Gía trị nhân văn trong ca dao tình yêu

30 3.4K 5
Gía trị nhân văn trong ca dao tình yêu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: Gía trị nhân văn trong ca dao tình yêu

PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Tình yêu là bản chất thiêng liêng và tự nhiên của con người cho nên dù ở thời đại nào, tình yêu bao giờ cũng là đề tài bất tận cho những áng văn chương Việt Nam chúng ta từ ngàn xưa là một quốc gia nông nghiệp. Với hình thể chữ S mềm mại uốn cong ven bờ Thái Bình Dương, với cảnh vật thiên nhiên kỳ tú như cỏ cây hoa lá, như núi cả sông sâu, như lũy tre xanh, như đồng ruộng óng ả lúa vàng, . hòa với tâm tình và lịch sử của dân tộc, quê hương Việt Nam đã có một nền văn chương bình dân hay bác học hết sức phong phú đầy nét vẽ chân thành pha lẫn những điểm tế nhị và sâu sắc Mỗi một dân tộc, một quốc gia nào trên thế giới đều có những nét đặc trưng riêng về bản sắc và nền văn hoá của mình. Điều đó là một sự tự hào dân tộc. Cũng như Việt Nam ta, một kho tàng về một nền văn minh hình thành rất sớm từ thời cây lúa nước. Tạo ra cho con người Việt cổ đã biết lao động và hình thành cái trục cho sự xuất hiện và hình thành xã hội sau này. Nhưng không chỉ có vậy, rồi từ từ trong cái tiến hoá của con người nói chung người Việt cổ nói riêng, cái tất yếu cũng ra đời (tiếng nói, chữ viết, âm nhạc, hội hoạ .) sớm xuất hiện và hình thành ngày càng hoàn chỉnh hơn trong đời sống tinh thần của họ. Lúc bấy giời, lẫn lượt trôi dạt mãi đến ngày nay, đúc kết trong cuộc sống và những kinh nghiệm thiết thực trong xã hội và đặc biệt, lưu truyền theo cách truyền miệng từ người này qua người khác. Có một nhà phê bình văn học đã từng nói " nói về ca dao tục ngữ Việt Nam, tôi không thể nói được, kỳ lạ lắm, thiên liêng lắm, đời thường lắm" . Cũng bởi vì cái kì lạ, thiêng liêng, đời thường của ca dao đã thôi thúc tôi tìm hiểu về nó, để biết nhiều hơn về kho tàng văn học Việt Nam. II. Lịch sử vấn đề Người là sinh vật biết nhận thức, có ý nghĩ, tình cảm, và khả năng diễn đạt những ý nghĩ, tình cảm ậy Trong lịch sử văn học của các dân tộc, trước khi tiến tới giai đoạn có chữ viết với những sáng tác được ghi chép thành văn, trong dân gian đã có: những câu nói ngắn, gọn có ý nghĩa; những câu hát theo giọng điệu tự nhiên để biểu lộ, gửi gấm tình cảm; những mẩu chuyện để cắt nghĩa các hiện tượng thiên nhiên hay các tập tục, tín ngượng Văn học dân gian truyền khẩu (với những tục ngữ, ca dao, truyện cổ tịch ) xuất hiện trong rất nhiều xã hội trước khi con người tìm ra chữ việt. Trong văn học sử Trung hoa, khởi đầu cho thơ ca chính là những câu hát dân gian mà về sau Khổng tử đã sưu tập lại trong Kinh Thị Tục ngữ, ca dao và truyện cổ tích (proverbs, folk songs, folkpoetry, folk tales, hay nói chung, folk literature) là tài liệu văn học quan trọng của nhiều dân tộc trên thế giồui, không riêng gì dân tộc Việt Nam. Đối với dân tộc ta, dòng văn học dân gian có một địa vị đáng kể hơn thế nựa Suốt trên 1000 năm Bắc thuộc, văn tự chính thức được công nhận là chữ Hán, thứ chữ không diễn đạt được tiếng nói của dân Việt Sau khi lấy lại được chủ quyền, tuy tiền nhân ta có thêm chữ nôm, nhưng chữ này khó học, khó nhớ vì lại do chữ Hán ghép thành (muốn biết chữ nôm phải thông 1 thạo chữ Hán trước). Vì thế trong xã hội ta xưa, số người biết đọc, biết viết để có thể diễn đạt ý tưởng, tình cảm bằng chữ (bất kể chữ nôm hay chữ Hán) rất ít Đại đa số dân chúng đã sáng tác và lưu giữ các tác phẩm dưới dạng truyền khậu Chính vì thế, dòng văn học dân gian truyền khẩu rất phong