1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mô hình Mundell Fleming với thực tiễn việt nam

23 2K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 280,58 KB

Nội dung

Để tìm hiểu tác động của những chính sách đó đối với nền kinh tế, nhóm sẽ trình bày về mô hình Mundell Fleming - là một dạng mô hình IS-LM cho nền kinh tế mở, với hai hệ thống tỷ giá cơ

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Toàn cầu hoá đang là xu thế phát triển chung của các nước trên thế giới, một nền kinh tế đóng không còn phù hợp với xu hướng hội nhập và nền kinh tế thị trường như hiện nay Những tiến bộ về khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy các nước giao lưu trao đổi hàng hoá, tạo nên một nền kinh tế mở Trong ngắn hạn, những chính sách của chính phủ về tài chính, tiền tệ, thương mại sẽ tác động đến sản lượng của quốc gia, và hơn thế nữa là đời sống của người dân Để tìm hiểu tác động của những chính sách đó đối với nền kinh tế, nhóm sẽ trình bày về mô hình Mundell Fleming - là một dạng mô hình IS-LM cho nền kinh tế mở, với hai hệ thống tỷ giá cơ bản trên thế giới là hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi và hệ thống

tỷ giá cố định Trong hai hệ thống tỷ giá này, những chính sách của chính phủ sẽ cho kết quả khác nhau, và tác động khác nhau đối với nền kinh tế Tuỳ theo nền kinh tế đang theo đuổi hệ thống tỷ giá nào mà quốc gia đó áp dụng các chính sách tài chính, tiền tệ, thương mại cho phù hợp

Trang 3

1 Tổng quát mô hình Mundell-Fleming

1.1 Mô hình Mundell-Fleming

Mô hình Mundell-Fleming là mô hình lý thuyết được Robert Mundell và Marcus Fleming phát triển một cách độc lập trong những năm 1960 Đây là một mô hìnhkinh tế học vĩ mô sử dụng 2 đường IS và LM để phân tích tác động của các chính sách kinh tế vĩ

mô được thực hiện trong một nền kinh tế nhỏ và mở cửa, nó cho thấy mối quan hệ giữa sản lượng với tỷ giá hối đoái danh nghĩa trong ngắn hạn

Cả hai mô hình IS-LM và Mundell-Fleming đều nhấn mạnh tác động qua lại giữa thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ trong giả định giá cả cố định, đồng thời phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong sản lượng, tổng thu nhập Sự khác nhau cơ bản là mô hình IS-LM giả định trong nền kinh tế đóng trong khi mô hình Mundell-Fleming chính là mô hình IS-LM được giả định trong nền kinh tế nhỏ và mở cửa Nền kinh tế mở cửa ở đây được hiểu là một nền kinh tế trong mối quan hệ với các nước khác trên thế giới:

có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, hoạt động vay và cho vay trên thị trường tài chính thế giới Mô hình Mundell-Fleming cho thấy nền kinh tế mở cửa phụ thuộc vào chế độ tỷ giá hối đoái mà nó đang áp dụng

1.2 Các thành tố của mô hình Mundell-Fleming:

Mô hình Mundell-Fleming được mô tả một cách đầy đủ bởi ba phương trình thành tố gồm: IS: Y = C(Y - T) + I(r) + G + NX(e)

LM: M/P = L(r,Y)

r = r*

Mô hình Mundell-Fleming được hình thành trong điều kiện lãi suất ở mức lãi suất của thế giới (r*) Do đó, các phương trình thành tố ứng với lãi suất thế giới sẽ được viết lại thành:

IS*: Y = C(Y - T) + I(r*) + G + NX(e) (1)

Trang 4

- Phương trình (1) mô tả thị trường hàng hóa và phản ánh tổng thu nhập Y là tổng của tiêu dùng C, đầu tư I, mua hàng hóa của chính phủ G và xuất khẩu ròng NX Tiêu dùng tỷ

lệ thuận với thu nhập khả dụng Y-T; đầu tư tỷ lệ nghịch với lãi suất r*; xuất khẩu ròng tỷ lệ nghịch với tỷ giá hối đoái e Mặt khác, trong mô hình Mundell-Fleming, không có sự phân biệt giữa tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực, tỷ giá hối đoái ở đây được hiểu

là số đơn vị ngoại tệ tính trên một đơn vị nội tệ Vì trong mô hình này, giá cả được giả định

là cố định nên sự thay đổi của tỷ giá hối đoái thực tỷ lệ thuận với sự thay đổi của tỷ giá hối đoái danh nghĩa.Tức là khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa tăng, hàng ngoại sẽ trở nên rẻ hơn so với hàng nội dẫn đến khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu

Ví dụ: Đối với công dân nước Mỹ, khi tỷ giá tăng từ 21.340 VND lên 22.000 VND

trên 1 USD, giả sử giá cả hàng hóa không thay đổi, hàng hóa Việt Nam sẽ trở nên rẻ hơn một cách tương đối so với hàng hóa Mỹ Điều này làm kích thích nhập khẩu, giảm xuất khẩu

- Đường IS* được rút ra từ đường xuất khẩu ròng và giao điểm Keynes và có dạng dốc xuống vì theo đồ thị đường xuất khẩu ròng khi tỷ giá hối đoái tăng sẽ làm giảm xuất khẩu ròng

Trang 5

Nguồn: Trích dẫn lại từ Mankiw, N.G (2013), Macroeconomics, Worth Publishers,

chapter 13, p.359

Hình 1.1: Đường IS*

Nhìn vào hình (a), (b), (c) ta thấy mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái e và thu nhập Y Đồ thị đường xuất khẩu ròng cho ta thấy việc tỷ giá tăng từ e1 đến e2 (đồng nghĩa với việc tăng nhập khẩu, giảm xuất khẩu) làm xuất khẩu ròng giảm từ NX(e1) xuống còn NX(e2) Đồ thị giao điểm Keynes cho chúng ta thấy mối quan hệ giữa chi tiêu dự kiến và thu nhập, sản lượng Khi xuất khẩu ròng giảm từ NX(e1) xuống còn NX(e2), thu nhập giảm từ Y1 xuống Y2 Đồ thị đường IS* đã biểu diễn mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa tỷ giá hối đoái và thu nhập, sản lượng Khi tỷ giá hối đoái tăng, mức thu nhập càng thấp và ngược lại

Trang 6

1.2.2 Phương trình lãi suất:

Phương trình lãi suất thể hiện lãi suất thế giới quyết định lãi suất trong nước Điều này đúng trong điều kiện chúng ta đang xem xét một nền kinh tế nhỏ và mở cửa: So với nền kinh tế thế giới thì nền kinh tế trong nước nhỏ đến mức nó có thể đi vay hoặc cho vay trên thị trường tài chính thế giới nhiều như nó muốn mà không gây ra ảnh hưởng đối với lãi suất thế giới

1.2.3 Thị trường tiền tệ và đường cong LM*:

Nguồn: Trích dẫn lại từ Mankiw, N.G (2013), Macroeconomics, Worth Publishers,

chapter 13, p.360

Trang 7

Hình 1.2: Đường LM*

- Phương trình đường cong LM mô tả thị trường tiền tệ và phản ánh cung về số dư tiền

tệ thực tế M/P bằng cầu số dư tiền tệ thực tế L(r,Y) Cầu về số dư thực tế tỷ lệ nghịch với lãi suất và tỷ lệ thuận với thu nhập M và P là các biến ngoại sinh

Nếu biểu diễn trong mối tương quan giữa lãi suất (tương ứng với lãi suất thế giới r*)

và thu nhập, sản lượng Y, đường LM được biểu diễn như hình (a)

