1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài tập hóa phổ thông phần vô cơ

36 219 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 715,5 KB

Nội dung

BÀI TẬP HOÁ VÔ CƠ – ĐIỆN PHÂN 1. Cơ sở lý thuyết: 1.1: định nghĩa: Điện phân là quá trình oxi hoá khử xảy ra trên các bề mặt các điện cực khi cho dòng điện một chiều chạy qua dung dịch chất điện li hoặc chất điện li nóng chảy → điện phân là quá trình biến điện năng thành hoá năng: dùng năng lượng dòng điện để thực hiện phản ứng hoá học • Tại catot (K) - cực âm: xảy ra quá trình khử • Tại anot (A) – cực dương: xảy ra qua trình oxi hoá 1.2: Biểu thức Faraday: m x = A.I.t → n x = I.t n.F n.F Trong đó: m là khối lượng chất thoát ra ở điện cực(gam) A là khối lượng mol ( nguyên tử hoặc phân tử của chất X) I là cường độ dòng điện (ampe) t là thời gian điện phân (s) Q =I.t là điện lượng (C) n là số e tham gia giải phóng e ở điện cực khi giải phóng một mol đơn chất X F là hệ số Faraday phụ thuộc vào đơn vị của t. Nếu: t được tính bàng giây thì F = 96500 t được tính bằng giờ thì F = 26,8 2. Bài tập áp dụng: • Dạng 1: áp dụng lý thuyết, cơ chế quá trình phản ứng Ví dụ: Khi điện phân dung dich NaCl ( cực âm bằng sắt, cực dương bằng than chì, có màng ngăn xốp ) thì: A: ở cực dương xảy ra qua trình oxi hoá ion Na + và ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cl - B: ở cực âm xảy ra quá trình khử H 2 O và cực dương xảy ra quá trình oxi hoá Cl - C: ở cực âm xảy ra quá trình oxi hoá H 2 O và cực dương xảy ra quá trình khử Cl - D: ở cực dương xảy ra qua trình khử ion Na + và ở cực âm xảy ra quá trình oxi hoá ion Cl - Bài giải: các quá trình xảy ra trong dung dich: Cực (+): 2Cl - - 2e → Cl 2 (quá trình oxi hoá Cl - ) Cực ( -): 2H 2 O ↔ 2H + + 2OH - 2H + + 2e → H 2 ( quá trình khử H 2 O) Do đó đáp án đúng là:B Baì tập tương tự: Câu 5 trang 54: trong quá trình điện phân dung dich KCl, qua trình nào sau đây xảy ra ở cực dương (anot ) A: ion Cl - bị oxi hoá B: ion Cl - bị khử C: ion K + bị khử D: ion K + bị oxi hoá 1 Đáp án : A Câu 7 trang 55: phát biểu nào dưới đây la không đúng về bản chất quá trình hoá học ở điện cực trong khi điện phân ? A: Anion nhường electron ở anot B: Cation nhận electron ở catot C: Sự nhường oxi hoá ở anot D: Sự oxi hoá xảy ra ở catot Đáp án: D Câu 8 trang 55: Muốn mạ đồng lên một tấm sắt bằng phương pháp điện hoá thì phải tiến hành điện phân với với điện cực và dung dịch: A: Cực âm là đồng, cực dương là sắt, dung dich muối sắt B: Cực âm là đồng, cực dương là sắt, dung dich muối đồng C: Cực âm là sắt, cực dương là đồng, dung dich muối sắt D: Cực âm là sắt, cực dương là đồng, dung dich muối đồng Đáp án:D Câu 9 trang 55: Thể tích khí hidro sinh ra khi điện phân dung dịch chứa cùng một lượng NaCl có màng ngăn (1) và không có màng ngăn (2) là: A: bằng nhau B: (2) gấp đôi (1) C: (1) gấp đôi (2) D: không xác định Phương trình hóa học xảy ra trong điện phân: + khi có màng ngăn: 2NaCl + 2H 2 O → Cl 2 + H 2 +NaOH + khi không màng ngăn xốp: 2NaCl + 2H 2 O → Cl 2 + H 2 +NaOH Cl 2 + NaOH → NaCl + NaClO Đáp án: A Câu 10 trang 55: Điện phân dung dịch chứa HCl và KCl với màng ngăn xốp, sau một thời gian thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan có pH = 12. Vậy: A: HCl và KCl đều bị điện phân hết B: chỉ có KCl bị điện phân hết C: chỉ có HCl bị điện phân D: HCl bị điện phân hết, KCl bị điện phân một phần Dung dich sau điện phân có pH = 12 => pOH = 2 có môi trường bazo nên có thể nói nước tham gia vào quá trình điện phân. Hay HCl và KCl đều bị điện phân hết Đáp án: A Bài 30 trang 60: Điện phân dung dịch CuSO 4 với anot bằng đồng ( anot tan ) và điện phân dung dịch CuSO 4 với anot bằng graphit ( điện cực trơ) đều có đặc điểm chung là: A: ở catot xảy ra sự oxi hoá: 2H 2 O + 2e → 2 OH - + H 2 B: ở anot xảy ra sự khử: 2H 2 O → O 2 + 4H + + 4e C: ở anot xảy ra sự oxi hoá: Cu → Cu 2+ + 2e D: ở catot xảy ra sự khử: Cu 2+ + 2e → Cu Đáp án: D Bài 31 trang 60: phản ứng điện phân dung dich CuCl 2 ( với điện cực trơ) và phản ứng ăn mòn điện hoá xảy ra khi nhúng hợp kim Zn – Cu vào dung dịch HCl có đặc điểm là: A: Phản ứng xảy ra luôn kèm theo sự phát sinh dòng điện. B: Đều sinh ra Cu ở cực âm C: Phản ứng ở cực âm có sự tham gia của kim loại hoặc ion kim loại 2 D: Phản ứng ở cực dương đều là sự oxi hoá Cl - Đáp án: D • Dạng 2 : điện phân dung dịch: Bài tập mẫu ( bài 57 trang 63) : Điện phân ( với điện cực trơ ) 200 ml dung dịch CuSO 4 nồng độ x mol/l, sau một thời gian thu được dung dịch Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 8 gam so với dung dịch ban đầu. Cho 16,8 bột Fe vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,4 gam kim loại. Giá trị của x là: A: 2,25 B: 1,5 C: 1,25 D: 3,25 Bài giải: Dung dịch CuSO 4 điện phân: 2CuSO 4 + 2H 2 O → 2Cu + 2H 2 SO 4 + O 2 ↑ a mol a mol 2 Dung dịch sau điện phân còn màu xanh => Cu 2+ chưa bị điện phân hoàn toàn . Khối lượng dung dịch giảm: m = 64a + 32 a = 8 (g) 2  a= 0,1 (mol) Khi cho bột Fe vào dung dịch Y: Fe + 2H + → Fe 2+ + H 2 bđ 0,3 0,2 spu 0,2 0 0,1 Trường hợp Fe dư, Cu 2+ hết: Fe + Cu 2+ Fe 2+ + Cu 0,2mol ( 0,2x-0,1)mol 12,4 = (0,2.x – 0,1).64 + (0,3 – 0,2 x).56  x = 1,25 mol/l trường hợp Fe hết, Cu 2+ dư => m Cu= 0,2.64 = 12,8 > 12,4 (loại) Do đó đáp án là: C Nhận xét: Bài tập tương tự: Bài 25 trang 57:Điện phân với điện cực trơ dung dịch muối clorua của kim loại M hoá trị (II) với cường độ dòng điện 3A. Sau 1930s , thấy khối lượng catot tăng 1,92g. Kim loại M là: A: Ni B: Zn C: Cu D: Fe Theo biểu thức faraday ta có: m x = A.I.t (*) n.F với m x = 1,92 I = 3A t= 1930s n= 2 thế vào (*) ta được A = 64  M là Đồng (Cu) 3 Đáp án: C Bài 59 trang 63: Hoà tan 13,68g muối MSO 4 vào nước được dung dịch X. Điện phân X ( với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, được y gam kim loại M duy nhất ở catot và 0, 035 mol khí ở anot. Còn nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 0,1245 mol. Giá trị của y là: A: 4,480 B: 3,92 C: 1,68 D: 4,788 2MSO 4 + 2H 2 O  2M + 2H 2 SO 4 + O 2 2x 2x x 2H 2 O  2H 2 + O 2 2y 2y y Quá trình trao đổi e xảy ra ở anot : 2H 2 O  O 2 + 4H + + 4e Ở thời điểm t 1 :  n M = 0,07 mol m 1 =    Ở thời điểm t 2 : m 2 =    2a = 0,14  a = 0,07 mol  x + y = 0,07  x = 0,04275 x + ( y + 2y ) = 0,1245 y = 0,02725    M M = 64 g/mol  M là Cu  khối lượng Cu thoát ra ở thởi điểm t : 2CuSO 4 + 2H 2 O  2Cu + 2H 2 SO 4 + O 2 0,07 0,035  m Cu = 4,48 g Đáp án: A Bài 60 trang 63: Điện phân 500 ml dung dịch CuSO4 0,2M (điện cực trơ ) cho đến khi ở catot thu được 3,2g kim loại thì thể tích khí (đktc ) thu được ở anot là : 4 A: 3,36 lít B: 1,12 lít C:0,56 lít D: 2,24 lít +2 Cu n = 0,5.0,2 = 0,1 Khi ở Katot có m Cu = 0,05 → 0,05.2 = 4a → a = 0,025 → V = 0,56 lit Đáp án: C Dạng 3: Điện phân hỗn hợp dung dịch Bài 52 trang 62: Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO 4 và b mol NaCl ( với điện cực trơ có màng ngăn xốp). Để dung dịch sau khi điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là (biết ion SO 4 2- không bị điện phân trong dung dịch ) A: 2b = a B: b < 2a C: b = 2a D: b > 2a Bài giải: Do đó đáp án là: D Nhận xét: đây là bài toán đòi hỏi học sinh năm vững kiến thức điện phân dung dịch, biết vận dung và đòi hỏi tư duy cao, bài tập này được dùng cho học sinh lớp 12 va có thể dùng trong thi đại học Bài tập tương tự: Bài 23 trang 56: Có 2 bình điện phân mắc nối tiếp, bình 1 chứa CuCl 2 , bình 2 chứa AgNO 3 . Khi ở anot của bình 1 thoát ra 2,24 lít một khí duy nhất thì ở catot của bình 2 thoát ra bao nhiêu V lít khí (biết các thể tích khí đo ở cùng điều kiện ) . Giá trị của V là A: 1,12 B: 4,48 lít C: 3,36 lít D: 2,24 lít Các qua trình xảy ra trong điện phân: Bình 1 anot: 2Cl - - 2e → Cl 2 0,2mol ← 0,1 mol Bình 2: H 2 O  H + + OH - Catot: H + + 2e → H 2 2a a Theo định luật bảo toàn electron: 2a = 0,2 mol  a = 0,1 mol  số khí thoát ra ở bình 2 : V = 2,24 l Đáp án: D Bài 24 trang 56: Điện phân 200 ml một dung dịch có chứa hai muối là AgNO 3 x mol/l và Cu(NO 3 ) 2 y mol/l với cường độ dòng điện là 0,804A đến khi bọt khí bắt đầu thoát ra ở 5 cực âm thì mất thời gian là 2 giờ, khi đó khối lượng cực âm tăng thêm 3,44 gam. Giá trị A: 0,1 và 0,1 B: 0,15 và 0,05 C: 0,05 và 0,15 D: 0,1 và 0,05 Các quá trình xảy ra trong điện phân: 4AgNO 3 +2 H 2 O → 4Ag +4 HNO 3 + O 2 0,2x 0,2x 2Cu(NO 3 ) 2 +2 H 2 O →2 Cu + 4HNO 3 + O 2 0,2y 0,2y Theo định luật faraday ta có: M X = Fn tIA . => n e trao đổi = Fn tI . . khối lượng Cu thu được sau điện phân : m Cu = 8,26.2 .804,0.64 t (g) Khối lượng Ag thu được sau điện phân m Ag = 8,26 )2.(804,0.108 t− (g) Mà khối lượng cực âm tăng 3,44g Hay m Cu + m Ag = 3,44 → 8,26.2 .804,0.64 t + 8,26 )2.(804,0.108 t− = 3,44 => t= 3 4 (giờ) Số mol của Cu có trong dung dịch: n Cu = 8,26.2 3 4 .804,0 = 0,02 mol => x = 0,1M Tương tự ta được n Ag = 0,02 mol => y= 0,1M Đáp án: A Bài 54 trang 63: Điện phân ( điện cực trơ) dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO 4 và 0,12 mol NaCl bằng dòng điện có cường độ 2A. Thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot sau 9650 giây điện phân là: A: 2,24 lít B: 2,912 lít C: 1,792 lít D: 1,344 lít Vì số mol NaCl < nCuSO 4 , nên đơn giản quá trình điện phân như sau: CuCl 2 → đp Cu + Cl 2 (xảy ra trước) 0,06 0,06 0,06 (n 2 CuCl = 2 1 n NaCl ) 6 I nn t n It n n AIt m A A 96500 9650096500 ==>==>= Thời gian điện phân CuCl 2 : thay vào biểu thức trên được t = 5790s CuSO 4 + H 2 O → đp Cu + H 2 SO 4 + ½ O 2 (xảy ra sau) 04,0 2.96500 )575096500(2 96500 4 = − == n It n CuSO mol ⇒ nO 2 =0,02 mol V khí = (0,06 + 0,02)22,4 = 1,792 lít Đáp án : C Bài 58 trang 63: Điện phân dung dịch gồm 7,45 gam KCl và 28,2 gam Cu(NO 3 ) 2 ( điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khối lượng dung dich giảm đi 10,75 gam thì ngừng điện phân ( giả thiết lượng nước bay hơi không đáng kể ). Tất cả các chất tan trong dung dich sau điện phân là: A: KNO 3 và KOH B: KNO 3 ,KCl và KOH C: O 3 và Cu(NO 3 ) 2 D: KNO 3 ,HNO 3 và Cu(NO 3 ) 2 Đáp án: D HOÁ HỌC VÔ CƠ – DÃY ĐIỆN HOÁ, PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ I. Cơ sở lý thuyết DÃY ĐIỆN HÓA : là 1 dãy bao gồm các cặp oxi hóa – khử , được sắp xếp theo chiều tính oxi hóa tăng dần ( hoặc tính khử tăng dần ) K + /K ; Na + /Na ; Mg 2+ /Mg ; Al 3+ /Al ; Zn 2+ /Zn ; Fe 2+ /Fe ; Ni 2+ /Ni ; Sn 2+ /Sn ; Pb 2+ /Pb ; 2H + /H 2 ; Cu 2+ /Cu ; Fe 3+ /Fe 2+ ; Ag + /Ag ; Au 3+ /Au Ý NGHĨA CỦA DÃY ĐIỆN HÓA - Xác định chiều phản ứng - Không phải một chất oxi hóa gặp một chất khử là phản ứng xảy ra mà tuân theo qui tắc α Qui tắc α : chất oxi hóa mạnh nhất sẽ oxi hóa chất khử mạnh nhất , cho ra chất oxi hóa yếu nhất và chất khử yếu nhất II. Phần bài tập DÃY ĐIỆN HÓA – KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DICH MUỐI –ĂN MÒN KIM LOẠI –ĐIỆN PHÂN 7 Câu 1 : Có các ion riêng biệt trong các dung dịch là Ni 2+ , Zn 2+ , Ag + , Fe 2+ , Fe 3+ ,Pb 2+ .Ion nào dễ bị khử nhất và ion nào khó bị khử nhất lần lượt là . A . Pb 2+ và Ni 2+ B . Ag + và Zn 2+ C . Ag + và Fe 2+ D . Ni 2+ và Fe 3+ đáp án B : Ag + và Zn 2+ Câu 2: So sánh tính kim loại của 4 kim loại X ,Y ,Z , R .Biết rằng : (1) Chỉ có X và Z tác dụng được với dung dịch HCl giải phóng H 2 (2) Z đẩy được các kim loại X ,Y , Z ra khỏi dung dịch muối (3) R + Y n+ R n+ + Y A . X < Y < Z < R B . Y < R < X < Z C . X < Z < Y < R D . R < Y < X < Z Đáp án B : Y < R < X < Z Câu 3 : Cho phản ứng sau : Fe(NO 3 ) 2 + AgNO 3 Fe(NO 3 ) 3 + Ag Phát biểu nào sau đây là đúng : A : Fe 2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Fe 3+ B : Fe 3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Ag + C : Ag có tính khử mạnh hơn Fe 2+ D : Fe 2+ khử được Ag + Đáp án D : Fe 2+ khử được Ag + Câu 4: Cho các phản ứng : Fe + Cu 2+ Fe 2+ + Cu 2Fe 2+ + Cl 2 2Fe 3+ + 2Cl - 2Fe 3+ + Cu 2Fe 2+ + Cu 2+ Dãy các chất và ion nào sau đây được sắp xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa : A . Cu 2+ > Fe 2+ > Cl 2 >Fe 3+ B . Cl 2 > Cu 2+ > Fe 2+ > Fe 3+ C . Cl 2 > Fe 3+ > Cu 2+ > Fe 2+ D . Fe 3+ > Cl 2 > Cu 2+ > Fe 2+ Đáp án C : Cl 2 > Fe 3+ > Cu 2+ > Fe 2+ 8 Câu 1 trang 57: Cho các ion kim loại : Zn 2+ , Sb 2+ , Ni 2+ , Fe 2+ , Pb 2+ .Thứ tự tính oxi hóa giảm dần là . A . Pb 2+ > Sn 2+ > Fe 2+ > Ni 2+ > Zn 2+ B . Sn 2+ > Ni 2+ > Zn 2+ > Pb 2+ > Fe 2+ C. Zn 2+ > Sn 2+ > Ni 2+ > Fe 2+ > Pb 2+ D . Pb 2+ > Sn 2+ > Ni 2+ > Fe 2+ > Zn 2+ Đáp án D : Pb 2+ > Sn 2+ > Ni 2+ > Fe 2+ > Zn 2+ Câu 2 trang 57: Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là ( biết trong dãy điện hóa , cặp Fe 3+ /Fe 2+ đứng trước cặp Ag + /Ag ) . A . Ag + , Cu 2+ , Fe 3+ , Fe 2+ B . Fe 3+ , Cu 2+ , Ag + , Fe 2+ C . Ag + , Fe 3+ , Cu 2+ , Fe 2+ D. Fe 3+ , Ag + , Cu 2+ , Fe 2+ Đáp án C : Ag + , Fe 3+ , Cu 2+ , Fe 2+ Câu 3 trang 57: Các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch AgNO 3 là . A. CuO , Al , Mg B . Zn , Cu , Fe C . MgO , Na , Ba D . Zn , Ni , Sn Đáp án D : Zn , Ni , Sn Câu 4 trang 57: Mệnh đề không đúng là . A . Fe 2+ oxi hóa được Cu B . Fe khử được Cu 2+ trong dung dịch C . Fe 3+ có tinh oxi hóa mạnh hơn Cu 2+ D. Tính oxi hóa của các ion tăng theo thứ tự : Fe 2+ , H + ,Cu 2+ , Ag + Đáp án A : Fe 2+ oxi hóa được Cu Câu 5 trang 57: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch AgNO 3 ? A . Zn , Cu , Mg B . Al , Fe , CuO C . Fe , Ni , Sn D . Hg , Na , Ca Đáp án C : Fe , Ni ,Sn Câu 6 trang 57: Để khử ion Fe 3+ trong dung dịch thành ion Fe 2+ có thể dùng một lượng dư . A. Kim loại Mg B. kim loại Cu C .kim loại Ba D . kim loại Ag 9 Đáp án B : kim loại Cu Câu 7 trang 57: Cho biết thứ tự từ trái sang phải của các cặp oxi hóa khử trong dãy điện hóa ( dãy thế điện cực chuẩn ) như sau : Zn 2+ /Zn ; Fe 2+ /Fe ; Cu 2+ /Cu ; Fe 3+ /Fe 2+ ; Ag + /Ag . Các kim loại và ion đều phản ứng được với ion Fe 2+ trong dung dịch là . A. Zn, Cu 2+ B . Ag , Fe 3+ C . Ag , Cu 2+ D .Zn , Ag + Đáp án D : Zn ,Ag + Câu 8 trang 57: Thứ tự một số cặp oxi hóa – khử trong dãy điện hóa như sau : Mg 2+ /Mg Fe 2+ /Fe ; Cu 2+ /Cu ; Fe 3+ /Fe 2+ ; Ag + /Ag . Dãy gồm các chất , ion tác dụng được với ion Fe 3+ trong dung dịch là . A . Mg , Fe , Cu B . Mg , Cu , Cu 2+ C . Fe , Cu , Ag + D . Mg , Fe 2+ , Ag Đáp án A : Mg , Fe ,Cu Câu 9 trang 58: Thứ tự một số cặp oxi hóa –khử trong dãy điện hóa như sau : Fe 2+ /Fe ; Cu 2+ /Cu ; Fe 3+ /Fe 2+ . Các chất không phản ứng với nhau là : A. Fe và dung dịch CuCl 2 B . Fe và dung dịch FeCl 3 C . dung dịch FeCl 2 và dung dịch CuCl 2 D . Cu và dung dịch FeCl 3 Đáp án C : dung dịch FeCl 2 và dung dịch CuCl 2 Câu 10 trang 58: Kim loại M có thể được điều chế bằng cách khử ion của nó trong oxit bởi khí H 2 ở nhiệt độ cao . Mặt khác , kim loại M khử được ion H + trong dung dịch axit loãng tạo thành khí H 2 . Kim loại M là . A. Al B . Mg C. Fe D . Cu Đáp án C : Fe Câu 11 trang 58: Kim loại X phản ứng được với dung dịch H 2 SO 4 loãng , Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO 3 ) 3 . Hai kim loại X , Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy điện hóa : Fe 3+ /Fe 2+ đứng trước Ag + /Ag ) . A . Mg , Ag B . Fe , Cu C . Cu , Fe D . Ag , Mg Đáp án B: Fe ,Cu Câu 12 trang 58: Cho các dung dịch loãng : (1) FeCl 3 , (2) FeCl 2 , (3) H 2 SO 4 , (4) HNO 3 , (5) hỗn hợp gồm HCl và NaNO 3 . Những dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là . 10 [...]...A (1) ( 2) (3) B (1) (3) (5) C (1) (4) (5) D.( 1) (3) (4) Đáp án C : (1) (4) (5) 1 Bài tập phản ứng oxi hoa - khử Dạng 1 BÀI TẬP HỖN HỢP KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI 1 MUỐI Bài tập mẫu : Bài 13 trang 55: Cho hỗn hợp gồm 0,56 gam Fe và 0,64 gam Cu vào 100 ml AgNO3 0,45M Khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X Nồng độ mol/lit của Fe(NO3)2... 0,08 mol Pin điện hóa Lý thuyết: Hệ thống gồm 2 phần có cấu tạo giống nhau là một thanh kim loại nhúng trong dung dịch muối của nó (mỗi phần được gọi là một nửa pin), nối 2 thanh kim loại bằng dây dẫn điện Hệ thống này làm việc như một nguồn điện, nó sản sinh ra dòng điện một chiều và được đặt tên là pin điện hóa Câu 28/ trang 60: Cho biết phản ứng oxi hóa - khử xảy ra trong pin điện hóa Fe-Cu là Fe... hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là A 1 B 4 C 3 Đáp án : D 31 D 2 Câu 35/ trang 60: biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn Khi nối 2 thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì A.Chỉ có Sn bị ăn mòn điện hóa B.Cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hóa C.Cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hóa D.Chỉ có Pb bị ăn mòn điện hóa Đáp án : A Câu 36/ trang... nhúng vào dung dịch HCl Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là A 1 B 2 C 4 D 3 Đáp án : A Câu 63/ trang 64: nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Zn bị ăn mòn điện hóa thì trong quá trình ăn mòn A Zn đóng vai trò catot và bị oxi hóa B Fe đóng vai trò anot và bị oxi hóA C.Zn đóng vai trò anot và bị oxi hóa D.Fe đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hóa Đáp án : C Điện phân nóng chảy Đối tượng bị điện phân thường... điện hóa Lý thuyết : Ăn mòn điện hóa học là quá trình oxi hóa khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương Câu 6/ trang 55: khi vật bằng gang, thép bị ăn mòn điện hóa trong không khí ẩm, nhận định nào sau đây đúng? A Tinh thể sắt là cực dương, xảy ra quá trình khử B Tinh thể sắt là cực âm, xảy ra quá trình oxi hóa. .. nguyên