1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

các nguyên tắc trong quản lí dịch vụ y tế

18 4,4K 84

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 54,68 KB

Nội dung

A.TÍNH LIÊN TỤCI.Khái niệmTính liên tục là việc cung cấp dịch vụ cần được tổ chức để cung cấp cho từng người dân với sự liên tục qua mạng lưới dịch vụ y tế, các tuyến chăm sóc sức khỏe.II.Phân tích ưu, nhược điểm1.Hệ khám chữa bệnh: a.Ưu điểm:Hiện nay, hệ thống bệnh viện Việt Nam được sắp xếp trên cơ sở phân bố rộng khắp, thuận tiện cho khả năng tiếp cận rộng rãi của các bộ phận dân số khác nhau trong toàn xã hội. Các bệnh viện được hoạt động liên tục 247 và những ngày lễ tết để đảm bảo người dân có thể khám chữa bệnh vào tất cả các ngày, sẵn sàng ứng phó với việc bệnh nhân có thể nhập viện bất cứ lúc nào.Điển hình như bệnh viện Bạch Mai Chuẩn bị cho dịp tết nguyên đán: 7 Về công tác trực đường dây nóng: Tổ chức trực đầy đủ 4 cấp: lãnh đạo, chuyên môn, hậu cần (Dược, điện, nước, oxy, trực đội xe…) và bảo vệ. Danh sách nhân viên trực và số điện thọai được niêm yết tại các đơn vị và phòng trực lãnh đạo. Nhân viên trực phải đảm bảo thời gian và có mặt tại nơi quy định. Trường Trung cấp Y Bạch Mai hỗ trợ học sinh trực (447 lượt) cho 13 khoa có nhu cầu. Về Công tác Dược: Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc trong kho, đặc biệt là các thuốc cấp cứu phục vụ bệnh nhân trong thời gian nghỉ Tết. Chuẩn bị đầy đủ cơ số dịch truyền, phối hợp với đơn vị dịch vụ đưa dịch truyền đến các khoa dự trữ phục vụ BN trong thời gian Tết. Nhà thuốc bệnh viện đảm bảo trực 2424h trong các ngày nghỉ Tết. Phối hợp với các Công ty cung cấp thuốc, dịch truyền, có số ĐT liên hệ khi cần thiết. Sắp xếp kho tàng gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ, chuẩn bị đầy đủ các bình xịt cứu hỏa, đèn pin… Niêm yết danh sách và số điện thoại nhân viên trực và cán bộ lãnh đạo khoa Dược để liên hệ khi cần thiết. Công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn, Dự trữ máu, Đội Cấp cứu Ngoại viện, Hành chính quản trị… đều được chuẩn bị sẵn sàng nhằm ứng phó tốt mọi tình huống xảy ra. Ở BV Bạch Mai Bên cạnh các hoạt động chuyên môn, bệnh viện còn lo cho bệnh nhân và nhân viên y tế trong 4 ngày Tết. Cụ thể, BV sẽ Cung cấp suất ăn miễn phí cho nhân viên y tế (bao gồm cả học sinh, sinh viên tham gia trực) trong 4 ngày trực: 29 và 1,2,3 Tết; Dự kiến phát 800 suất quà (90.000 đsuất) cho bệnh nhân ở lại ăn Tết tại bệnh viện; Cung cấp ăn miễn phí cho bệnh nhân (100.000đ ngày3 bữa) cho các bệnh nhân trong 4 ngày Tết; Dịch vụ ăn uống: Phục vụ trong tất cả các ngày Tết. Duy trì các họat động bảo đảm vệ sinh ăn uống và an toàn thực phẩm. 7b.Nhược điểm: Việc cung cấp, phát thuốc cho người bệnh ở nhiều nơi còn nhiều thiếu xót, khiến người dân không thể điều trị bệnh liên tục đượcTại Cà Mau, nhiều người dân ở 2 xã Khánh Tiến và Nguyễn Phích (H.U Minh) cũng bức xúc khi đưa con em đến trạm y tế xã khám bệnh nhưng bị từ chối khám vì thiếu thuốc. Ông Trương Việt Kiên, Phó trưởng trạm y tế xã Nguyễn Phích, giải thích: “Do thiếu thuốc nên vừa qua chúng tôi không khám bệnh được. Nhưng nếu bệnh nhân đồng ý khám, tự mua thuốc thì chúng tôi vẫn khám và cho toa. Hiện chúng tôi đã khám lại bình thường, nhưng thuốc chỉ đáp ứng một phần nào đó thôi, chứ không đủ như trước” 8c.Giải pháp:Cải tiến quy trình khám bệnh, xét nghiệm, thăm dò chức năng, thủ tục vào viện, chuyển viện, ra viện, thanh toán viện phí cũng như chế độ bảo hiểm y tế... để đảm bảo tính liên tục trong khám chữa bệnh 9.

