1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN HK 1 KHỐI 11

4 427 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 57 KB

Nội dung

Giáo viên: Đinh Quang Phương Trung tâm GDTX Cái Bè SỞ GD & ĐT TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010 – 2011 Môn: NGỮ VĂN LỚP 11 (HỆ GDTX) Chương trình chuẩn Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi có 01 trang, gồm 03 câu. Câu 1: (2 điểm) a) Thế nào là Ngữ cảnh? Ngữ cảnh bao gồm những nhân tố nào? (1 điểm) b) Tìm từ đồng nghĩa với từ cậy, từ chịu trong câu thơ sau: (1điểm) Cậy em em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Giải thích lí do tác giả dùng từ cậy, từ chịu mà không dùng các từ đồng nghĩa với mỗi từ đó. Câu 2: (3 điểm) a. Chép lại bài thơ Tự Tình (bài II) của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương? (1 điểm). b. Ý nghĩa hình ảnh đoàn tàu đêm đi qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam? (2 điểm). Câu 3: (5 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về quá trình thức tỉnh của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh Đề chính thức Giáo viên: Đinh Quang Phương Trung tâm GDTX Cái Bè SỞ GD & ĐT TIỀN GIANG TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 (HỆ GDTX) HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010 – 2011 CÂU 1: (2 điểm). a. Khái niệm Ngữ Cảnh và các nhân tố của Ngữ Cảnh (1 điểm):  Khái niệm: Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ, ở đó người nói (người viết) sản sinh ra lời nói thích ứng, còn người nghe (người đọc) căn cứ vào đó để lĩnh hội được lới nói (0.5 điểm).  Các nhân tố của Ngữ cảnh: Nhân vật giao tiếp, bối cảnh giao tiếp rộng, bối cảnh giao tiếp hẹp, hiện thực được đề cập đến và văn cảnh (0.5 điểm). Lưu ý: Mỗi ý được 0.5 điểm b. Từ đồng nghĩa với từ Cậy, từ chịu trong câu thơ (0.5 điểm):  Từ đồng nghĩa với từ cậy là từ nhờ (0.25 điểm)  Từ đồng nghĩa với từ chịu là nhận, nghe, vâng (0.25 điểm) * Giải thích: (0.5 điểm) + Cậy: Thể hiện được niềm tin vào sự sẵn sàng giúp đỡ và hiệu quả giúp đỡ của người khác  Thúy Kiều tin tưởng Thúy Vân có thể giúp mình nhận lời lấy Kim Trọng. + Chịu: Thuận theo lời người khác, theo một lẽ nào đó mà mình có thể không hài lòng  Thúy Kiều dùng từ chịu để nói rằng việc thay thế là việc có thể Thúy Vân không ưng ý hãy vì tình chị em mà nhận lời. + Nhận: Sự tiếp nhận, đồng ý một cách bình thường. + Nghe, vâng: Đồng ý, chấp thuận của kẻ dưới đối với người trên, thể hiện thái độ ngoan ngoãn, kính trọng. Lưu ý: 02 ý được 0.25 điểm CÂU 2: (3 điểm) a. Chép bài thơ Tự Tình (bài II) của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương (1 điểm):  Chép đúng bài thơ: 1 điểm  Chép sai 02 từ hoặc thiếu 1 câu: trừ 0.5 điểm  Sai 02 lỗi chính trả: trừ 0.25 điểm  Sai 04 lỗi chính tả: trừ 0.5 điểm  Chép sai, đảo vị trí 02 câu thơ: 0 điểm b. Ý nghĩa hình ảnh đoàn tàu đêm đi qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam (2 điểm):  Chuyến tàu là biểu tượng của sự sống đáng sống: một thế giới khác hẳn (0.25 điểm).  Con tàu là một thế giới khác hẳn với ánh đèn lấp lánh, các toa tàu tràn ngập ánh sáng…khác hẳn với ánh đèn nhỏ của chị Tí (0.25 điểm).  