chất Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là A 1 B 2 C 3 D 0 Giải: a) ăn mòn hóa học b) Xảy ra phản ứng Fe khử Cu2+ giải phóng Cu bám trên thanh Fe, hình thành pin Fe-Cu, Fe bị ăn mòn điện hóa c) Fe khử Fe3+ tạo Fe2+ , Fe bị ăn mòn hóa học d) Xảy ra phản ứng Fe khử Cu2+ giải phóng Cu bám trên thanh Fe, hình thành pin Fe-Cu, Fe bị ăn mòn điện hóa, đồng thời có khí H2 thoát ra Đáp án : B Câu... 65a + 56b = 2,7 – 0,28 = 2,42 64a + 64b = 2,84 – 0.28 = 2,56  a = 0,02 mol, b = 0,02 mol  Khối lượng Fe trong hỗn hợp đầu là : mFe = 0,02.56 + 0,28 = 1,4g chiếm 51,85% BÀI TẬP HỖN HỢP KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI HỖN HỢP MUỐI Bài tập mẫu : Bài 43 trang 61: Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+ và 1 mol Ag+ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung dịch chứa 3... 3SO2 + 6H2O Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4 Bài 18 trang 58: Hỗn hợp rắn gồm Al, Fe2O3 và Cu có số mol bằng nhau Hỗn hợp X hoàn toàn tan trong dung dịch A: NaOH (dư) B: HCl (dư) C: Ag(NO3) (dư) D: NH3 ( dư) Đáp án : B Bài 39 trang 61: Cho m gam hỗn hợp Zn, Fe vào lượng dư dung dich CuSO4 Sau khi kết thúc các phản ứng , lọc bỏ phần dung dich thu được m gam bột rắn Thành phần phần trăm theo khối lượng của Zn trong... 2nMg + 2nZn ≈ 4 + 1 > 2.4 + 2x ≈ 1.3 > x Vậy, dựa theo đáp án, ta chọn x = 1,2 mol Đáp án đúng là D Bài tập tương tự 16 Bài 41 trang 61: Cho một lượng bột Zn vào dung dịch X gồm FeCl2 và CuCl2 Khối lượng chất rắn sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn nhỏ hơn khối lượng bột Zn ban đầu là 0,5 gam Cô cạn phần dung dịch sau phản ứng thu được 13,6 gam muối khan Tổng khối lượng các muối trong X là A: 13,1... Cl→ AgCl↓ 0,4 ← 0,4 → 0,4 → m= 0,1.108 + 0,4.143,5 = 68,2(g) Vậy chọn đáp án A B Bài tập tương tự Câu 18 ( trang 56) Cho 50ml dung dịch FeCl2 1M vào dung dịch AgNO3 dư, sau phản ứng thu được m gam chất rắn.( cho Ag có tính khử yếu hơn ion Fe2+ , ion Fe3+ có tính oxi hóa yếu hơn ion Ag+ ) Giá trị m là A 14,35 B 15,75 C 18,15 Bài giải: n FeCl2 = 0,005x1 = 0,005 mol n Fe 2+ = 0,05 mol  nCl- = 0,1 mol  . (5) D.( 1) (3) (4) Đáp án C : (1) (4) (5) 1. Bài tập phản ứng oxi hoa - khử Dạng 1 BÀI TẬP HỖN HỢP KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI 1 MUỐI Bài tập mẫu : Bài 13 trang 55: Cho hỗn hợp gồm 0,56 gam Fe và. Đáp án: D HOÁ HỌC VÔ CƠ – DÃY ĐIỆN HOÁ, PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ I. Cơ sở lý thuyết DÃY ĐIỆN HÓA : là 1 dãy bao gồm các cặp oxi hóa – khử , được sắp xếp theo chiều tính oxi hóa tăng dần ( hoặc. oxi hóa mạnh nhất sẽ oxi hóa chất khử mạnh nhất , cho ra chất oxi hóa yếu nhất và chất khử yếu nhất II. Phần bài tập DÃY ĐIỆN HÓA – KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DICH MUỐI –ĂN MÒN KIM LOẠI –ĐIỆN

Ngày đăng: 18/06/2015, 18:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w