Trang 1

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong thị trường hiện nay, xuất hiện rất nhiều hình thức kinh doanh và cung cấp dịch vụ tuy nhiên dịch vụ y tế lại là một loại hình kinh doanh được chú trọng nhiều nhất, bởi lẽ dịch vụ y tế là một loại hàng hóa không những liên quan đến sức khỏe và đời sống của con người, liên quan đến nguồn lực của cả một quốc gia mà còn liên quan đến sự bền vững và lâu dài của quốc gia đó.

Dịch vụ y tế tốt, cần phải đảm bảo tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

1. Toàn diện/đầy đủ

2. Độ bao phủ

3. Sự chấp nhận được

4. Tính liên tục

5. Chất lượng

6. Công bằng

7. Hiệu lực

8. Hiệu quả

9. An toàn

Trang 2

Bên cạnh những thành công trong việc cung cấp dịch vụ y tế như giảm thiểu, thậm chí là xóa bỏ những bệnh có tính chất nguy hiểm và lây lan, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân Việc cung cấp các dịch vụ y tế còn nhiều thiếu sót, một bộ phận người dân vẫn chưa thực sự được hưởng một cách trọn vẹn những dịch vụ y tế công cũng như dịch vụ y tế tư nhân Điều đó là do các dịch vụ y tế cung cấp ra vẫn chưa tuân thủ được những yêu cầu của 9 nguyên tắc nêu trên.

A. TÍNH LIÊN TỤC

Tính liên tục là việc cung cấp dịch vụ cần được tổ chức để cung cấp cho từng

người dân với sự liên tục qua mạng lưới dịch vụ y tế, các tuyến chăm sóc sức khỏe.

II. Phân tích ưu, nhược điểm

1. Hệ khám chữa bệnh:

a. Ưu điểm:

Hiện nay, hệ thống bệnh viện Việt Nam được sắp xếp trên cơ sở phân bố rộng khắp, thuận tiện cho khả năng tiếp cận rộng rãi của các bộ phận dân số khác nhau trong toàn xã hội

Các bệnh viện được hoạt động liên tục 24/7 và những ngày lễ tết để đảm bảo người dân có thể khám chữa bệnh vào tất cả các ngày, sẵn sàng ứng phó với việc bệnh nhân có thể nhập viện bất cứ lúc nào.

Điển hình như bệnh viện Bạch Mai Chuẩn bị cho dịp tết nguyên đán: [7]

Về công tác trực đường dây nóng:

- Tổ chức trực đầy đủ 4 cấp: lãnh đạo, chuyên môn, hậu cần (Dược, điện, nước, oxy, trực đội xe…) và bảo vệ

Trang 3

- Danh sách nhân viên trực và số điện thọai được niêm yết tại các đơn vị và phòng trực lãnh đạo

- Nhân viên trực phải đảm bảo thời gian và có mặt tại nơi quy định

- Trường Trung cấp Y Bạch Mai hỗ trợ học sinh trực (447 lượt) cho 13 khoa có nhu cầu

Về Công tác Dược:

- Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc trong kho, đặc biệt là các thuốc cấp cứu phục vụ bệnh nhân trong thời gian nghỉ Tết

- Chuẩn bị đầy đủ cơ số dịch truyền, phối hợp với đơn vị dịch vụ đưa dịch truyền đến các khoa dự trữ phục vụ BN trong thời gian Tết

- Nhà thuốc bệnh viện đảm bảo trực 24/24h trong các ngày nghỉ Tết

- Phối hợp với các Công ty cung cấp thuốc, dịch truyền, có số ĐT liên hệ khi cần thiết

- Sắp xếp kho tàng gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ, chuẩn bị đầy đủ các bình xịt cứu hỏa, đèn pin…

