Sáng kiến kinh nghiệm năm 2011

7 193 0
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

* T ổ chức dạy học nhóm ở trường trung học cơ sở PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TRẦN VĂN THỜI Trường: TRUNG HỌC CƠ SỞ KHÁNH BÌNH ĐÔNG II SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài : TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ - Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn : LỊCH SỬ - Họ và tên người thực hiện : LÊ TRỌNG THỊNH - Chức vụ : P.HIỆU TRƯỞNG - Sinh hoạt tổ chuyên môn : VĂN – SỬ – CD Huyện Trần Văn thời, tháng 11 năm 2010 1 * T ổ chức dạy học nhóm ở trường trung học cơ sở TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ I. ĐẶT VẤN ĐỀ : Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được chính thức bắt đầu từ năm 2002 . Đến nay, chương trình đã được ban hành và sách giáo khoa mới đã được sử dụng để giảng dạy và học tập cho tất cả các lớp trung học cơ sở . Vậy trong chương trình sách giáo khoa mới có nhiều phương pháp và cách thức giảng dạy. Trong các phương pháp đó, dạy học theo nhóm là một cách thức cơ bản trong phương pháp dạy học tích cực, tương tác của học sinh được lôi cuốn vào các hoạt động học tập là đặc thù trong giảng dạy các môn học theo hướng đổi mới hiện nay . Nhưng vấn đề tổ chức hoạt động nhóm như thế nào để đạt hiệu quả cao trong tiết dạy môn lịch sử ở Trường thcs Khánh Bình Đông 2 ? Trong thực tế tôi đi dự giờ một số đồng nghiệp ở các lớp tôi thấy một số giáo viên áp dụng dạy học theo nhóm còn rời rạc, sơ sài chưa phát huy hết được vai trò của nhóm , chưa nắm rõ cách thức tổ chức hoạt động nhóm dẫn đến kết quả đạt chưa cao . Đồng thời đối với học sinh ở lứa tuổi này còn hiếu động, việc chơi nhiều hơn học, nếu tổ chức dạy học nhóm không tốt sẽ ảnh hưởng đến việc học sinh không tích cực tham gia xây dựng đóng góp chung của nhóm . Chính vì những lí do trên mà tôi chọn đề tài “Tổ chức hoạt động nhóm môn lịch sử ở trường trung học cơ sở” nhằm góp phần phát huy tính tích cực đổi mới phương pháp dạy học, chủ động và sáng tạo của học sinh để hoạt động đạt được kết quả cao theo mong muốn . II. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : 1. Khái niệm dạy học nhóm : Tổ chức dạy học theo nhóm là hình thức dạy học mới – một trong những hình thức thực hiện tốt nhất việc dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh . Với hình thức này, học sinh được lôi cuốn vào các hoạt động học tập, tiếp thu kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên . Dạy học theo nhóm còn được gọi bằng những tên khác như dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ . Dạy học nhóm không phải là một phương pháp dạy học cụ thể mà là một hình thức xã hội, hay là một hình thức hợp tác của dạy học. Cũng có tài liệu gọi đây là một hình thức tổ chức dạy học. Tùy theo nhiệm vụ cần giải quyết trong nhóm mà có những phương pháp làm việc khác nhau được sử dụng . Khi không phân biệt giữa hình thức và Phương pháp dạy học cụ thể thì dạy học nhóm trong nhiều tài liệu cũng được gọi là phương pháp dạy học nhóm . Nhóm thường là một tổ chức từ 2 đến 6 em và nhóm không có số lượng lớn hơn vì như vậy các thành viên không có cơ hội để thực hiện ý kiến của mình và khó 2 * T ổ chức dạy học nhóm ở trường trung học cơ sở quản lí . Dạy học nhóm thường được áp dụng vào thí nghiệm, luyện tập, vận dụng, củng cố một chủ đề đã học và cũng có thể tìm hiểu một chủ đề mới trong các môn, 2. Tổ chức dạy học theo nhóm : Để thực hiện một tiết dạy có sử dụng hoạt đông nhóm, trước tiên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ (2em; 4em hoặc 6em) . Chọn kiểu nhóm nào cho phù hợp theo yêu cầu của tiết dạy và phù hợp với điều kiện lớp dạy . Nhóm gồm 2 đến 6 em tùy