Liên hồi tưởng về Hà Nội, về quá khứ êm đẹp của mình (0.25 điểm) Giáo viên: Đinh Quang Phương Trung tâm GDTX Cái Bè  Thể hiện niềm trân trọng, lòng thương xót những kiếp người đang sống quẩn quanh, nhỏ bé nơi phố huyện. Thức tỉnh họ, hãy cố vương ra ánh sáng (0.25 điểm). CÂU 3 : (5 điểm) I. VỀ KIẾN THỨC: - Giới thiệu vài nét khái quát về tác giả, tác phẩm và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận - Trình bày sơ lược quá trình tha hóa của Chí Phèo: + Bản chất: là người lương thện: nông dân hiền lành chất phác + Sau 7,8 năm đi tù trở về -> Con quỷ dữ của làng Vũ Đại. - Quá trình thức tỉnh: + Tác nhân : Cuộc gặp gỡ với thị Nở -> Thay đổi con người Chí Phèo + Tỉnh rượu: . Cảm nhận về thời gian, không gian: Trời đã sáng , căn lều ẩm thấp của mình . Cảm nhận về cuộc sống xung quanh: Tiếng chim hót , Tiếng cười nói , tiếng gõ mái chèo . Cảm nhận về tình trạng thê thảm của bản thân: Già rồi mà vấn cô độc, trắng tay -> Thức tỉnh tính người. + Tỉnh ngộ: Sau khi nhận được bát cháo hành từ bàn tay chăm sóc của thị Nở: . Chí Phèo ngạc nhiên, mắt ươn ướt cảm động -> Nhận ra thực tế mình chưa từng được chăm sóc như thế. . Thấy lòng trẻ con, muốn làm nũng . Vui, cười thật hiền, nói chuyện và cảm nhận được hạnh phúc. . Nghĩ đến tương lai -> Thức tỉnh tình cảm con người-> thèm lương thiện, muốn làm hòa với mọi người. . Hi vọng: thị Nở là người mở đường , là cầu nối đưa Chí Phèo trở lại XH lương thiện => Tình yêu thương con người đã đánh thức được nhân tính con người - Trình bày sơ lược về bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo: + Thị Nở từ chối Chí Phèo -> cầu nối bị cắt đứt -> CP rơi vào bi kịch đau đớn: Bị cự tuyệt quyền làm người lương thiện. + Chí Phèo đòi quyền làm người lương thiện: Xách dao đến nhà Bá Kiến, đâm chết Bá Kến và tự kết liễu cuộc đời -> Hành động trả thù, sự phản kháng, sự cùng đường bế tắc của Chí Phèo. => Chí Phèo là điển hình cho người lao động nghèo bị tha hóa nhưng cuối cùng đã thức tỉnh. => Tác phẩm Chí Phèo là lời tố cáo sâu sắc xã hội bất công đã đẩy con người tới bước đường cùng không lối thoát. - Nghệ thuật: + Khả năng đi sâu vào phân tích diễn biến tâm lí phức tạp của con người. + Ngôn ngữ tự nhiên, giọng văn biến hóa linh hoạt. II. VỀ KỸ NĂNG: - Đảm bảo đúng quy cách của một bài văn nghị luận - Bố cục rõ ràng, mạch lạc, hành văn lưu loát, đúng ngữ pháp, chính tả Giáo viên: Đinh Quang Phương Trung tâm GDTX Cái Bè * BIỂU ĐIỂM: - Điểm 5: Đảm bảo nội dung chính, trình bày rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt trôi chảy lôi cuốn, có cảm xúc. - Điểm 4: Bài viết thiếu một vài ý nhỏ, diễn đạt tương đối tốt, mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả. - Điểm 3: - Hiểu đúng đề bài, bài viết đầy đủ 3 phần nhưng còn sơ lược. - Văn chưa trôi chảy nhưng diễn đạt được ý. Không mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 2: Bài viết sơ sài, thiếu nhiều ý, mắc nhiều lỗi chính tả. - Điểm 1: Bài viết lan man, diễn đạt lủng củng, không đúng trọng tâm yêu cầu của đề, mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không làm bài. . TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2 010 – 2 011 Môn: NGỮ VĂN LỚP 11 (HỆ GDTX) Chương trình chuẩn Thời gian: 12 0 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi có 01 trang, gồm 03 câu. Câu 1: (2 điểm) a) Thế nào. Hạnh phúc HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 (HỆ GDTX) HỌC KÌ I NĂM HỌC 2 010 – 2 011 CÂU 1: (2 điểm). a. Khái niệm Ngữ Cảnh và các nhân tố của Ngữ Cảnh (1 điểm):  Khái niệm: Ngữ cảnh là bối cảnh. biểu tượng của sự sống đáng sống: một thế giới khác hẳn (0.25 điểm).  Con tàu là một thế giới khác hẳn với ánh đèn lấp lánh, các toa tàu tràn ngập ánh sáng…khác hẳn với ánh đèn nhỏ của chị Tí

Ngày đăng: 19/06/2015, 09:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w