Cần Vương Chi n sự năm 1968, đã làm sập vọng lâu và vòm cửa Cửa Chánh Tây Cửa Chánh Tây nằm ở phía Tây Kinh Thành, trên đường Thái Phiên, TP Huế Phần cửa vòm được xây dựng vào năm 1809, dưới thời vua Gia Long, vọng lầu bên trên được xây dựng năm 1829, dưới thời vua Minh Mạng .Trong chi n sự năm 1968, nơi đây từng là cửa ngõ giao tranh ác liệt, cửa bị tàn... tường thành của Kinh thành không phải là cửa thông ra ngoài thành mà là thông đến Trấn Bình đài là pháo đài phòng thủ của Kinh thành Cửa này đươc trổ ra ở giữa đoạn thành nối hai pháo đài Bắc Định và Đông Bình (của Kinh thành) lại với nhau Ngay trước mặt cửa là một chi c cầu xây bằng đá và gạch bắc qua hào, dùng để nối liền mạch giao thông giữa hai địa phận của thành chính và thành phụ Và 2 cửa đường...Đông Nam Môn - Cửa Thượng Tứ (phía bên trong thành) Bên phải cửa Ngăn là cửa Cửa Thượng Tứ có tên chữ là Đông Nam Môn, nằm ở góc Đông Nam Kinh Thành, nay chỉ lưu thông một chi u từ đường Trần Hưng Đạo đi vào đường Đinh Tiên Hoàng, bên ngoài là phường Phú Hoà, bên trong là phường Thuận Thành, thành phố Huế. Phần cửa vòm được xây dựng vào năm 1809 dưới thời vua Gia... cầu thông qua bên ngoài Hoàng Thành, gọi là cầu Đất Cửa này có lối kiến trúc giống như cửa Hiển Nhơn, được xây dựng để dành riêng cho các bà hoàng và cung nữ ra vào Hoàng Thành Cửa này hiện nay vẫn thường đóng kín chỉ mở vào những dịp lễ hội và festival Huế để đón khách tham quan Cửa Hòa Bình Cửa Hoà Bình nằm ở phía Bắc Hoàng Thành, trên đường Đặng Thái Thân, thành phố Huế Cửa này được xây dựng vào năm... Hoàng Thành Hiện tại cửa này chỉ dùng cho nhân viên trung tâm Bảo tồn Cố đô Huế ra vào, không mở cửa cho khách tham quan theo lối này, ngoại trừ những ngày lễ hội khi có nhiều du khách tham quan Cửa Chương Đức Cửa Chương Đức nằm ở phía Tây Hoàng Thành, phía Đông đường Lê Huân, thuộc phường Thuận Hoà, TP Huế Cửa Chương Đức được xây dựng vào năm 1805, hoàn thành năm 1808, dưới thời vua Gia Long Trước cửa. .. đường thủy : Tây Thành Thủy Quan và Đông Thành Thủy Quan Tây Thành Thủy Quan (còn gọi là cống Thủy Quan) Tây thành Thủy Quan là cửa đường thủy thông giữa sông Ngự Hà trong kinh thành với sông đào Kẻ Vạn khu vực Kim Long Phía bên ngoài thành là cầu Thủy Quan nằm trên đường Lê Duẫn (QL1A đi qua Thành phố) Đông Thành Thủy Quan (vẫn thường gọi là Cống Lương Y) Đông Thành Thủy Quan cũng là một cửa thủy thông... của Ngọ Môn vẫn mở cửa hàng ngày để đón khách tham quan Hoàng thành Cửa Hiển Nhơn Cửa Hiển Nhơn nằm ở phía Đông của Hoàng Thành, trên đường Đoàn Thị Điểm, thuộc TP Huế Cửa này được xây dựng vào năm 1805, dưới thời vua Gia Long Đến thời Minh Mạng, vào năm 1833, cửa được gia công phần trang trí đắp ghép mảnh sành Đến thời Khải Định lại được trùng tu thêm một lần nữa Cửa Hiển Nhơn là cửa dành riêng cho... dựng vào năm 1805,dưới thời vua Gia Long, ban đầu gọi là cửa Củng Thần Năm Minh Mạng thứ 2, tức năm 1821, đổi tên thành cửa Địa Bình, năm 1833, lại đổi thành cửa Hoà Bình Cửa có kiến trúc đơn giản, tam quan cổ lâu mở 3 lối đi là cửa chính và tả hữu Cửa này trước đây dùng để vua xuất cung đi chơi, câu cá thưởng ngoạn trong thành như ở Hồ tịnh Tâm … Cửa này hiện nay vẫn đóng kín, ít khi mở ra ... là Kẻ Trài Chánh Bắc Môn - Cửa Hậu Chánh Bắc Môn tục gọi là Cửa Hậu, vì nó tọa lạc tại mặt sau của Kinh Thành Cửa Hậu nằm cuối đường Đinh Tiên Hoàng, nhìn ra đường Tăng Bạt Hổ Phần cửa vòm được xây dựng năm 1809 dưới thời Gia Long Vọng lầu được xây dựng vào năm 1831 dưới thời vua Minh Mạng Sau khi thực dân Pháp chi m kinh thành Huế (1885), cửa Chánh Bắc (Mang Cá lớn) và cửa Trài (Mang Cá nhỏ) bị đóng . lợi cho các lực lượng tiến vào nội thành Huế. Trong chi n dịch Tổng tiến công mùa xuân 1975, cửa Hữu một lần nữa được chọn làm hướng tiến quân của bộ đội ta vào giải phóng thành phố Huế. Cửa Đông. nay. Trong chi n dịch Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), các mũi tiến công của quân giải phóng đã mở toang các cửa ngõ thành phố, tràn vào Huế tiến thẳng vào khu vực Thành Nội, cửa. sự phương Tây kiểu Vauban. Trong quá trình quy hoạch và xây dựng kinh thành Huế, các nhà kiến trúc đã kiến tạo Kinh thành Huế có 4 cổng. Các cửa của Kinh thành Huế được người xưa đặt tên theo