thuộc mục đích yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc chủ định, được duy trì ổn định hoặc thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hoặc các nhiệm vụ khác nhau . các nhóm có 2 đến 4 em có nhiều cơ hội thể hiện ý kiến của mình và thống nhất ý kiến nhanh hơn và dễ quản lí . Nhóm 6 em sẽ tạo cho các em trong nhóm có niềm tiên lớn và kết quả tìm câu trả lời đúng nhanh hơn và chính xác. Tuy nó cũng còn hạn chế khi nhóm quyết định thống nhất và giáo viên khó quản lí . Ví dụ : “Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê” Nhà nước Đinh –Tiền Lê bộ máy triều đình trung ương tổ chức như thế nào và em có nhận xét gì về cách tổ chức đó ? Câu hỏi này chúng ta có thể chia nhóm 4em quay lại với nhau cùng thảo luận để tìm ra kết quả đúng nhất . 2.1. Cơ cấu nhóm : - Để nhóm hoạt động có hiệu quả thì các thành viên phải biết rõ nhiệm vụ của mình vì vậy người giáo viên phải phân công nhiệm vụ cho các em : Nhóm trưởng : Điều khiển hoạt động nhóm . Thư kí : ghi chép kết quả hoạt động của nhóm khi đã thống nhất . Báo cáo viên ;Thay mặt nhóm trình bày kết quả công việc của nhóm. Các thành viên khác có trách nhiệm tham gia tích cực vào mọi hoạt động của nhóm . Trong nhóm các thành viên thay nhau đóng vai các chức danh trên nhưng không nhất thiết nhóm phải đầy đủ các thành phần, nhưng không thể thiếu trưởng nhóm . - Khi hoạt động nhóm các thành viên cần : Ngồi quay lại với nhau , từng thành viên đưa ra ý kiến, các em khác chú ý lắng nghe ý kiếm và thảo luận trao đổi đi đến thống nhất nhưng phải tuân thủ theo sự điều khiển của nhóm trưởng và đảm bảo thời gian qui định . 2.2. Một số cách chia nhóm và kiểu nhóm : Việc chia nhóm và kiểu nhóm dựa trên các yếu tố như: Mục tiêu bài giảng, nội dung , hình thức hoạt động, điều kiệm về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học mà chia theo các kiểu nhóm sau : - Nhóm gọi số ngẫu nhiên : Nhóm nhiều trình độ hoặc nhóm cùng trình độ . - Nhóm biểu tượng : Nhóm hình thành ngẫu nhiên hoặc nhóm nhiều trình độ, cùng trình độ . - Nhóm chỉ định : Nhóm hình thành có chủ định ; nhóm nhiều trình độ, 3 * T ổ chức dạy học nhóm ở trường trung học cơ sở cùng trình độ . - Nhóm cặp đôi : Nhóm cùng trình độ hay nhóm nhiều trình độ . - Nhóm tình bạn : Nhóm cùng trình độ hay nhóm nhiều trình độ . - Nhóm cố định : Nhóm hình thành có chủ định . Ví dụ : Khi chọn kiểu nhóm và chia nhóm cần lưu ý : Chia nhóm nhanh gọn, không để mất thời gian ; chú ý đến đặc điểm của mỗi loại nhóm ; Phụ thuộc vào nhiệm vụ khó hay dễ ; sự điều khiển của nhóm trưởng . Nhóm nhiều trình độ , các em học sinh yếu có cơ hội học hỏi được các em khá giỏi . Nhưng cũng có thể xảy ra là chỉ có các em khá giỏi tham gia hoạt động còn các em yếu thì không tham gia . Điều này xảy ra khi các em chưa hứng thú học tập và tổ chức của nhóm chưa hợp lí . Nhóm cùng trình độ có thể xảy ra hiện tượng những học sinh yếu bị chế giễu và hạn chế ý kiến .Vì vậy chia nhóm và chọn kiểu nhóm phải linh hoạt, nhằm phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt yếu của mỗi nhóm . Vậy muốn nhóm hoạt động có hiệu quả, cần có những điều kiện thiết yếu sau : - Các thành viên trong nhóm đều hiểu biết công việc của nhóm và của bản thân, cùng hợp tác giúp đỡ lẫn nhau và có trách nhiệm với công việc chung . - Chọn kiểu nhóm phù hợp với yêu cầu thảo luận . Mọi thành viên tích cực tham gia các hoạt động nhóm và sẳn sàng đưa ra ý kiến của mình, cùng tranh luận trao đổi một cách thoải mái trước khi đi đến thống nhất ý kiến chung của toàn nhóm, tránh trường hợp chỉ có trưởng nhóm và thư kí hoạt động . - Khi học sinh làm việc nhóm giáo viên phải quan sát, theo dõi hoạt động của từng học sinh, thu nhận thông tin kịp thời để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch tổ chức các hoạt động của mình. Đánh giá đúng kết quả của từng học sinh và của nhóm là một điều kiện để nhóm hoạt động có hiệu quả . - Tạo bầu không khí vui vẻ, cởi mở thoải mái trong lớp học, giúp các em tự tin hơn trong thảo luận . 3. Tác dụng của dạy học nhóm : Dạy học theo nhóm là hình thức dạy học tích cực vì nó tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập . Thông qua hoạt động thảo luận nhóm, ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Nhờ thảo luận bài học vận dụng được vốn hiểu biết và trình độ mới của mỗi học sinh và cả lớp chứ không chỉ dựa trên vốn hiểu biết và kinh nghiệm của thầy cô dạy . Hoạt động theo nhóm là quá trình học sinh được tham gia một chuỗi các hoạt động học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên, được khuyến khích để trao đổi kinh nghiệm và được tạo cơ hội làm việc hợp tác với người khác . Đồng thời rèn luyện kĩ năng làm việc và giao tiếp, tạo điều kiện cho các em học hỏi lẫn nhau và làm tăng hiệu quả nhất là khi giải quyết những vấn đề gay cấn cần tới sự phối 4 * T ổ chức dạy học nhóm ở trường trung học cơ sở hợp của các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung . Tổ chức dạy học theo nhóm còn tạo ra bầu không khí đoàn kết giúp đỡ, tin tưởng lẫn nhau trong học tập, giúp học sinh nhút nhát diễn đạt kém có điều kiện rèn luyện để đi đến tự khẳng định mình . Ví dụ : “Cuộc khởi Nghĩa Lam Sơn” Lịc sử lớp 7 . “Lê Lợi lật đổ chính quyền phong kiến giặc Minh, lập lại nền độc lập cho đất nước là nhờ vào đâu ?” Giáo viên tổ chức nhóm 4 em quay lại với nhau và phát phiếu học tập , học sinh điền vào phiếu học tập những nguyên nhân đúng : Do sự tham gia hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân . Do sự chỉ huy tài tình của Lê Lợi và Nguyễn Trãi . Do nghĩa quân Lam Sơn quá mạnh . Vì chính quyền Minh bóc lột nhân dân ta quá thậm tệ . Sự suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc nên nhà Minh suy yếu . Như vậy tác dụng của dạy học nhóm là : Phát huy tính tích cực, tự lực và tính trách nhiệm của học sinh , phát triển năng lực cộng tác làm việc, phát triển năng lực giao tiếp, hổ trợ quá trình học tập mang tính xã hội, tăng cường sự tự tin cho học sinh, phát triển năng lực phương pháp . 4. Vai trò của giáo viên trong dạy học nhóm : Hoạt động nhóm giáo viên phải hiểu yêu cầu cơ bản để nhóm hoạt động có hiệu quả . Tuy nhiên hình thức dạy học nhóm còn phụ thuộc nhiều vào giáo viên khi thực hiện khâu : - Lập kế hoạch bài dạy như thế nào giữa thầy và trò. - Dự kiến chia nhóm và kiểu nhóm . - Chuẩn bị kĩ các câu hỏi (nhất là câu hỏi mở) . Ví dụ dạy bài “Nước Đại Việt Thời Đinh tiền Lê” Giáo viên cho học sinh thảo luận câu hỏi đã được dự định trước như : Tại sao ở thời Đinh – Tiền Lê, các nhà sư lại được trọng dụng ? Bài : “Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ (1258) Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại ? … - Chuẩn bị đồ dùng dạy học : Chuẩn bị Giấy A4, băng dính, bút dạ, tranh ảnh . - Thực hiện kế hoạch học nhóm : Giáo viên nêu vấn đề, hướng dẫn học sinh cách thảo luận . Chia nhóm, giao nhiệm vụ, nêu khoảng thời gian các nhóm thực hiện . Các nhóm độc lập thảo luận : Nhóm trưởng nêu vấn đề, từng cá nhân phát biểu ý kiến và đi đến thống nhất ý kiến chung của nhóm, thư kí ghi lại kết quả thảo luận . Trong khi các nhóm thảo luận, giáo viên đi xuống các nhóm xem các em làm việc, giúp đỡ những nhóm còn lúng túng bằng một số câu hỏi nhỏ . Đi bao quát tất cả các nhóm . Lưu ý hỏi đối tượng học sinh yếu xem các em đã biết nội dung của nhóm mình thảo luận là nội dung gì ? Học sinh tìm hiểu và trả lời được nội dung đó không ? 