phú và quan trọng trong kho tàng văn học Việt Nạm. Văn học truyền khẩu không hoàn toàn là sáng tác của người bình dân ít học Trước khi thành đạt, đa số nho sĩ sinh sống, họchành ở thôn quê. Trong đó ca dao chính là những câu hát phản chiếu đời sống tâm hồn, đời sống tình cảm của người bình dân, chứa đựng những đạo lí dân gian sâu sắc. Ca dao ra đời từ ngàn xưa, gắn với cuộc sống trăm đắng ngàn cay nhưng đậm tình nặng nghĩa. Những tác phẩm ở thể loại này dù nói lên mối quan hệ giữa con người trong lao động trong sinh hoạt gia đình xã hội hay nói lên những kinh nghiệm sống và hành động thì bao giờ cũng là bộc lộ thái độ chủ quan của con người đối với những hiện tượng khách quan, chứ không phải miêu tả một cách khách quan nhũng hiện tượng những vấn đề cho nên ở ca dao cái tôi trữ tình được nổi lên rất rõ. Những đề tài ca dao bắt nguồn từ thực tế cuộc sống lao động sản xuất và những sinh hoạt đời thường, từ những rung động tinh tế trước thiên nhiên, từ đời sống thuần hậu chất phác của người lao động. Chính vì thế, những hình ảnh ca dao mộc mạc nhưng mang theo bao hơi thở tâm tình, những nỗi niềm thân phận. Toát lên từ những lời ca là ý thức về phẩm giá, nhân cách, là những tình cảm thương nhớ đợi chờ, là khát vọng được sẻ chia, là ước ao về cuộc sống thủy chung mặn nồng. 2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu : Gía trị nhân văn trong ca dao tình yêu 3. Lịch sử vấn đề : Gía trị nhân văn trong ca dao tình yêu là đề tài không có gì mới mẻ tuy nhiên việc nghiên cứu vấn đề chưa được quan tâm đi vào nghiên cứu một cách có hệ thống . Nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu là tài liệu để em thực hành bài tiểu luận về đề tài “: Gía trị nhân văn trong ca dao tình yêu” 4. Phương pháp : Phân tich – tổng hợp Nhận định đáng giá 5 .Cấu trúc tài liệu : Ngoài phần mở đầu và phần kết luận bài tiểu luận còn cò 3 chương : Chương I. Tìm hiểu khái quát về ca dao. Chương II. Gía trị nhân văn trong ca dao tình yêu Chương III. Giới thiệu về tình yêu trong ca dao sứ Quảng 2 PHẦN NỘI DUNG Chương I. Tìm hiểu khái quát về ca dao 1. Định nghĩa Ca: hát; Dao: bài hát không chương khúc. Vậy Ca dao là bài hát ngắn không có chương khúc, lưu hành trong giới bình dân. Ca dao là tiếng hát của tâm hồn qua sự giao động khi đối diện với môi cảnh trí bên ngoài hay thưòng khi là một đối tác phản ứng hứng khởi của tâm linh khi tiếp xúc với đời thường. Ca dao là lời của các bài hát dân ca đã tước bỏ đi tiếng đệm tiếng láy hay còn gọi ca dao là lời ca dân gian. Lắm khi ca dao xuất hiện từ tính bộc phát khi đối chứng với hoàn cảnh có liên cảm với thân phận, xã hội, quê hương đất nước. Tinh thần Ca dao Việt Nam, trước hết là một tinh thần ham sống, vui vẻ, lạc quan tin tưởng ở thiên nhiên và tương lai. Chúng ta lần lượt xét Ca dao qua hình thức và nội dung để xem văn chương của giới bình dân được xây dựng như thế nào. 2. Đặc điểm của ca dao 2.1 Về nội dung Nội dung được phản ánh trong ca dao đó là: phản ánh khát vọng chinh phục thế giới tụ nhiên để cuộc sống con người được sung sướng no đủ hơn; phản ánh tâm tư tình cảm của con người; phản ánh hiện thực xã hội của dân tộc. Ca dao phản ánh lịch sử, miêu tả khá chi tiết trong phong tục tập quán trong sinh hoạt vật chất, tinh thần của nhân dân lao động nhưng trước hết là sự bộc lộ tinh thần dân tộc trong đời sống riêng tư, đời sống gia đình và xã hội. Với tính cách là thơ theo ý nghĩa đầy đủ của thơ, ca dao đã vận dụng mọi khả năng ngôn ngữ của dân tộc để biểu hiện một cách chính xác tinh tế cuộc sống hơn nữa để biểu