Với lãi suất thế giới cho trước, phương trình LM* quyết định tổng thu nhập ở bất kì tỷ giá hối đoái nào Đường LM* thể hiện mối quan hệ giữa thu nhập trong nước với tỷ giá hối đoái Mặt khác, do không chịu ảnh hưởng bởi tỷ giá nên khi xét trong hệ tọa độ Y-e thì đường LM* là một đường thẳng đứng song song với trục tung biểu thị tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ với đồng ngoại tệ Đường LM* đi qua điểm giao nhau giữa đường LM chuẩn

và đường lãi suất thế giới nằm ngang r* và hai đường này quyết định mức thu nhập cho dù

tỷ giá hối đoái là bao nhiêu

1.3 Mô hình Mundell Fleming biểu diễn trên đồ thị Y-e

Nguồn: Trích dẫn lại từ Mankiw, N.G (2013), Macroeconomics, Worth Publishers,

chapter 13, p.361

Trang 8

Hình 1.3: Mô hình Mundell-FlemingHình trên chính là mô hình Mundell-Fleming mô tả điều kiện cân bằng IS* của thị trường hàng hóa và điều kiện cân bằng LM* của thị trường tiền tệ trong điều kiện giả định giá cả hàng hóa cố định và lãi suất bằng với mức lãi suất thế giới Mô hình chỉ ra mức thu nhập cân bằng và tỷ giá hối đoái cân bằng đối với nền kinh tế nhỏ và mở cửa.

2 Ảnh hưởng của các chính sách khác nhau trong điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi và cố định

2.1 Nền kinh tế nhỏ và mở cửa trong điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi

Trong hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi, tỷ giá hối đoái được phép biến động tự do khi

có những thay đổi trong điều kiện kinh tế

2.1.1 Chính sách tài chính

Khi chính phủ thực hiện chính sách tài chính mở rộng bằng cách tăng chi tiêu chính phủ hoặc cắt giảm thuế, sẽ làm đường IS dịch chuyển sang phải (như hình 2.1) Điều này

sẽ làm tăng tỷ giá hối đoái trong khi đó thu nhập Y vẫn không đổi

Nguồn: Trích dẫn lại từ Mankiw, N.G (2013), Macroeconomics, Worth Publishers,

chapter 13, p.362

Hình 2.1: Sự mở rộng tài chính trong điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi

Trang 9

Tác động của chính sách tài chính đối với nền kinh tế nhỏ và mở cửa hoàn toàn trái ngược với nền kinh tế đóng Trong nền kinh tế đóng, một chính sách tài chính mở rộng sẽ làm tăng thu nhập Y, trong khi nền kinh tế nhỏ và mở cửa với hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi lại không có tác dụng làm tăng Y.

Điều này có thể được giải thích như sau: Khi thực hiện chính sách tài chính mở rộng

trong nền kinh tế mở cửa, lãi suất trong nước sẽ tăng lên giống như trong nền kinh tế đóng, khi đó dòng vốn sẽ nhanh chóng chảy vào trong nước do các nhà đầu tư sẽ đầu tư vào nơi

có suất sinh lợi cao hơn, giúp cân bằng lại lãi suất r Đồng thời nó cũng tạo nên một hiệu ứng khác, đó là, vì nhà đầu tư nước ngoài cần mua nội tệ để đầu tư vào thị trường nội địa, nên dòng vốn đó sẽ làm tăng cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối, làm tăng giá nội tệ hay tỷ giá sẽ tăng, tỷ giá tăng sẽ làm cho giá hàng hóa trong nước mắc hơn so với giá hàng hóa nước ngoài, xuất khẩu sẽ giảm và nhập khẩu sẽ tăng, làm cho xuất khẩu ròng trong nước giảm

Sự sụt giảm trong xuất khẩu ròng sẽ bù lại chính xác mức tăng của thu nhập do sự mở rộng chính sách tài chính tạo ra Như vậy, sự tăng lên của tỷ giá hối đoái làm mất ảnh hưởng của sự mở rộng tổng cầu trong nước về hàng hóa và dịch vụ Câu hỏi là tại sao sự sụt giảm trong xuất khẩu ròng lại làm cho chính sách tài chính mở rộng bị vô hiệu trong tác động đến thu nhập Y? Để trả lời, hãy xem xét phương trình mô tả thị trường tiền tệ sau:

M/P = L(r,Y)Trong cả hai nền kinh tế mở và đóng, cung về số dư tiền thực tế M/P được cố định bởi ngân hàng trung ương (M) với giả định giá cả là cố định (P) Khối lượng cầu (được xác định bởi r và Y) phải bằng với mức cung trên Trong nền kinh tế đóng, một chính sách tài chính mở rộng làm lãi suất cân bằng tăng, đi kèm với sự tăng lên trong sản lượng cân bằng, hai tác động này giúp tạo nên cân bằng trong thị trường tiền tệ Nhưng trong một nền kinh tế nhỏ và mở cửa, r được cố định ở r*, vì thế chỉ có một mức thu nhập duy nhất có thể thỏa mãn được phương trình trên và mức thu nhập này không đổi khi chính sách tài chính thay đổi

Như vậy, khi chính phủ tăng chi tiêu hoặc giảm thuế, sự lên giá của đồng nội tệ và sự sụt giảm trong xuất khẩu ròng phải đủ lớn để bù đắp hoàn toàn hiệu ứng mở rộng của chính sách mở rộng này lên thu nhập

2.1.2 Chính sách tiền tệ

Trang 10

Giả sử ngân hàng trung ương tăng cung ứng tiền tệ, nhằm thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, điều này làm cho đường LM* dịch chuyển sang phải như hình 2.2, làm tăng thu nhập Y và giảm tỷ giá hối đoái

Nguồn: Trích dẫn lại từ Mankiw, N.G (2013), Macroeconomics, Worth Publishers,

chapter 13, p.364

Hình 2.2: Sự mở rộng tiền tệ trong điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi

Cơ chế tác động tiền tệ trong nền kinh tế mở khác với trong nền kinh tế đóng Trong nền kinh tế đóng, khi tăng cung ứng tiền tệ sẽ làm giảm lãi suất và thúc đẩy đầu tư làm tăng thu nhập Y, còn trong nền kinh tế nhỏ mở cửa, kênh truyền dẫn tác động của chính sách tiền tệ là lãi suất không có hiệu lực do lãi suất được cố định ở mức r = r*

Vậy làm thế nào mà chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến thu nhập Y? Câu trả lời là: ngay khi có sự gia tăng cung tiền tệ sẽ tạo áp lực giảm lãi suất trong nước, luồng vốn sẽ chảy ra

do xu hướng đầu tư vào nơi có suất sinh lời cao hơn, dòng vốn này sẽ ngăn lãi suất trong nước giảm xuống dưới mức lãi suất thế giới Đồng thời, nó cũng tạo nên một hiệu ứng khác: bởi vì đầu tư nước ngoài yêu cầu chuyển đổi đồng nội tệ sang ngoại tệ, nên dòng vốn

ra sẽ làm tăng cung nội tệ trên thị trường ngoại hối, làm nội tệ giảm giá hay làm tỷ giá hối

Trang 11

đoái giảm, điều này làm xuất khẩu ròng tăng lên do kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, và dẫn đến thu nhập Y tăng lên.

Như vậy, trong nền kinh tế nhỏ và mở cửa, chính sách tiền tệ tác động đến thu nhập thông qua việc làm thay đổi tỷ giá hối đoái chứ không phải lãi suất như nền kinh tế đóng

2.1.3 Chính sách thương mại.

Khi chính phủ giảm nhu cầu hàng nhập khẩu bằng cách đặt ra hạn ngạch nhập khẩu hoặc thuế quan, điều này sẽ ảnh hưởng đến thu nhập và tỷ giá hối đoái hay không? Câu trả lời được thể hiện thông qua các hình biểu diễn sau:

Hình 2.3: Chính sách hạn chế thương mại trong điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi

Trang 12

Nguồn: Trích dẫn lại từ Mankiw, N.G (2013), Macroeconomics, Worth Publishers,

chapter 13, p.365

Hình 2.4: Sự dịch chuyển đường xuất khẩu ròngKhi giảm nhu cầu nhập khẩu, xuất khẩu ròng sẽ tăng lên, điều này cũng làm cho đường xuất khẩu ròng (NX) dịch chuyển ra ngoài như hình 2.4, sự dịch chuyển của đường

NX này làm cho đường IS dịch chuyển sang phải như hình 2.3 Khi dịch chuyển từ IS* 1 lên

IS* 2 , tỷ giá hối đoái sẽ tăng lên, trong khi đó, thu nhập Y vẫn không đổi, ảnh hưởng của chính sách này đối với nền kinh tế tương tự như trường hợp sử dụng chính sách tài chính

mở rộng

Như vậy, chính sách hạn chế thương mại tuy nhằm mục đích là để tăng NX, tuy nhiên, việc tăng NX cũng làm cho đường IS dịch chuyển theo, làm tỷ giá hối đoái tăng, điều này lại làm cho NX giảm đúng bằng một lượng như thế, cho nên chính sách này không làm ảnh hưởng đến cán cân thương mại, nên không làm tăng thu nhập, chính sách này chỉ làm cho

tỷ giá hối đoái tăng lên

2.2 Nền kinh tế nhỏ và mở cửa trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định

Với chế độ tỷ giá hối đoái cố định, ngân hàng trung ương công bố trước một mức tỷ giá và sẵn sàng mua hoặc bán nội tệ để giữ cho tỷ giá ổn định ở mức đã công bố

2.2.1 Chính sách tài khóa

Trang 13

Giả định rằng chính phủ kích cầu nền kinh tế bằng cách tăng chi tiêu chính phủ hoặc giảm thuế Chính sách này làm dịch chuyển đường IS* sang phải, tạo áp lực tăng tỷ giá Nhưng vì ngân hàng trung ương đã cam kết giữ mức tỷ giá cố định và luôn sẵn sàng mua hoặc bán nội tệ ở mức tỷ giá cố định đó, còn nhà đầu cơ tìm cơ hội hưởng chênh lệch giá bằng cách bán ngoại tệ cho ngân hàng trung ương, dẫn tới việc cung tiền tự động tăng Việc cung tiền tăng làm dịch chuyển đường LM* sang phải Từ đó cho thấy dưới chế độ tỷ giá cố định, chính sách tài khóa mở rộng làm tăng tổng thu nhập của nền kinh tế.

Nguồn: Trích dẫn lại từ Mankiw, N.G (2013), Macroeconomics, Worth Publishers,

vì ngân hàng trung ương đã cam kết mua bán ngoại tệ và nội tệ ở mức tỷ giá cố định nên các nhà đầu cơ tìm thấy cơ hội kinh doanh bằng cách bán nội tệ cho ngân hàng trung ương,

Trang 14

làm cho cung tiền giảm và đường LM* trở lại vị trí ban đầu Từ đây có thể thấy, chính sách tiền tệ không tạo được ảnh hưởng lên tổng thu nhập ở chế độ tỷ giá cố định.

Nguồn: Trích dẫn lại từ Mankiw, N.G (2013), Macroeconomics, Worth Publishers,

chapter 13, p.369

Hình 2.6: Chính sách tiền tệ mở rộng dưới chế độ tỷ giá cố địnhMột quốc gia với chế độ tỷ giá cố định có thể thi hành chính sách tiền tệ theo hướng thay đổi mức tỷ giá cố định Nếu ngân hàng trung ương quyết định giảm giá trị nội tệ thì

đó là hành động định giá thấp, và việc tăng giá trị chính thức của nội tệ được gọi là nâng giá nội tệ Trong mô hình Mundell-Fleming, việc đánh sụt giá đồng nội tệ làm dịch chuyển đường LM* sang phải, hành động này giống như việc tăng cung tiền ở chế độ tỷ giá thả nổi Do việc định giá thấp đồng nội tệ làm tăng xuất khẩu ròng và làm tăng tổng thu nhập (Y) Ngược lại, việc nâng giá đồng nội tệ làm đường LM* dịch chuyển sang trái, làm giảm xuất khẩu ròng và vì thế tổng thu nhập sẽ thấp hơn

Trang 15

lực tăng tỷ giá Để giữ cho tỷ giá ổn định, ngân hàng trung ương phải tăng cung tiền, làm đường LM* dịch chuyển sang phải.

Nguồn: Trích dẫn lại từ Mankiw, N.G (2013), Macroeconomics, Worth Publishers,

chapter 13, p.371

Hình 2.7: Hàng rào thương mại trong chế độ tỷ giá cố địnhKết quả của hàng rào thương mại dưới chế độ tỷ giá cố định khác với chế độ tỷ giá thả nổi.trong cả hai trường hợp, hàng rào thương mại làm dịch chuyển xuất khẩu ròng dự tính sang phải, nhưng chỉ có chế độ tỷ giá cố định là thực sự làm tăng xuất khẩu ròng Nguyên nhân là do hàng rào thương mại dưới chế độ tỷ giá cố định làm cho tăng cung tiền hơn là tăng giá trị nội tệ và cung tiền tăng làm cho tổng thu nhập (Y) tăng Và khi thu nhập tăng thì tiêt kiệm cũng tăng NX= S – I

3 Tóm tắt mô hình Mundell-Fleming:

Hiệu quả của các chính sách kinh tế với nền kinh tế nhỏ và mở cửa trong chế độ tỷ giá

cố định hay thả nổi có thể được tóm tắt bằng bảng sau:

Ngày đăng: 18/06/2015, 02:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Mankiw N.G. (1996), Kinh tế học vĩ mô (bản dịch), Nhà xuất bản Thống kê và Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học vĩ mô
Tác giả: Mankiw N.G
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê và Đại học kinh tế quốc dân
Năm: 1996
2. Ủy ban kinh tế của Quốc hội – Nhóm tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô (2014), Báo cáo kinh tế vĩ mô 2014 – Cải cách thể chế kinh tế: Chìa khóa cho tái cơ cấu, TP.HCM: Nhà xuất bản Tri Thức.Tiếng anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kinh tế vĩ mô 2014 – Cải cách thể chế kinh tế: Chìa khóa cho tái cơ cấu
Tác giả: Ủy ban kinh tế của Quốc hội – Nhóm tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô
Nhà XB: Nhà xuất bản Tri Thức.Tiếng anh
Năm: 2014
5. Chính sách tỉ giá của Việt Nam: Từ góc nhìn của các chuyên gia tài chính nước ngoài (2011), truy cập ngày 20/11/2014.http://www.ncseif.gov.vn/sites/en/Pages/chinhsachtigiacuaviet-nd-15587.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách tỉ giá của Việt Nam: Từ góc nhìn của các chuyên gia tài chính nước ngoài" (2011), truy cập ngày 20/11/2014
Tác giả: Chính sách tỉ giá của Việt Nam: Từ góc nhìn của các chuyên gia tài chính nước ngoài
Năm: 2011
6. TS Phan Minh Ngọc (2014), Điều chỉnh tỷ giá có gây bất ổn vĩ mô, truy cập ngày 17/11/2014http://bizlive.vn/vang-tien/dieu-chinh-ty-gia-co-gay-bat-on-vi-mo-253814.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều chỉnh tỷ giá có gây bất ổn vĩ mô", truy cập ngày 17/11/2014
Tác giả: TS Phan Minh Ngọc
Năm: 2014
4. www.sbv.gov.vn (Ngân hàng nhà nước Việt Nam)Tài liệu lấy từ Internet Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w