- Niêm yết danh sách và số điện thoại nhân viên trực và cán bộ lãnh đạo khoa Dược để liên hệ khi cần thiết

Công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn, Dự trữ máu, Đội Cấp cứu Ngoại viện, Hành

chính quản trị… đều được chuẩn bị sẵn sàng nhằm ứng phó tốt mọi tình huống xảy

ra

Ở BV Bạch Mai Bên cạnh các hoạt động chuyên môn, bệnh viện còn lo cho bệnh nhân và nhân viên y tế trong 4 ngày Tết Cụ thể, BV sẽ Cung cấp suất ăn miễn phí cho nhân viên y tế (bao gồm cả học sinh, sinh viên tham gia trực) trong 4 ngày trực: 29 và 1,2,3 Tết; Dự kiến phát 800 suất quà (90.000 đ/suất) cho bệnh nhân ở lại ăn Tết tại bệnh viện; Cung cấp ăn miễn phí cho bệnh nhân (100.000đ /ngày/3 bữa) cho các bệnh nhân trong 4 ngày Tết; Dịch vụ ăn uống: Phục vụ trong tất cả các ngày Tết Duy trì các họat động bảo đảm vệ sinh ăn uống và an toàn thực phẩm [7]

b. Nhược điểm:

Việc cung cấp, phát thuốc cho người bệnh ở nhiều nơi còn nhiều thiếu xót, khiến người dân không thể điều trị bệnh liên tục được

Tại Cà Mau, nhiều người dân ở 2 xã Khánh Tiến và Nguyễn Phích (H.U Minh) cũng bức xúc khi đưa con em đến trạm y tế xã khám bệnh nhưng bị từ chối khám vì thiếu thuốc Ông Trương Việt Kiên, Phó trưởng trạm y tế xã Nguyễn Phích, giải thích: “Do thiếu thuốc nên vừa qua chúng tôi không khám bệnh được Nhưng nếu bệnh nhân đồng ý khám, tự mua thuốc thì chúng tôi vẫn khám và cho toa Hiện chúng tôi đã khám lại bình thường, nhưng thuốc chỉ đáp ứng một phần nào đó thôi, chứ không đủ như trước” [8]

c. Giải pháp:

Trang 4

Cải tiến quy trình khám bệnh, xét nghiệm, thăm dò chức năng, thủ tục vào viện, chuyển viện, ra viện, thanh toán viện phí cũng như chế độ bảo hiểm y tế để đảm bảo tính liên tục trong khám chữa bệnh [9].

2. Hệ y tế dự phòng.

a. Ưu điểm

Chương trình tiêm chủng mở rộng là một ví dụ điển hình nhất Chương trình bắt đầu được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981, đến năm 1985 chương trình được đẩy mạnh và triển khai trên phạm vi cả nước, với những nỗ lực rất lớn của chương trình tiêm chủng mở rộng đã từng bước được mở rộng về địa bàn và đối tượng tiêm chủng Năm 1995 toàn bộ trẻ em đối tượng trên toàn quốc đã có cơ hội được tiếp cận với tiêm chủng mở rộng Từ năm 1985 triển khai 6 loại vắc xin phòng bệnh lao, bạch hầu, ho

gà, uốn ván, sởi, bại liệt Năm 1997, 4 vắc xin mới được triển khai miễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng của nước ta là: viêm gan A, viêm não Nhật Bản, thương hàn, tả Một số thành tựu đạt được như:

Không còn bệnh bại liệt, năm 1984 cả nước có 1223 ca mắc bại liệt, nhưng nhờ việc tiêm chủng được triển khai liên tục thì năm 1998, cả nước không ghi nhận ca bại liệt nào nữa

Uốn ván sơ sinh giảm 70 lần số ca mắc bệnh so với năm bắt đầu triển khai tiêm chủng mở rộng Cả nước giảm từ 334 ca mắc (năm 1991) xuống 32 ca mắc uốn ván

sơ sinh (năm 2011)

Khống chế và loại trừ bệnh sởi: giảm 23 lần số ca mắc bệnh trên cả nước từ 65148

ca mắc (năm 1984) xuống còn 750 ca (năm 2011).

Giảm tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu: giảm 167 lần số ca mắc bệnh Năm 1984 cả nước có

2177 ca mắc Năm 2011, cả nước ghi nhận 13 ca mắc.