hiện một cách sinh động và đầy hình tượng nguyện vọng của nhân dân về cuộc sống ấy.Ca dao được trải dài trên tình yêu, đó là tình yêu quê hương, tình yêu thiên nhiên đất nước, tình yêu con người, đôi lứa v.v.v được truyền khẩu mạnh mẽ qua tính chất linh động tượng hình, tượng thanh của nó mà có lẽ đặc biệt nhất dưới hình thức các làn ca, điệu hò trong dân gian. 2.2 Về nghệ thuật Đặc trưng nghệ thuật ca dao: “ca dao cũng là thơ một loại thơ rất riêng”(Xuân Diệu) điều đó nói lên rằng ca dao thuộc loại trữ tình dân gian, nó có đặc trưng với tự sự và kịch. Mặt khác tuy giống thơ nhưng cũng khác thơ vì nó không được sáng tạo ra để đọc mà để hát, nó gắn liền với môi trường ca hát, nghệ nhân diễn xướng và các yếu tố âm nhạc tạo hình vũ đạo. 3 3. Ý nghĩa của ca dao Ý nghĩa của ca dao là ở cái chỗ mộc mạc đơn sơ nhưng lại là một sự thức tỉnh nội tại,một sự khám phá của con người vừa hào hứng vừa can đảm mà chúng ta phải đón nhận như chính chúng ta đón nhận cuộc đời này. Đó là cái nhìn khám phá: - Khám phá nội tâm bằng cái nhìn ngoại giới. - Khám phá ngoại giới bằng cái nhìn nội tâm. Chương II. Gía trị nhân văn trong ca dao tình yêu 2.1 Cái tình trong ca dao Ca dao là tiếng nói trung thực,phản ảnh rõ nét nhất trong văn chương bình dân, được miêu tả sự việc xẩy ra hằng ngày giữa cuộc đời và trở thành những câu hò, điệu hát của nhân gian như những bản tình ca bất diệt, đượm màu thế tục;tình yêu,tình đời với một ẩn dụ tự nhiên làm cho người ca ngâm cũng như người nghe có một cảm nhận gần gủi,tuyệt vời.Vì vậy; nói đến văn chương bình dân chúng ta không thể quên thi ca bình dân mà ca dao nắm một vai trò chủ lực và những thể loại quen thuộc, không ước lệ,không qui cách,tuy nhiên lời thơ của ca dao vẫn giữ đúng vần điệu có khi rất chuẩn về luật bằng trắc nhờ đó mà dể đả thông tư tưởng, trực chỉ vào lòng người một cách sâu lắng. Ca daoca hát,tự nó trở thành khúc đi thẳng vào lòng và bày tỏ được nội giới dù dưới một không gian hay thời gian nào ngoài ra ca dao còn là gia-huấn-ca,một tâm lý đạo đức,dạy làm người…đôi khi văn thơ phải mượn ngôn từ của ca dao để nói lên cái tình người,tình đời một cách chính xác hơn. Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra giáo dục con trẻ khi mới lớn: Trai thời trung hiếu làm đầu Gái thời tiết hạnh làm câu giao tình hoặc một ý nghĩa thâm sâu khác: 4 không ăn muối ương Con cãi cha mẹ trăm đường con hư Những câu ca dao lục bát như thế ắt phải nằm sẳn trên môi của mọi người một cách dể dàng và thông đạt lắm! Đó là cái nhìn nội giới trong ca dao mà mỗi khi chúng ta phóng vào hiện tượng; đó là bản thể của “cái tình” trong ca dao.Tuy mỗi câu hò điệu hát có khác nhau nhưng cái nhìn của tình yêu vẫn là một và cái gặp gỡ đó,nói chung; là cái đồng tình bất biến của con người.Sự gặp gỡ chính nơi lòng ý thức,nơi thức tỉnh của ý thức trước những hiện hữu đời và gia đình hay chính là nơi những gì mà con người kêu lên thiết tha hay để bộc lộ sự thống khổ.Hình ảnh của thi ca nói chung và của ca dao Việt Nam nói riêng là tiếng kêu thức tỉnh của con người tạo nên, dùng để ví von của người dân quê trước cuộc đời.Mà cuộc đời này; con người đã gắng bó chặt chẽ trong mọi hoàn cảnh trong mọi tình huống của đời người,từ những tình cảm của cái tình đó đã nói lên được một cái gì âu yếm và thầm kín. Anh đi ba bửa nhớ về Rừng sâu nước độc chớ hề ở lâu Hình ảnh “anh đi ba bửa”rồi”chớ hề ở lâu” nó biến ca dao thành thi ca,từ những hiện tượng thực thể biến thành tha thể xuất phát từ ngoại giới đi vào nội giới giữa mối liên hệ tha nhân và chủ thể