1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG ĐỌC

12 294 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 130 KB

Nội dung

ĐỀ TÀI GIẢI PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH KHỐI 2. ***** I/- Lí do chọn đề tài. - Như chúng ta đã biết học sinh lớp 2 là lứa tuổi từ 7 đến 8 tuổi, là cái tuổi mà các em đang bắt đầu bước chập chững vào cuộc sống, các em bắt đầu phải học: “Học chữ và học làm người”. Đầu tiên là trẻ phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học. Biết đọc giúp con người hiểu biết, phát triển về trí tuệ, nhận thức trong học tập và giao tiếp hằng ngày và là một công cụ để học tập tất cả các môn học. . . Hơn nữa, đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên không thể thiếu được đối với các em. Do đó “Đọc” là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển từ dạng chữ viết sang lời nói có âm thanh để hiểu (gọi là hình thức đọc thành tiếng). “Đọc” là quá trình chuyển trực tiếp từ chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (gọi là đọc thầm). - Học sinh lớp 2 là các em mới từ lớp 1 lên nên mới chỉ biết tập trung vào việc nhận ra mặt chữ đánh vần để phát triển thành tiếng, từ. Mặt khác năng lực liên kết tiếng, từ thành câu, thành ý còn nhiều hạn chế, các em chưa có kĩ năng đọc như thế nào, việc đọc hiểu và nhớ nội dung còn gặp rất nhiều khó khăn. - Qua quá trình dạy học ở bậc tiểu học, những trăn trở ấy chính là lí do để tôi chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh khối 2”. II/- Khảo sát thực trạng: Qua nhiều năm giảng dạy, kĩ năng đọc của học sinh đạt kết quả chưa cao. Nguyên nhân là do học sinh đọc một bài văn, bài thơ. . . nhiều em đọc quá nhỏ, đọc sót từ, sai từ, ngắt nghỉ hơi tuỳ tiện, chưa biết đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật; chưa hiểu được một số từ ngữ, nội dung của bài. . . Học sinh chưa có kĩ năng đọc như thế nào, do đó các em rất yếu về năng lực đọc. III/- Nội dung và biện pháp tiến hành. A/ Cơ sở luyện kĩ năng đọc: 1 - Dạy “đọc” có một ý nghĩa rất to lớn ở bậc Tiểu học. Đặc biệt là phân môn Tập đọc chiếm một vị trí rất quan trọng. Để luyện kĩ năng đọc cho học sinh khối 2, trước tiên là hình thành năng lực đọc. Năng lực đọc được hình thành từ hai kĩ năng: Đọc thành tiếng và đọc thầm (đọc hiểu). Để phát triển các kĩ năng đọc cho học sinh khối 2, cụ thể là: + Luyện đọc thành tiếng: Đọc đúng và rõ ràng toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ, biết đọc liền mạch các từ, cụm từ trong câu, dòng thơ. Bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài. + Luyện đọc thầm (đọc hiểu): Hiểu được nghĩa của các từ ngữ khó trong bài, nắm được nội dung của bài văn, thơ. . . - Hơn nữa, việc dạy đọc là giúp học sinh làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống về tư duy và giáo dục tính cách, tình cảm cho học sinh đã đem lại cho các em sự hiểu biết, bước đầu thôi thúc các em có những tình cảm, thái độ như: tình bạn, tình thầy trò, tình cảm gia đình, tình bạn trong nhà . . . là một kĩ năng phức tạp, đòi hỏi một quá trình luyện tập lâu dài và là điều kiện cần thiết để luyện tính tự giác, phát huy tính tích cực trong quá trình đọc. B/ Kĩ năng đọc thành tiếng : 1/Chuẩn bị cho việc đọc. - Để chuẩn bị cho việc đọc, giáo viên cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị tư thế ngồi học. Khi ngồi đọc phải ngồi đúng tư