5 * T ổ chức dạy học nhóm ở trường trung học cơ sở Học sinh trình bày kết quả thảo luận trước lớp, theo từng nội dung . Đại diện một số nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình . Các nhóm khác nêu ý kiến tranh luận bổ sung . Giáo viên tổng kết, ngắn gọn và kết luận chung theo từng nội dung thảo luận . Ngoài ra, giáo viên khen ngợi biểu dương tinh thần làm việc, sự sáng tạo của các nhóm trong quá trình thảo luận . Nhắc nhỡ tinh thần học tập của các nhóm chưa chú ý làm việc . III. KẾT QUẢ VÀ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG : Tổ chức dạy học nhóm là một trong những hình thức thực hiện tốt nhất trong dạy học môn lịch sử , nó phát huy tính tích cực và hợp tác của học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên . Học sinh trao đỗi chia sẻ có cơ hội để trao đổi kiến thức và kĩ năng mà các em đã được lĩnh hội và rèn luyện. Bằng cách này tôi đã áp dụng ở trường trong ba năm và đã lôi cuốn các em học tập thảo luận bằng chính khả năng của mình với sự hướng dẫn của giáo viên giảng dạy đã đạt được hiệu quả cao về chất lượng môn lịch sử ở trường trung học cơ sở Khánh Bình Đông 2 . Kết quả : Môn Lịch sử toàn trường các năm học. Năm học Giỏi % Khá % T.bình % Yếu % Kém % 2007-2008 8,5 38,0 42,7 8,8 2,0 2008-2009 11,9 39,0 43,6 5,2 2009-2010 14,5 40,0 45,2 0,3 - Học sinh giỏi đậu vòng huyện môn Lịch sử : Năm học 2007- 2008 : Đậu 1 em vòng huyện và vòng tỉnh . Năm học 2008- 2009 : Đậu 1 em vòng huyện . Năm học 2009- 2010 : Đậu 2 em vòng huyện. Năm học 2010- 2011 : Đậu 2 em vòng huyện và đi dự thi vòng tỉnh . Trên đây là kinh nghiệm của tôi thông qua việc học tập , dự giờ và chỉ đạo hoạt động nhóm của các môn mà cơ bản là môn lịch sử đã rút ra cách tổ chức này nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy hàng năm của trường đi lên. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng sáng kiến của tôi chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót . Rất mong các đồng nghiệp góp ý bổ sung thêm để sáng kiến đạt được hiệu quả cao hơn nữa . Xin chân thành cám ơn ! Người viết . Lê Trọng Thịnh 6 * T ổ chức dạy học nhóm ở trường trung học cơ sở NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM -Tên đề tài : Tổ chức dạy học nhóm môn lịch sử ở trường trung học cơ sở -Tác giả : LÊ TRỌNG THỊNH Tổ chuyên môn Trường Nội dung Xếp loại Nội dung Xếp loại - Đặt vấn đề - Biện pháp - Kết quả phổ biến, ứng dụng - Tính khoa học - Tính sáng tạo - Đặt vấn đề - Biện pháp - Kết quả phổ biến, ứng dụng - Tính khoa học - Tính sáng tạo Xếp loại chung : ………………………… Ngày tháng … năm 200… Tổ trưởng Xếp loại chung : ………………………… Ngày … tháng … năm 200… Hiệu trưởng Phòng GD&ĐT huyện Trần Văn Thời Nội dung Xếp loại - Đặt Vấn Đề - Biện pháp - Kết quả phổ biến, ứng dụng - Tính khoa học - Tính sáng tạo Xếp loại chung : ………………………………………………………………… Ngày … tháng … năm 200…… Trưởng phòng . 7 . vòng tỉnh . Năm học 2008- 2009 : Đậu 1 em vòng huyện . Năm học 2009- 2010 : Đậu 2 em vòng huyện. Năm học 2010- 2011 : Đậu 2 em vòng huyện và đi dự thi vòng tỉnh . Trên đây là kinh nghiệm của tôi. dạy hàng năm của trường đi lên. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng sáng kiến của tôi chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót . Rất mong các đồng nghiệp góp ý bổ sung thêm để sáng kiến đạt. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TRẦN VĂN THỜI Trường: TRUNG HỌC CƠ SỞ KHÁNH BÌNH ĐÔNG II SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài : TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ - Đề tài

Ngày đăng: 19/06/2015, 20:00

Mục lục

    PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TRẦN VĂN THỜI

    Trường: TRUNG HỌC CƠ SỞ KHÁNH BÌNH ĐÔNG II

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan