1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải pháp cho sự phát triển Bancassurance ở Việt nam hiện nay

28 1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 83,69 KB

Nội dung

Trên thị trường tài chính– tíndụng của Việt Nam, hoạt động liên kết bán bảo hiểm qua ngân hàngBancassurance là một kênh phân phối hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển mà cácbên tham gia ng

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) ra đời và phát triển mạnh tại Châu

Âu từ những năm 70 của thế kỉ XX Ở Châu Á, các sản phẩm bancassurance đãkhẳng định được chỗ đứng của mình với tư cách là sản phẩm tài chính “toàn diện”.Tuy nhiên, ở nước ta, bancassurance vẫn còn là khái niệm khá mới với nhiều người Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ thị trường tín dụng –tiền tệ, các doanh nghiệp bảo hiểm đã liên kết với các ngân hàng để tạo ra một

“kênh” cung cấp các sản phẩm bảo hiểm thuận tiện và hiệu quả Các bên tham giađều nhận được lợi ích thiết thực từ sự liên kết này Trên thị trường tài chính– tíndụng của Việt Nam, hoạt động liên kết bán bảo hiểm qua ngân hàng(Bancassurance) là một kênh phân phối hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển mà cácbên tham gia (ngân hàng - bảo hiểm - khách hàng) đều được hưởng lợi

Đối với thế giới, Bancassurance đã trở thành một kênh bán hàng chủ yếu.Nhưng tại Việt Nam, Bancassurance mới chỉ được đánh giá là có nhiều cơ hội, tiềmnăng to lớn Và đa số các doanh nghiệp bảo hiểm đều nhìn thấy điều đó Tuy nhiêncác doanh nghiệp bảo hiểm mới chỉ hoạt động về lĩnh vực này với tính chất thăm dòthị trường và để giữ chỗ là chủ yếu Còn về phía khách hàng thì không biết có thểmua sản phẩm bảo hiểm tại Ngân hàng hoặc nếu có sử dụng thì chỉ mang tính chất

ép buộc và đối phó Bài tiểu luận sẽ đưa ra nguyên nhân cũng như giải pháp để thúcđẩy hoạt động Bancassurance – một lĩnh vực được xem là đầy tiềm năng và manglại nhiều lợi ích cho ngân hàng, công ty bảo hiểm và khách hàng

2 Mục tiêu nghiên cứu

Bài tiểu luận hướng vào các mục tiêu sau:

Khái quát về sự hình thành và phát triển của bancassurance trên thế giới và ởViệt Nam Đưa ra các mô hình bancassurance áp dụng tại Việt Nam Từ đó phântich hoạt động của hình thức kết hợp này trong những năm qua, và nhận xét nhữnghạn chế còn tồn tại

Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động bancassurance tại ViệtNam

3 Đối tượng nghiên cứu

Trang 3

Căn cứ vào các mục tiêu trên, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của bài tiểuluận tập trung vào hoạt động bancassurance tại Việt Nam từ khi hình thành tới nay.

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp thu thập thôngtin và phương pháp phân tích Thông tin thu thập được thông qua nhiều kênh như tạpchí, sách báo,… Phương pháp phân tích sử dụng các thông tin này, kết hợp vớiphương pháp so sánh, thống kê, đối chiếu, từ đó đưa ra những nhận định về tình hìnhbancassurance ở Việt Nam

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài đượckết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về thị trường bancassurance.

Chương 2: Hoạt động Bancassurance ở Việt Nam

Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động Bancassurance tại Việt Nam

Trang 4

Một cách tổng quát hơn, có thể hiểu Bancassurance là một kênh trong chiếnlược phân phối sản phẩm của các công ty bảo hiểm (có thể là nhân thọ hoặc phinhân thọ), liên kết với các ngân hàng thương mại để cung cấp có hiệu quả các sảnphẩm bảo hiểm cho khách hàng của mình.