thế, ngồi ngay ngắn, phải thở sâu và thở ra chậm để lấy hơi. - Khi được gọi đọc học sinh phải bình tĩnh, tự tin đứng dậy không hấp tấp đọc ngay để có thời gian tạo tư thế đứng thoải mái. - Cường độ luyện tập phải luyện càng nhiều càng tốt và một nội dung luyện tập phải được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, được củng cố nhiều lần. - Hơn nữa phải lựa chọn từ ngữ, câu, đoạn để luyện đọc sao cho tiết kiệm thời gian luyện tập. Vì vậy các ví dụ đưa ra luyện đọc phải là những chỗ dự tính sẽ tập trung các lỗi của học sinh trong khi đọc. Trong khi luyện tập phải cần phối hợp đồng bộ, tối đa nhiều biện pháp luyện đọc. 2/ Kĩ năng luyện theo mẫu. 2 * Luyện theo mẫu là phương pháp dạy học chủ yếu để luyện đọc thành tiếng cho học sinh. Để luyện theo mẫu, giáo viên phải có một số kĩ năng sau: - Muốn học sinh đọc thành tiếng tốt, đầu tiên giáo viên phải đọc tốt. Để đọc đúng, hay, giáo viên phải có lòng ham muốn đọc hay và thường xuyên điều chỉnh giọng đọc của mình. Tự quan sát cách đọc của mình, giáo viên sẽ dễ dàng dự tính được các lỗi đọc mà học sinh sẽ mắc phải. - Sau khi đã có được mẫu, việc tiếp theo là quan sát giọng đọc của học sinh, biết lắng nghe học sinh đọc để có khả năng nhận ra được những gì học sinh đọc chưa đúng, nhận ra hiệu số sai lệch giữa bài đọc của từng em: Học sinh đọc kém do trình độ chưa đạt ở lớp dưới, đọc chưa chính xác các phụ âm, đọc chưa đạt yêu cầu do còn thiếu ý thức hoặc do thói quen. - Kĩ năng làm mẫu không chỉ xem nhẹ mà phải chỉ ra một cách rõ ràng như: em đọc to hơn, nhỏ hơn, nhanh hơn, chậm lại, . . . từ đó học sinh có ý thức về cách đọc của mình. 3/ Kĩ năng đọc to: - Đọc to là quá trình chuyển từ chữ viết sang lời nói có âm thanh. Để giao tiếp với bạn bè, thầy cô và những người xung quanh bằng lời có hiệu quả, người nói phải làm chủ được giọng nói của mình sao cho tất cả người nghe cùng nghe rõ. Đọc thành tiếng là giao tiếp trước đông người, vậy khi đọc thành tiếng cường độ đọc vừa phải (không đọc to quá hay đọc lí nhí), tốc độ đọc vừa phải (không ê a, ngắt ngứ hay liến thơắng), phát âm rõ. - Trong lớp có một số học sinh đọc quá nhỏ vì nhiều lý do, giáo viên cần tìm hiểu nguyên nhân; động viên, khuyến khích tạo cho các em một niềm tin mạnh dạn, tự nhiên khi đứng trước tập thể lớp, được đứng trước các bạn nhiều lần các em sẽ thích được đọc sẽ quen đọc to, dõng dạc nâng giọng cao hơn để được đọc to hơn. - Hơn nữa nhiều học sinh không biết cách lấy hơi khi đọc, giáo viên hướng dẫn cách nâng giọng cao hơn để được đọc to hơn, luyện cho học sinh thở sâu và lấy hơi ở những chỗ ngắt nghỉ hơi khi đọc. Nhưng đọc to cũng không có nghĩa là đọc quá to hoặc gào lên, như thế mệt cả người đọc và làm mệt cả người 3 nghe. Do đó, thầy (cô) giáo cần đọc mẫu để học sinh nhận rõ độ lớn của giọng như thế nào là vừa phải. 4/ Kĩ năng đọc đúng. * Đọc đúng là tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. - Muốn học sinh đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; biết đọc liền mạch các từ, cụm từ trong câu, dòng thơ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài đọc, giáo viên cần phải chú ý lắng nghe học sinh đọc để có cách hướng dẫn thích hợp với từng em về uốn nắn tư thế đọc, trao đổi, nhận xét, gợi ý, hướng dẫn chỗ chưa được nhằm giúp học sinh rút kinh nghiệm để đọc tốt hơn. - Đọc đúng là đọc đúng tiếng, từ, câu, . . . đọc không bỏ sót tiếng, không thêm tiếng, không lạc dòng. Để luyện đọc đúng, rõ ràng toàn bài giáo viên đọc mẫu rồi cho học sinh đọc nối tiếp câu, đoạn, bài, từ ngữ khó học sinh dễ lẫn dưới nhiều hình thức đọc: cá nhân, bàn, tổ, nhóm, dãy, đọc phân vai và chú ý sửa lỗi phát âm về đọc ngọng, thiếu dấu, đọc nói lẫn giữa các phụ âm hoặc những tiếng có phụ âm quặt lưỡi, do đó phải rèn cho học sinh thể hiện chính xác các âm như: Đọc đúng các phụ âm đầu- âm chính- âm cuối và các thanh dễ lẫn. - Về cách thức luyện tập cần phối hợp nhiều biện pháp cùng một lúc. - Tiếp đó chúng ta cần nắm các biện pháp chữa lỗi phát âm: + Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp luyện theo mẫu: bằng phát âm mẫu của giáo viên. + Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp cấu âm: giáo viên mô tả cách cấu âm của một âm nào đó, ví dụ: p/ b. + Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp luyện âm đúng: chữa từ cách đọc từ thanh nặng về thanh hỏi, ví dụ: chộ này/ chỗ này. - Tùy thuộc vào âm, thanh sai lạc; tùy thuộc vào từng đối tượng học sinh mà giáo viên lựa chọn các hình thức và biện pháp luyện tập cho thích hợp. * Để luyện đọc đúng chỗ ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ; biết đọc liền mạch các từ, cụm từ trong câu, dòng thơ. Học sinh phải biết dựa 4 vào nghĩa, vào quan hệ giữa các tiếng, từ để ngắt nghỉ hơi cho đúng. Ví dụ: Lặng rồi cả / tiếng con ve. Những chiếc / thuyền đậu san sát. - Trên thực tế học sinh thường mắc lỗi ngắt giọng ở những câu văn dài có cấu trúc phức tạp hoặc mắc lỗi ngay ở câu ngắn do các em chưa nắm được quan hệ ngữ pháp giữa các từ, với cách đọc dễ lẫn dẫn đến học sinh viết sai chính tả hoặc khiến người khác hiểu sai nghĩa của từ hay nội dung văn bản khi nghe đọc. - Hơn nữa việc ngắt nghỉ hơi phải phù hợp với các dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm, đọc đúng ở các ngữ điệu câu: lên giọng, hạ giọng, nhấn giọng, thay đổi giọng cho phù hợp lời của nhân vật. - Để luyện đọc đúng giáo viên cần xác định các lỗi phát âm mà học sinh địa phương sẽ mắc phải để định ra các tiếng, từ, cụm từ, câu, đoạn khó để luyện đọc sao cho phù hợp. * Muốn rèn cho các em bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài thì trước hết phải rèn cho các em đọc đúng và rõ ràng toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng và thể hiện năng lực đọc ở trình độ cao hơn và biết cách diễn đạt dưới sự hướng dẫn của giáo viên chỉ rõ những chỗ khó đọc để học sinh mới tìm cách thể hiện đúng giọng đọc của bài. - Sau khi học sinh hiểu được nội dung bài, giáo viên tổ chức cho học sinh xung phong thi đọc dưới nhiều hình thức: đọc tiếp sức, đọc truyền điện, đọc phân vai, . . . khuyến khích học sinh cả lớp cùng trao đổi, nhận xét, bình chọn bạn có giọng đọc hay nhất, giáo viên khen ngợi tuyên dương kịp thời với nhiều hình thức tổ chức một giờ học nhẹ nhàng, sinh động, thoải mái ở lớp như: hoa điểm mười, đôi bạn đọc tốt, chiếc bàn danh dự, phong trào thi đua đọc đúng, đọc hay. . .; ngoài ra còn phải kết hợp với việc rèn đọc trong tất cả các môn học khác. - Đối với học sinh lớp 2 giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc thể hiện đúng nội dung bài là ở phần luyện đọc lại. Ở phần này chúng ta không chỉ tập trung cho học sinh khá - giỏi thể hiện mà làm sao cho tất cả các đối tượng học sinh cùng tham gia để phát huy tính tích cực