nó cặp kè,sánh vai trong hoàn cảnh đối đáp để nên vợ nên chồng,ca dao không còn hiện diện với ca với hát mà biến dạng thành hò,câu hò trực diện với thực tại như một sự hiến dâng! Trai nào nỗi tiếng anh hào Anh mà đối đặng má đào em xin trao ơ…ơ Cái vũ trụ mộng mơ ấy hoàn toàn ở trong đôi mắt chiêm ngưỡng của con người khi phóng cái nhìn vào tương lai giữa sự viên mãn của tình yêu.Vũ trụ này chưa hiện thực rốt ráo nhưng đã xuất phát một ước vọng thực hữu.Hình ảnh cuộc đời không bị tha hóa mà bắt nguồn từ vũ trụ thực hữu;vì vũ trụ ấy có thực trong cuộc đời này. Trai nước Việt nỗi tiếng anh hào Anh đà đối đặng vậy má đào xin trao dâng ơ…ơ Hẳn nhiên; ý thức giữa trai gái rất đặc thù trong phạm vi lứa đôi,nói trắng ra là tình yêu qua mọi lứa tuổi, đặc biệt tình yêu nông thôn, ý thức ấy bừng lên từ cuộc sống và chiếu sáng cuộc sống đó là lối tả chân mà cảnh đời không có hoặc chưa có nên chi vũ trụ dự ước của con người cũng là những cảnh đời có thực mà được phóng nhiệm lên cảnh đời có thực trong ca dao.Cho 5 nên ca dao phát ra giữa chốn đồng quê,giữa nơi xa phố thị tự nó dâng tràn trong nhân gian,vì thế tìm đến một tác giả trong ca dao đều trở nên không cần thiết và có muốn biết chăng nữa cũng không được vì mọi người đã đi vào cảnh đời một cách tự nhiên và tự nhiên như mình là tác giả vậy! Nó vượt thoát cả không gian và thời gian kể cả hiện tại,quá khứ và tương lai,vượt thoát từ những người sáng tạo ra ca dao,ca dao bỗng nhiên độc lập để tạo cái đắm đuối,rụt rè,e lệ nhưng đầy tính lãng mạng cho dù mối tình chân lấm tay bùn. Ngó em chẳng dám ngó lâu Ngó qua một chút đở sầu mà thôi! Cái ngó ấy là cái ngó thức tỉnh,một cái ngó của kẻ tình si và cũng là cái nhìn mơ mộng của người đồng quê đứng trước cuộc đời có thực.Chính đó là sự sáng tạo của ca dao.Nói đến mơ mộng hình như chúng ta đụng phải một phản ứng tâm lý.Theo tâm lý học giài thích: khi mơ mộng thì đó không phải là một trạng thái thức tỉnh.Tâm lý học quan niệm như thế nầy”En suivant la pente de la reverie”Tiếp đó là cái mơ về của ý thức thức tỉnh “đở sầu” nằm trong ý thức mơ về (rêver à/daydreaming)mà ở đây mơ không có nghĩa là buông xả theo giòng đời và chìm dần trong mộng để rồi mất luôn tính sáng tạo nghệ thuật vì ý thức thức tỉnh thường đối lập với ý thức thức tỉnh nghệ thuật và làm lu mờ ý thức mơ về cho dù trong chiêm bao chăng nữa đã cho thấy một ý thức thức tỉnh. Một duyên, hai nợ, ba tình Chiêm bao lẫn quất bên mình năm canh Thành ra mơ chiêm bao ở đây là cái nhìn sáng tỏ của cái mơ về giữa duyên,nợ và tình đã bừng lên trong ý thức về thân phận của người phụ nữ. Mơ về hay chiêm bao không còn là mối sầu buông xuôi của tâm lý học mà trái lại mơ và chiêm để phóng thể ngôn từ”bên mình năm canh”trong giấc mơ nữa đêm trở nên ý thức chớ không phải chiêm bao vô thức. Trong cái nhìn vũ trụ quan như thế đã cho ta thấy được ca dao là một lối sáng tạo hết sức đặc biệt mà chất liệu là cảnh đời,cô đọng trong từng câu hò điệu hát mượn từ ca dao để mơ về… Ca dao không đòi hỏi tác giả là ai,nó đã trở thành của chung,tác giả chung giữa cuộc đời này mà trong thi ca vốn có sự bừng tĩnh đầy sáng tạo,ca dao đại diện cho những cuộc tình trọn vẹn hay tan hợp,nói lên nỗi nghẹn ngào,uất nghẹn tất cả qui về sự mơ về cõi thực để tìm thấy được chân lý của cuộc đời.Giờ đây ngôn từ sáng tạo của ca dao đã thành thơ,những thể thơ mới như ngày nay. lý ngư sầu tư biếng lội 6 Chim phượng hoàng nhớ cội biếng bay Anh thương em đừng vội nắm tay Miệng thế gian ngôn dực Phụ mẫu hay sẽ rầy Ca dao như thế đấy! mỗi khi đọc lên đã cho chúng ta cái cảm giác tợ như ức chế,như phụ rẫy như khoa phân tâm học quan niệm.Lối thoát bằng ức chế chỉ xẩy ra với cảnh đời,những người bị tập quán kiềm chế mới lâm vào khát vọng của bản năng cho nên mới tìm lối thoát bằng lối này hay hình thái khác để tránh né.Quan điểm đó đôi khi cũng có tính võ đoán và không hoàn toàn đúng hẳn,cho nên đừng để cái nhìn ức chế vào đây.Vì sao? Vì “anh thương em” có nghĩa là đừng vội đánh mất cái đẹp mà đây là tiếng nói mặn mà,bất luận ở đâu nơi chốn nào người phụ nữ Việt Nam đoan trang trong tiếng nói ấy tức tiếng nói của ca dao,tiếng nói soi sáng,tiếng nói của ái tình. Em có thương anh Em nói cho thiệt tình Để anh lên xuống Ơ…ơ chớ một ơ…ơ mình ơ bơ vơ Đó là một thứ gì vô biên chân thật của tình đồng quê một bày tỏ cao nhất trong đời nhưng biết nói làm sao khi ý thức vô biên chưa có thì nói làm sao khi cái nhìn tuyệt đối chỉ ngưng trong hiện tượng của đất trời cho nên họ không ngần ngại bộc bạch một cách chân tình cho dù ngập ngừng bày tỏ “ơ ơ chớ một ơ ơ mình ơ bơ vơ” Ca dao nông thôn nó diễn tả tích cực như thế đó!diễn tả cái mùi vị chất phát mặn mà, đượm bạc,cái ngập ngừng dể yêu ấy. Đó là hướng đi lên của ngôn từ ca dao Việt Nam thoát ra từ tiếng nói văn chương bình dân để đạt tới hiệu năng của sự bày tỏ.Cho nên hình ảnh của ca dao;dù sao đi nữa nó vẫn có cái mới của riêng mình,mở ra một ngôn từ sáng lạn và nó cũng đánh dấu những bước thăng trầm của sức diễn đạt giữa người với người,những hình ảnh của ca dao vô hình chung trở nên tư liệu của cảnh đời:người,cảnh vật,nhân sinh và tình yêu.Chúng ta cũng có thể nghĩ rằng nhờ ý thức chuyển vị đẹp đẻ đó của con người cuộc đời trở nên tươi đẹp hơn “the beautiful-life”nhờ đó tình cảm con người được tỏa rạng.Cho nên khi bắt gặp một hình tượng trong ca dao,dù có mộc mạc bao nhiêu cũng mở rộng cho chúng ta một chân trời mới đầy ý nghĩa hơn nhất là tình yêu có một sắc màu luôn luôn lung linh của người con gái xuân thì dưới một cái gì lả lướt của ca dao.Ngôn ngữ ca dao rất cô đọng và tràn đầy. Tóc em dài em cài bông hoa lý Miệng em cười anh để ý anh thương 7 Cho nên cái mộc mạc của nông thôn đã làm cho họ cảm thấy hạnh phúc,sung sướng và mỗi câu ca dao nói lên cảnh đời;dù trongvẫn trung thực với đời.Vì vậy cái nhìn của họ như bao trùm từ ngoại giới đến nội giới đều đúc kết thành lời thơ,lời thơ đó chúng ta gọi là ca dao. Nàng về nàng nhớ ta chăng Nàng về ta nhớ hàm răng nàng cười Mỗi lúc cái nhìn hay cái nhớ càng phóng ra rộng rãi, càng thấy cuộc đời đẹp và bao la diệu vợi,kể cả nụ cười nhe răng”cần cẩu” vẫn là niềm nhớ không quên,bởi vì; chán gì những cái nhớ mà lại đi nhớ hàm răng em cười,biết đâu trong cái nhớ đó có một chút gì lãng mãn của ca dao ,tầm thường thật nhưng bao la và mênh mông vô cùng đối với ngôn từ của ca dao. Ca dao bình dân nói lên được cái khát vọng đó mà nhà thơ bình dân của chúng ta hoà nhập một cách tài tình giữa vũ trụ đầy khát vọng tình người. Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon Đọc lên ta cảm nhận được phần nào lẽ sống,một lẽ sống nồng đượm của tình yêu khát khao đi từ chủ thể con người đến cuộc đời.Ca dao diễn đạt được cái mối giây liên lạc ấy.Mối giây đó không phải hai chiều giữa người và sự vật.Vũ trụ khát vọng của ca dao là hình ảnh cuộc đời mà con người mơ về một cái gì tầm thường nhưng ước sống.Ca dao tạo được cảnh giới mơ về cho những người thành thị và những người xa tầm vóc bình thường.Ngay cả việc mơ về của tình yêu trong cái dung dị đó nó đã hàm chứa một tương lai,một lối đi về của cuộc đời.Mơ về ở đây là cuộc đời có thực chính đấy là phần ý nghĩa hiện hữu của con người.Ca dao tạo nên những giấc mơ hiện thực như vậy đó; cho nên cuộc đời mà ca dao vốn có ý nghĩa và sống có ý nghĩa để đưa tới cảnh đời hiện thực. Trầu vàng ăn với cau xanh Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời Duyên,nợ,tình là khát vọng của tình cảm song hành với công việc và sự vật đó là cái nhìn mơ về của hạnh phúc,một gắng bó thực hữu giữa tình yêu vợ chồng một lối mơ về của ca dao,một khát vọng trung thành phát xuất từ cảnh đời hiện thực cho nên lối mơ về đó tạo nên một hiện hữu đồng nhất giữa người và vũ trụ.Con người trôi chảy vào đời nhờ những hình ảnh thuần đơn mà khát vọng đó đã tạo nên thơ;một nguồn thơ nhất thể.Thành thử vũ trụ khát vọng của ca dao là vũ trụ bắt nguồn từ cuộc đời thực hữu để tiến tới khát vọng.Vì thế ca dao là tiếng kêu chân thành của con người ham sống,yêu đời,yêu người.Ca dao không yêu cầu cái ủy mị đài các,mơ mộng viễn vông,ca dao đi gần với quần chúng,nhất là đồng bào miền quê và hoá giải mọi uẩn khúc,vui buồn đưa con người về với hạnh phúc.Tác giả của ca dao muốn vậy! Đó 8 chính là cuộc đời mà người nghệ sĩ miền quê yêu cầu. Sớm mai gánh nước mờ mờ Đi qua ngõ giữa tình cờ gặp anh Vào vườn hái quả cau xanh Bổ ra làm tám mời anh xơi trầu Trầu nầy ăn thật là cay Dù mặn dù lạt dù cay dù nồng Dù chẳng nên vợ nên chồng Xơi năm ba miếng kẻo lòng nhớ thương Cầm lược thì nhớ tới gương Cầm trầu nhớ túi,nằm giường nhớ nhau. Ca dao còn là hình ảnh, ở đây là những hiện tượng của bản thể.Do đó hình ảnh không còn là hiện tượng đơn thuần mà hiện tượng có nội dung cho nên mới được gọi là hình ảnh.Chính những chất liệu trong ca dao đã tạo nên hình ảnh,hình ảnh của vật thể,hình ảnh của vũ trụ,hình ảnh của tình yêu. Đó là những cái nhìn khai phóng của chúng ta để tìm ra cái nội dung đó;với cái nhìn của ca dao luôn luôn có sự ẩn dấu,tiềm ẩn, đẩy cái hình ảnh đó như thúc dục người nghệ sĩ ca dao phải ẩn mình, đấy là cái nhìn thuở ban đầu.Cái nhìn hai chiều song phương từ bản thể đến hiện tượng để rồi từ hiện tượng qui về bản thể tạo nên một nội dung hình thể như thế là cái nhìn trực tiếp của ca dao nói riêng và thi ca nói chung do đó những sự vật cùng từ ngữ tham dự vào cuộc đời và tạo nên hình ảnh và từ hình ảnh tạo nên ý nghĩa của mình. Cho nên cái nhìn trong ca dao dù chỉ là cái nhìn ban đầu là truyền thừa vào biến trình diễn đạt của dân tộc,nội dung ý nghĩa vẫn còn vang vọng nhờ những hình ảnh đó.Cái ngôn từ trong ca dao Việt Nam trước sau vẫn vướng vít hình ảnh của tình yêuca dao là môi giới trong lãnh vực của tình yêu. Ca dao là mạch thở của thơ,là nguồn sáng tạo vô tận,là ngôn từ của văn chương bình dân chứa đựng hết thảy tình người trong đó.Ca dao càng mộc mạc bao nhiêu thì càng chan chứa bấy nhiêu,ca dao không đỏm dáng,chải chuốt bóng bẩy mà thường xử dụng những ngôn từ thực tế của cuộc đời,mà chúng ta thường gắn liền với nhau:con người và cuộc đời,nó trở thành như định lệ.Nhưng nghĩ cho cùng đó chính là sức sống,chính bản thể thôi thúc,con người với hiện tượng tình yêu và từ hiện tượng nầy thoát ra hiện tượng khác bằng ý thức bản thể có ý hướng của mình.Ca dao gợi lên sức sống để đi vào cuộc đời và hoà mình với hiện tượng rồi từ hiện tượng ấy hoà mình với sự vật để đột biến thành hình ảnh cho ca dao,lúc đó sự hiện diện của ca dao sáng tỏ không còn gì gọi là ẩn tàng hay ẩn dụ nó biến thành thi ảnh mang nội dung ý nghĩa biến động của bản thể con người.Do đó ca dao trở nên hiện hữu như ta đã thấy trong ca dao. Tóm lại ca dao đã du nhập những giòng