1.2 Sự hình thành bancassurance:

1.2.1 Trên thế giới:

Có thể nói loại hình Bancassurance bắt đầu hình thành tại Mỹ, các nước Châu

Âu và nhanh chóng phát triển mạnh mẽ (Pháp, Tây Ban Nha, Đức…) Còn ở cácnước Châu Á loại hình này phát triển chậm chạp hơn đầu tiên là Hàn Quốc, TháiLan vào các năm 2003- 2004 sau đó là loại hình này tiếp tục lan rộng ra các nướcchâu Á khác Trong những năm gần đây cũng bắt đầu có những tín hiệu lạc quan,điển hình là ở Hàn Quốc, Trung Quốc với tỉ lệ doanh thu từ kênh này là trên 40%,thấp hơn một chút, tỉ lệ này ở Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia là 15-20%

1.2.2 Tại Việt Nam:

Vào những năm 80, Việt Nam thực hiện cải cách nền kinh tế từ từ nới lỏngngành tài chính tạo điều kiện phát triển tạo cơ hợi thuận lợi cho sự phát triển củacác ngân hàng bảo hiểm, có thể coi ý tưởng “bancassurance” đã nhen nhóm từ giữanhững năm 90(cụ thể là năm 1995) dưới hình thức khuyến mãi sản phẩm bảo hiểmphi nhân thọ cho khách hàng Nhưng thực tế thì phải tới năm 2001 mới chính thức

ra mắt với cột mốc đánh dấu khi AIA Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với Ngânhàng Hồng Kông– Thượng Hải HSBC

1.3. Lợi ích của bancassurance:

Trang 5

Bancassurance được xem là hình thức hợp tác mà các bên: công ty bảo hiểm,ngân hàng và khách hàng đều có lợi Những lợi ích căn bản của Bancassurance cóthể kể đến như sau.

1.3.1 Đối với ngân hàng:

- Tăng thêm thu nhập do hưởng hoa hồng phí từ việc bán bảo hiểm, cho thuêmặt bằng giao dịch, thu phí các dịch vụ ngân hàng như: phí chuyển khoản, ATM,thẻ tín dụng

- Tăng năng suất hoạt động của nhân viên ngân hàng thông qua việc cung cấpthêm các sản phẩm bảo hiểm, do vậy giúp giảm chi phí cố định một cách tương đốicho ngân hàng

- Khi liên kết với công ty bảo hiểm có uy tín thì đồng thời ngân hàng đã nângcao được vị thế, uy tín, thương hiệu của mình

- Việc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm giúp giảm thiểu rủi ro không thu hồiđược nợ của ngân hàng đối với các khoản cho vay

- Các ngân hàng có cơ hội bán chéo sản phẩm Ngoài việc giúp tăng nguồnvốn huy động từ hoạt động bảo hiểm, Bancassurance còn góp phần giúp ngân hàngtăng khả năng duy trì khách hàng và thu hút thêm nhiều khách hàng mới sử dụngcác dịch vụ ngân hàng

- Ngân hàng đang có sẵn cơ sở khách hàng truyền thống và không ngừng được

mở rộng có nhu cầu mua bảo hiểm cao Duy trì và phát triển cơ sở khách hàng làmcho khách hàng tin tưởng hơn và trung thành hơn Đây là một trong những điểmthuận lợi nhất cho việc triển khai Bancassurance

- Sức ép giảm lợi nhuận do sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ giữa các ngânhàng trong việc cung cấp các sản phẩm ngân hàng truyền thống (tín dụng, thanhtoán, dịch vụ thẻ,…) buộc các ngân hàng phải nỗ lực tìm kiếm các sản phẩm mới.Bancassurance chính là một kênh phân phối đem lại lợi nhuận cho ngân hàng màkhông cần nhiều vốn đầu tư Bancassurance mở ra cho các ngân hàng một phươngthức gia tăng lợi nhuận ngoài lãi suất

Trang 6

1.3.2 Đối với Công ty bảo hiểm:

- Có thêm nguồn khách hàng mới đó là khách hàng của ngân hàng Nhữngkhách hàng của ngân hàng là khách hàng tiềm năng lớn đối với các Công ty bảohiểm vì họ thường có thu nhập trung bình khá trở lên và ít nhiều có thói quen sửdụng dịch vụ tài chính

- Giảm chi phí phân phối sản phẩm

- Đa dạng hóa các kênh phân phối, tăng cường khả năng cạnh tranh

- Bán các sản phẩm ngân hàng cho khách hàng tham gia bảo hiểm, qua đógiúp giảm thiểu rủi ro phát sinh từ việc giao dịch bằng tiền mặt

- Giảm bớt sự lệ thuộc của Công ty bảo hiểm vào hệ thống đại lý và môi giới

- Tăng cường thương hiệu và uy tín của mình trên thị trường trong việc sửdụng uy tín và thương hiệu của ngân hàng, vì trên thực tế hệ thống ngân hàngthường có uy tín rất lớn trong đời sống kinh tế - xã hội Có thể củng cố niềm tin củacông chúng, đặc biệt nếu công ty bảo hiểm là của nước ngoài và không thể kiểmchứng được khách hàng mới

Có các kênh phân phối bảo hiểm như: đại lý, môi giới, phân phối online,bancassurance Lợi thế của bancassurance so với các kênh phân phối có thể kể đếnnhư sau:

Thứ nhất, nền tảng lợi thế của Bancassurance là quy mô và năng suất hoạt

động của Ngân hàng thường cao hơn so với các kênh phân phối khác Ngân hàng cóphòng giao dịch rộng khắp, rất thuận tiện cho việc đưa sản phẩm bảo hiểm đến vớikhách hàng, cũng như hỗ trợ khách hàng trong việc thu phí bảo hiểm, thực hiện bồithường khi sự cố được bảo hiểm xảy ra Mặt khác, ngân hàng thường có những mốiliên hệ tốt với khách hàng

Thứ hai, nhu cầu thụ hưởng nhiều dịch vụ tài chính tại một tổ chức của khách

hàng ngày càng cao Nghĩa là, khách hàng muốn mua được nhiều hàng hoá (mà họmuốn mua và cần mua) tại một địa điểm Khi công ty bảo hiểm thực hiện kênh phânphối này sẽ thu hút khách hàng chú ý và sử dụng sản phẩm của công ty

Trang 7

- Bên cạnh đó, khi mua bảo hiểm tại ngân hàng, khách hàng có thể có thêmniềm tin vì có thêm một người nữa để “bảo lãnh uy tín” cho Công ty bảo hiểm docác sản phẩm bảo hiểm được cung cấp qua kênh ngân hàng đã được ngân hàng xemxét, đánh giá, lựa chọn – khách hàng được “bảo hiểm hai lần” Khách hàng cũng cóthể được hưởng lợi từ chính sách ưu đãi thuế của Nhà nước

- Tăng khả năng hiểu biết về công ty bảo hiểm và ngân hàng Giảm rủi ro dothông tin bất cân xứng

- Hợp đồng bảo hiểm được tái tục tự động và dễ dàng Tức là khi mua hợp

đồng bảo hiểm cho khoản vay, nếu như thời hạn vay lớn hơn thời hạn của bảo hiểmthì hợp động bảo hiểm sẽ được tự động tái tục

Trang 8

Ngân hàng

Bảo hiểm 1 Bảo hiểm 2 Bảo hiểm 3

CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE TẠI VIỆT NAM

2.1 Các mô hình bancassurance:

Việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm qua kênh ngân hàng được thể hiện ở nhiềucấp độ khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ liên kết giữa ngân hàng và công ty bảohiểm Có thể chia mô hình Bancassurance thành 4 loại với mức độ kết hợp tăngdần:

2.1.1. Hợp tác phân phối:

Ngân hàng ký thỏa thuận phân phối sản phẩm với công ty bảo hiểm, trong đóngân hàng đóng vai trò là người đại diện bán hàng hoặc người môi giới bảo hiểmcho công ty bảo hiểm

Ngân hàng phân phối các sản phẩm bảo hiểm (bán riêng rẽ hoặc bán cùng vớicác sản phẩm ngân hàng) để nhận hoa hồng Đây là hình thức đơn giản nhất, trườnghợp này, hai bên không cần hoặc chỉ chia sẻ một ít cơ sở dữ liệu khách hàng vàkhông cần phải đầu tư nhiều về cơ sở vật chất cho quan hệ hợp tác này Đây là hìnhthức phổ biến nhất

Mô hình minh họa:

Ưu điểm:

Khi ngân hàng thực hiện chiến lược hợp tác phân phối với công ty bảo hiểmthì đã có được ưu thế từ phía công ty bảo hiểm là có sẵn kinh nghiệm, mạng lướitrong nước và quốc tế rộng khắp, ngoài ra còn tiết kiệm được chi phí Nếu như ngânhàng muốn thành lập công ty trực thuộc mà chưa có đủ kinh nghiệm và mạng lướihoạt động thì sẽ phải tốn rất nhiều nguồn lực và chi phí, điều này sẽ gây khó khăncho ngân hàng

Nhược điểm:

Trang 9

Một số sản phẩm bảo hiểm của các công ty bảo hiểm có hình thức tương tựvới một số sản phẩm của ngân hàng (tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm định kỳ…) Vìvậy, nếu không xây dựng được phương án hợp tác hiệu quả giữa ngân hàng và công

ty bảo hiểm có thể ngân hàng sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh thu hút khách hàng vớicác công ty bảo hiểm (đối tác của ngân hàng)

Ví dụ điển hình nhất là: 1/8/2006, Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam

(Techcombank) và Bảo Việt Nhân Thọ đã ký kết “Thoả thuận hợp tác về việc phânphối các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng” và ra mắt hai sản phẩm liênkết Ngân hàng -Bảo hiểm (Bancassurance) đầu tiên tại Việt Nam là “Tài khoản tiếtkiệm giáo dục”- “Tích lũy bảo gia” và “Bảo hiểm tín dụng cho Nhà mới và Ô tôxịn”

Tài khoản tiết kiệm giáo dục" là một hình thức tài khoản tiết kiệm định kỳ dài

hạn bằng VND hướng tới mục tiêu tích luỹ để trang trải chi phí giáo dục đào tạo

cho trẻ trong tương lai Khi khách hàng tham gia chương trình Tiết kiệm giáo

dục của Techcombank sẽ được bảo hiểm miễn phí theo sản phẩm An tâm tiết

kiệm của Bảo Việt Nhân Thọ Người trả phí bảo hiểm cho khách hàng là

Techcombank Ngoài ra, khi tham gia chương trình Tiết kiệm của Techcombank,khách hàng sẽ được hưởng nhiều lợi ích đặc biệt như: nộp tiền trước hạn để hưởnglãi suất bằng 100% lãi suất quy định của tài khoản; được hưởng chế độ bảo hiểmcủa Bảo Việt Nhân Thọ, nhận số tiền bồi thường bảo hiểm, tiền bảo hiểm được bồihòan từ Bảo Vịêt Nhân Thọ…

Sản phẩm Bancassurance thứ hai là "Tín dụng nhà mới, ô tô xịn" của

Techcombank gắn với loại hình An tâm bảo tín của BVNT có thể đảm bảo được

trách nhiệm trả khoản nợ tồn đọng trong trường hợp gặp rủi ro

Sản phẩm bancassurance kết hợp giữa Bảo Việt Nhân Thọ và

BAOVIETBANK “cho vay tín an gia” phù hợp với các khách hàng có nhu cầu vay

vốn để mua căn hộ chung cư, nhà liền kề, biệt thự trong các khu đô thị mới, với thờigian vay lên đến 180 tháng Lãi vay tính trên dư nợ thực tế và số ngày thực tế sửdụng vốn vay Sử dụng chính căn nhà khách hàng định mua làm tài sản thế chấp.Quyền lợi của khách hàng khi tham gia hợp đồng bảo hiểm An Tâm Phúc Gia doTổng công ty Bảo Việt Nhân thọ cung cấp, số tiền bảo hiểm tối đa lên tới1.500.000.000đ Trong trường hợp không may xảy ra rủi ro trong phạm vi bảo

Trang 10

hiểm, Bảo Việt Nhân thọ sẽ thay khách hàng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, kế hoạchtài chính của Khách hàng vẫn được đảm bảo thực hiện như mong muốn

Sự hợp tác giữa Prudential Việt Nam và Ngân hàng Á Châu:

12/5/2005, Prudential Việt Nam và ACB đã chính thức công bố với báo chísản phẩm Phú - Bảo Tín- là sản phẩm bảo hiểm của Prudential Việt Nam chỉ dànhcho các khách hàng vay tín dụng trung và dài hạn của ACB Đặc điểm của sảnphẩm tín dụng này là nếu người được bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vàvĩnh viễn, người thụ hưởng (do người mua chỉ định) sẽ nhận được bảo hiểm từPrudential Số tiền nhận được từ công ty bảo hiểm sẽ tương ứng với số dư nợ cầnphải trả cho ngân hàng Như vậy, khi tham gia Phú - Bảo Tín khách hàng sẽ yêntâm khi xảy ra rủi ro đối với bản thân, gia đình họ vẫn có khả năng hoàn trả cáckhoản vay cho ngân hàng mà không phải mất tài sản thế chấp Hay nói cách khác,khi khách hàng mua bảo hiểm tín dụng gặp rủi ro không thể trả được nợ ngân hàngthì công ty bảo hiểm sẽ thanh toán hộ cho khách hàng đó Phí đóng cho loại bảohiểm này có thể trả một lần hoặc nhiều kỳ

2.1.2. Liên minh chiến lược:

Ngân hàng và công ty bảo hiểm nắm giữ cổ phần của nhau: ngân hàng sẽcung cấp sản phẩm cho các công ty bảo hiểm với tư cách là đồng minh chiến lượccủa nhau Trường hợp này hai bên có mức độ kết hợp cao hơn trong việc cung cấpsản phẩm và quản lý kênh phân phối, có thể có sự chia sẻ cơ sở dữ liệu khách hàng

và đòi hỏi phải đầu tư đúng mức vào công nghệ thông tin và nhân sự bán hàng

Mô hình minh họa:

Ví dụ:

Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (gọi tắt là Công ty MIC) chính thức đivào hoạt động từ ngày 19/10/2007 Đây là doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên đượcthành lập theo nghị định 45/CP ngày 27/03/2007 của Chính phủ, Trong giai đoạnđầu MIC cung cấp 80 sản phẩm về bảo hiểm tài sản - bảo hiểm con người và bảo

Ngân hàng

Bảo hiểm

Trang 11

Ngân hàngBảo hiểm

Công ty bảo hiểm

hiểm trách nhiệm cho tất cả các tổ chức kinh tế - xã hội trong nền kinh tế, các cánhân trong cộng đồng Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC) bên cạnhNHTMCP Quân đội là cổ đông chính, các cổ đông sáng lập của MIC bao gồm:NHTMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBANK), Công ty cổ phần Hóadầu Quân đội, Công ty Xây dựng 319 Bộ Quốc Phòng, Tổng công ty xây dựngTrường Sơn-Bộ Quốc Phòng, Công ty cổ phần Đức Hoàng, Công ty cổ phần ThanhBình Hà Nội, Công ty cổ phần Đức Mạnh, Công ty Tài chính Dầu khí, Công ty cổphần đầu tư xây dựng và phát triển công nghệ cao

Ví dụ công ty bảo hiểm khác theo mô hình này nữa là:

Năm 2007, Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp ra đời (ABIC)với vốn điều lệ là 380 tỷ đồng Các cổ đông sáng lập là: Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn Việt Nam (AGRIBANK), Tổng Công ty cổ phần Tái bảo hiểmQuốc gia Việt Nam (VINARE), Công ty cho thuê tài chính I NHNo&PTNTViệt Nam (ALC I), Công ty cho thuê tài chính II NHNo&PTNT Việt Nam (ALCII) ABIC ra đời mang lại lợi ích cho một bộ phận không nhỏ khách hàng đặc biệt làcác tổ chức kinh tế hợp tác, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và hộ nôngdân sinh sống, hoạt động tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa…Đây là nhữngđối tượng khách hàng có nhu cầu tham gia bảo hiểm song khả năng đáp ứng của cácdoanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường còn hạn chế do nhiều nguyên nhân kháchquan và chủ quan

2.1.3. Liên doanh:

Ngân hàng và công ty bảo hiểm góp vốn liên doanh cùng thành lập một công

ty bảo hiểm mới: ngân hàng và công ty bảo hiểm cùng sở hữu về sản phẩm vàkhách hàng, cùng chia sẻ cơ sở dữ liệu khách hàng

Cấp độ này đòi hỏi phải có sự cam kết mạnh mẽ và dài hạn từ hai phía vềchiến lược phân phối sản phẩm, về cơ sở vật chất…

Mô hình minh họa:

Liên doanh

Trang 12

Ví dụ của cấp độ này là:

Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Vietcombank – Cardif (VCLI) được thànhlập năm 2008, là liên doanh góp vốn giữa Vietcombank(45%), Cardif(43%) vàSeAbank(12%) Cardif là công ty bảo hiểm của tập đoàn bảo hiểm BNP ParibasAssurance Mục tiêu hoạt động của VCLI là cung cấp các sản phẩm tiết kiệm vàbảo hiểm cho thị trường Việt Nam thông qua nhiều hình thức phân phối độc đáo,bao gồm mạng lưới chi nhánh của Vietcombank, SeAbank cũng như các kênh khác:ngân hàng, tổ chức tài chính, tiếp thị trực tiếp, bán hàng qua điện thoại và mạng trựctuyến

Năm 2008, LVI ra đời Đây là liên doanh giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnViệt nam (BIDV), Ngân hàng Ngoại thương Lào (BCEL), Công ty Bảo hiểm BIDV(BIC) và Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt (LVB) LVI là liên doanh thứ 2 củaBIDV tại Lào sau Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB) được thành lập từ năm

1999 với BCEL Theo Hợp đồng được ký kết, phía Việt Nam (BIDV, BIC) sẽ góp51% vốn pháp định, phía Lào (BCEL, LVB) sẽ góp 49% vốn pháp định Sau khi đivào hoạt động, LVI sẽ là công ty bảo hiểm thứ 2 hoạt động tại thị trường bảo hiểmLào, góp phần thúc đẩy thị trường tài chính của Lào nói chung và bảo hiểm nóiriêng LVI sẽ hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ và đầu tư tài chínhtheo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm Lào Trong thời gian đầu, LVI sẽ tậptrung đưa ra các sản phẩm bảo hiểm chuyên nghiệp phục vụ cho các dự án của cácdoanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào, tận dụng hết lợi thế về mạng lưới vànguồn khách hàng của các đối tác tham gia Liên doanh Về lâu dài, LVI sẽ mở rộngđối tượng khách hàng là các doanh nghiệp của Lào, các nhà đầu tư vào Lào cũngnhư từng bước mở rộng phục vụ các khách hàng cá nhân

2.1.4. Tập đoàn tài chính:

Ngân hàng mua toàn bộ hoặc một phần công ty bảo hiểm hoặc thành lập mộtcông ty bảo hiểm mới Cùng với việc thành lập công ty bảo hiểm, ngân hàng cònthành lập công ty chứng khoán, công ty tài chính,… trong tương lai sẽ hình thànhtập đoàn dịch vụ tài chính ngân hàng

Mô hình minh họa:

Trang 13

Dịch vụ khác

Công ty tài chínhCông ty chứng khoán

Bảo hiểm

Ngân hàng

Tập đoàn

Ưu điểm:

- Các hoạt động và hệ thống kết hợp hoàn toàn

- Có khả năng cao trong việc sử dụng cơ sở dữ liệu khách hàng hiện có và cung cấp các dịch vụ khác của ngân hàng

- Tạo khả năng cho việc kết hợp đầy đủ của các sản phẩm

sẽ ảnh hưởng xấu đến thương hiệu, uy tín cũng như làm suy giảm sự tín nhiệm củakhách hàng đối với ngân hàng và công ty bảo hiểm

Ví dụ:

1/1/2006, Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC)

ra đời trên cơ sở chiến lược thành lập Tập đoàn tài chính mang thương hiệu BIDVthông qua việc BIDV mua lại phần vốn góp của Tập đoàn Bảo hiểm Quốc tế QBE(Australia) Tiền thân của BIC là Công ty liên doanh bảo hiểm Việt - Úc (là Công tyliên doanh bảo hiểm giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tậpđoàn Bảo hiểm quốc tế QBE của Úc) là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,được thành lập và hoạt động tại Việt Nam từ năm 1999 Từ ngày 01/10/2010, BICchính thức chuyển đổi từ Công ty 100% vốn Nhà nước sang Công ty cổ phần với

tên gọi mới là Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Trang 14

Việt Nam Lĩnh vực hoạt động: Bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm, đầu tư tài

chính, các hoạt động khác theo quy định của pháp luật

Lấy 1 ví dụ về sản phẩm bancassurance phi nhân thọ của BIC là Bảo hiểmmôtô-xe máy Bảo hiểm này bao gồm Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc củachủ xe đối với người thứ ba và Bảo hiểm tai nạn con người theo chỗ ngồi trên xe.Nếu không may chiếc xe được bảo hiểm gây tai nạn, gây thiệt hại về sức khoẻ, tínhmạng và/hoặc tài sản cho bên thứ ba, chủ xe có quyền được nhận bồi thường từ BICcho những thiệt hại mà chủ xe có trách nhiệm bồi thường cho bên thứ ba theo phạm

vi trách nhiệm bảo hiểm Khi sử dụng chiếc xe đã được bảo hiểm, nếu xảy ra tai nạnlàm người ngồi trên xe bị thương tật và/hoặc tử vong, người bị tai nạn và hoặcngười đại diện của họ sẽ được nhận bồi thường từ BIC theo bảng tỷ lệ trả tiền bảohiểm thương tật hiện hành của BIC Thời hạn bảo hiểm là 1 năm

Có thể kể đến 1 vài ví dụ khác về mô hình này:

Năm 2008, công ty bảo hiểm Ngân hàng Công thương Việt Nam ra đời, tiềnthân là Công ty liên doanh bảo hiểm Châu Á- Ngân hàng Công thương, một liêndoanh giữa Ngân hàng Công thương Việt Nam và Công ty Bảo hiểm Châu ÁSingapore với tỉ lệ góp vốn 50/50, tổng vốn điều lệ 6 triệu USD Đến 17/12/2008,

Bộ Tài Chính đã cấp giấy phép chuyển đổi Công ty liên doanh Bảo hiểm Châu Ngân hàng Công thương Việt Nam, trên cơ sở Ngân hảng Công Thương Việt Nammua lại toàn bộ vốn góp của phía đối tác nước ngoài trong Công ty liên doanh đểtrở thành Công ty trực thuộc hạch toán độc lập 100% vốn của Ngân hàng Côngthương Việt Nam

Á-2.2. Thực trạng bancassurance ở Việt Nam và Thế giới:

Bancassurance ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng trên thế giới, thậmchí ở nhiều nơi nó đã trở thành một trong những kênh phân phối sản phẩm bảo hiểmchính, phát triển ở cả bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ Đặc điểm nổi bật là ởnhiều nước đặc biệt là Âu-Mỹ, bancassurance chủ yếu bán cho khách hàng cá nhân Nhìn chung, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triểnBancassurance như: thị trường bảo hiểm Việt Nam còn nhiều tiềm năng, hệ thốngngân hàng có mạng lưới phủ kín cả nước… Dẫu vậy, hoạt động phân phối bảo hiểm

sử dụng Bancassurance chỉ phát triển ở nước ta trong thời gian gần đây

Ngày đăng: 18/06/2015, 14:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w