của các em tránh sự tự ti, mặc cảm của bản thân; phát huy kĩ năng đọc của bản thân mình một cách tự tin, mạnh dạn 5 Tùy phụ thuộc vào trình độ của học sinh từng lớp, từng vùng mà yêu cầu này được đặt ra ở những mức độ khác nhau để hướng dẫn nâng cao kĩ năng đọc cho các em đọc đúng, cách phát âm chuẩn . . ; phải thực hiện kiên trì, liên tục thường xuyên và có hệ thống. C/ Kĩ năng đọc thầm (đọc hiểu): 1/Chuẩn bị cho việc đọc. Cũng như khi ngồi đọc thành tiếng (vì ít khi đứng đọc thầm), tư thế ngồi đọc thầm phải ngay ngắn, khoảng cách giữa mắt và sách là 30 – 35 cm. Việc ngồi học không đúng quy định sẽ đem lại cho học sinh nhiều di hại suốt đời như: mắt cận thị do ngồi học ở nơi thiếu ánh sáng hoặc cúi đầu sát vở, sách; lưng vẹo, gù. . . 2/Tổ chức quá trình đọc thầm. - Luyện đọc thầm cho học sinh là phải được chuyển từ ngoài vào trong, từ đọc to - đọc nhỏ - đọc mấp máy môi (không thành tiếng). Học sinh di chuyển mắt theo ngón tay rồi đến chỉ có mắt di chuyển, giáo viên cần kiểm soát quá trình đọc thầm của học sinh bằng cách quy định thời gian đọc thầm cho từng đoạn, bài,… Học sinh đọc xong thì báo cáo cho giáo viên biết bằng cách giơ tay, từ đó giáo viên nắm được và điều chỉnh tốc độ đọc thầm. - Mục đích của việc đọc thầm là để hiểu. Giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh đọc hiểu đoạn, khổ thơ; có biện pháp giúp học sinh hiểu bài đọc phù hợp với trình độ học sinh của từng lớp, trường, địa phương, vùng miền. 3/Kĩ năng tìm hiểu từ ngữ trong bài: - Sau khi học sinh đã được luyện đọc đúng câu, đoạn, bài, học sinh bắt đầu từ việc hiểu nghĩa của từ. Trong một bài văn, thơ,… không yêu cầu các em phải hiểu hết tất cả các từ trong bài mà chúng ta phải hướng dẫn một số từ cần giải nghĩa: + Những từ ngữ khó được chú giải ở sau mỗi bài đọc. + Những từ ngữ xa lạ mà học sinh chưa quen. - Để giúp học sinh làm rõ nghĩa của từ, học sinh phải dựa vào hình vẽ đoán nghĩa của từ, giáo viên cũng có thể giải nghĩa bằng cách nêu ví dụ cho học sinh hiểu hoặc gợi ý cho học sinh làm những bài tập nhỏ để tự nắm nghĩa bằng một số biện pháp sau: 6 + Đặt câu với từ ngữ cần giải nghĩa. + Tìm từ ngữ đồng nghĩa với từ ngữ cần giải nghĩa. + Miêu tả sự vật, đặc điểm được biểu thị ở từ ngữ cần giải nghĩa. - Ngoài ra, cũng có thể giúp học sinh nắm nghĩa của từ bằng đồ dùng dạy học (hiện vật, tranh vẽ, mô hình, . . .). Điều cần chú ý là dù giải nghĩa từ ngữ theo cách nào cũng chỉ nên giới hạn trong phạm vi nghĩa cụ thể ở bài đọc, không mở rộng ra những nghĩa khác, nhất là những nghĩa xa lạ với học sinh lớp 2 đó là: + Giải nghĩa từ bằng phương pháp trực quan là cách giải nghĩa đối chiếu với vật thật, vật thay thế đại diện cho nghĩa cả câu. Ví dụ khi dạy các bài: "Chiếc bút mực, Mục lục sách, Mẩu giấy vụn” như vậy các từ bút mực, sách, giấy vụn được dạy bằng nghĩa trực quan. + Giải nghĩa từ bằng ngữ cảnh là đặt từ vào cụm từ, câu để suy ra nghĩa hoặc giải nghĩa bằng cách nêu nghĩa cả cụm từ, câu chứa từ, ví dụ “Có thể nói cái gì nhấp nhô” hoặc “Đặt câu với từ nhấp nhô ?” + Giải nghĩa từ bằng đồng nghĩa với từ ngữ cần giải nghĩa là giải nghĩa từ bằng cách dựa vào một từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với nó, ví dụ “Siêng năng là không lười biếng”. - Giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt các biện pháp giải nghĩa từ khác nhau sao cho phù hợp với đặc điểm của từ và vai trò của từ trong từng câu, đoạn, bài. 4/Kĩ năng tìm hiểu nội dung bài: - Sau khi học sinh đã được luyện đọc đúng, rõ ràng toàn bài và hiểu nghĩa một số từ ngữ trong bài các em lại tiếp tục tìm hiểu nội dung của bài đọc. Trình tự tìm hiểu nội dung bài đọc thể hiện ở những câu hỏi đặt sau mỗi bài đọc. Dựa vào hệ thống câu hỏi đó, giáo viên tổ chức sao cho mỗi học sinh đều được làm việc để tự mình nắm được nội dung bài. Tuy nhiên, do yêu cầu hạn chế về tốc độ đọc phù hợp với khả năng đọc của học sinh lớp 2, sách giáo khoa chỉ có thể nêu ra những câu hỏi chính. Để giúp học sinh hiểu bài một cách sâu sắc, giáo viên cần có thêm những câu hỏi phụ, những yêu cầu, những lời giảng bổ sung. Trong quá trình tìm hiểu bài, giáo viên cần lưu ý rèn cho học sinh cách trả lời câu hỏi, 7 diễn đạt ý. - Giáo viên cần nêu yêu cầu bài một cách chậm rãi, rõ ràng, nêu yêu cầu học sinh nhắc lại câu hỏi trong sách bằng lời của mình chứ không chỉ đọc nguyên văn như trong sách. Nhắc lại được bằng lời của mình học sinh mới chứng tỏ đã nêu được yêu cầu của bài, khi cần giáo viên phải giải thích để tất cả học sinh nắm được yêu cầu. - Khi nêu câu hỏi cho học sinh, giáo viên cần lưu ý để có sự phân hóa cho phù hợp với đối tượng học sinh: có câu hỏi cho cả lớp, nhóm, học sinh khá giỏi, học sinh trung bình – yếu. - Để giúp học sinh có những kĩ năng đọc hiểu được nâng cao lên giáo viên phải giúp cho học sinh cảm nhận được những cái hay, vẻ đẹp của bài thơ, câu chuyện nhằm khơi dậy ở các em lòng yêu cái thiện, cái đẹp, những tư tưởng, cảm xúc thật gần gũi “nhập thân” với những gì mình đang đọc để rung cảm sâu sắc cùng với tác phẩm, với sản phẩm mà tác giả đã gửi gắm qua văn, thơ như: + Em hãy chỉ ra hình ảnh đẹp trong bài thơ mà em thích nhất ? Vì sao? + Nếu được gặp cô tiên cho em một điều ước, em sẽ ước điều gì? (Bà cháu- TV2) * Sau khi học sinh khi đã có những hiểu biết về thái độ, hành động, kỹ năng đọc sau khi đã được đọc một bài văn, thơ, . . . thường thì giáo viên thực hiện chức năng giáo dục của bài đọc bằng một bài diễn thuyết dài dòng. Ví dụ khi dạy bài: “Bông hoa niềm vui”, “Quà của bố”, “Mẹ”, “Sự tích cây vú sữa” chúng ta dành 5 phút để kể về công ơn của cha mẹ và dặn dò rất dài dòng, học sinh cần phải làm gì để tỏ lòng biết ơn cha mẹ. Cách giáo dục thiếu hấp dẫn, lặp đi lặp lại của chúng ta mà nên cần thay đổi nội dung giáo dục là phải gắn với đặc trưng dạy đọc hiểu có thể cho học sinh làm bài tập như: Hãy chọn giúp Cậu bé 1 trong 3 lời nói với mẹ ở ô B rồi nối với ô A. A B - Con sẽ không bao giờ bỏ nhà đi nữa. Cậu bé nói với mẹ - Con sẽ luôn luôn ở bên mẹ. - Con đã biết lỗi rồi, xin mẹ tha thứ cho con, từ nay 8 con sẽ luôn chăm ngoan để mẹ vui lòng. (“Sự tích cây vú sữa” - TV2). - Việc lựa chọn này sẽ gợi ý cho học sinh thảo luận về một vấn đề khá thú vị, gây sức hấp dẫn và lôi cuốn học sinh mà giáo viên chúng ta sẽ đặt ra khi dạy đọc hiểu như: Nếu được gặp lại mẹ, em sẽ nói gì? Những bài tập theo yêu cầu này cho một đáp án mở rất phong phú, đem lại cho học sinh nhiều hứng thú sau khi đọc. Như vậy việc dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 2 sẽ không bị bó hẹp mà nó sẽ hình thành một kĩ năng học tập, một kĩ năng sống cho học sinh. IV/ Kết quả đạt được: - Sau một thời gian áp dụng đề tài này vào thực nghiệm, tôi thật sự hài lòng khi thấy các em học tập rất tích cực, có