Vắc xin viêm gan B được triển khai từ năm 1997 Những năm đầu chỉ triển khai ở những vùng nguy cơ cao của bệnh Từ năm 2003, được sự hỗ trợ của Liên minh toàn cầu và tiêm chủng (GAVI) vắc xin viêm gan B được triển khai trên toàn quốc cho trẻ <1 tuổi Từ năm 2006 thì tỷ lệ tiêm chủng vắc xin viêm gan B đủ 3 mũi ở trẻ dưới 1 tuổi lôn đạt trên 90%.[1]

Một số chương trình phòng chống các dịch bệnh được triển khai hằng năm, với mục tiêu giảm số trường hợp cũng như giảm tỉ lệ mắc bệnh qua các năm

Điển hình là chương trình phòng chống sốt rét, sau khi tổ chức WHO khuyến cáo các nước có bệnh sốt rét lưu hành thực hiện chiến lược phòng chống sốt rét vào năm 1979 thì Việt Nam là một trong những quốc gia có chương trình phòng chống sốt rét thành công, đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công tác phòng chống sốt rét từ năm 1991 khi chuyển từ chương trình tiêu diệt sốt rét sang phòng chống sốt rét: sốt rét đã giảm mạnh, thậm chí nhiều tỉnh, thành phố trong một vài năm gần đây đã không ghi nhận trường hợp mắc sốt rét tại địa phương Số vụ dịch sốt rét giảm dần, năm 2010 không có dịch sốt rét xảy ra trong cả nước Năm 2010,

Trang 5

toàn quốc ghi nhận 20 người chết do sốt rét, 53.876 trường hợp mắc sốt rét Tỷ lệ chết do sốt rét /100.000 dân là 0,02, giảm 89,5% và giảm 99,7%; tỷ lệ mắc sốt rét / 1.000 dân là 0,61, giảm 84,1% và giảm 96,4% so với năm 2000 và năm 1991 Đã có

28 tỉnh miền Bắc và Nam bộ trong 10 năm (2001-2009) giảm số mắc và không có

tử vong do sốt rét và 6 tỉnh không có tử vong do sốt rét 4 năm (2006 - 2010) [2]

Và cho tới những năm gần đây, công tác phòng chống sốt rét vẫn được triển khai đều đặn Theo thông tin của Bộ y tế, tình hình sốt rét 11 tháng đầu năm 2013 cả nước ghi nhận 32.498 bệnh nhân mắc sốt rét; 80 trường hợp bệnh nhân sốt rét ác tính và 5 trường hợp tử vong do sốt rét So với cùng kỳ năm 2012 số bệnh nhân sốt rét giảm 18,5%, số bệnh nhân sốt rét ác tính giảm 41,6% và số tử vong do sốt rét giảm 16,7%.[3]

Công tác truyền thông cho các dịch bệnh diễn ra hằng năm, tập trung phòng và tránh lây lan ở vùng có dịch bệnh:

Trước tình hình Dịch sốt xuất huyết Dengue (SXH) năm 2011 đang có chiều hướng gia tăng tại Việt Nam, ngày 2/8/2011, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - Ban điều hành dự án “Phòng chống Sốt xuất huyết Dengue khu vực Miền Bắc” đã tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và chuẩn bị kế hoạch hoạt động 6 tháng cuối năm 2011 của dự án Nhiều vấn đề đã được đưa ra: Viện đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ kinh phí để mở các lớp tập huấn về sửa chữa, bảo hành và bảo trì máy phun hóa chất, tăng cường các hoạt động giám sát ca bệnh SXHD, phát hiện kịp thời các ổ dịch và chỉ đạo tiến hành phòng chống quyết liệt; tăng cường các biện pháp khống chế muỗi véc tơ truyền bệnh, đặc biệt tại các tỉnh trọng điểm; kiên quyết không để dịch SXHD bùng phát hay lan rộng trên bất cứ địa bàn nào của khu vực miền Bắc, nhất là vào các tháng 8 đến tháng 10 là thời gian trọng điểm của mùa bệnh SXHD [4]

b. Nhược điểm:

Với sự cố gắng, nỗ lực trong dự phòng bệnh, công tác tiêm chủng vẫn được duy trì và tổ chức thường xuyên, làm giảm đáng kể số ca mắc bệnh Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế và rủi ro

Tỷ lệ bao phủ, chất lượng dịch vụ tiêm chủng vẫn chưa cao và đầy đủ đối với trẻ

em nghèo hoặc trẻ em vùng sâu vùng xa, hoặc những trẻ em phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến di cư tự do vì gặp khó khăn về điạ lý, kinh tế, xã hội.

Thiếu cán bộ y tế dự phòng tuyến huyện, xã; ngân sách nhà nước đầu tư cho TCMR mới chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu; nhiều bệnh dịch nguy hiểm chưa có vắc xin hoặc chưa được đưa vào chương trình TCMR [5]

Xuất hiện một số ca tử vong sau khi được tiêm vắc xin Ví dụ như bé gái 5 tháng tuổi tử vong sau khi tiêm vác xin Quinvaxem vào 24/11/2013 tại Hưng Phú, Phước Long, Bạc Liêu hay 3 trẻ sơ sinh bị tử vong sau khi tiêm vác xin viêm gan B vào 20/7/2013 tại Hướng Hóa,…

Trang 6

Công tác truyền thông chỉ tập trung vào những giai đoạn bệnh đã được phát hiện mang mục đích chống lây lan sang những nơi lân cận, để người dân biết cách phòng và xử trí

c. Giải pháp

Tuyên truyền, vận động người dân về các phản ứng có thể xảy ra với trẻ sau khi tiêm vắc xin để có những xử trí phù hợp, đúng đắn.

Thiết lập, tăng cường giám sát các quy trình trong tiêm chủng như: bảo quản Vắc xin, các bước thực hiện trong tiêm chủng, khám và theo dõi phản ứng lạ sau khi tiêm chủng để đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Bộ trưởng bộ Y tế cũng ra kế hoạch tăng cường công tác an toàn tiêm chủng (Ban hành kèm theo quyết định số 3029/QD-BYT ngày 21/8/2013) Mục tiêu: Tăng cường công tác an toàn tiêm chủng, đảm bảo chất lượng tiêm chủng và đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em [6]

Dự đoán trước những dịch bệnh có thể xảy ra và tiến hành phòng dịch trong thời gian phù hợp

B TÍNH CÔNG BẰNG

I. Khái niệm.

Công bằng trong chăm sóc sức khỏe có nghĩa là mọi người đều có cơ hội như nhau

có khả năng có được sức khỏe đầy đủ và không ai bị thua thiệt hay thiệt thòi trong việc đạt được khả năng đó (Mooney 1983).

Công bằng là một trong 5 quan điểm chỉ đạo của Đảng và là một trong 3 mục tiêu phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe của Việt Nam Khi nói đến công bằng nghĩa là

đề cập tới những dịch vụ nào được cung cấp và ai là người trả tiền cho dịch vụ đó đối với những cộng đồng dân cư có điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội khác nhau, theo các vùng địa lý khác nhau.

Trên thế giới, có nhiều quan niệm về công bằng trong CSSK nhưng chủ yếu có 2 trường phái châu Âu và Mỹ với 2 cách tiếp cận khác nhau [10]

Trường phái châu Âu: Trường phái này căn cứ vào việc phân tích và đánh giá những hệ thống CSSK được nhà nước trợ cấp Hệ thống này đã đảm bảo được

sự tiếp cận y tế cho tất cả mọi người, có thể chăm sóc tốt hơn cho toàn dân.Công bằng trong CSSK được hiểu là việc cung cấp các dịch vụ CSSK phải dựa theo nhu cầu về CSSK của người dân và thanh toán chi phí CSSK dựa theo khả năng chi

Trang 7

trả, không dựa vào số dịch vụ y tế mà họ sử dụng Việc tiếp cận với các dịch vụ y

tế phải là quyền của tất cả mọi người và không chịu ảnh hưởng của thu nhập cũng như sự giàu có Đại diện của trường phái này là các nước Đan Mạch, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, v,v Quan điểm về công bằng của chúng ta cũng giống trường phái này

Trường phái của Mỹ: Hệ thống chăm sóc sức khỏe hướng về thị trường Y tế tư nhân giữ vai trò chủ đạo và việc CSSK chủ yếu dựa vào khả năng chi trả của người dân Công bằng trong CSSK được hiểu là mọi người được tự do sử dụng

và chi trả những dịch vụ mà họ muốn Trường phái này đánh giá công bằng trên cơ sở việc nhà nước quan tâm cung cấp những dịch vụ CSSK tối thiểu cho người nghèo chứ không khuyến khích sự tiếp cận công bằng với mọi người.

