Dòng nào nói đúng chức năng chính của câu nghi vấn?. Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là gì.. Xác định rõ mục đích của mỗi hành động bộc lộ cảm xúc trong các câu sau: A?. Phần
Trang 1- Họ và tên:………
- Lớp:………
Kiểm tra 1 tiết - Tiếng Việt 8 (ĐỀ I)
Phần I: Trắc nghiệm (3,5đ)
1 Dòng nào nói đúng chức năng chính của
câu nghi vấn?
A Dùng để yêu cầu
B Dùng để hỏi
C Dùng để bộc lộ cảm xúc
D Dùng để kể lại sự việc
2 Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết câu cảm thán
A Sử dụng từ ngữ nghi vấn và dấu chấm hỏi ở cuối câu
B Sử dụng ngữ điệu cầu khiến và dấu chấm than
ở cuối câu
C Sử dụng từ ngữ cảm than và dấu chấm than ở cuối câu
D Không có dấu hiệu hình thức đặc trưng
3 Khi nói: “Nay ta bảo thật các ngươi: nên
nhớ câu “đặt mồi lửa vào dưới đống củi” là
nguy cơ, nên lấy điều “kiềng canh nóng mà
thổi rau nguội” làm răn sợ.” Trần Quốc Tuấn
đã thực hiện hành động điều khiển
A Đúng
B Sai
4 Khi nói: “ Từ xa xưa các bậc trung thần
nghĩa sĩ đã bỏ mình vì nước, đời nào không có?” Trần Quốc Tuấn đã thực hiện hành động hỏi.
A Đúng
B Sai
5 Phương tiện dùng để thực hiện hành động
nói là gì?
A Nét mặt
B Ngôn từ
C Cử chỉ
D Điệu bộ
6 Câu văn: “Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ
bị bắt, đau xót biết chừng nào!” đã sử dụng kiểu hành động nói nào?
A Hành động trình bày
B Hành động điều khiển
C Hành động bộc lộ cảm xúc
D Hành động hỏi
7 Xác định rõ mục đích của mỗi hành động
bộc lộ cảm xúc trong các câu sau:
A Khốn nạn…Ông giáo ơi! Nó có biết gì
đâu!
……….
8 Cho câu văn: “(1) Mày trói chồng bà đi, (2)
bà cho mày xem!”
A Xác định kiểu hành động nói của mỗi vế câu?
- Vế (1):……….
- Vế (2):………
B A! Lão già tệ lắm!
……….
B Ở mỗi vế, người nói hay người nghe có trách
nhiệm phải thực hiện hành động do vị ngữ biểu thị
- Vế (1)……….
- Vế (2): ……….
C Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm
mắt!
………
Phần II: Tự luận
Câu 1 (2đ): Viết một đoạn văn đối thoại ngắn, trong đó có dùng ít nhất một câu phủ định miêu tả và
một câu phủ định bác bỏ (gạch chân và ghi rõ loại câu phủ định đó)
Câu 2 (4,5đ) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) nói về lợi ích của đi bộ đối với sức khỏe
( giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở một câu trong đoạn văn đã viết)
Trang 2- Họ và tên:………
- Lớp:………
Kiểm tra 1 tiết - Tiếng Việt 8 (ĐỀ II)
Phần I: Trắc nghiệm (3,5đ)
1 Dòng nào không nêu đúng tác dụng của việc lựa chọn trật từ từ trong câu?
A Thể hiện thứ tự (trình tự) của sự vật, hiện tượng, vấn đề được nói đến
B Nhấn mạnh đặc điểm của sự vật, hiện tượng, vấn đề được nói đến
C Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của câu văn
D Thể hiện nghệ thuật điệp từ, điệp ngữ
2 Dòng nào nói đúng chức năng chính của câu nghi vấn?
A Dùng để yêu cầu
B Dùng để hỏi
C Dùng để bộc lộ cảm xúc
D Dùng để kể lại sự việc
3 Nối một thông tin ở cột A với một thông tin tương ứng của câu đó ở cột B
1) Mát rượi lòng ta, ngân nga tiếng hát a) Nhấn mạnh đặc điểm của sự vật được nói đến 2) Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi! b) Tạo âm hưởng hài hòa cho câu văn
3) Học, học nữa, học mãi! c) Nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề được nói đến 4)Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc Tuần tự
tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử
d) Đảm bảo sự liên kết của câu văn với câu trước đó
e) Nhấn mạnh trình tự của vấn đề được nói đến
4 Cho câu văn: “(1) Mày trói chồng bà đi, (2) bà cho mày xem!”
a) Xác định kiểu hành động nói của mỗi vế
câu?
- Vế (1):……….
- Vế (2):………
b) Ở mỗi vế, người nói hay người nghe có
trách nhiệm phải thực hiện hành động do vị ngữ biểu thị
- Vế (1)……….
- Vế (2): ……….
5 Xác định rõ mục đích của hành động nói cho những câu in đậm sau:
a)Có người khẽ nói:
- Bẩm, dễ có khi đê vỡ !
………
b)Một hôm, cô tôi gọi tôi đên bên cười hỏi:
- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi
với mẹ mày không?
………
c) Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm:
- Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho
đỡ xót ruột
………
d) Tôi nghe thấy thầy Ha –men bảo tôi:
- Phrăng ạ, thầy sẽ không mắng con đâu
…
Phần II: Tự luận
Câu 1 (2đ): Viết một đoạn văn đối thoại ngắn, trong đó có dùng một câu cầu khiến và một câu nghi
vấn với mục đích gián tiếp ( gạch chân và ghi rõ mục đích của hành động nói đó)
Câu 2 (4,5đ): Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) nói về lợi ích của đi bộ đối với việc mở
rộng hiểu biết thực tế ( giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở một câu trong đoạn văn đã viết)