nhiều tiến bộ hơn. Với những giọng đọc lí nhí, những cánh tay rụt rè, nhút nhát, e ngại thì nay đã mạnh dạn, tự tin thích được gọi đọc, nhận xét bạn đọc và hăng hái phát biểu xây dựng bài, góp ý một cách tự nhiên, ngây thơ. Nhiều em đọc to hơn, đúng hơn, biết thể hiện ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, bước đầu hiểu và rung cảm sâu sắc cùng với tác phẩm, tác giả qua từng bài văn, thơ, . . - Hơn nữa học sinh có được những kỹ năng “đọc” không những trong giờ Tập đọc, Học thuộc lòng trong sách giáo khoa mà còn học tập ở các môn học khác như: Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn, Tự nhiên và xã hội. . . các em lại hăng say tìm đọc thêm sách, truyện thiếu nhi ở thư viện trường và tự đọc để tiếp tục ở những lớp trên. Từ đó tích luỹ được những hiểu biết, những điều bổ ích và đưa hình tượng đó vào đời sống và kinh nghiệm riêng của mình. V/ Bài học kinh nghiệm. - Để học sinh chúng ta nắm vững kiến thức bài học, có kĩ năng đọc, thể hiện đúng nội dung trong mỗi bài văn, thơ, câu chuyện. . . thì người giáo viên cần phải dạy cho học sinh là: + Trong một tiết dạy người giáo viên phải truyền đạt hết tâm huyết của mình. + Người giáo viên phải nắm vững kiến thức một cách vững vàng. + Có tính kiên trì, nhẫn nại, có tấm lòng vì thế hệ trẻ. 9 - Để đạt được điều đó, mọi hành động của giáo viên phải xuất phát từ chữ “tâm” của một người thầy là “Tình yêu thương”, mà tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu, cố nhiên là rất ngon lành mà cũng rất sâu xa, nếu thiếu tình thương thì sẽ “cằn cõi và héo mòn”. . . - Do đó, trong khi dạy giáo viên cần phải đầu tư thật nhiều thời gian và có đầy đủ các đồ dùng dạy học phục vụ cho bài dạy đó thì tiết học mới có hiệu quả cao. Mặc dù còn khó khăn trong trong quá trình thực hiện phương pháp nhưng nếu chúng ta tích cực áp dụng thường xuyên và liên tục trong mỗi tiết học hằng ngày, tôi nghĩ đây là một việc làm rất hiệu quả trong quá trình nâng cao chất lượng đọc cho học sinh, góp phần lớn vào mục tiêu giáo dục cho nước nhà và đang trông mong chờ đợi mỗi chúng ta cùng chung một chí hướng, một tâm huyết để xây dựng “Vì con em của chúng ta - vì tương lai thế hệ trẻ”. Rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo hội đồng khoa học và các cấp lãnh đạo để sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn. Đồng Kho ngày 16 tháng 4 năm 2011 Người viết Bùi Thị Lệ 10 [...]... Xếp loại: TỔ TRƯỎNG Bùi Thị Lệ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG Xếp loại: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG HIỆU TRƯỞNG 11 Cao Thống Súy NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC HUYỆN Xếp loại:…………… CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG 12 . luyện kĩ năng đọc cho học sinh khối 2, trước tiên là hình thành năng lực đọc. Năng lực đọc được hình thành từ hai kĩ năng: Đọc thành tiếng và đọc thầm (đọc hiểu). Để phát triển các kĩ năng đọc. tài: Giải pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh khối 2”. II/- Khảo sát thực trạng: Qua nhiều năm giảng dạy, kĩ năng đọc của học sinh đạt kết quả chưa cao. Nguyên nhân là do học sinh đọc một. thích được đọc sẽ quen đọc to, dõng dạc nâng giọng cao hơn để được đọc to hơn. - Hơn nữa nhiều học sinh không biết cách lấy hơi khi đọc, giáo viên hướng dẫn cách nâng giọng cao hơn để được đọc to

Ngày đăng: 18/06/2015, 17:00

w