thơ của văn chương bình dân,biến hình từ câu hò điệu hát,trao đổi,hò đối đáp,cắt xén,rút gọn,dể dàng truyền khẩu từ đó được gọi là ca dao,nó thường mô tả tình người dưới muôn hình vạn trạng, từ nội giới tới ngoại giới. Đấy cũng là một phần bản thể dân tộc,một văn hoá văn minh truyền thống. Điều đặc biệt của ca dao ,ngôn từ 9 không ước lệ,ca dao nói những gì thực hữu giữa cuộc đời,nương theo chiều sáng tạo của thi ca qua bao thế kỷ và chế ngự cả thơ Việt lẫn thơ Đường bằng những câu rất đơn sơ mà đầy ý nghĩa và đi sâu vào mọi tầng lớp trong xã hội một cách dể dàng và nhanh chóng.Một ngôn từ thiết tha,một đường giây giữa nội tâm và ngoại giới. Đó là nhân tố trong văn chương bình dân Việt Nam.Một thứ triết lý của văn chương bình dân cần phải tô điểm và nghiên cứu chiều sâu của nó 2.2 Ca dao luôn gắn liền với tình yêu. 2. 2.1 Ca dao – Tình yêu quê hương, đất nước “Ðất Quảng Nam, chưa mưa đà thấm, Rươụ hồng đào chưa nhấm đà say Ðối vớI ai ơn trọng, nghĩa dày , Một hột cơm cũng nhớ , Một gáo nước đầy vẫn chưa quên ” .Vâng! Chắc hẳn đây là ca dao quen thuộc của người dân xứ Quảng – cũng là quê hương của tôi. Hình ảnh quê hương đất nước bao giờ cũng in dấu đậm đà trong ca dao. Đọc ca dao , ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn rau cắt rốn của mình. đọc nhưng bài ca ấy , ta vô cùng sung sướng như vừa được đi tham quan 1 số dan lam thắng cảnh từ bắc vào nam . Có lẽ đối với tất cả những người dân Việt Nam, ca dao đã trở thành một cái gì đó rất đỗi quen thuộc, thân thương. Trải qua bao bước thăng trầm của lịch sử, những câu ca dao vẫn còn đó với một sức sống mãnh liệt đến diệu kỳ. Ca dao được thể hiện đầy đủ dưới nhiều phong cách, cung bậc khác nhau nhưng có lẽ đề tài được nhân dân ta chú ý đến nhiều nhất chính là tình yêu quê hương đất nước. Quê hương! Tiếng gọi thật giản dị mà sao thiêng liêng, tha thiết! Quê hương chính là nơi ta đã sinh ra, "oa, oa "khóc chào đời. Đó cũng là nơi mà chúng ta trưởng thành. Có thể nói rằng quê hương là người mẹ thứ hai của mõi người, nó nuôi dưỡng tâm hồn ta. Chính vì thế nên dù khi phải xa quê hương, ta cũng không thể nào quên được những hình ảnh thân thương của quê hương, dù nó chỉ là những hình ảnh, những sự vật rất bình dị: "Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao." . Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết yêu thương. Quê hương là mái nhà , luỹ tre, cái ao tắm mát , là sân đình , cây đa , giếng nước , con đò . Là 10 [...]... VỀ VĂN CHƯƠNG TRUYỀN KHẨU III.TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ CA DAO VIỆT NAM 3.1 Định nghĩa ca dao 3.2 Đặc điểm ca dao 3.2.1 Về nội dung 3.2.2 Về nghệ thuật 3.3 Ý nghĩa ca dao IV GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG CA DAO TÌNH YÊU 4.1 CÁI TÌNH TRONG CA DAO VIỆT NAM 4.2 CA DAO LUÔN GẮN LIỀN VỚI TÌNH YÊU 4 2.1 Ca dao – Tình yêu quê hương, đất nước 4.2. 2Ca dao - Tình yêu con người 4.2.3 Ca dao – Tình yêu thiên nhiên 4.2.4 Ca. .. trong cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc Ca dao- dân ca xứ Quảng là một phần hồn về đề tài tình yêu hạnh phúc trong nội dung ca daodân ca Việt Nam Cho dù đi bất cứ nơi đâu, những con người xứ Quảng vẫn cảm thấy tâm hồn thanh thản và ấm áp khi nghe lại những câu ca dao- dân ca xứ Quảng quê mình Có dịp nhìn lại ca dao- dân ca xứ Quảng để chúng ta có dịp nhắc nhở nhau rằng ca dao- dân ca vốn có rất nhiều những... thiên nhiên Thiên nhiên là một đề tài lớn trong ca dao Hình ảnh thiên nhiên cũng như từ chỉ thiên nhiên xuất hiện rất nhiều trong những lời ca dao, từ ca dao