1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BỘ ĐỀ TỔNG HỢP HAY- CÓ ĐÁP ÁN

5 465 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 54 KB

Nội dung

Sương chùng chình qua ngõ, Hình như thu đã về Sang thu_ Hữu Thỉnh Câu 3 : NLXH 3 ĐIỂM Tự lập là một trong những yếu tố quan trọng vàcần thiết làm nên thành công trong cuộc sống cũng nh

Trang 1

ĐỀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP SỐ 2

(Thời gian làm bài: 90 phút)

Câu 1: VĂN (1 ĐIỂM ) Chép nguyên văn khổ thơ cuối bài thơ “Viếng lăng Bác” Nêu

hoàn cảnh sáng tác bài thơ

Câu 2: TIẾNG VIỆT (1 ĐIỂM) Chỉ ra thành phần biệt lập, nêu tên gọi của chúng.

a Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi cũng buồn lắm

b Sương chùng chình qua ngõ,

Hình như thu đã về

(Sang thu_ Hữu Thỉnh)

Câu 3 : NLXH( 3 ĐIỂM) Tự lập là một trong những yếu tố quan trọng vàcần thiết làm

nên thành công trong cuộc sống cũng như trong học tập

Hãy viết một văn bản nghị luận ngắn (khoảng 300 từ) nêu suy nghĩ của em về tính tự lập

Câu 4 : NLVH (5 ĐIỂM)

SANG THU

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.”

( Hữu Thỉnh, Từ chiến hào đến thành phố,

NXB Văn học, Hà Nội, 1991)

Cảm nhận của em về bài thơ trên

Trang 2

BÀI LÀM (CỦA HS)

CÂU 1 (1 ĐIỂM)

a Chép nguyên văn khổ thơ:

…Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

4-1976

(Viễn Phương )

b Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước

thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chỉ Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra miền Bắc

vào lăng viếng Bác Hồ Bài thơ được sáng tác trong dịp đó và in trong tập Như mây mùa

xuân.

Câu 2: (1 ĐIỂM)

Chỉ ra thành phần biệt lập,nêu tên gọi của chúng

a Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy ,và tôi cũng buồn lắm

(Thành phần phụ chú)

b Sương chùng chình qua ngõ,

Hình như thu đã về

(Thành phần tình thái )

Câu 3 (3 ĐIỂM)

Tự lập, nghĩa là khả năng tự đứng vững và không cần sự giúp đỡ của người khác Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống của mỗi người

Trong học tập, người học sinh có tính tự lập sẽ có thái độ chủ động, tích cực, có động cơ và mục đích học tập rõ ràng, đúng đắn Từ đó, nó sẽ giúp cho học sinh tìm được phương pháp học tập tốt Kiến thức tiếp thu được vững chắc Bản lĩnh được nâng cao Hiện nay, nhiều học sinh không có tính tự lập trong học tập Họ có những biểu hiện như ỷ lại, dựa dẫm vào bạn bè, cha mẹ Từ đó, họ có những thái độ tiêu cực: quay cóp, gian lận trong kiểm tra, trong thi cử; không chăm ngoan, không học bài, không làm bài, không chuẩn bị bài ở nhà Kết quả: những học sinh đó thường rơi vào loại yếu, kém cả về học tập cũng như đạo đức

Học sinh cần phải rèn luyện tính tự lập trong học tập vì điều đó vừa giúpchúng ta có thái độ chủ động, có hứng thú trong học tập, vừa tạo cho ta có bản lĩnh vững chắc khi tiếp thu tri thức và giải quyết mọi vấn đề Tự lập không phải là tự cô lập, bất cần Thực tế ta luôn cần đến sự giúp đỡ chân thành, đúng đắn của bạn bè, thầy cô khi cần thiết, phù hợp

và đúng mức

Tính tự lập trong học tập là tiền đề để tạo nên sự tự lập trong cuộc sống Điều đó là một yếu tố rất quan trọng giúp cho học sinh có được tương lai thành đạt Tính tự lập là một đức tính vô cùng quan trọng mà học sinh cần có, vì không phải lúc nào cha mẹ, bạn

bè và thầy cô cũng ở bên cạnh ta để giúp đỡ ta mọi lúc mọi nơi Nếu không có tính tự lập, khi ra đời học sinh sẽ dễ bị vấp ngã, thất bại và dễ có những hành động nông nỗi, thiếu kiềm chế

Trang 3

Câu 4 (5 ĐIỂM)

Dọc theo chiều dài sự phát triển của nền văn học nước nhà, ta bắt gặp một số tác giả

đã đưa thiên nhiên làm đề tài cho tác phẩm của mình như “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải,… Hữu Thỉnh cũng vậy! Ông

đã gợi lên trong tâm trí người đọc một mùa thu khá đặc biệt mà ở đó chưa có sự định hình, ranh giới cụ thể qua bài thơ “Sang thu” – tác phẩm được nhà thơ viết vào cuối năm

1977 :

“Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.”

Qua bài thơ trên, ta thấy được những rung động tinh tế của tác giả lúc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu

Bài thơ trên được viết theo thể thơ năm chữ, cô động về loại mà ý tình súc tích Cả bài thơ là giọng điệu nhẹ nhàng, đôi lúc trầm lắng suy tư “Sang thu” giúp người đọc nhận ra những cảm nhận tinh tế của tác giả trước sự chuyển biến của đất trời từ cuối hạ sang thu, đồng thời cũng gợi lên cho ta một bức tranh giao mùa thật đẹp

Bắt đầu bài thơ, tác giả đã đưa ta trở về nơi làng quê thanh bình êm ả ở đồng bằng Bắc Bộ để cảm nhận được cái không khí của đất trời lúc sang thu:

“ Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se ” Mùa thu – mùa của ổi chín nên có lẽ vì thế mà “hương ổi” toả ra từ khu vườn cũng

là tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra mùa thu đang về Cảm giác bất chợt đến với nhà thơ được thể hiện khá rõ nét qua từ “bỗng” Chỉ một từ thôi, tác giả đã diễn tả được sự đột ngột, bất ngờ nhưng nên thơ trước sự thay đổi của thời tiết lúc giao mùa Từ “phả” trong câu thơ thứ hai mới thật độc đáo làm sao! Nó giúp người đọc liên tưởng đến hương ổi đã quyện vào, trộn lẫn với gió bay đi khắp nơi, làm thơm ngát cả đất trời “Gío se” là những làn gió nhẹ mang theo hơi lạnh của mùa thu, còn được gọi là gió heo may Như thế, chỉ với hai câu thơ trên, nhà thơ Hữu Thỉnh đã đưa ta đến những không gian, vườn ngõ đầy hương vị ngọt lành của ổi chín cây:

“…Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về ” Sương thu đã được nhà thơ nhân hoá lên cùng với hai từ “chùng chình” đã diễn tả rất thơ bước đi chầm chậm của mùa thu Gío thu nhẹ thoảng qua nên làn sương bay qua ngõ nhà có vẻ chậm chạp hơn mỗi ngày Bên cạnh từ láy “ chùng chình”, phép nhân hoá

Trang 4

trên còn gợi lên trong tâm trí người đọc về hình ảnh một người nào đó dường như vẫn còn một chút luyến tiếc nên cố ý đi chậm lại, không vội qua mau Tình thái từ “hình như” bộc lộ được cảm giác ngỡ ngàng, ngạc nhiên của tác giả, còn chút chưa thật rõ ràng vì đó mới chỉ là cảm giác nhẹ nhàng thoảng qua Hữu Thỉnh tài tình thật! Ông đã cảm nhận được không khí của mùa thu đang về qua nhiều giác quan khác nhau như khứu giác, xúc giác và cả thị giác Đó là “hương ổi”, sự vận động của gió và cả làn sương qua ngõ Chắc tác giả phải là người yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm tinh tế lắm mới cảm nhận được những hơi thở vẫn còn nhẹ nhàng, yếu ớt và còn khá mơ hồ của mùa thu mới chớm Nếu ở khổ một, trạng thái cảm xúc của tác giả chỉ mới “bỗng” hoặc “hình như” thì trong khổ thơ thứ hai, tác giả đã khẳng định điều đó với những sự vận động của vạn vật, đất trời mang đầy không khí mùa thu:

“… Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã ” Bắt đầu mùa thu, sông thì “dềnh dàng” và chim cũng “bắt đầu vội vã” Bằng biện pháp sử dụng từ láy cùng phép nhân hoá, ta cảm nhận được cả không khí đất trời thật rộn

rã, hối hả nhưng ở đâu đó thì trở lên trầm lắng, yên ả Đầu tiên là hình ảnh những dòng sông vào mùa thu, nước sông đã không còn vẩn đục vì những trận mưa như trút nước của mùa hạ mà trở nên lặng lẽ, phẳng lì Ngoài ra, tác giả cũng đã nhân hoá dòng sông như một người rảnh rỗi, thư thả, không có gì phải vội vã, gấp gáp Chỉ cần chuyển tầm nhìn lên cao, tác giả lại thấy một hình ảnh thật trái ngược Đó là hình ảnh những chú chim đang vội bay đi kiếm ăn chuẩn bị cho một cuộc di chuyển dài về phía nam để tránh rét Hai hình ảnh trái ngược nhau nhưng cũng bổ sung cho nhau, là hai bộ phận tạo nên cái hấp dẫn của mùa thu Ngoài ra, nó còn cho thấy cái tài tình, nhạy bén của Hữu Thỉnh trong quan sát mọi vật chung quanh

Dấu hiệu của mùa thu còn được tác giả bắt gặp qua một hình ảnh hết sức độc đáo:

“…Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu”

Thật đặc biệt làm sao khi đám mây lại mang trên mình không khí của hai mùa Qua phép nhân hoá, liên tưởng sáng tạo, câu thơ gợi lên cho ta hình ảnh làn mây mỏng nhẹ, trắng xốp, kéo dài của mùa hạ còn sót lại trên bầu trời đã bắt đầu trong xanh Từ “vắt” trong câu thơ đầy tính gợi hình, tạo dáng Hai câu thơ trên dùng để miêu tả không gian nhưng lại có nghĩa diễn tả sự vận động của thời gian Đó là thời điểm thu bắt đầu sang, hạ chưa qua hết, những đám mâyy trong trời thu trong vắt thật nên thơ, có hồn Đây cũng nói lên tâm hồn thi sĩ thật mộng mơ nên mới có thể vẽ nên bức tranh về bầu trời thu đang dần thay đổi theo tốc độ nhanh, chậm, nhẹ nhàng mà rõ nét chỉ qua hai câu thơ ngắn ngủi Khổ thơ thứ ba diễn tả rất rõ nét sự biến chuyển của không gian và cũng là một thoáng suy tư của nhà thơ trước cảnh vật, đất trời:

“…Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.”

“ Nắng, mưa, sấm” là những từ ngữ tả thật hiện tượng thiên nhiên lúc này nắng vẫn còn nhưng đã nhạt dần chứ không còn chói chang, gay gắt như nắng hạ, sấm và mưa đã thưa dần và cũng không còn dữ dội nữa, vì thế những “hàng cây đứng tuổi” ít bị giật mình, ít bất ngờ vì tiếng sấm nữa Hai câu thơ đầu của khổ thứ ba, người đọc còn bắt gặp Hữu Thỉnh đã sử dụng phép đối để làm rõ cảnh vật thời tiết đã thay đổi và tất cả những

Trang 5

dấu hiệu của mùa hạ đã vơi dần về cả mức độ và cả cường độ để lặng lẽ vào thu Bên cạnh nghĩa thực nói trên, hình ảnh “nắng, mưa, sấm” và “hàng cây đứng tuổi còn mang thêm nghĩa ẩn dụ với ý nghĩa: “nắng, mưa, sấm” tượng trưng cho những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời; “hàng cây đứng tuổi” tượng trưng cho con người từng trải Như thế, khổ thơ có ý nghĩa là những người từng trải sẽ vững vàng hơn trước những tác động của ngoại cảnh, của cuộc đời

“Sang thu” là một khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng, bâng khuâng mà cũng thầm thì triết lí Chỉ với ba khổ thơ ngắn ngủi nhưng đã để lại cho người đọc biết bao suy ngẫm

và rung động Vì thế, qua bài thơ “Sang thu”, ta cảm nhận được từ cuối hạ sang thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt, sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài thơ Hình ảnh thơ đẹp, ngôn từ tinh tế, giọng thơ êm đềm và những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trong thời gian giao mùa đã tạo nên một dấu ấn riêng, không thể phai mờ của bài thơ “Sang thu” Qua đó, nó cũng thể hiện sự tinh tế của một tâm hồn biết nhìn, biết lắng nghe đồng thời cho thấy tình cảm tha thiết, quan tâm đến sự sống của thiên nhiên, đất nước của nhà thơ Hữu Thỉnh Hãy đóng góp cho đời sống mùa thu của chúng ta sự lạc quan, yên đời, sự say mê thích thú trong học tập và cuộc sống,…để thật

sự mỗi mùa thu đều là biểu hiện của một mùa thanh bình, êm ả của cuộc đời

Ngày đăng: 18/06/2015, 11:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w