Phân loại: có 2 loại

Công bằng ngang( horizontal equity): những ai có hoàn cảnh giống nhau sẽ đóng góp như nhau và sẽ nhận được các lợi ích như nhau.

Công bằng dọc( vertical equity): những ai có hoàn cảnh khác nhau sẽ được đối

xử khác nhau.

II. Phân tích ưu, nhược điểm

1 Hệ khám chữa bệnh

a. Ưu điểm:

Với sự phát triển của dich vụ khám chữa bệnh như hiện nay tính công bằng trong cung cấp dịch vụ KCB vẫn được bảo đảm Dịch vụ khám, chữa bệnh tại các bệnh viện hiện nay là công bằng cho tất cả người bệnh từ thầy thuốc, trang thiết bị, thuốc vật tư, tiêu hao Người nghèo, trẻ em, các đối tượng chính sách đã được Nhà nước mua bảo hiểm y tế đảm bảo việc tiếp cận công bằng các dịch vụ khám, chữa bệnh.

Mọi công dân, không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, dân tộc, lứa tuổi và vùng miền trên đất nước đều được hưởng dịch vụ CSSK như nhau( trong công bằng ngang) Bảo hiểm y tế là một bằng chứng chứng minh cho tính công bằng ngang trong nguyên lý quản lý tốt dịch vụ y tế Mọi công dân, giàu nghèo, bệnh tật hay khỏe mạnh đều có quyền tham gia bảo hiểm y tế Theo nguyên tắc số đông bù số ít để đảm bảo sức khỏe cho mỗi người tham gia bảo hiểm y tế

Mỗi người đều có những nhu cầu riêng cho bản thân, vì thế họ có quyền được tự do

sử dụng những dịch vụ tốt nhất và tri trả cho những gì họ muốn nếu có điều kiện (trong công bằng dọc) Trong bảo hiểm y tế có rất nhiều loại bảo hiểm khác nhau, bảo

Trang 8

hiểm dành cho người giàu, người nghèo, bảo hiểm dành cho những người có hoàn cảnh khác nhau, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của những người tham gia bảo hiểm y tế khác nhau Muốn được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe loại tốt thì người tham gia sẽ mua bảo hiểm y tế loại tốt Trong bảo hiểm y tế đã đáp ứng đủ tính công bằng dọc

Thực hiện đúng tinh thần xã hội hóa, huy động xã hội hỗ trợ người gặp khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ KCB.Một số tổ chức phi chính phủ và cơ sở y tế tư nhân đã

tổ chức những hoạt động cung cấp dịch vụ KCB từ thiện, miễn phí hoặc phí thấp, mổ miễn phí cho trẻ em bị hở hàm ếch, người bị đục thủy tinh thể, tổ chức và hoạt động bếp từ thiện trong bệnh viện phục vụ bệnh nhân nội trú.

Tháng 12/2013, tổ chức Phẫu thuật Nụ cười Việt Nam (Operation Smile Vietnam)

sẽ tổ chức chương trình phẫu thuật miễn phí cho trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam bị dị tật môi, hở hàm ếch.[11]

Ngày 20/02/2013, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có quyết định số 585/QĐ-BYT về việc phê duyệt Dự án “Thí điểm đưa Bác sỹ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tếxã hội đặc biệt khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo)”nhằm thu hút Bác sỹ trẻ mới ra trường tình nguyện về công tác tại tuyến huyện,khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo nơi

mà ngưòi dân còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và thụ hưởng các dịch

vụ y tế [12]

Để nâng cao tính công bằng trong công tác chăm sóc sức khỏe, trong những năm gần đây, Chính phủ đã có nhiều chính sách trong khám chữa bệnh và dịch vụ y tế dự phòng mục tiêu là quan tâm đến CSSK người nghèo, nhân dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số Điển hình như chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, ưu tiên giải quyết các vấn đề sức khỏe nổi cộm của người nghèo, vùng nghèo.Những chính sách, giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của người nghèo đến dịch vụ y tế.Những chính sách, giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của người nghèo đến dịch vụ y tế.Chính sách cơ bản hỗ trợ tài chính y tế cho người nghèo tại Việt Nam

Vào năm 2002, Chính phủ bàn thảo dự luật nhằm hỗ trợ tài chính chăm sóc y tế cho người nghèo Trong năm 2005, Chính phủ thể hiện ủng hộ công bằng về sức khỏe bằng cam kết rằng Nhà nước và Chính phủ Việt Nam hướng tới việc xây dựng “một

hệ thống y tế công bằng, hiệu quả và phát triển” Trong một nỗ lực có thể nói là tham vọng nhất nhằm đạt tới công bằng về sức khỏe, Chính phủ cũng đã thông qua Luật Bảo hiểm Y tế năm 2008 nhằm mục tiêu tất cả các công dân Việt Nam đến năm 2014 sẽ có bảo hiểm y tế.

b. Nhược điểm:

Việt Nam vẫn là một nước nghèo, mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp, mặt tồn tại đáng nói nhất đó là sự chênh lệch giữa các vùng miền tại Việt Nam nên dẫn đến người dân ở mỗi vùng miền được quan tâm khác nhau

Trang 9

Kinh tế phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền làm tăng sự bất bình đẳng trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội, trong đó có dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà đồng bào dân tộc thiểu số có nhu cầu rất lớn Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

y tế khu vực này thiếu và chưa đồng bộ; số cán bộ có trình độ chuyên sâu, nhất là cán bộ người địa phương thiếu trầm trọng; việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

y tế gặp nhiều bất cập Ðáng chú ý, do thiếu thông tin về chính sách bảo hiểm y tế cho nên tần suất khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế của người dân vùng khó khăn thấp Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản vẫn còn những khoảng cách, đòi hỏi phải có giải pháp can thiệp cụ thể để nâng cao chất lượng dân số Cụ thể, là tỷ lệ

bỏ học, tỷ lệ suy dinh dưỡng… cao hơn rất nhiều so với khu vực đồng bằng; tỷ lệ suy dinh dưỡng của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tốt, song hiện nay những

TE ở vùng sâu, vùng xa chưa được đáp ứng về khám chữa bệnh, học tập đầy đủ…

ví dụ hiện trong nước chỉ còn có 23,4% TE suy dinh dưỡng nhưng tại Đắc- Nông có tới 36% TE suy dinh dưỡng, Lai Châu 34%, trong khi Hà Nội chỉ có 12%, Tp HCM có 10%, ngoài ra với các vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên thì tỷ lệ này cũng còn rất cao.[13]

Sự chênh lệch giữa nhóm người giàu và người nghèo trong chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam vẫn chưa có sự cải thiện

Một vài số liệu thực tế như: Tỷ lệ người có khám chữa bệnh trong 12 tháng trước thời điểm phỏng vấn là 40,9%, trong đó 37,1% có khám/chữa bệnh ngoại trú và 8,1% có khám chữa bệnh nội trú Tỷ lệ này ở thành thị cao hơn một chút so với nông thôn; nhóm hộ giàu nhất cao hơn nhóm hộ nghèo nhất.Khi phải nhập viện, người dân chủ yếu đã đến các bệnh viện nhà nước Tỷ lệ lượt người khám chữa bệnh nội trú tại các bệnh viện nhà nước năm 2010 là 83,2%.Tuy nhiên, người dân nông thôn có ít hơn cơ hội được khám chữa bệnh tại các bệnh viện nhà nước Năm

2010 có 81% lượt người ở khu vực nông thôn khám, chữa bệnh nội trú tại các bệnh viện nhà nước, trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 90%.Có 66,7% số người khám chữa bệnh nội, ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế hoặc sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí, trong đó thành thị là 72,6%, nông thôn là 64,1% Đặc biệt có 74,4% số người thuộc nhóm hộ nghèo nhất có thẻ bảo hiểm y tế hoặc sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí, trong khi nhóm hộ giàu nhất chỉ có 71% Những vùng nghèo nhất như Trung du và Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, những nhóm dân tộc thiểu số

có tỷ lệ này cao hơn mức trung bình của cả nước.Chi tiêu cho y tế, chăm sóc sức khoẻ bình quân 1 người 1 tháng đạt khoảng 62 ngàn đồng, chiếm tỷ trọng 5,4% trong chi tiêu cho đời sống Chi tiêu cho y tế, chăm sóc sức khoẻ bình quân 1 người

1 tháng của nhóm hộ giàu nhất cao hơn gấp 3,8 lần so với nhóm hộ nghèo nhất, của hộ thành thị cao hơn 1,43 lần so với hộ nông thôn.[14]

Chi phí không chính thức trong dịch vụ y tế hay gọi nôm na là "phong bì" phổ biến ở hầu hết các bệnh viện, nhất là các bệnh viện tuyến trên và đặc biệt là khi ranh giới giữa sự sống và cái chết của người bệnh mong manh đang là một vấn nạn lớn cần được quan tâm

Trang 10

Theo kết quả nghiên cứu được tiến hành tại một số bệnh viện ở Hà Nội, Sơn La, Đắc Lắc và Cần Thơ từ tháng 8.2010 đến tháng 2.1011, đưa tiền trực tiếp và để tiền trong phong bì là hai cách phổ biến nhất của tình trạng chi trả các khoản không chính thức trong dịch vụ y tế Đây là những kết luận của nghiên cứu định tính mới nhất mà Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) - cơ quan đầu mối quốc gia của Tổ chức Minh bạch Quốc tế tại Việt Nam (TI) cùng Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD) công bố ngày 6.6.[15]Như vậy là không đảm bảo tính công bằng cho những người nghèo Người nghèo sẽ không có được những dịch cụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất như những người dân có kinh tế cao Vậy nếu không có quà và khoản chi phí không chính thức cho các bộ y tế thì cán bộ

y tế sẽ chăm sóc sức khỏe cho người nghèo khác so với người có điều kiện tài chính hơn? Điều này không đảm bảo cho tính công bằng, đặc biệt là tính công bằng ngang trong nguyên tắc cung cấp tốt dịch vụ y tế Nguyên nhân một phần là do y đức của cán bộ y tế và các ban ngành chưa thật sự giải quyết triệt để vấn nạn này

để đem lại tính công bằng trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân Nhưng theo báo cáo trong buổi tọa đàm về “Thầy thuốc trẻ với qui tắc ứng xử của cán bộ ngành y tế” ngày 19/02/2014 tại Nhà Văn Hóa học sinh sinh viên cho thấy: 57% người dân được phỏng vấn trả lời rằng đưa quà và phong bì cho cán bộ y tế là muốn cảm ơn họ đã chăm sóc sức khỏe cho người dân; 41,4% người muốn được nhận chăm sóc sức khỏe tốt hơn người khác và 1,6% người dân phản ánh lại là do cán bộ y tế gợi ý Và chính người cán bộ y tế sau khi nhận quà và phong bì từ người bệnh thì cũng thừa nhận là có thái độ chăm sóc sức khỏe cho người bệnh chu đáo hơn Như vậy, chính người dân chưa nhận thức được rằng nguyên nhân chính là do văn hóa đi biếu quà của họ.

c. Giải pháp:

Để đạt được mục tiêu sức khỏe và công bằng, Việt Nam cần xây dựng được và thực hiện hệ thống chính sách xã hội và y tế theo định hướng công bằng, đảm bảo mọi người dân trong xã hội đều có tình trạng sức khỏe tốt nhất và có khả năng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi cần thiết, không phân biệt giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, dân tộc, điều kiện kinh tế hay nơi cư trú

Đổi mới hệ thống y tế, sử dụng các phương pháp hệ thống có khả năng hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan tới năng lực và hoạt động của tất cả sáu thành phần của một hệ thống y tế (bao gồm quản trị, cung cấp dịch vụ, tài chính, nguồn nhân lực, thông tin và các sản phẩm y tế).

Cải thiện chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người, trong đó cần tập trung đặc biệt tới các nhóm dân số khó khăn như phụ nữ, nhóm đối tượng có trình độ học vấn thấp, nhóm dân tộc thiểu số, nhóm người nghèo

và những người sống ở khu vực nông thôn.

Áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe “chi phí hiệu quả”, đặc biệt là các biện pháp phòng tránh nhằm bảo vệ và cải thiện điều kiện sức khỏe của người dân.

Ngày đăng: 19/06/2015, 16:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w