đồng bằng Bắc Bộ, ca dao xứ Nghệ, xứ Huế đến ca dao Nam Trung Bộ và Nam Bộ Sự hiện diện của thiên nhiên trong ca dao phản ánh mối quan hệ gắn bó giữa con người với môi trường cũng như vai trò thiên nhiên trong tư duy nghệ thuật của những sáng tác... được? 2.2.6 Ca dao - Tình yêu đôi lứa Ca dao là một dạng của thơ và ở thời đại nào nó cũng chinh phục được người đọc Hơn nữa, những bài ca dao với nội dung về tình yêu không cứng nhắc với những niêm luật phức tạp như thơ cổ điển Để hiểu rõ ràng hơn, đầu tiên ta thấy rằng tình yêu nam nữ trong ca dao được thể hiện rất trong sáng và lành mạnh Trong cái tình cảm đa dạng của dân tộc, tình yêu nam nữ đã... sản quê mình vào những câu ca dao- dân ca để khi ngân lên thì ôi hạnh phúc xiết bao cái chất Quảng ngọt ngào đã hòa chung vào cái tinh tế của ca dao- dân ca Việt Nam để giới thiệu đến bạn bè cả nước 3.5.Tình yêu- hạnh phúc của người xứ Quảng ẩn chứa trong những câu ca dao- dân ca nói về địa danh quê hương mình Mỗi người dân xứ Quảng đều mang trong mình chút lưng vốn ca dao- dân ca Có lẽ vì thế mà mỗi khi... 4.2.4 Ca dao - Tình cảm gia đình 4.2.5 Ca dao – Tình mẫu tử 4.2.6 Ca dao - Tình yêu đôi lứa V GIỚI THIỆU VỀ TÌNH YÊU TRONG CA DAO XỨ QUẢNG QUÊ TÔI 5.1.Tình yêu- hạnh phúc ở ngay trên chính hành trình đi tìm: 5.2.Tình yêu- hạnh phúc ở sự chủ động, lựa chọn: 5.3.Tình yêu- hạnh phúc ở sự thay đổi cách nghĩ, cách nhìn: 5.4.Tình yêu- hạnh phúc thể hiện qua những đặc sản, món ăn đậm chất Quảng: 5.5.Tình yêu- hạnh... đắng cay mà cũng rất lãng mạn Trong bài viết này, tác giả muốn chia xẻ cùng bạn đọc một thú vị nhìn từ góc độ khác của tình yêu lứa đôi trong ca dao, dân ca trữ tình; đó là góc nhìn từ hương vị ẩm thực của người xưa Chúng ta biết rằng: Trong ca dao, dân ca, tư tưởng và tình cảm được chắp đôi cánh kỳ diệu của sự tưởng tượng; tuy nhiên, tính lãng mạn và sự tưởng tượng phong phú đem lại cho ca dao, dân ca. .. chất nhân văn cao cả Nói đến chất nhân văn trong ca dao là nói đến vẻ đẹp con người cả hình thức lẫn nội dung, từ bên ngoài đến bên trong, từ hiện thực đến tâm hồn, là Con Người viết hoa Chất nhân văn đem đến nhận thức và rung độngvề con người, theo khuynh hướng ca ngợi, trân trọng, thương yêu, tin tưởng, bảo vệ con người và chống lại tất cả các thế lực xấu xa thù địch với con người Đặc biệt, trong. .. vần ca dao về tình yêu thuở xưa Nao nhớ là vì tình yêu trong ca dao ngày ấy là những tiếng hát thầm kín, chân thành nhất Các chàng trai, cô gái khi hát lên những tiếng hát về tình yêu thì những tiếng hát ấy là những khát vọng, là những ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc, đồng thời nói lên quan niệm của mình về cái đẹp lí tưởng của con người Những sắc thái tình yêu được thể hiện trong ca dao, dân ca muôn... ca dao trên như một minh chứng cho sự kết cấu tưởng chừng lỏng lẻo của tình yêu đôi lứa với ẩm thực song lại là một gắn kết tự nhiên, bền chặt vô cùng Những sắc thái tình yêu được thể hiện trong ca dao, dân ca muôn phần phong phú và ấn tượng Sẽ không thể nào nói hết được vẻ thi vị, ý nhị của tình yêu nam nữ được thể hiện trong những lời ca diệu vợi Hãy để lòng mình được lắng lại, tìm về những câu ca . đối tượng nghiên cứu : Gía trị nhân văn trong ca dao tình yêu 3. Lịch sử vấn đề : Gía trị nhân văn trong ca dao tình yêu là đề tài không. Chương II. Gía trị nhân văn trong ca dao tình yêu 2.1 Cái tình trong ca dao Ca dao là tiếng nói trung thực,phản ảnh rõ nét nhất trong văn chương bình dân,

Ngày đăng: 10/04/2013, 14:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan